Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngChủ động hoàn thiện hành lang pháp lý tạo đà đầu tư...

Chủ động hoàn thiện hành lang pháp lý tạo đà đầu tư cho các công trình lịch sử

Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án lớn, có ý nghĩa lịch sử là Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam và Điện hạt nhân Ninh Thuận. Theo TS. Trần Văn Khải, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, chủ động hoàn thiện hành lang pháp lý chính là tạo đà để các công trình lịch sử này được triển khai thuận lợi nhất.

Chủ động hoàn thiện hành lang pháp lý tạo đà đầu tư cho các công trình lịch sử

Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án lớn, có ý nghĩa lịch sử là Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam và Điện hạt nhân Ninh Thuận. Theo TS. Trần Văn Khải, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, chủ động hoàn thiện hành lang pháp lý chính là tạo đà để các công trình lịch sử này được triển khai thuận lợi nhất.





TS. Trần Văn Khải, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Dự án Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam và Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh giá là hội tụ hàm lượng khoa học, công nghệ cao. Ông suy nghĩ thế nào về sự chuẩn bị lựa chọn công nghệ cho hai dự án đặc biệt quan trọng này?

Đây là hai công trình rất lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quyết tâm đưa đất nước vào kỷ nguyên mới. Quá trình triển khai gắn với việc thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đặt ra vấn đề làm sao lựa chọn công nghệ có giá thành hợp lý nhất và tiên tiến nhất để có thể làm nền tảng phát triển các dự án tiếp theo. Điều quan trọng nữa là làm sao để có thể nhận chuyển giao được công nghệ đó để từng bước chủ động trong quá trình đầu tư xây dựng, quản lý vận hành và tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình mới. Đây chính là cơ hội để Việt Nam có thể tiếp cận thẳng đến những công nghệ hiện đại nhất trên thế giới.

Để làm được điều đó, phải có quy định, các nhà thầu nước ngoài khi thực hiện dự án phải chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Mà để chuyển giao công nghệ thành công, thì Việt Nam cũng phải chủ động chuẩn bị về con người, thể chế, cơ sở vật chất để làm sao có thể từng bước tiếp cận chắc chắn và từng bước làm chủ hoàn toàn được công nghệ.

Riêng với Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, thì Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có những bước đi, những tính toán rất kỹ và chưa quyết định lựa chọn công nghệ của nước nào, nhưng chắc chắn sẽ gắn với yêu cầu của Nghị quyết 57-NQ/TW, tức là gắn với chuyển giao, làm chủ và có hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Trong những năm tới, không chỉ có tuyến đường sắt tốc độ cao nói trên, mà còn cần đầu tư nhiều tuyến đường sắt nội đô ở các đô thị lớn nhằm giải quyết vấn đề giao thông công cộng, giải quyết vấn nạn ách tắc giao thông hiện nay. Và như thế, việc hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ đặt ra yêu cầu bức thiết đối với cơ quan lập pháp.

Vừa rồi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bổ sung Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ chín (tháng 5/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ mười (tháng 10/2025). Việc này có ý nghĩa thế nào với phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam, thưa ông?

Điện hạt nhân là nguồn điện nền rất quan trọng, ổn định và với công nghệ hiện nay, việc đảm bảo an toàn không còn là vấn đề phải quá lo ngại nữa. Hiện tại ở Việt Nam, các nguồn điện sử dụng tài nguyên truyền thống ngày càng cạn kiệt, tạo ra điện nền ổn định thay thế cho điện than, điện khí gây ô nhiễm môi trường thì chỉ còn một cách duy nhất là phải làm điện hạt nhân.

Trên thực tế, khi tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam, các tập đoàn lớn đưa ra yêu cầu đầu tiên là phải có điện sạch vì có điện sạch thì các sản phẩm mới có thể xuất khẩu được. Trong khi đó, hiện tại, các nguồn điện sử dụng tài nguyên truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, đang trong lộ trình phải giảm dần, nên việc triển khai Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận là nhiệm vụ rất cấp bách.

Để thực hiện Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận nói riêng và phát triển điện hạt nhân nói chung một cách thuận lợi, cần hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực này, trong đó phải sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định, nếu chất lượng dự án luật đảm bảo thì sẽ thông qua ngay tại Kỳ họp thứ chín.

