Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrẻ ở trường hay trẻ ở chợ thông minh hơn?

Trẻ ở trường hay trẻ ở chợ thông minh hơn?

Một nhóm nhà khoa học vừa thực hiện nghiên cứu so sánh giữa trí thông minh học thuật và trí thông minh đường phố.

Trẻ ở chợ hay trẻ ở trường thông minh hơn? Nghiên cứu mới về trí thông minh đường phố - Ảnh 1.

Trẻ em buôn bán tại các chợ Ấn Độ thường thể hiện được ‘trí thông minh đường phố’ – Ảnh: HUMANIUM

Nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu tại MIT (Mỹ) và Ấn Độ thực hiện, được công bố trên tạp chí Nature, đã đặt ra câu hỏi quan trọng: liệu những kiến thức toán học được dạy trong trường có thực sự giúp trẻ em thông minh khi áp dụng vào các tình huống thực tế?

Trí thông minh học đường và trí thông minh đường phố, ai hơn ai?

Nghiên cứu này được thực hiện tại Ấn Độ, nơi các nhà khoa học đã so sánh kỹ năng toán học giữa hai nhóm trẻ: một nhóm được học tập trong môi trường giáo dục chính quy và một nhóm làm việc tại các khu chợ.

Tại các khu chợ ở Ấn Độ, trẻ em thường xuyên thực hiện các phép tính phức tạp khi giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên, khi được yêu cầu giải các bài toán tương tự trong một định dạng trừu tượng như trong sách giáo khoa, các em lại gặp khó khăn đáng kể.

Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên một nhóm lớn trẻ em ở các đô thị của Ấn Độ, bao gồm những em vừa đi học vừa làm việc tại chợ. Các em này tiếp xúc với toán học cả trong lớp học và trong công việc hằng ngày.

Kết quả chỉ ra rằng trẻ em bán hàng có thể tính toán số tiền phải trả và tiền thối lại với độ chính xác cao, trên 95% đúng sau hai lần thử. Đặc biệt, hầu hết các em thực hiện những phép tính này trong đầu mà không cần giấy bút hay máy tính.

Dẫu vậy, khi đối diện với các bài toán mang tính học thuật, nhóm trẻ này lại có tỉ lệ giải đúng thấp. Chỉ 32% có thể thực hiện phép chia một số có ba chữ số cho một số có một chữ số, trong khi 54% có thể thực hiện phép trừ hai số có hai chữ số. 

Kết quả này không có nhiều khác biệt so với trẻ em ở vùng nông thôn Tây Bengal, nơi chỉ 29% học sinh lớp 5 có thể làm phép chia tương tự.

Trong khi đó, một nhóm học sinh khác, không có kinh nghiệm buôn bán nhưng được đào tạo chính quy, lại có mô hình ngược lại. Các em có thể giải các bài toán trừu tượng tốt hơn nhưng gặp khó khăn trong các tình huống thực tế.

Trong một thí nghiệm mô phỏng, nhóm học sinh này được yêu cầu thực hiện giao dịch bán hàng trong một khu chợ giả định. Chỉ khoảng 60% tính toán đúng số tiền phải trả, mặc dù các em được phép sử dụng giấy bút. Trong khi đó, gần 100% trẻ em bán hàng thực tế có thể giải quyết vấn đề này mà không cần công cụ hỗ trợ.

Một điểm đáng chú ý là học sinh trong trường học phụ thuộc quá nhiều vào các phương pháp tính toán viết tay không hiệu quả. Khi làm bài, các em thường mất nhiều thời gian, ghi chép dư thừa và không thể kết hợp nhiều phép toán một cách linh hoạt. 

Theo các chuyên gia, điều này cho thấy dù giỏi toán trên sách vở, những kỹ năng này không thực sự hữu dụng khi áp dụng vào đời sống hằng ngày.

Cần cải tiến chương trình giáo dục

Nhóm nghiên cứu cho rằng toán học trong trường học được thiết kế để trang bị cho trẻ em những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày và làm nền tảng cho các cấp học cao hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy giáo dục chính quy không luôn đạt được cả hai mục tiêu này.

Nhóm dẫn thêm một nghiên cứu khác tại Ấn Độ cho thấy vào năm 2023, chỉ một nửa số học sinh lớp 11 và 12 (16-18 tuổi) có thể chia một số có ba chữ số cho một số có một chữ số.

