Trang chủNewsThời sựĐại biểu đề nghị cân nhắc việc xem xét, thông qua luật...

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc xem xét, thông qua luật trong một kỳ họp

Nhiều đại biểu đề nghị xem lại việc định hướng các dự án luật, nghị quyết về nguyên tắc sẽ được xem xét, thông qua trong một kỳ họp. Thực tế nhiều dự án luật khi trình Quốc hội vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, chiều 13/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Qua thảo luận, nhiều đại biểu còn ý kiến khác nhau về quy trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, trong đó có việc định hướng các dự án luật, nghị quyết về nguyên tắc sẽ được xem xét, thông qua trong một kỳ họp.

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc xem xét, thông qua luật trong một kỳ họp- Ảnh 1.

Quang cảnh nghị trường chiều 13/2.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) bày tỏ nhất trí cao với nhiều nội dung mới được sửa đổi, bổ sung lần này trong dự thảo trình Quốc hội, sẽ góp phần nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian tới.

Góp ý về quy định trình tự xem xét thông qua dự thảo luật khi Điều 40 của dự thảo quy định trình tự xem xét thông qua cơ bản là trong một kỳ họp, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng cần cân nhắc thêm.

Thực tế cho thấy, nhiều dự án luật dù đã có quá trình xây dựng lấy ý kiến góp ý rất kỹ lưỡng, nhưng khi trình Quốc hội cho ý kiến vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Việc xem xét kỹ lưỡng các dự thảo luật trong hai hay nhiều kỳ họp là sự cẩn trọng, cần thiết trong công tác xây dựng luật. Đặc biệt, khi mục tiêu của chúng ta là xây dựng các luật mang tính ổn định và khả năng dự báo cao.

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc xem xét, thông qua luật trong một kỳ họp- Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) phát biểu ý kiến tại nghị trường chiều 13/2.

“Nếu vội vàng quá chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua”, đại biểu Nga góp ý và đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường, xem xét thông qua các luật trong hai kỳ họp như hiện nay. Đối với những trường hợp cần thiết thì quy định xây dựng luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp), cho rằng việc thực hiện quy trình một kỳ họp rất hạn chế quyền tham gia đóng góp, góp ý của các đại biểu Quốc hội.

Do đó, theo ông, việc thực hiện quy trình một kỳ họp cần phải tham vấn, tham khảo và làm sao để đại biểu Quốc hội tham gia phát biểu nhiều hơn.

“Làm sao khi bấm nút thông qua, dự thảo luật nhận được sự đồng tình, thống nhất cao trong Quốc hội”, đại biểu nêu quan điểm.

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc xem xét, thông qua luật trong một kỳ họp- Ảnh 3.

Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) phát biểu đóng góp ý kiến.

Trong khi đó, đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) phân tích những lợi ích khi Quốc hội xem xét thông qua dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết trong một kỳ họp thay vì hai kỳ họp như trước đây, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Theo ông, nếu như Quốc hội bấm nút thông qua thì đây là sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật phù hợp với yêu cầu của thực tiễn cũng như yêu cầu cải cách luật pháp và hành chính.

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc xem xét, thông qua luật trong một kỳ họp- Ảnh 4.

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) tham gia đóng góp ý kiến tại nghị trường.

“Cách làm đặc biệt là tạo ra sự linh hoạt và kịp thời trong điều chỉnh chính sách phù hợp với những dự án luật mang tính cấp bách, cần phản ứng nhanh với thực tiễn. Đồng thời giảm nguy cơ chậm ban hành văn bản luật ảnh hưởng đến công tác quản lý và điều hành nói chung của đất nước.

Tuy nhiên, khi luật được thông qua trong một kỳ họp cũng đặt ra những thách thức và phải có những giải pháp để giải quyết. Cần quy định rõ tiêu chí nào thì được áp dụng quy trình xem xét trong một kỳ họp.

Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định. Bộ Tư pháp phải chịu trách nhiệm chính trong việc rà soát, đánh giá tác động trước khi trình Quốc hội”, đại biểu nêu ý kiến.

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc xem xét, thông qua luật trong một kỳ họp- Ảnh 5.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh giải trình, tiếp thu ý kiến các đại biểu.

Cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã tiếp thu, giải trình làm rõ các nội dung đại biểu Quốc hội nêu.

Theo Bộ trưởng, việc giải quyết những điểm nghẽn của thể chế có ý nghĩa quan trọng. Những điểm mới trong dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ góp phần khơi thông những điểm nghẽn này.

Làm rõ nội dung đại biểu nêu về quy trình, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết: Trong dự thảo luật lần này, quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã được thay đổi rất cơ bản.

Chính phủ là cơ quan quyết định chính sách để làm cơ sở xây dựng dự thảo luật trình Quốc hội.

“Vai của Chính phủ bây giờ là chịu trách nhiệm đến cùng, do vậy Chính phủ thấy khi nào đủ điều kiện, đủ chất lượng thì trình ra Quốc hội.

Trong trường hợp dự thảo luật đưa ra Quốc hội mà Quốc hội thấy không đủ điều kiện để thông qua thì vẫn có thể thông qua tại các kỳ tiếp theo. Tức là về nguyên tắc thì có thể thông qua một kỳ, nhưng không đủ chất lượng thì vẫn có thể thông qua kỷ tiếp theo”, Bộ trưởng Ninh lý giải thêm.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/dai-bieu-de-nghi-can-nhac-viec-xem-xet-thong-qua-luat-trong-mot-ky-hop-192250213200610953.htm

Cùng chủ đề

Kiểm tra ATTP điểm phục vụ kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội Đặng Thanh Phong cho biết, Chi cục đã ban hành Kế hoạch số 09/KH-CCATVSTP bảo đảm ATTP phục vụ kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV nhằm kiểm soát có hiệu quả ATTP, phát hiện sớm, xử lý, khắc phục giảm thiểu ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của các đại biểu tham gia kỳ họp. Kỳ họp bất thường lần thứ 9,...

Pleiku: Hơn 100 đại biểu tập huấn OCOP

(GLO)- Sáng 18-12, Phòng Kinh tế TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Hội nghị có sự tham gia của hơn 100 đại biểu là cán bộ, công chức quản lý Nhà nước của thành phố; đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh và các xã, phường trên địa bàn.   Trong thời gian 1 ngày, các đại biểu được tư vấn và hỗ...

Thanh Hóa: Dự án nhà máy đốt rác thải sinh hoạt 20 năm vẫn chưa hoàn thành

Tại kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa, nhiều đại biểu quan tâm tới vấn đề ô nhiễm môi trường và tiến độ xây dựng nhà máy đốt rác thải sinh hoạt phát điện kéo dài suốt 20 năm. Chiều nay (13/12), kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa 18 diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn các nội dung cử tri và đại biểu quan tâm như: Tiến độ thực hiện một số dự án...

Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí

DNVN - Sáng ngày 28/11, trong phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, nhiều ĐBQH đã đề xuất áp dụng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% hoặc thấp hơn đối với các cơ quan báo chí. Đây được xem là giải pháp thiết thực để...

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa, đại biểu lo về ‘thời kỳ đồ đá’

Chiều 27-11, tại phiên thảo luận ở hội trường về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định mặt hàng điều hòa nhiệt độ vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Nêu quan...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam rất quan tâm đến quyết định của Hoa Kỳ đối với USAID

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc ngưng các dự án hỗ trợ của USAID, nhất là dự án rà phá bom mìn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa sẽ tác động mạnh mẽ đến an toàn của con người và môi trường tại các khu vực dự án. ...

Lập tổ công tác đặc biệt để giao đủ mặt bằng cao tốc Biên Hòa

Tổ công tác đặc biệt sẽ tham gia triển khai công tác GPMB cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua địa bàn phường Phước Tân để hoàn thành giao trong tháng 3 tới. ...

Tùng Dương, Nguyễn Xuân Son được đề cử ở Giải Cống hiến 2025

Ban Tổ chức vừa chính thức công bố top 5 đề cử tại các hạng mục của Giải Cống hiến lần thứ 19 năm 2025. ...

