Trang chủPolitical ActivitiesĐồng lòng, trách nhiệm thực hiện Thông tư 29, hướng tới trường...

Đồng lòng, trách nhiệm thực hiện Thông tư 29, hướng tới trường học không có dạy thêm, học thêm

Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29). Thông tư này thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012. Thông tư 29 chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Thứ trưởng GDĐT Phạm Ngọc Thưởng đã có những trao đổi xung quanh quy định mới này.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng

5 quan điểm, nguyên tắc xây dựng quy định dạy thêm, học thêm

Thưa Thứ trưởng, Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm được Bộ GDĐT ban hành và ngày 14/2/2025 sẽ chính thức có hiệu lực. Với một vấn đề được xã hội quan tâm như “dạy thêm, học thêm”, Bộ GDĐT đã xây dựng và ban hành Thông tư 29 dựa trên những quan điểm, nguyên tắc nào?

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Từ năm 2012 đến 2024, quy định dạy thêm học thêm được thực hiện theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 và Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019 bãi bỏ một số nội dung của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019.

Hoạt động dạy thêm, học thêm là hoạt động phức tạp, phạm vi cả trong và ngoài nhà trường; nhu cầu lớn trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển nên văn bản đã tồn tại được hơn một thập kỷ chưa đủ chế tài quản lý. Ngày 10/01/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 41/TTg-QHĐP giao Bộ GDĐT xây dựng và ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 17 về dạy thêm, học thêm.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và yêu cầu thực tế, Bộ GDĐT đã nghiên cứu và ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm được xây dựng lần này với 5 quan điểm và nguyên tắc.

Thứ nhất, để thực hiện Luật Giáo dục năm 2019, các quy định của pháp luật khác có liên quan và phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương trong công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm. Đồng thời thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 41/TTg-QHĐP ngày 10/01/2024.

Thứ hai, quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm, chứ “không cấm”. Quy định rõ những hoạt động dạy thêm, học thêm nào đúng quy đinh; hoạt động nào không đúng quy định để chính quyền các cấp, các tổ chức cá nhân và toàn xã hội tham gia giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quá trình tổ chức thực hiện, vì vậy Thông tư lần này đã bổ sung các các lực lượng (chính quyền các cấp, tổ chức cá nhân có liên quan) cùng tham gia quan lý hoạt động này.

Thứ ba, việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường; không ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.

Thứ tư, tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm lợi ích của học sinh, không ép buộc; giữ gìn hình ảnh và sự tôn nghiêm của nhà giáo.

Thứ năm, dạy thêm, học thêm phải phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã thay đổi căn bản từ chương trình định hướng nội dung sang chương trình định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Hình thành phẩm chất, năng lực qua cả quá trình học và hoạt động giáo dục. Học sinh được phát huy tính chủ động, sáng tạo, giáo viên đóng vai trò người tổ chức, kiểm tra, định hướng; hình thức tổ chức dạy học được đa dạng hóa, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Phương thức thi, kiểm tra đánh giá chất lượng đã được chuyển dần từ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực, phẩm chất của người học; đo lường được sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập và mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động giáo dục, bảo đảm độ tin cậy, công bằng, khách quan. Hình thành phương pháp, thói quen, khả năng tự học của học sinh.

Hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm

Vậy đâu là những điểm mới của Thông tư quy định dạy thêm, học thêm để có thể đảm bảo được các quan điểm, nguyên tắc như trên, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Thông tư mới quy định không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng, là những đối tượng thuộc trách nhiệm của nhà trường: Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Các trường phổ thông hiện nay đang áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GDĐT đã quy định cụ thể số tiết/môn, đưa ra các yêu cầu cần đạt với từng môn học vừa sức với học sinh. Bộ GDĐT cũng giao cho các trường quyền tự chủ xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường đảm bảo hiệu quả và thầy cô giáo chú trọng đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu của chương trình là phát triển năng lực học sinh. Như vậy về mặt nguyên tắc, nhà trường, thầy cô thực hiện đúng giờ học theo quy định đã đảm bảo cho học sinh lượng kiến thức và đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình.

