Trang chủNewsThời sựBộ trưởng, trưởng ngành phải chịu trách nhiệm đến cùng khi xây...

Bộ trưởng, trưởng ngành phải chịu trách nhiệm đến cùng khi xây dựng luật

Góp ý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, bộ trưởng, trưởng ngành phải chịu trách nhiệm đến cùng trong xây dựng luật; không thể giao cho thứ trưởng, vụ trưởng.

Giảm mạnh số chương, điều so với hiện hành

Ngày 12/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Bộ trưởng, trưởng ngành phải chịu trách nhiệm đến cùng khi xây dựng luật- Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được bố cục gồm 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương, 101 điều so với Luật năm 2015).

Số điều giảm đi, rút khỏi luật là những quy định về nghị định, thông tư, thực hiện theo đúng quan điểm mới về xây dựng pháp luật là vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì Quốc hội quy định, còn Chính phủ sẽ ban hành các nghị định, thông tư để chủ động điều hành.

Cùng đó, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, hướng tới là phải tăng cường vai trò của cơ quan trình; cơ quan trình phải chịu trách nhiệm đến cùng.

“Trước đây, cơ quan trình làm 50-60% rồi đưa sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội phải vào cuộc rất vất vả. Có luật, Chủ tịch, Phó chủ tịch Quốc hội phải ngồi 7-8 cuộc.

Tôi đã nhắc nhở trong các cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội rằng bộ trưởng, trưởng ngành phải chịu trách nhiệm đến cùng trong xây dựng luật; không thể giao cho thứ trưởng, vụ trưởng”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội nhất trí bổ sung nghị quyết của Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

Ông đề nghị rà soát kỹ lưỡng quy định nội dung ban hành nghị quyết của Chính phủ tại khoản 2 Điều 4, tránh trùng lặp nội dung khi ban hành nghị định.

Chủ tịch Quốc hội cũng đồng tình định hướng đổi mới quy trình lập pháp theo hướng các dự án luật, nghị quyết về nguyên tắc sẽ xem xét thông qua trong 1 kỳ họp nhưng chỉ quy định chung theo hướng là tại kỳ họp sẽ thảo luận các ý kiến khác nhau.

Bộ trưởng, trưởng ngành phải chịu trách nhiệm đến cùng khi xây dựng luật- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh (Đoàn ĐBQH Cao Bằng) phát biểu thảo luận tại tổ ngày 12/2.

Góp ý tại tổ, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh (Đoàn ĐBQH Cao Bằng) nhất trí cần ban hành hai luật trên nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và tạo sự thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực, hiệu quả, tạo động lực mới cho sự phát triển nganh và bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Trong đó, cần xây dựng luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng chú trọng đến tính bền vững, lâu dài, ổn định của luật, tránh tình trạng liên tục phải sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật.

Đại biểu Lã Thanh Tân (Đoàn Hải Phòng) đồng tình đưa ra khỏi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cấp xã, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, xem xét bổ sung quy định, chế tài về trách nhiệm của các đoàn đại biểu khi tham gia ý kiến về quy trình xây dựng chính sách và soạn thảo luật, qua đó phát huy vai trò của các đại biểu.

Đồng thời, đại biểu cho rằng cần có quy định về tạm dừng, ngưng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật; Cân nhắc bổ sung thành lập ban soạn thảo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Làm rõ khái niệm “tham vấn chính sách” và “lấy/xin ý kiến”

Phát biểu trong phiên thảo luận của tổ 10, đại biểu Hoàng Hữu Chiến – Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang cho biết, so với luật hiện hành, điểm mới của dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) là quy định về tham vấn chính sách. Tuy nhiên, đề nghị cần làm rõ giữa vấn đề “tham vấn chính sách” và vấn đề “lấy/xin ý kiến”.

Theo đại biểu Chiến, nếu không làm rõ hai vấn đề này thì sẽ gây khó khăn cho các cơ quan lấy ý kiến và các cơ quan được tham vấn.

Bộ trưởng, trưởng ngành phải chịu trách nhiệm đến cùng khi xây dựng luật- Ảnh 3.

Đại biểu Hoàng Hữu Chiến – Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang phát biểu tại tổ.

Theo quy định của luật hiện nay, chỉ được tham vấn các cơ quan như Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan ngang bộ đối với chính sách.

Như vậy, muốn tham vấn rộng hơn, mở hơn lại không được. Trong khi đó, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan ngang bộ cũng là đối tượng xin ý kiến. Như vậy là vừa có văn bản xin ý kiến, vừa có văn bản tham vấn chính sách, do đó khó bảo đảm tính độc lập và minh bạch.

Nhấn mạnh “tham vấn” rộng hơn “lấy/xin ý kiến” và “lấy/xin ý kiến” chỉ là một bước trong quy trình xây dựng luật, đại biểu Hoàng Hữu Chiến nêu ví dụ, vấn đề điện hạt nhân có thể tham vấn cả quốc tế, các chuyên gia hàng đầu về hạt nhân… thậm chí tham vấn đối với người dân.