Hàng vạn người chứng kiến trận đấu nảy lửa của các “ông Cầu” tại Vĩnh Phúc

Sáng 13/2 (16 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hàng vạn người đứng kín sân vận động tại xã Hải Lựu, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) để xem những trận đấu nảy lửa của các "ông Cầu" tại lễ hội chọi trâu Hải Lựu 2025. Lễ hội Chọi trâu Hải Lựu thể hiện tinh thần thượng võ, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, phục vụ nhu cầu văn hóa, tâm linh, cầu mong mưa thuận gió hòa, gia đình...

Gỡ “nút thắt” hạ tầng cảng biển Hải Phòng, nâng cao năng lực đón tàu lớn

Sản lượng tàu trọng tải lớn ra vào cảng biển Hải Phòng luôn tăng trưởng trong thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn để nâng cao hiệu quả đón tàu lớn tại khu vực. ...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...
00:02:13

Du lịch – Điện ảnh bắt tay cùng phát triển

Quảng bá du lịch thông qua điện ảnh là điều không mới trên thế giới. Sự kết hợp này thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực về lợi nhuận từ chiếu phim, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia, văn hóa của nhiều đất nước. Ở Việt Nam, đây còn là lĩnh vực khá mới mẻ, tiềm năng nhiều và việc khai thác vẫn đang ở những bước đầu tiên. Do đó, đòi hỏi cần sớm...

79 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Giữ vững lời thề lịch sử

Đội tiêu binh danh dự duyệt đội ngũ qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN) Bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện mạnh mẽ khát vọng của Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc và ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh...

50 năm ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam

Tối 10/6, tại Di tích Lịch sử Quốc gia Trụ sở Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ra mắt Trụ sở (6/6/1973-6/6/2023). Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Trị, các địa phương và hàng ngàn người dân...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2, miền Bắc sẽ có nhiều biến động, với mưa phùn và sương mù kéo dài do ảnh hưởng của áp...

Cùng chuyên mục

Việt Nam và Nhật Bản chung tay đối phó với tội phạm xuyên quốc gia

Kinhtedothi - Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng khẳng định sự hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng Nhật Bản để điều tra, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân. Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 13/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giải đáp câu hỏi từ báo chí về động thái của Việt Nam trước thông tin...

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane nhấn mạnh quan hệ hai nước Việt Nam - Lào đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất. ...

Giá vé máy bay bao giờ giảm?

(NLĐO) - Nhận diện điểm nghẽn để tháo gỡ; Rộn rã ngày tòng quân; Từ TikToker triệu view đến trùm lừa đảo ngàn tỉ… là những bài viết đáng chú ý ...

Cải tiến phương thức bình chọn

(CLO) Ngày 13/2, báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) công bố Giải Cống hiến lần 19 năm 2025; đề cử chính thức trên cả 2 hệ thống giải là Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến. Cùng với đó, Ban tổ chức mở cổng...

Tác động của dự án đường sắt kết nối Việt Nam

(NLĐO)- Việt Nam đã có quy định đơn giản hóa quy trình thủ tục đầu tư theo hướng thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lâu dài ...

Mới nhất

Nhận lương 0 đồng cả năm, sếp Thế giới Di động sắp sở hữu khối tài sản gần 90 tỉ

(NLĐO)- Theo danh sách chương trình ESOP 2024, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT Thế giới Di động, được mua nhiều nhất với hơn...

Á hậu Kim Duyên ngày càng gợi cảm, tiết lộ cuộc sống kín tiếng

Á hậu Phạm Kim Duyên tái xuất với hình ảnh gợi cảm sau giảm cân. Cô tiết lộ cuộc sống kín tiếng, dành thời gian kinh doanh, thiện nguyện thay vì dấn thân showbiz. Phạm Kim Duyên sinh năm 1993, là Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu 2013. Đây cũng là cuộc thi Hà Anh đoạt á...

Giá vé máy bay bao giờ giảm?

(NLĐO) - Nhận diện điểm nghẽn để tháo gỡ; Rộn rã ngày tòng quân; Từ TikToker triệu view đến trùm lừa đảo ngàn tỉ… là những bài viết đáng chú ý ...

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane nhấn mạnh quan hệ hai nước Việt Nam - Lào đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất. ...

Xu hướng hẹn hò mới trong dịp Lễ tình nhân

Ứng dụng hẹn hò vừa cập nhật tính năng Khám phá, bổ sung các sở thích mới giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm nửa kia phù hợp hơn. Trong dịp...

Mới nhất