Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLợi ích của việc sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa

Lợi ích của việc sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa

Năm học 2024-2025 kết thúc cũng là thời điểm tất cả các cấp học đều đã được áp dụng sách giáo khoa mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018, qua đó cho thấy nhiều lợi ích từ việc sử dụng nhiều bộ sách.

Giáo viên và học sinh có quyền chọn lựa sách giáo khoa phù hợp

Theo lộ trình thay sách giáo khoa, năm học 2024-2025, học sinh các lớp 5, 9, 12 sẽ sử dụng sách giáo khoa mới, đây cũng là lứa học sinh cuối cùng hoàn thiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Là một trong những trường có sử dụng sách giáo khoa Cánh diều để giảng dạy, thầy Phạm Quốc Toản, Tổ trưởng tổ KHTN Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội nhận xét: “”Nhìn chung bộ sách lớp 12 năm nay rõ ràng, bố cục khá mạch lạc, logic và có sự tương đồng giữa các bộ sách. Bộ mới giúp giáo viên thiết kế bài giảng theo hướng phát triển năng lực học sinh học sinh thuận lợi hơn”.

Lợi ích của việc sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa- Ảnh 1.

Bộ sách giáo khoa Cánh diều với triết lý “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”.

Ths Hà Văn Vụ, giáo viên dạy Văn tại Trường THPT Lê Thánh Tôn, quận 7, TP.HCM, cho biết: Khi có nhiều bộ sách sẽ hạn chế độc quyền in ấn tránh tình trạng tay trong tay ngoài trong xuất bản sách giáo khoa. Giáo viên và học sinh có quyền chọn lựa sách giáo khoa phù hợp để dạy và học. Do có tính cạnh tranh nên chất lượng ngữ liệu, chất lượng sách nói chung phải thật sự tốt không là bị đào thải ngay.

Theo Bộ GDĐT, đây là lần đầu tiên sách giáo khoa được biên soạn theo hình thức xã hội hóa; việc biên soạn, thẩm định sách giáo khoa được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, bài bản. Công tác biên soạn thu hút tổng số 2.656 tác giả, gồm chuyên gia, giảng viên của các trường đại học, của các viện nghiên cứu và lần đầu có đội ngũ giáo viên phổ thông. Thành viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đông đảo với khoảng 1.404 thành viên.

Việc lựa chọn sách giáo khoa được thực hiện theo quy trình chặt chẽ quy định tại các thông tư, tôn trọng và phát huy trí tuệ giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên chủ động lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và điều kiện tổ chức giảng dạy tại địa phương. Quá trình lựa chọn sách giáo khoa giúp các địa phương, các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục năng động hơn, trách nhiệm hơn đối với hoạt động dạy và học tại địa phương, cơ sở giáo dục của mình.

Sử dụng nhiều sách giáo khoa tạo nên sự cạnh tranh, thúc đẩy các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân đổi mới, sáng tạo, qua đó làm cho chất lượng sách giáo khoa ngày càng tốt hơn, giúp hạ giá thành sách giáo khoa. Các nhà xuất bản cũng có các chương trình tặng sách giáo khoa, tặng tủ sách dùng chung giúp giảm bớt khó khăn đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên môn Ngữ văn Chương trình GDPT 2018, Chủ biên và Tổng chủ biên sách Ngữ văn THCS và THPT, bộ Cánh Diều, cho hay: “Tôi là người đã tham gia trực tiếp xây dựng Chương trình và viết sách giáo khoa của 3 lần đổi mới giáo dục. Tôi hiểu rất rõ công việc biên soạn 1 bộ sách giáo khoa vất vả và tốn kém như thế nào”.

Khó khăn, vất vả, tốn kém nhưng đổi lại, giáo viên, học sinh đang được thụ hưởng những bộ sách mới to đẹp, nội dung hay, nhiều hình ảnh.

Phụ huynh hào hứng khi con được học sách mới

Đồng hành cùng con mỗi ngày nên nắm rõ nội dung trong từng quyển sách giáo khoa, chị Nguyễn Nhật Hà, có con đang học lớp 3 ở Hà Nội cho biết: “Con tôi đang học bộ sách Cánh Diều và tôi thấy khá ưng ý với bộ sách này. So với thời tôi học ngày xưa, sách bây giờ đẹp hơn, nội dung đầy đủ hơn, hình ảnh minh họa sinh động, có chú thích. Chất lượng giấy màu cũng tốt giúp các con hứng thú hơn với bài học. Khi dạy con học bằng bộ sách này tôi thấy dễ nhìn, hào hứng hơn. Vì thế việc dạy con học trở nên vui vẻ, mẹ con tương tác với nhau nhiều hơn”.