Do đó, đại biểu đề nghị làm rõ khái niệm “tham vấn” trong phần giải thích từ ngữ tại Điều 3 của dự thảo Luật để bảo đảm tính độc lập, minh bạch, giúp ích cho các cơ quan xây dựng chính sách.

Về hình thức tham vấn chính sách, đại biểu Hoàng Hữu Chiến cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nếu chỉ tham vấn bằng hội nghị rất là khó, vì vậy, đề nghị nên mở rộng hơn hình thức tham vấn.

“Chẳng hạn, không phải lúc nào chuyên gia quốc tế cũng có thể đến dự họp để tham vấn chính sách. Trong thời đại công nghệ thông tin, nên linh hoạt hơn về hình thức, phương pháp tham vấn chính sách để đem lại hiệu quả tốt hơn.

Do đó, tại Điều 30 của dự thảo Luật quy định về lấy ý kiến, tham vấn chính sách, nên tách riêng vấn đề lấy ý kiến (gồm quy trình, thủ tục, đối tượng) cũng như vấn đề tham vấn chính sách vì đây là vấn đề mới, đồng thời nghiên cứu thêm về kỹ thuật lập pháp”, đại biểu góp ý.

Cùng quan điểm, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, mục đích, bản chất của tham vấn là tạo sự đồng thuận và quá trình tham vấn chính sách là quá trình liên tục, từ khi phát hiện thực tiễn, hình thành ý định về chính sách, đến khi hoạch định chính sách, bàn và thông qua chính sách, sau đó đưa ra luật về chính sách.

Bộ trưởng, trưởng ngành phải chịu trách nhiệm đến cùng khi xây dựng luật- Ảnh 4.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại tổ.

“Đối tượng tham vấn là cá nhân, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học và cả người dân. Quá trình lấy ý kiến người dân trên các cổng thông tin chính là quá trình tham vấn chính sách”, Phó chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Nhấn mạnh “lấy/xin ý kiến” các cơ quan là một quy trình của lập pháp, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cần phải rành mạch giữa tham vấn và xin ý kiến.

“Lúc nào xin ý kiến, lúc nào thẩm tra thì cần phải làm rõ. Cần phải tách bạch giữa tham vấn, xin ý kiến và quyền thẩm tra. Nếu không tách bạch rành mạch thì sẽ không đúng với bản chất của tham vấn”, Phó chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/bo-truong-truong-nganh-phai-chiu-trach-nhiem-den-cung-khi-xay-dung-luat-192250212143722973.htm

Cùng chủ đề

Bộ máy sau tinh gọn phải tốt hơn bộ máy cũ

Theo Chủ tịch nước Lương Cường, Nghị quyết 18 về tinh gọn tổ chức bộ máy đã được ban hành 8 năm nhưng kết quả thực hiện chưa được như mong muốn. "Nếu tổ chức lại, bộ máy mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn bộ máy cũ", Chủ tịch nước nói. ...

Bổ sung quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đặc biệt

(NLĐO)- Việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ góp phần tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế ...

Đề xuất bổ sung nghị quyết của Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật

Chiều 5/2, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). ...

Công bố 5 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV

NDO - Ngày 8/1, Tổng Thư ký Quốc hội có công văn gửi các cơ quan báo, đài về việc công bố các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.  Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn các nghị quyết. 1. Nghị quyết số 1336/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả miễn nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ...

Khẩn trương xây dựng văn bản liên quan đến Luật Điện lực

Theo Cục Điều tiết điện lực, hiện Bộ Công Thương đang khẩn trương xây dựng các văn bản liên quan đến Luật Điện lực (sửa đổi). Lấy ý kiến đề xuất phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân Tại Họp báo thường kỳ quý IV và gặp mặt báo chí nhân dịp năm mới 2025 của Bộ Công Thương, chiều ngày 7/1, thông tin về điều chỉnh giá bán lẻ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều chính sách giảm giá vé tàu khách Bắc

Đường sắt áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, giảm giá vé tàu khách tuyến Bắc - Nam sau Tết, tùy mác tàu, cung chặng và mua xa ngày đi tàu. ...

Hạ cốt nền mỏ Phước Bình lấy đất phục vụ cao tốc Biên Hòa

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu địa phương triển khai nhanh các thủ tục để sớm có đất phục vụ nhu cầu cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. ...

Hà Nội dự kiến giảm 6 sở và 109 phòng sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, Hà Nội dự kiến giảm 6 sở, 48 phòng cấp sở và 61 phòng khối quận, huyện. ...

Google sử dụng AI xác định độ tuổi người dùng

Từ hôm nay (13/2), Google bắt đầu thử nghiệm sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định xem người dùng có phù hợp với độ tuổi của sản phẩm hay không. ...