Được giao nhiệm vụ thẩm tra dự án luật này, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đang rất tích cực thu thập thông tin, khảo sát, đánh giá, tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư để khi Chính phủ trình dự án luật sang thì có sự tham gia sâu, phản biện toàn diện để hoàn thiện tốt nhất các chính sách mới trong lĩnh vực này. Như thế, khi luật được ban hành thì không chỉ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận có thể được chuẩn bị một cách trơn tru nhất, mà còn mở ra không gian mới cho ngành điện hạt nhân ở các nơi khác khi có đủ điều kiện.

Theo ông, lần sửa đổi này có chính sách mới nào đáng chú ý?

Theo hồ sơ ban đầu, Bộ Khoa học và Công nghệ (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất 4 nhóm chính sách trong xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).

Một là, thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Hai là, bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh hạt nhân và phân cấp trong quản lý nhà nước.

Ba là, hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động thanh sát hạt nhân.

Bốn là, quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ và nhiên liệu.

Cả 4 chính sách trên đều rất quan trọng trong việc thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (gồm phát triển điện hạt nhân đáp ứng kịp thời xu thế chuyển đổi xanh và mục tiêu Net Zero vào năm 2050), bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến vũ khí hạt nhân, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử.

Lần sửa đổi này cũng sẽ hoàn thiện quy định về an toàn và an ninh cơ sở hạt nhân, như bổ sung quy định cho tổ máy điện hạt nhân, nội luật hóa một số điều quốc tế về an toàn hạt nhân, an ninh và bảo vệ thực thể đối với cơ sở hạt nhân, thống nhất quy định về xây dựng, vận hành tổ máy điện hạt nhân, lò phản ứng nghiên cứu với các luật Xây dựng, Bảo vệ môi trường, Điện lực… Tất cả các nội dung đó đều rất quan trọng trong việc triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân.





Nguồn: https://baodautu.vn/chu-dong-hoan-thien-hanh-lang-phap-ly-tao-da-dau-tu-cho-cac-cong-trinh-lich-su-d244632.html

Cùng chủ đề

ĐB Quốc hội thống nhất về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển dự án điện hạt nhân

Kinhtedothi - Sáng 17/2, thảo luận tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khoá XV về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, các đại biểu Quốc hội thống nhất cao với nội dung tờ trình và cho rằng cơ chế cần sớm được thông qua. Thảo luận về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội nhận định, đây là lĩnh vực có công nghệ...

Cơ quan thẩm tra của Quốc hội: Cần thêm giải pháp để điện hạt nhân Ninh Thuận vận hành vào năm 2030

Sáng 14-2, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trình Chính phủ dự thảo nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Kiểm soát chặt chẽ...

Đốc thúc triển khai nhanh dự án điện

Bộ Công thương tổ chức nhiều cuộc họp với các địa phương, bộ, ngành và chủ đầu tư có dự án điện đã được xác định, nhưng tiến độ chậm. Bộ Công thương tổ chức nhiều cuộc họp với các địa phương, bộ, ngành và chủ đầu tư có dự án điện đã được xác định, nhưng tiến độ chậm. Thu hồi dự án, nếu...

Thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần, giao EVN làm điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương đang kiến nghị những nội dung trên. Trước đây, việc điều chỉnh giá điện được áp dụng cho 6 tháng/lần. Chiều 7-1, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ, cung cấp các thông tin liên quan tới cơ chế...

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, điện hạt nhân Ninh Thuận lọt top 10 sự kiện Quốc hội 2024

Việc Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam và khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận lọt top 10 sự kiện 2024. Quang cảnh kỳ họp thứ 8 - Ảnh: GIA HÂN Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng đã công bố 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu trong năm 2024 của Quốc hội. Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật theo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính phủ làm rõ tính cấp bách phải bổ sung vốn điều lệ cho VEC

Nếu được tăng vốn, VEC sẽ đủ điều kiện để huy động các nguồn vốn tín dụng để mở rộng các tuyến cao tốc do đơn vị này đang khai thác với nhiều đoạn tuyến đã mãn tải và thực hiện các dự án cao tốc khác trong tương lai. Chính phủ làm rõ tính cấp bách phải bổ sung vốn điều lệ cho VECNếu được tăng vốn, VEC sẽ đủ điều kiện để huy động các nguồn vốn tín...

