Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếThực hư việc cắn móng tay có thể gây mắc bệnh tim...

Thực hư việc cắn móng tay có thể gây mắc bệnh tim mạch

Nguy hiểm với người có bệnh nền về tim

Bác sĩ Trần Bá Lộc, khoa Nội tim mạch – Lão học, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TP.HCM), cho biết có nhiều nguyên nhân đặc biệt có thể dẫn đến thói quen cắn móng tay như:

  • Hình thức giải tỏa căng thẳng khi lo âu, stress, mắc các rối loạn tâm lý như ám ảnh cưỡng chế (OCD)…
  • Trẻ em mọc răng cũng có thể hình thành thói quen cắn móng tay để giảm bớt sự khó chịu khi mọc răng.
  • Bắt chước từ người khác, nhất là trẻ em thường hay bắt chước bạn bè.

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, thói quen cắn móng tay cũng có thể liên quan đến di truyền hoặc mất cân bằng hóa học trong não. Một số người còn có nguy cơ cắn móng tay cao gấp 4 lần nếu họ có tiền sử gia đình mắc chứng cắn móng, đặc biệt là nếu tiền sử này xuất phát từ cả cha và mẹ, theo chuyên trang Health (Mỹ).

cắn móng tay

Nguy cơ cắn móng tay cao gấp 4 lần nếu họ có tiền sử gia đình mắc chứng cắn móng

Chị N.T.T.T (26 tuổi, Bình Dương) chia sẻ với Thanh Niên: “Tôi thường cắn móng tay khi đang làm việc hoặc suy nghĩ 1 vấn đề gì đó phức tạp, điều này là vô thức và lâu dần hình thành thói quen khó bỏ. Có người nói cắn móng tay nhiều dễ bị bệnh tim, nhưng tôi không thấy cơ thể có hại gì nên cũng không để tâm lắm”.

Từ đây, bác sĩ Bá Lộc nêu ý kiến: “Cắn móng tay không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, thói quen này có khả năng gây ra những ảnh hưởng gián tiếp dẫn đến các bệnh tim mạch do vi khuẩn từ móng tay. Chúng có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu, dẫn đến viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng trong van tim). Đặc biệt, nguy cơ này tăng lên khi bệnh nhân có sẵn các bệnh lý tim bẩm sinh như thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch (PDA)…”.

Nhiều tác hại khác và mẹo “cai” cắn móng tay

Ngoài tim mạch, thói quen cắn móng tay có thể gây lây truyền bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, từ đó có thể lan đến những nơi khác gây biến chứng nguy hiểm toàn thân. Bên cạnh đó, nhiễm trùng móng tay (chín mé); viêm khớp ngón tay; hỏng men răng; biến dạng móng gây mất thẩm mỹ… đều là những ảnh hưởng tiêu cực do thói quen này gây nên.

Thêm nữa, cắn móng tay có thể gây tổn thương mô, làm thay đổi diện mạo của móng, dẫn đến các bất thường như đổi màu đen hoặc nâu, vết lõm trên nền móng… Khi cắn móng, vùng da xung quanh các ngón tay dễ bị trầy xước. Điều này tạo ra môi trường mà vi khuẩn có thể dễ dàng lây truyền từ miệng sang ngón tay và ngược lại, có thể dẫn đến nhiễm trùng da hoặc dạ dày, theo Health.

Cắn móng tay cũng có thể ảnh hưởng đến răng và sức khỏe răng miệng nói chung. Các nghiên cứu cho thấy răng có thể bị sứt mẻ và chen chúc do áp lực liên tục khi cắn xuống. Trong một số trường hợp, nướu cũng có thể bị viêm do thói quen này. Từ đó, bác sĩ Bá Lộc đề xuất một số mẹo hữu ích giúp “cai chứng nghiện” cắn móng tay như sau:

Thực hư việc cắn móng tay có thể gây mắc bệnh tim mạch- Ảnh 2.

Sơn, trang trí móng tay có thể giúp hạn chế thói quen cắn móng tay

  • Cắt ngắn móng tay. Đối với nhiều người, việc trang trí bộ móng (làm nail) cũng là cách hiệu quả để ngăn không cắn móng tay.
  • Bôi dầu gió lên ngón tay.
  • Đeo găng tay.
  • Giữ trí não bận rộn để phân tâm khỏi việc cắn móng tay như: Nhai kẹo cao su, ngậm kẹo, hát ngân nga, nói chuyện, chơi thể thao, may vá, vẽ tranh, viết lách…
  • Rửa tay thường xuyên bằng nước sát khuẩn hay xà phòng để ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh khi “lỡ” cắn móng tay.




Nguồn: https://thanhnien.vn/thuc-hu-viec-can-mong-tay-co-the-gay-mac-benh-tim-mach-185250211164002422.htm

Cùng chủ đề

Thói quen sau khi ăn giúp ngăn ngừa đột quỵ

Một thói quen sau khi ăn có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ; 4 cách ăn uống giúp người không tập thể dục giảm cân; Nước tiểu có dầu, là cảnh báo vấn đề sức khỏe gì?... là những thông tin chính về...

Môi biến dạng, chảy dịch sau khi xăm môi thẩm mỹ, cảnh giác biến chứng xăm môi

Một tháng sau khi xăm môi, chị T. phát hiện môi xuất hiện các nốt mụn nước. Chỉ trong hai ngày, tình trạng nhanh chóng trở nên nghiêm trọng với hiện tượng chảy dịch và đóng vảy. Cẩn trọng với biến chứng khi xăm...