Quan điểm của Bộ GDĐT là hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm. Thay vào đó, sau giờ học các môn học theo chương trình, học sinh có thời gian, không gian để tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao, mỹ thuật, âm nhạc… Để thời gian trong trường phổ thông không chỉ là thời gian hướng học kiến thức mà còn là thời gian để học sinh phát triển toàn diện về nhân cách, lối sống, ý thức trách nhiệm và khả năng hòa nhập với xã hội, rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề. Các thầy cô, các nhà làm giáo dục và toàn xã hội đều thống nhất điều này; học sinh không phải học thêm quá nhiều gây áp lực, mệt mỏi không cần thiết, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Đối với quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Thông tư mới quy định: tổ chức cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của học sinh phải thực hiện đúng các quy định về pháp luật liên quan (đăng ký kinh doanh, khai báo hoạt động, cung cấp thông tin liên quan với chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật); giáo viên đang dạy học tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh của mình trên lớp… Quy định mới nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh, tránh việc giáo viên “kéo” học sinh trên lớp ra ngoài để dạy thêm.

Nếu không thuộc đối tượng cần học thêm trong nhà trường, học sinh có nguyện vọng học thêm ở ngoài là hoàn toàn tự nguyện. Học để giỏi hơn, phát triển bản thân hơn là nguyện vọng chính đáng do đó Bộ GDĐT không cấm, tuy nhiên tổ chức, cá nhân đã dạy thêm phải đăng ký kinh doanh và phải công khai địa điểm, môn học, thời lượng học, kinh phí… và phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời gian làm việc, an toàn, an ninh…

Hiểu, làm đúng trách nhiệm của các bên; đồng lòng, trách nhiệm thực hiện Thông tư 29

Thông tư quy định dạy thêm, học thêm với các quy định mới “đột phá” nhận được đánh giá tích cực từ xã hội, tuy nhiên trước thời điểm chính thức thực hiện cũng có những lúng túng trong việc triển khai. Thứ trưởng chia sẻ gì trách nhiệm của các bên trong triển khai thực hiện Thông tư này?

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Như tôi đã trao đổi ở trên, việc ban hành Thông tư quy định dạy thêm, học thêm là để phù hợp với rất nhiều các chính sách, quy định hiện hành và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Cho đến thời điểm này, qua theo dõi dư luận, các quy định của Thông tư nhận được sự đồng tình từ xã hội. Như vậy, tổng thể để quản lý một vấn đề “lớn, khó” như dạy thêm, học thêm đã được thể hiện thông qua các quy định của Thông tư 29. Bây giờ là quá trình thực hiện, trong đó “hiểu, làm đúng trách nhiệm của các bên” là yếu tố quyết định để Thông tư 29 thực sự đi vào cuộc sống.

Về phía Bộ GDĐT, sau khi ban hành Thông tư 29 và sau Công điện của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm, Bộ sẽ tiếp tục có các văn bản đôn đốc, chỉ đạo tiếp theo để các Sở GDĐT tham mưu và ban hành các hướng dẫn thực hiện tại địa phương.

Về phía UBND các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, tổ chức các hội nghị triển khai chuyên đề để phổ biến, hướng dẫn đến các đối tượng liên quan để thống nhất trong tổ chức triển khai thực hiện đúng các quy định; triển khai thực hiện hiệu quả trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 07/02/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm thuộc thẩm quyền trách nhiệm của UBND tỉnh/Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định; theo đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND: (1) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm; (2) xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định; (3) Kịp thời phát hiện, tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng những tấm gương của tập thể, cá nhân tận tụy, tâm huyết, hết lòng vì học sinh. (4) Hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Về phía các Sở GDĐT, chúng tôi được biết hiện nhiều Sở GDĐT đã ban hành hướng dẫn thực hiện Thông tư 29 và đã tham mưu cho địa phương ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp cho phát triển giáo dục và đào tạo. Đề nghị các Sở GDĐT tiếp tục quan tâm và sớm ban hành hướng dẫn, tham mưu phù hợp với địa phương.

Đối với các nhà trường và thầy cô, trách nhiệm của chúng ta là dạy học để học sinh hình thành phẩm chất, năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra; việc ra đề kiểm tra, đánh giá cũng đảm bảo đúng, đủ với những yêu cầu cần đạt của chương trình. Với những học sinh thực sự còn đang yếu kém, còn đang lúng túng chuẩn bị cho các kỳ thi chuyển cấp, kỳ thi tốt nghiệp THPT thì trách nhiệm của nhà trường, giáo viên là bổ trợ cho các em. Khi chúng ta xác định được trách nhiệm như vậy những vấn đề khác sẽ không còn nặng nề.

