Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBệnh nhân tim mạch có nên tiêm vaccine phòng cúm?

Bệnh nhân tim mạch có nên tiêm vaccine phòng cúm?


Tiêm vaccine cúm, bệnh nhân tim mạch cần lưu ý điều gì?

Trước băn khoăn về việc có nên tiêm vaccine phòng cúm, đặc biệt trong giai đoạn dịch cúm đã tăng như hiện nay của nhiều bệnh nhân tim mạch, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: “Bệnh nhân tim mạch rất nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm, điều này đã được các hội tim mạch uy tín như Hội Tim mạch Mỹ, Hội Tim mạch châu Âu, Hội Tim mạch Việt Nam khuyến cáo rất rõ vaccine cúm giảm 15-45% nguy cơ biến cố tim mạch. Khuyến cáo tiêm cho tất cả bệnh nhân tim mạch, kể cả người suy tim hoặc sau can thiệp mạch vành, bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim.

Bệnh nhân tim mạch có nên tiêm vaccine phòng  cúm?- Ảnh 1.

BS Bệnh viện Bạch Mai thăm khám cho bệnh nhân tim mạch. (Ảnh: B.D).

BS Thu Hoài cho biết thêm, bệnh nhân tim mạch cần khám bác sĩ tim mạch trước khi tiêm để đảm bảo tình trạng tim mạch, huyết áp đang được điều trị ổn định. Lưu ý, không tiêm vaccine nếu huyết áp quá cao hoặc quá thấp hoặc bệnh nhân đang có tình trạng cấp cứu về tim mạch, tình trạng suy tim mất bù. Nên tiêm vaccine dạng bất hoạt để đảm bảo an toàn, tránh vaccine sống giảm độc lực.

Bước vào mùa nồm, nguy cơ tăng dịch cúm

Miền Bắc đang chuyển thời tiết sang giá buốt và theo dự đoán sẽ tiếp tục chuyển biến sang hình thái nồm ẩm. Trong bối cảnh số người mắc cúm mùa ngày càng gia tăng thì yếu tố thời tiết càng là điều kiện thuận lợi để số người mắc bệnh tăng cao, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp…

Theo BS Hoài, cúm mùa có thể làm nặng lên các triệu chứng ở bệnh nhân suy tim và làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân có bệnh nền tim mạch.

Cúm mùa có thể gây sốt, mất nước và tăng nhu cầu oxy khi nhiễm cúm khiến tim phải làm việc nhiều hơn, dễ dẫn đến suy tim cấp mất bù ở bệnh nhân suy tim, tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tim mạch. Thêm nữa bệnh nhân tăng huyết áp hoặc suy tim thường đang được bác sỹ kê đơn các thuốc giãn mạch và lợi tiểu, khi bị cúm bệnh nhân có thể bị mất nước và giãn mạch do sốt do đó cần tham vấn ý kiến bác sỹ tim mạch ngay để điều chỉnh các loại thuốc này.

Cúm mùa cũng có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và đặc biệt là bệnh nhân có bệnh nền tim mạch. Trong một số trường hợp, cúm mùa có thể dẫn đến viêm cơ tim cấp, gây nên rối loạn nhịp tim cấp, suy tim cấp tiến triển rất nhanh, bệnh sẽ nguy hiểm hơn trên nền bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính.

Hơn nữa cúm mùa thường gây phản ứng viêm hệ thống, làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu, điều này sẽ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở bệnh nhân có bệnh tim mạch do xơ vữa.

Trong “mùa” cúm hiện nay, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài khuyến cáo ba vấn đề chính người bệnh cần quan tâm: Chế độ uống thuốc, chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống.

Với chế độ thuốc, bệnh nhân cần duy trì thuốc tim mạch: Uống đúng liều, không tự ý ngưng (kể cả thuốc huyết áp, chống đông, statin). Quan trọng nhất là bệnh nhân cần hiểu mình đang được dùng những loại thuốc gì, tác dụng chính ra sao để theo dõi phù hợp.

1 số loại thuốc hay dùng khi điều trị triệu chứng của cúm như thuốc giảm đau hạ sốt, đặc biệt thuốc nhóm NSAID (ibuprofen..) hay corticoid có thể làm nặng lên triệu chứng suy tim, tăng huyết áp nên cần tham vấn ý kiến bác sỹ tim mạch và bác sỹ truyền nhiễm trước khi dùng.