12 thói quen của những đứa trẻ là học sinh giỏi

GĐXH - Một đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc phần lớn là do có những thói quen tốt được hình thành từ nhỏ. ...

Phát hiện điều kỳ diệu từ thói quen uống trà xanh ở người lớn tuổi

Là một trong những đồ uống được yêu thích nhất thế giới, trà xanh được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Đặc biệt, nhiều người lớn tuổi có thói quen nhâm nhi trà mỗi ngày. ...

Lần đầu nội soi trên xương mu cứu bé trai tiểu nước đục như nước vo gạo

Bé trai (1 tháng tuổi, ngụ Gia Lai) được người nhà đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 2 thăm khám trong tình trạng nhiễm trùng tiểu cao, nước tiểu đục như nước vo gạo kèm mủ xanh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nếu có học sinh chính khóa học thêm, giáo viên dạy thêm phải làm gì?

Khi Thông tư 29 về dạy thêm học thêm có hiệu lực, nếu tham gia dạy thêm ở các cơ sở ngoài nhà trường mà được phân vào lớp có học sinh chính khóa, thì giáo viên phải làm sao? Đây là điều...

Hô biến áo sơ mi với những bản phối hút mắt

Áo sơ mi trở nên cuốn hút hơn với những cách phối vô cùng đơn giản. Chẳng còn...

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế thông tin mới nhất về virus gây bệnh cúm tại Việt Nam

Trong nước hiện không sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây, với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. ...

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

Trong thời gian trước và trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, công tác bảo đảm ATTP đã được các cơ quan chức năng tại địa phương triển khai nghiêm túc, từ đó góp phần phục vụ Nhân dân đón Tết cổ truyền trong không khí đầm ấm, vui tươi, lành mạnh và an toàn. Hiện nay đang là thời điểm sôi động của mùa lễ hội Xuân 2025. Nguy cơ mất ATTP và xảy ra sự cố...

Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). Tin mới y tế ngày 6/2: Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). ...

2.500 người bị nhóm giả danh bác sĩ lừa đảo

2.500 người bị nhóm của Nguyễn Hồng Dương giả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt trung ương gọi điện mời tham gia chương trình 'hồ sơ vàng' để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội vừa ban...

Cùng chuyên mục

Những lợi ích bất ngờ của sô cô la đen

Sô cô la đen là loại sô cô la chứa hàm lượng cacao cao, giàu khoáng chất và hợp chất thực vật có lợi. Điều này có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như làm giảm nguy cơ bệnh tim và hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. ...

Ninh Bình tăng cường giám sát, điều trị, phòng, chống bệnh cúm mùa

NDO - Trước tình hình cúm mùa đang bùng phát tại một số quốc gia trên thế giới và số ca mắc có xu hướng gia tăng tại các tỉnh, ngành y tế tỉnh Ninh Bình chủ động triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường các hoạt động giám sát tại cộng đồng và cơ sở y tế, đặc biệt là giám sát dựa vào sự kiện nhằm phát hiện sớm trường...

Vi phạm an toàn thực phẩm khi kinh doanh trong khu lễ hội bị xử lý thế nào?

Trong các khu lễ hội, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thường thiếu đầu tư và không đủ nguồn lực để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Vi phạm an toàn thực phẩm khi kinh doanh trong khu lễ hội bị xử lý thế nào?Trong các khu lễ hội, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thường thiếu đầu tư và không đủ nguồn lực để đảm bảo chất lượng dịch vụ. ...

Bị đình chỉ, nhiều thẩm mỹ viện, nha khoa vẫn hoạt động ‘chui’

Bị đình chỉ hoạt động, chưa khắc phục sai phạm nhưng nhiều thẩm mỹ viện, nha khoa tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vẫn ngang nhiên đón khách. "Cần quy định với những dịch vụ thẩm mỹ có xâm lấn (tiêm, phẫu thuật...

Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi

Mục đích của chiến dịch nhằm bảo đảm 95% trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi đang sinh sống trên địa bàn Hà Nội được tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh sởi. Đối tượng được tiêm vaccine sởi trong chiến dịch là trẻ em từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi đang sinh sống trên địa bàn Hà Nội. Phạm vi triển khai là tại 100% xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện,...

Mới nhất

Bộ Chính trị chuẩn y lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị bầu, chuẩn y lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Ngày 23/1/2025, Ban Chấp hành trung ương Đảng đã bầu bổ sung 3 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Khóa XIII gồm các đồng chí: Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương...

Hội nghị phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

(MPI) - Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, chiều ngày 11/02/2025 đã diễn ra Hội nghị phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng chủ trì Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long...

Tái hiện hình ảnh Vua Hùng dạy dân cấy lúa

Ngày 12/2, tại đàn Tịch Điền (phường Minh Nông, TP Việt Trì, Phú Thọ) diễn ra Lễ hội “Vua Hùng dạy dân cấy lúa”. Phú Thọ: Tái hiện hình ảnh Vua Hùng dạy dân cấy lúa ...

Những trường hợp không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh

(Dân trí) - Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024 có điều chỉnh một số quy định về trường hợp không được hưởng BHYT dù đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến. Nguồn: https://dantri.com.vn/an-sinh/nhung-truong-hop-khong-duoc-bhyt-thanh-toan-chi-phi-kham-chua-benh-20250211110013649.htm

Mới nhất