Ngoài ra, một khảo sát gần đây chỉ ra rằng chỉ 50% học sinh lớp 11 và 12 ở Ấn Độ có thể tính toán số lượng viên lọc nước cần thiết cho một nồi lớn, mặc dù đã được cung cấp số liệu cho một nồi nhỏ hơn. Đáng chú ý, 35% số học sinh có thể giải một bài toán chia trừu tượng lại không thể hoàn thành bài toán thực tế này.

Nghiên cứu này góp phần vào cuộc tranh luận lâu nay về sự khác biệt giữa “trí thông minh học đường” (school smart) và “trí thông minh đường phố” (street smart). Trong khi giáo dục chính quy tập trung vào công thức và phương pháp giải bài toán một cách chuẩn mực, thực tế cho thấy trẻ em làm việc tại chợ lại có khả năng tư duy linh hoạt hơn, biết cách áp dụng toán học vào hoàn cảnh cụ thể.

Từ đó, giáo dục cần được cải tiến để thu hẹp khoảng cách giữa toán học lý thuyết và toán học thực tế. Học sinh không chỉ cần nắm vững công thức và phương pháp tính toán mà còn phải được rèn luyện để áp dụng linh hoạt vào các tình huống thực tế.

Một số gợi ý được đưa ra bao gồm tích hợp toán học thực tế vào chương trình giảng dạy, trong đó các bài toán nên được xây dựng theo những tình huống đời sống, thay vì chỉ tập trung vào các con số khô khan.

Ngoài ra, cần tạo môi trường học tập gần gũi với thực tế. Các hoạt động như mô phỏng giao dịch, quản lý tài chính cá nhân hay sử dụng toán học trong công việc hằng ngày có thể giúp học sinh rèn luyện kỹ năng ứng dụng.

Cuối cùng là khuyến khích tư duy linh hoạt khi học toán. Cụ thể, học sinh cần được rèn luyện cách tính nhẩm và sử dụng các phương pháp tư duy nhanh thay vì chỉ học thuộc công thức.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tre-o-truong-hay-tre-o-cho-thong-minh-hon-20250211082254788.htm

Cùng chủ đề

Vì sao khó tuyển giáo viên tiếng Anh cho trường tiểu học, THCS?

Một trong những nguyên nhân khiến các địa phương chưa tuyển dụng hết số biên chế được giao bổ sung là thiếu nguồn tuyển. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, số liệu thống kê tại thời điểm tháng 1-2024, cấp tiểu học và...

Quy định xe đưa đón học sinh có hiệu lực hơn 1 tháng, thực hiện vẫn rối

Dù các quy định mới về xe đưa đón học sinh đã có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, nhưng đến nay nhiều đơn vị vẫn còn gặp rắc rối khi cố gắng đáp ứng các tiêu chuẩn. Để chuẩn bị cho nghị định số...

TP.HCM: Học sinh phát hiện ấu trùng sống trong suất ăn bán trú ở trường

Một học sinh Trường Wellspring Saigon, TP.HCM phát hiện có ấu trùng còn sống trong suất ăn bán trú của mình. Sáng 13-2, nhóm phụ huynh Trường phổ thông song ngữ quốc tế Wellspring Saigon đã phản ánh với Tuổi Trẻ Online về sự...

Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về AI: Khi châu Âu đối mặt với thách thức

Tổng thống Pháp kêu gọi châu Âu phải trở thành cường quốc AI thay vì chỉ là người tiêu dùng. Nhưng điều này không hề dễ dàng. Tại Paris (Pháp), Hội nghị thượng đỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI Action Summit) quy tụ...

Tin tức sáng 13-2: Xử lý nghiêm bán thuốc cúm A không đơn; Đông Nam Bộ ít hộ nghèo nhất nước

Một số tin tức đáng chú ý: Trình Quốc hội thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho metro; Đông Nam Bộ có số hộ nghèo thấp nhất cả nước; Khối ngoại rút gần 6.500 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng miếng SJC tăng nửa triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC đã tăng 500.000 đồng/lượng vào hôm nay, 13-2, sau khi giá vàng thế giới quay trở lại ngưỡng 2.916 USD/ounce. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới hiện tương đương 90,2 triệu đồng/lượng.Cuối...

TP.HCM tăng quy mô chương trình bình ổn thị trường

Theo ngành công thương TP.HCM, năm 2025 TP sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm soát chất lượng hàng hóa, chương trình bình ổn thị trường, hoạt động xuất khẩu nhằm kiềm chế lạm phát, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của TP. ...