Cúm có thể gây sốt cao, gây phản ứng giãn mạch mạnh và mất nước do đó nếu bệnh nhân tim mạch đang dùng các thuốc giãn mạch hay lợi tiểu cần chú ý theo dõi sát, cần thông báo cho bác sỹ tim mạch đang quản lý điều trị để có điều chỉnh kịp thời.

Về sinh hoạt, bệnh nhân tim mạch cần tiêm vaccine cúm hàng năm; Phòng lây nhiễm bằng đeo khẩu trang, rửa tay, tránh nơi đông người. Đồng thời nghỉ ngơi khoa học.

Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống, tăng cường miễn dịch bằng việc bổ sung vitamin C (cam, ổi), kẽm (hạt, thịt), tỏi; Giữ cân bằng dịch, uống đủ nước (1.5-2 lít/ngày); và kiểm soát huyết áp qua việc ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, tăng rau xanh và cá.

“Trong trường hợp người bệnh tim mạch mắc cúm, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ truyền nhiễm, tham vấn ý kiến bác sĩ tim mạch đang quản lý điều trị về phác đồ tim mạch đang dùng xem có cẩn điều chỉnh thuốc tim mạch hay không. Tái khám tim mạch ngay nếu có các triệu chứng như nhịp tim nhanh kéo dài, khó thở, đau ngực, phù chân…”, BS Thu Hoài lưu ý.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/benh-nhan-tim-mach-co-nen-tiem-vaccine-phong-cum-192250213160801864.htm

Cùng chủ đề

Hà Nội đảm bảo cung ứng, kiểm soát giá thuốc điều trị bệnh cúm

Đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốc Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir). Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở KCB, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, trung tâm y tế chủ động bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt thuốc điều trị cúm A, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh...

Tài xế bị cúm cần cẩn trọng hơn nếu phải lái xe

Trong bối cảnh các ca cảm lạnh và cúm đang ở mức cao, người dân ở một số nước như Anh hiện được khuyến cáo nên nhận thức tác hại nguy hiểm của vi khuẩn mùa đông đối với việc lái xe. ...

Mỗi năm có gần 200 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Tính đến nay, số người tham gia bảo hiểm y tế đã tăng 13,4 lần so với năm 1995, tương ứng với hơn 94,2% dân số. Tin mới y tế ngày 11/2: Mỗi năm có gần 200 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tếTính đến nay, số người tham gia bảo hiểm y tế đã tăng 13,4 lần so với năm 1995, tương ứng với hơn 94,2% dân số. ...

Kiểm tra, xử phạt vi phạm trong kinh doanh thuốc điều trị cúm

Các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh các thuốc kháng vi rút điều trị cúm mùa, các thuốc điều trị cúm A, đặc biệt là vi phạm các quy định về quản...

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc xem xét, thông qua luật trong một kỳ họp

Nhiều đại biểu đề nghị xem lại việc định hướng các dự án luật, nghị quyết về nguyên tắc sẽ được xem xét, thông qua trong một kỳ họp. Thực tế nhiều dự án luật khi trình Quốc hội vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. ...

Việt Nam rất quan tâm đến quyết định của Hoa Kỳ đối với USAID

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc ngưng các dự án hỗ trợ của USAID, nhất là dự án rà phá bom mìn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa sẽ tác động mạnh mẽ đến an toàn của con người và môi trường tại các khu vực dự án. ...

Lập tổ công tác đặc biệt để giao đủ mặt bằng cao tốc Biên Hòa

Tổ công tác đặc biệt sẽ tham gia triển khai công tác GPMB cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua địa bàn phường Phước Tân để hoàn thành giao trong tháng 3 tới. ...

Tùng Dương, Nguyễn Xuân Son được đề cử ở Giải Cống hiến 2025

Ban Tổ chức vừa chính thức công bố top 5 đề cử tại các hạng mục của Giải Cống hiến lần thứ 19 năm 2025. ...

Hàng vạn người chứng kiến trận đấu nảy lửa của các “ông Cầu” tại Vĩnh Phúc

Sáng 13/2 (16 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hàng vạn người đứng kín sân vận động tại xã Hải Lựu, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) để xem những trận đấu nảy lửa của các "ông Cầu" tại lễ hội chọi trâu Hải Lựu 2025. Lễ hội Chọi trâu Hải Lựu thể hiện tinh thần thượng võ, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, phục vụ nhu cầu văn hóa, tâm linh, cầu mong mưa thuận gió hòa, gia đình...