Soi “của để dành” của doanh nghiệp địa ốc

Tùy vào chiến lược kinh doanh của mỗi công ty mà khoản mục người mua trả tiền trước và doanh thu chưa thực hiện tăng hoặc giảm, nhưng phần nào phản ánh được tình trạng hoạt động của doanh nghiệp trong năm qua. Tùy vào chiến lược kinh doanh của mỗi công ty mà khoản mục người mua trả tiền trước và doanh thu chưa thực hiện tăng hoặc giảm, nhưng phần nào phản ánh được tình trạng hoạt động...

Doanh nghiệp nhôm, thép trước rủi ro “gánh” thuế

Việc Mỹ áp thuế 25% đối với nhôm và thép nhập khẩu, dù ít hay nhiều đều tác động đến doanh nghiệp Việt có hoạt động xuất khẩu sang Mỹ, làm tăng thêm gánh nặng thuế, nhưng cũng tạo áp lực để doanh nghiệp phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Việc Mỹ áp thuế 25% đối với nhôm và thép nhập khẩu, dù ít hay nhiều đều tác động đến doanh nghiệp Việt có hoạt động xuất khẩu...

Doanh nghiệp bất động sản miệt mài mua lại trái phiếu trước hạn

Tính đến ngày công bố thông tin ngày 14/2, chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào được ghi nhận trong tháng 2/2025, trong khi các doanh nghiệp bất động sản vẫn miệt mài mua lại trái phiếu trước hạn. Doanh nghiệp bất động sản miệt mài mua lại trái phiếu trước hạnTính đến ngày công bố thông tin ngày 14/2, chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào được ghi nhận trong tháng 2/2025, trong...

Nghiên cứu hỗ trợ cao hơn cho công nghiệp bán dẫn

Với góp ý của đại biểu Quốc hội rằng, chính sách xây dựng nhà máy chế tạo chip bán dẫn đầu tiên của Việt Nam chưa đủ hấp dẫn, đại diện Chính phủ cho biết sẽ nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện nghị quyết trình Quốc hội thông qua. Với góp ý của đại biểu Quốc hội rằng, chính sách xây dựng nhà máy chế tạo chip bán dẫn đầu tiên của Việt Nam chưa đủ hấp dẫn, đại diện...

Bài đọc nhiều

Giá thép hôm nay 17/2: tiếp tục hạ giá

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

Thủ tướng chỉ đạo về dự án cao tốc Quy Nhơn

TPO - Sau khi xem xét báo cáo, kiến nghị của bộ, ngành về phương án đầu tư xây dựng cao tốc Quy Nhơn - Pleiku qua tỉnh Gia Lai và Bình Định, Thủ tướng đồng ý chấp thuận chuyển nghiên cứu đầu tư dự án theo phương thức đối tác công - tư (PPP) sang đầu tư công. TPO - Sau khi xem xét báo cáo, kiến nghị của bộ, ngành về phương án đầu tư...

năm 2025 bồi thường dự án Khu đô thị mới phường Nghĩa Đức

Trước đó, Báo Kinh tế và Đô thị có bài “Đắk Nông người dân tái sản xuất và xây dựng trên đất quy hoạch”, phản ánh về việc tại TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đời sống của hàng chục hộ dân trong vùng “Dự án khu đô thị mới tổ 4 Nghĩa Đức” đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi dự án đã phê duyệt kế hoạch thu hồi đất mà không thu hồi. Điều này...

Cố đô Huế bước vào vận hội mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của cả nước. Sự kiện trọng đại này mở ra một chương mới cho phát triển của mảnh đất cố đô. Từ ngày 1/1/2025, Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của cả nước. Sự kiện trọng đại này mở ra một chương mới...

TP.HCM khởi công, hoàn thành 13 dự án văn hóa xã hội tiêu biểu dịp 30/4

Dịp 30/4/2025, TP.HCM sẽ có 13 dự án thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội khởi công và hoàn thành. Trong đó có 7 dự án hoàn thành và 6 dự án khởi công mới. TP.HCM khởi công, hoàn thành 13 dự án văn hóa xã hội tiêu biểu dịp 30/4Dịp 30/4/2025, TP.HCM sẽ có 13 dự án thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội khởi công và hoàn thành. Trong đó có 7 dự án hoàn thành...