Ký kết gói thầu hơn 4.300 tỉ đồng cho thủy điện tích năng đầu tiên của Việt Nam

Thủy điện tích năng Bác Ái là dự án thủy điện tích năng đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, và là một trong các dự án trọng điểm của EVN triển khai trong năm 2025. Ngày 13-2, Tập đoàn Điện lực Việt...

Chủ tịch Bạc Liêu: Cam kết nói không với các chi phí không chính thức cho doanh nghiệp

Ngày 13-2, tỉnh Bạc Liêu tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư tại TP.HCM nhằm quảng bá, giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư của tỉnh. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu...

Nữ tổng giám đốc Mai Kiều Liên của Vinamilk nhận lương gần nửa tỉ mỗi tháng

Tại Vinamilk, tiền lương bình quân năm 2024 bà Mai Kiều Liên nhận được với vai trò tổng giám đốc là 457 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nữ doanh nhân U80 còn nhận 1,95 tỉ đồng khi làm thành viên HĐQT. Báo cáo tài chính...

Bài đọc nhiều

Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức dạy thêm học sinh cuối cấp

Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh thành cấp kinh phí cho các trường tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh hoàn cảnh khó khăn, học sinh cuối cấp. Nội dung trên được nêu trong công văn Bộ GD&ĐT gửi đến các địa phương ngày 11/2, về việc tăng cường chỉ đạo giáo dục phổ thông.Theo đó, Bộ đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các trường tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh,...

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

  Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Bộ GD-ĐT yêu cầu tuyển sinh đầu cấp không gây áp lực học thêm

Bộ GD-ĐT vừa có công văn về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Bộ GD-ĐT cho hay, Bộ đã ban hành văn bản quy định, hướng dẫn về thực hiện hiệu quả quản trị nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, thực hiện công tác tuyển sinh đầu cấp và thi tốt nghiệp THPT... theo Chương trình phổ thông 2018, đồng...

Lịch nghỉ hè năm học 2024-2025 của học sinh cả nước

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025, trong đó có lịch nghỉ hè của học sinh trong toàn quốc.

Cùng chuyên mục

Phụ huynh và học sinh cần làm gì?

PGS.TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã có những tư vấn hữu ích cho phụ huynh và học sinh ngay khi Thông tư 29 quản lý dạy thêm, học thêm chính thức áp dụng từ hôm nay (14/2). ...

Hoạt động các trung tâm dạy thêm trước ‘giờ G’ Thông tư 29 có hiệu lực

Nhộn nhịp và tất bật là không khí chung ở nhiều trung tâm dạy thêm hiện nay tại TP.HCM khi Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực bắt đầu từ hôm nay 14.2. ...

Thông tư 29 có hiệu lực: Các tỉnh thành đồng loạt thực hiện quy định về dạy thêm

Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ hôm nay (ngày 14/2). Hàng loạt tỉnh, thành cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo quy định của Bộ GD-ĐT. Tại Hà Nội, Sở GD-ĐT yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm những quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư số 29. Sở cũng yêu cầu các địa phương, nhà trường tuyên truyền đến giáo viên, học...

Tỉnh nào có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất hiện nay?

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tính đến năm 2023 là 4,962 triệu đồng/người/tháng. Tuy vậy, một số tỉnh thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình chung cả nước. ...

Đề xuất áp dụng mô hình trường THCS trong Trường THPT chuyên Chu Văn An

Đây là chia sẻ của ông Trần Thế Cương, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tại lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An sáng 13-2. Phát biểu...

Mới nhất

Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) bổ sung nội dung liên quan đến hoạt động báo chí trên không gian mạng

(CLO) Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến đóng góp các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước… vào dự thảo Luật Báo chí (sửa...

Trump nói Ukraine sẽ tham gia đàm phán với Nga trước sức ép từ Kiev và EU

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm cho biết Ukraine sẽ tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với Nga, sau khi Kiev và Liên minh châu Âu tuyên...

Đảm bảo lễ hội Xuân diễn ra an toàn, văn minh

Các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thường diễn ra vào dịp đầu Xuân, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức phục vụ nhân dân vui Xuân,...

Sôi động thị trường quà tặng ngày lễ Valentine

Hàng năm, cứ đến ngày lễ Tình nhân (Valentine) 14/2, thị trường quà tặng lại trở nên sôi động và phong phú. ...

Mới nhất