Dân mong từng ngày đường trăm tỷ hoàn thành

Tỉnh lộ 345 nối TP Đông Triều (Quảng Ninh) với tỉnh Bắc Giang và tỉnh lộ 327 nối TP Đông Triều với TP Hạ Long vừa được khởi công với tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. ...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Những mốc son lịch sử trên chặng đường 95 năm vẻ vang của Đảng

Kinhtedothi - 95 năm qua (3/2/1930 -3/2/2025), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước đã đi qua những giai đoạn quan trọng trong tiến trình phát triển, tạo lên những mốc son trong lịch sử dân tộc. Cách đây 95 năm, từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, ở  bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông (Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản đã chủ trì hội nghị hợp...
00:02:13

Du lịch – Điện ảnh bắt tay cùng phát triển

Quảng bá du lịch thông qua điện ảnh là điều không mới trên thế giới. Sự kết hợp này thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực về lợi nhuận từ chiếu phim, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia, văn hóa của nhiều đất nước. Ở Việt Nam, đây còn là lĩnh vực khá mới mẻ, tiềm năng nhiều và việc khai thác vẫn đang ở những bước đầu tiên. Do đó, đòi hỏi cần sớm...

79 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Giữ vững lời thề lịch sử

Đội tiêu binh danh dự duyệt đội ngũ qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN) Bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện mạnh mẽ khát vọng của Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc và ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh...

50 năm ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam

Tối 10/6, tại Di tích Lịch sử Quốc gia Trụ sở Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ra mắt Trụ sở (6/6/1973-6/6/2023). Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Trị, các địa phương và hàng ngàn người dân...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư: Sắp xếp, tinh gọn bộ máy để sau đại hội càng không làm được

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, nếu sắp xếp, tinh gọn bộ máy để sau đại hội thì càng không làm được và rất khó khăn, vì vậy "đây là thời cơ vàng". Sáng 13/2, Quốc hội thảo luận tổ về 2 dự án luật: Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên...

Cơ quan chức năng Đắk Nông nói gì về việc nắn đường thành hình chữ U?

(NLĐO) – Cơ quan chức năng Đắk Nông cho rằng việc xây dựng đường hình chữ U là do vướng điểm tụ thủy, không phải để nắn đường vào đất cá nhân nào. ...

Mô hình đa dịch vụ hướng đi mới của báo chí Việt Nam

(NB&CL) Sự phát triển của truyền thông xã hội và công nghệ đã thay đổi cách tiêu thụ tin tức của công chúng. Để tồn tại, báo chí không còn chỉ là nơi đưa tin tức đơn thuần, mà phải trang bị cho mình thêm những giá trị mới, thậm chí phải...

Châu Âu choáng váng với kế hoạch hòa bình của Mỹ về cuộc chiến ở Ukraine

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố các cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc chấm dứt khủng hoảng Ukraine sẽ bắt đầu "ngay lập tức". ...

Chuẩn bị tốt cho Ngày hội đại đoàn kết của người Việt Nam tại Séc

Sáng 13/2, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường đã thân mật tiếp đoàn đại biểu của Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc (Liên hiệp Hội) tới chào thăm UBTƯ MTTQ Việt Nam. ...

Mới nhất

Hơn 1.400 thanh niên Đà Nẵng hào hứng lên đường nhập ngũ

TPO - Sáng 13/2, hàng nghìn thanh niên trên khắp các quận, huyện thành phố Đà Nẵng đã nô nức, hào hứng lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. TPO - Sáng 13/2, hàng nghìn thanh niên trên khắp các quận, huyện thành phố Đà Nẵng đã nô nức, hào hứng lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa...

Thái Lan buộc tiêu hủy 60 tấn loại trái cây “vua” sau khi bị Trung Quốc trả về, Việt Nam cần chuẩn bị gì?

Tổng cục Nông nghiệp Thái Lan đã ra lệnh tiêu hủy 60 tấn sầu riêng nhiễm vàng O, trị giá hơn 12 triệu baht (khoảng 9 tỷ đồng) đã bị Tổng...

Bà nội gần 90 tuổi bịn rịn tiễn cháu trai lên đường nhập ngũ công an

"Cháu là chàng trai sống tình cảm, bà biết cháu sẽ nhớ nhà, nhớ ông bà, cha mẹ… rất nhiều. Nhưng bà tin cháu sẽ cùng đồng đội vượt qua khó khăn, vất vả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với Tổ quốc", bà Thuận (89 tuổi)...

Quy định xe đưa đón học sinh có hiệu lực hơn 1 tháng, thực hiện vẫn rối

Dù các quy định mới về xe đưa đón học sinh đã có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, nhưng đến nay nhiều đơn vị vẫn còn gặp rắc rối khi cố gắng đáp ứng các tiêu chuẩn. ...

Mô hình đa dịch vụ hướng đi mới của báo chí Việt Nam

(NB&CL) Sự phát triển của truyền thông xã hội và công nghệ đã thay đổi cách tiêu thụ tin tức của công chúng. Để tồn tại, báo chí không còn chỉ là...

Mới nhất

Bạn cũ, lợi ích mới