Bài đọc nhiều

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

Trong thời gian trước và trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, công tác bảo đảm ATTP đã được các cơ quan chức năng tại địa phương triển khai nghiêm túc, từ đó góp phần phục vụ Nhân dân đón Tết cổ truyền trong không khí đầm ấm, vui tươi, lành mạnh và an toàn. Hiện nay đang là thời điểm sôi động của mùa lễ hội Xuân 2025. Nguy cơ mất ATTP và xảy ra sự cố...

Bộ Y tế thông tin mới nhất về virus gây bệnh cúm tại Việt Nam

Trong nước hiện không sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây, với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. ...

Tôi đã chữa khỏi bệnh vảy nến ở Bảo Thanh Đường

Đó là niềm vui sướng của chị Nguyễn Thúy Hằng nhà ở đường Lạc Long Quân, Q.11, TPHCM với nụ cười trên môi khi bước vào cửa phòng khám chị cảm ơn lương y đã điều trị hết bệnh vẩy nến cho chị, chị cho biết: "Nhờ các lương y Bảo Thanh Đường đã đem lại niềm tin và hạnh phúc cho tôi". ...

2.500 người bị nhóm giả danh bác sĩ lừa đảo

2.500 người bị nhóm của Nguyễn Hồng Dương giả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt trung ương gọi điện mời tham gia chương trình 'hồ sơ vàng' để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội vừa ban...

Cùng chuyên mục

Những cách hay cho người huyết áp cao

'Huyết áp cao nếu không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến các biến cố nguy hiểm đến tính mạng như đau tim và đột quỵ'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung...

Hà Nội đảm bảo cung ứng, kiểm soát giá thuốc điều trị bệnh cúm

Đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốc Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir). Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở KCB, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, trung tâm y tế chủ động bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt thuốc điều trị cúm A, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh...

Điều gì xảy ra khi bạn uống nước thì là và nghệ tươi hàng ngày?

Tại sao nên kết hợp thì là và nghệ? Ủ hạt thì là với nghệ tươi hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, tiêu hóa và khả năng miễn dịch, đồng thời giúp giảm cân và tăng cường sức khỏe tổng thể. Thì là và nghệ hỗ trợ giảm cân bằng cách tăng cường trao đổi chất và cải thiện tiêu hóa. Trong khi thì là giúp tăng cường đốt cháy chất béo và giảm đầy hơi, còn...

Dư địa lớn trong khai thác tiềm năng của công nghệ tế bào gốc

Nhờ kết quả nghiên cứu tế bào gốc, ngành y học đang tiến gần đến việc tạo ra liệu pháp điều trị các căn bệnh mà y học từ lâu phải đau đầu. Dư địa lớn trong khai thác tiềm năng của công nghệ tế bào gốcNhờ kết quả nghiên cứu tế bào gốc, ngành y học đang tiến gần đến việc tạo ra liệu pháp điều trị các căn bệnh mà y học từ lâu phải đau đầu. ...

Hàn Quốc chi 4,6 tỉ USD chữa bệnh cho người già

Hàn Quốc chi khoảng 6 nghìn tỉ won (4,6 tỉ USD) để chữa bệnh cho người cao tuổi trong năm 2024, tăng 28% trong vòng 5 năm. Theo tờ Korea Times ngày 13-2, Hàn Quốc đang đối mặt với sự gia tăng đáng kể...

Mới nhất

Hà Nội đảm bảo cung ứng, kiểm soát giá thuốc điều trị bệnh cúm

Đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốc Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir). Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở KCB, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, trung tâm y tế chủ động bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt thuốc...

Đối thoại là giải pháp khả thi duy nhất cho xung đột Nga-Ukraine

Trung Quốc ca ngợi cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, nhấn mạnh tầm quan trọng của một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine.

Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hóa dược

Việt Nam đặt mục tiêu nâng dần tỷ lệ sản xuất và sử dụng nguyên liệu làm thuốc trong nước và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hóa dược. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định 270/QĐ-TTg ngày 13/2/2025 phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung làm Tổ trưởng Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn liên quan...

(MPI) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án vừa ký Quyết định số 17/BCĐ ngày 12/02/2025 thành lập Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo. Theo đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ...

Mới nhất