Cùng chuyên mục

Chung cư, đất nền có dấu hiệu “nóng” sau Tết

(NLĐO) - Thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến sự phục hồi tích cực sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Đà Nẵng khởi động dự án khu công nghiệp hơn 6.200 tỷ đồng

(Dân trí) - Dự án Khu công nghiệp Hòa Ninh (Đà Nẵng) với tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng đã được khởi động. Khi hình thành, khu công nghiệp dự kiến tạo ra hàng chục nghìn việc làm cho lao động địa phương. Ngày 18/2, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức lễ công bố, khởi động dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Ninh tại xã Hòa...

Chính phủ làm rõ tính cấp bách phải bổ sung vốn điều lệ cho VEC

Nếu được tăng vốn, VEC sẽ đủ điều kiện để huy động các nguồn vốn tín dụng để mở rộng các tuyến cao tốc do đơn vị này đang khai thác với nhiều đoạn tuyến đã mãn tải và thực hiện các dự án cao tốc khác trong tương lai. Chính phủ làm rõ tính cấp bách phải bổ sung vốn điều lệ cho VECNếu được tăng vốn, VEC sẽ đủ điều kiện để huy động các nguồn vốn tín...

Chốt đầu tư ‘siêu dự án’ đường sắt Lào Cai – Hà Nội

TPO - Sáng 19/2, Quốc hội đã biểu quyết và thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 203.000 tỷ đồng, suất đầu tư gần 16 triệu USD/km.  TPO - Sáng 19/2, Quốc hội đã biểu quyết và thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường sắt Lào Cai -...

Nghiên cứu hỗ trợ cao hơn cho công nghiệp bán dẫn

Với góp ý của đại biểu Quốc hội rằng, chính sách xây dựng nhà máy chế tạo chip bán dẫn đầu tiên của Việt Nam chưa đủ hấp dẫn, đại diện Chính phủ cho biết sẽ nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện nghị quyết trình Quốc hội thông qua. Với góp ý của đại biểu Quốc hội rằng, chính sách xây dựng nhà máy chế tạo chip bán dẫn đầu tiên của Việt Nam chưa đủ hấp dẫn, đại diện...

Mới nhất

Cuộc gặp Nga – Mỹ ở Riyadh và những bước tiến then chốt

Cuộc gặp đầu tiên giữa Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov kéo dài hơn bốn giờ tại Cung điện Diriyah ở thủ đô Riyadh, Saudi Arabia hôm 18/2 đã đạt được một số kết quả then chốt bước đầu...

Điều tra 3 hành vi vụ tung tin 2 thiếu nữ bị bắt cóc ở Cà Mau

Công an huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) mời làm việc nhiều người liên quan để làm rõ 3 dấu hiệu vi phạm trong vụ đập kính ô tô, tung tin bắt cóc 2 em gái trên địa bàn. Ngày 19/2, liên quan đến vụ tung tin bắt cóc xảy ra trên địa bàn, Công an huyện Cái Nước cho...

Đà Nẵng khởi động dự án khu công nghiệp hơn 6.200 tỷ đồng

(Dân trí) - Dự án Khu công nghiệp Hòa Ninh (Đà Nẵng) với tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng đã được khởi động. Khi hình thành, khu công nghiệp dự kiến tạo ra hàng chục nghìn việc làm cho lao động địa phương. Ngày 18/2, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức lễ công bố, khởi động dự...

Đánh thuế lãi từ tiền gửi tiết kiệm là không phù hợp

Lãi từ tiền gửi tiết kiệm là nguồn thu nhập quan trọng của người dân. Việc đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là không ‘bõ’ và không đáng. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. ...

Vì sao 80 người sống sót trong tai nạn máy bay ở Canada?

Tai nạn trong chuyến bay ở Canada khiến cánh máy bay bị rụng, máy bay lật ngửa. Các chuyên gia đã đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân 80 người đều sống sót. Điều gì tạo nên sự kỳ diệu trong vụ tai nạn máy bay ở Canada? Khi chuyến bay...

Mới nhất