Những ngày qua, cũng có những ý kiến cho rằng, không dạy thêm giảm thu nhập của giáo viên. Chúng ta đều biết rằng, có rất nhiều giáo viên như giáo viên mầm non, giáo viên vùng sâu vùng xa, giáo viên nhiều bộ môn… họ không dạy thêm nhưng vẫn tâm huyết, say sưa với nghề.

Tôi muốn chia sẻ thêm, thời gian qua khi dạy thêm, học thêm xuất hiện một vài yếu tố tiêu cực, không ít thầy cô giáo tốt cũng phải chịu mang tiếng, tổn thương, do đó quy định mới lần này còn là hướng tới “bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo”.

Thay đổi, đổi mới bao giờ cũng khó khăn, khó tiếp nhận. Nhưng những gì Thông tư quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới là vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp. Do vậy, dù bước đầu khó khăn song tôi mong rằng sẽ có sự đồng lòng, quyết tâm, trách nhiệm trong triển khai Thông tư này. Bộ GDĐT sẽ sát sao cùng địa phương, nhà trường, thầy cô trong quá trình thực hiện.

Đối với phụ huynh học sinh và xã hội, lĩnh vực giáo dục nói chung và vấn đề chúng ta đang bàn tới là dạy thêm, học thêm nói riêng, chỉ nỗ lực của ngành Giáo dục là chưa đủ, còn rất cần sự thấu hiểu, vào cuộc, giám sát của phụ huynh và xã hội. Khi phụ huynh vẫn còn nặng nề về thành tích học tập của con, còn chưa yên tâm chỉ vì con không đi học thêm, còn chưa thấy hết vai trò của giáo dục gia đình ngoài giáo dục nhà trường… thì khi đó dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại ở góc độ tiêu cực. Sự giám sát của xã hội đối với việc thực hiện Thông tư quy định dạy thêm, học thêm cũng rất quan trọng để quy định được thực hiện hiệu quả.

Dạy thêm, học thêm không chỉ là chính sách mà cần thay đổi nhận thức của xã hội

Trên thực tế dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật của cả người dạy và người học, nhưng cũng trên thực tế thời gian qua vẫn còn tồn tại những hiện tượng dạy thêm, học thêm tiêu cực. Thứ trưởng có thể cho biết, đâu là những giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý dạy thêm, học thêm hiệu quả? 

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Dạy thêm, học thêm ngoài những đổi mới về quản lý còn cần sự thay đổi trong nhận thức của cả xã hội với vấn đề này. Do vậy cần nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý việc dạy thêm, học thêm hiệu quả. Ở đây tôi đề cập tới một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, giải pháp hành chính: Ban hành Thông tư, các quy định cụ thể.

Thứ hai, giải pháp chuyên môn: Nâng cao năng lực, phương pháp giảng dạy của giáo viên, trách nhiệm của nhà giáo, phát huy năng lực tự học của học sinh.

Đổi mới kiểm tra đánh giá: kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đánh giá cuối kỳ, thi tuyển sinh phải phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; không đánh đố, không ra ngoài nội dung chương trình để đảm bảo học sinh học theo đúng chương trình, không cần học thêm vẫn sẽ vượt qua các kì kiểm tra, tuyển sinh. Tăng cường liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học; cụ thể: như trong các bài kiểm tra năng lực đầu vào đại học sử dụng kiến thức phổ thông, không đánh đố…

Thứ ba, giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trường học: Cần có đủ trường học để đảm bảo công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục của học sinh. Tăng số trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày.

Thứ tư, giải pháp về tăng cường thanh tra, kiểm tra.

Thứ năm, giải pháp về tuyên truyền, vận động, qua đó nâng cao ý thức tự tôn, tự trọng của giáo viên để nói “không” với dạy thêm không đúng với quy định. Việc quản lý dạy thêm, học thêm không chỉ là vấn đề chính sách mà là sự thay đổi nhận thức của xã hội.

Ngoài ra, những chính sách để đảm bảo đời sống cho nhà giáo cũng là giải pháp cho vấn đề này. Thời gian qua, Bộ GDĐT đã có nhiều tham mưu và đang tiếp tục tham mưu về các chính sách cho nhà giáo, trong đó Luật Nhà giáo dự kiến được ban hành trong thời gian tới cũng sẽ mang lại những chính sách tích cực cho nhà giáo.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!



Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=10279

Cùng chủ đề

Đồng USD giảm, Yen tăng vọt

Tỷ giá USD hôm nay 21/02/2025: Đồng USD giảm giá vì chịu áp lực từ thuế quan; trong khi đó, đồng Yen tăng giá vì BOJ đặt cược tăng lãi suất. Tỷ giá USD hôm nay 21/02/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h ngày 21/02, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước hiện là 24.643 đồng/USD, giảm 20 đồng so với phiên giao dịch ngày hôm qua. ...

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái sạch vốn tại Nhà Khang Điền, dự thu về vài trăm tỉ đồng

Một quỹ đầu tư của VinaCapital liên tục bán cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần và kinh doanh Nhà Khang Điền. Trong báo cáo vừa được gửi tới Ủy ban Chứng khoán, Vietnam Ventures Limited - một quỹ đầu tư từ British...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức Tháng tự học ngoại ngữ năm 2025

Sáng 20/2, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội tổ chức kích hoạt Tháng tự học ngoại ngữ năm 2025. Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hơn 500 điểm cầu trên toàn thành phố. Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng và lãnh đạo...

Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường

Ngày 20-21/2, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia và Hội đồng Anh tổ chức Tọa đàm "Dạy và học ngoại ngữ: Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường". ...

Bộ GDĐT họp về công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Chiều 19/2, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025. Tham dự có Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). ...

Mở rộng cơ hội hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Canada

Chiều 18/2, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Thương mại và Phát triển xuất khẩu Canada, ngài Warren Kaeding và Đoàn công tác đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. ...

Bộ GDĐT đề nghị UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông

Ngày 11/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông. ...

Bài đọc nhiều

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Chuẩn bị chu đáo cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025

Sáng 12/02, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Dương Minh Dũng và Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, doanh nghiệp về công tác chuẩn bị cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025 (Festival gốm, khinh khí...

Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025”…

Báo cáo tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, sản lượng cá tra năm 2024 ước tính đạt đạt 1,67 triệu tấn, bằng 99% so cùng kỳ 2023. Tính đến ngày 15/10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỉ USD, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2023, cả năm ước đạt 2 tỷ USD. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng là không đồng đều do có sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia...

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 01/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%. ...

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản tham dự Triển lãm Supermarket Trade Show 2025

Triển lãm SMTS là một trong những hội chợ triển lãm thường niên về thương mại có quy mô lớn nhất ở Nhật Bản do Hiệp hội Siêu thị quốc gia Nhật Bản chủ trì tổ chức. SMTS là nơi tụ họp của rất nhiều công ty có danh tiếng của Nhật Bản và nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, bán buôn và bán lẻ, phân phối các sản phẩm thực phẩm vào hệ thống các chuỗi...

Cùng chuyên mục

Chiến lược dữ liệu quốc gia

Một số mục tiêu chính của Chiến lược dữ liệu quốc gia gồm: Xây dựng thể chế, chính sách: Tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số trong đó quy định các hình thức sở hữu dữ liệu, quyền tài sản dữ liệu, chính sách mua bán dữ liệu, đưa dữ liệu trở thành một loại tài sản được pháp luật bảo vệ và tạo thị trường dữ liệu; Nghiên cứu xây dựng chính sách...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử...

Ngày 11/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc...

Cống âu Rạch Mọp (Sóc Trăng) góp phần phục vụ sản xuất và kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông…

Cống âu Rạch Mọp khởi công ngày 5/1/2023, tại xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách và xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cống xây dựng trên sông Rạch Mọp với quy mô: chiều rộng thông nước 85m với 2 khoang cống (mỗi khoang rộng 35m), 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Ngoài ra, còn có các công trình phụ trợ như nhà quản lý có kết cấu móng, cột bằng bê tông cốt thép, hệ thống...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đức Liêm và Chính trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng nói chung, về đức Liêm và Chính nói riêng là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân ta, vẹn nguyên giá trị, mở đường đổi mới, soi sáng tương lai, trường tồn cùng dân tộc và nhân loại. Hiểu thấu và thực hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về...

Mới nhất

Mỗi người Việt xài gần 90kg nhựa một năm

Năm 1990, mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người tại Việt Nam khoảng 3,8kg/năm. Sau gần ba thập kỷ, con số này đã tăng hơn 21 lần, đạt 81kg/người vào năm 2019. ...

Phải chăng đây là thủ phạm làm bùng phát đột quỵ bí ẩn ở người trẻ?

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Một số nguyên nhân đã biết gây...

4 chỉ dấu cho thấy bạn đang có trái tim khỏe

Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). ...

Mới nhất