Chị Lê Thu Huyền, có 2 con đang học lớp 9 và 5 ở Hà Nội cũng chia sẻ: “Tôi ủng hộ việc có nhiều bộ sách để lựa chọn bộ nào phù hợp với học sinh từng trường. Tôi cũng đồng tình việc sách chỉ là tài liệu tham khảo. Học sinh cần phải đọc nhiều hơn, học nhiều kiến thức bên ngoài hơn, thay vì chỉ đọc duy nhất trong sách giáo khoa”.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng mong muốn việc triển khai cách thi, tổ hợp thi, môn thi tốt nghiệp,…. được bài bản, khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên trong quá trình dạy học và ôn tập được hiệu quả, dù là sử dụng bộ sách nào cũng đều mang đến những giá trị tích cực cho cả người dạy và người học.





Nguồn: https://danviet.vn/loi-ich-cua-viec-su-dung-nhieu-bo-sach-giao-khoa-20250212114000174.htm

Cùng chủ đề

Kết nối, động viên tinh thần tân binh chuẩn bị nhập ngũ qua Hội trại tòng quân TP.HCM năm 2025

Ngày 12-2, tất cả các quận huyện và TP Thủ Đức tổ chức Hội trại tòng quân năm 2025, nhằm động viên và kết nối tân binh sẵn sàng lên đường nhập ngũ. Tuổi đôi mươi nô nức tòng quânNgay lúc này, hàng trăm...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình của Chính phủ đối với Đề án bổ sung về phát triển kinh tế

(MPI) - Tại phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào chiều ngày 10/02/2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình của Chính phủ đối với Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực...

Giá vàng lao dốc không phanh, giá USD tăng vùn vụt

Cuối ngày hôm nay, 12-2, giá vàng thế giới bốc hơi thêm 18,5 USD/ounce, rơi về ngưỡng 2.880 USD/ounce, kéo giá vàng trong nước giảm mạnh. Đáng chú ý những ngày gần đây giá USD liên tục tăng. Nếu như ngày 3-2 giá bán USD...

Thủ tướng ủy quyền 3 Bộ, cơ quan thông báo mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 114/TTg-QHĐP ngày 12/2/2025 về việc ủy quyền thông báo mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 của các chương trình mục tiêu quốc gia. Công văn nêu: Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 195/TTr-BKHĐT ngày 8/1/2025 về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 của các chương trình mục tiêu quốc gia cho các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, Thủ tướng...

Mỗi năm có gần 200 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Tính đến nay, số người tham gia bảo hiểm y tế đã tăng 13,4 lần so với năm 1995, tương ứng với hơn 94,2% dân số. Tin mới y tế ngày 11/2: Mỗi năm có gần 200 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tếTính đến nay, số người tham gia bảo hiểm y tế đã tăng 13,4 lần so với năm 1995, tương ứng với hơn 94,2% dân số. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nơi nào không chọn Tiếng Anh?

Thêm nhiều địa phương chốt môn thứ 3 thi vào lớp 10, trong đó Hà giang không chọn tiếng Anh như một số tỉnh, thành khác mà là Lịch sử - Địa lý. ...

hàng trăm điểm trường học bỏ hoang gây lãng phí ở kon tum

Theo Sở GDĐT Kon Tum, toàn tỉnh Kon Tum có 918 điểm trường lẻ, trong năm học 2024-2025 có 717 điểm trường lẻ được sử dụng và 201 điểm trường lẻ không hoạt động. ...

Nông dân Bắc Kạn nuôi cá điêu hồng đặc sản theo chuẩn VietGAP, cá lớn nhanh, lãi ngay trăm triệu

So với các loài khác, cá diêu hồng nuôi ở Bắc Kạn theo tiêu chuẩn VietGAP có nhiều ưu điểm nổi trội như ít bị nhiễm các loại bệnh thường gặp, có thể nuôi thâm canh với mật độ cao 100 con/m3 lồng bè. ...

Phát lộ thành cổ xưa văn hóa Champa tồn tại ở Nam Bộ, rộng 3.000m2 tại một xã Bà Rịa-Vũng Tàu

Di tích Vòng thành Đá trắng đã lộ diện, là một trong số ít di tích thành cổ hiếm hoi còn tồn tại ở Nam Bộ, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Niên đại của di tích vào khoảng thế kỷ XV-XVI, với nhiều đặc điểm mang...

Thứ quả đỏ mọng, cực tốt cho sức khỏe của tỉnh Sơn La chính thức xuất hiện trên chuyến bay của Vietnam Airlines

Những quả dâu tây được canh tác tại Sơn La đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đã được khởi hành, sẵn sàng phục vụ hành khách trên các chuyến bay của Vietnam Airlines. ...

Bài đọc nhiều

Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức dạy thêm học sinh cuối cấp

Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh thành cấp kinh phí cho các trường tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh hoàn cảnh khó khăn, học sinh cuối cấp. Nội dung trên được nêu trong công văn Bộ GD&ĐT gửi đến các địa phương ngày 11/2, về việc tăng cường chỉ đạo giáo dục phổ thông.Theo đó, Bộ đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các trường tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh,...

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

  Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Diễn biến điểm chuẩn các trường công an nhân dân những năm gần đây

Dưới đây là điểm chuẩn của các trường công an nhân dân các năm gần đây:Học viện An ninh Nhân dân:Công tác tuyển sinh vào các trường khối ngành công an năm nay cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2023, phân chia theo khu vực. Các trường giữ nguyên 3 phương thức xét tuyển:Phương thức 1: Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của...

Cùng chuyên mục

Lên danh sách học sinh ôn tập, giáo viên dạy

Sở GD-ĐT Đắk Nông vừa chỉ đạo các đơn vị ngành giáo dục trên địa bàn thực hiện nghiêm các nội dung quy định về dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29; đồng thời lập danh sách học sinh tham gia ôn...

Nơi nào không chọn Tiếng Anh?

Thêm nhiều địa phương chốt môn thứ 3 thi vào lớp 10, trong đó Hà giang không chọn tiếng Anh như một số tỉnh, thành khác mà là Lịch sử - Địa lý. ...

hàng trăm điểm trường học bỏ hoang gây lãng phí ở kon tum

Theo Sở GDĐT Kon Tum, toàn tỉnh Kon Tum có 918 điểm trường lẻ, trong năm học 2024-2025 có 717 điểm trường lẻ được sử dụng và 201 điểm trường lẻ không hoạt động. ...

Nhiều đại học không xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ của Việt Nam

Với ngoại ngữ, nhiều trường đại học chỉ chấp nhận chứng chỉ quốc tế khi xét tuyển. Chứng chỉ VSTEP của Việt Nam không được chấp nhận. Ở phía Nam, Trường đại học Ngân hàng chấp nhận 5 chứng chỉ tiếng Anh để xét...

Người phụ nữ trọn đời đấu tranh vì bình đẳng trong giáo dục

Aki Kurose (11/2/1925 - 24/5/1998) là một giáo viên và nhà hoạt động xã hội người Mỹ gốc Nhật. Bà đã dành cả cuộc đời mình để đấu tranh cho công bằng xã hội, hòa bình và bình...

Mới nhất

Dự báo giá cà phê ngày mai 13/2/2025 tăng mạnh trở lại

Dự báo giá cà phê ngày mai 13/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 13/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 4 giờ 30 phút ngày 12/2/2025 giá cà phê...

Dưới những mái nhà xưa cũ của người Mông

Nếu ai đã từng đặt chân lên các bản làng miền biên viễn xứ Nghệ, thì đều dễ nhận ra nét riêng của những nếp nhà người Mông trên đỉnh núi cao. Nếp nhà ấy, thâm nâu như những phận người nắng mưa dầu dãi; chất chứa bao mặn chát của những cuộc mở đất dựng bản, lập mường…...

Nga gạt phắt ý tưởng mới của Ukraine, Tổng thống Pháp có kế hoạch đến Đông Nam Á, Trung Quốc nhắc nhở Mỹ về...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

để thực hiện phân cấp, phân quyền, cần tăng quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Kinhtedothi -Chiều 12/2, thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, đại biểu Quốc hội kiến nghị, để thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền, cần mạnh dạn tăng quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc...

Mới nhất