Trang chủNewsThời sựChính phủ trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng 8%...

Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, năm 2025 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, do đó tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài.

Tăng đầu tư công, tập trung nhiều vào dự án giao thông

Sáng 12/2, sau phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội xem xét tờ trình đề án bổ sung về phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình.

Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng và củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2021-2030, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Chỉ tiêu 2021-2025 nào chưa đạt thì phải quyết tâm hoàn thành; chỉ tiêu nào đạt rồi thì phải nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Do đó, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026).

Với kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên năm 2025, tăng trưởng khu vực công nghiệp – xây dựng khoảng 9,5% trở lên (trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7% trở lên); dịch vụ tăng 8,1% trở lên; nông, lâm, thủy sản tăng 3,9% trở lên).

Các khu vực kinh tế tăng trưởng cao hơn khoảng 0,7-1,3% so với năm 2024; công nghiệp – xây dựng, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng.

Quy mô GDP năm 2025 khoảng trên 500 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD.

Trong các động lực tăng trưởng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 174 tỷ USD trở lên, xấp xỉ 33,5% GDP (cao hơn 3 tỷ USD).

Đầu tư công khoảng 36 tỷ USD (tương đương 875 nghìn tỷ đồng, cao hơn khoảng 84,3 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch đã giao năm 2025 là 790,7 nghìn tỷ đồng).

Đầu tư tư nhân khoảng 96 tỷ USD, FDI khoảng 28 tỷ USD, đầu tư khác khoảng 14 tỷ USD.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) năm 2025 tăng khoảng 12% trở lên; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2025 tăng 12% trở lên; thặng dư thương mại khoảng 30 tỷ USD.

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5-5%.

Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên- Ảnh 2.

Các đại biểu lắng nghe báo cáo được trình bày tại hội trường.

Để hiện thực hoá kịch bản này, Chính phủ xác định cần phải có tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế, giải pháp; phân cấp, phân quyền triệt để.

Hoàn thành công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, không để ảnh hưởng đến người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn.

Các vùng động lực, hành lang kinh tế và cực tăng trưởng cần phát huy vai trò dẫn dắt tăng trưởng.

Trong đó, tăng trưởng GRDP của các địa phương năm 2025 tối thiểu ở mức 8-10%, nhất là Hà Nội, TP.HCM, các địa phương tiềm năng, thành phố lớn là đầu tàu, cực tăng trưởng cần phấn đấu mức tăng trưởng cao hơn bình quân chung cả nước; có cơ chế khuyến khích phù hợp đối với các địa phương tăng trưởng cao, có điều tiết về Trung ương.

Đẩy mạnh và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhân lực chất lượng cao để trở thành động lực, nhân tố ngày càng quan trọng thúc đẩy tăng trưởng.

Trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4-4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP.

Trong nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chính phủ xác định phải hoàn thiện thể chế, pháp luật. Ngay trong năm 2025 phải đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng “vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển”, từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; đề cao phương pháp “quản lý theo kết quả”, chuyển mạnh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.

Hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phục vụ triển khai cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước theo hướng tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Ban hành ngay cơ chế, chính sách đủ mạnh, quy định pháp luật cụ thể, minh bạch để khắc phục, xử lý tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong thi hành công vụ, tạo không gian sáng tạo, khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, không vụ lợi.

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc để giám sát thường xuyên, kịp thời uốn nắn, khắc phục, chấn chỉnh ngay các vi phạm, khuyết điểm, không dám chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công.

Trong năm 2025, cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các cảng khu vực Lạch Huyện, đưa vào khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, T2 Nội Bài; khởi công xây dựng bến cảng Liên Chiểu; dành nguồn lực thỏa đáng để tập trung đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án hạ tầng giao thông chiến lược, quan trọng quốc gia.

84,3 nghìn tỷ đồng đầu tư công tăng thêm (dự kiến từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2024) sẽ được sử dụng cho các dự án có khả năng hấp thụ vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Trong đó tập trung rà soát các tuyến đường bộ cao tốc đã được đầu tư phân kỳ đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh, phù hợp với nhu cầu vận tải, hoàn thiện tuyến đường ven biển theo quy hoạch có thể triển khai ngay trong năm 2025.

Triệt để tiết kiệm chi; phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 để bổ sung đầu tư cho tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2025 đạt 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; bổ sung, áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho các dự án quy mô lớn, trọng điểm.

Cùng đó là một loạt giải pháp thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo, thúc đẩy tiêu dùng, thu hút khách du lịch; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, phát triển lực lượng sản xuất mới, tiên tiến…

Điều chỉnh tăng mục tiêu tăng trưởng kinh tế là cần thiết

Ở góc độ thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết Uỷ ban cơ bản thống nhất với mục tiêu, yêu cầu, kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 trong Tờ trình, Báo cáo của Chính phủ.

Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên- Ảnh 3.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra

“Việc trình Quốc hội điều chỉnh tăng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 thể hiện quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2025, góp phần củng cố, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng 2 con số trong thời gian đủ dài, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng”, ông Thanh nói.

Tuy nhiên, Uỷ ban đề nghị tập trung phân tích, đánh giá các điều kiện thực hiện để bảo đảm tính khả thi của Đề án, đặc biệt cần chú trọng các giải pháp bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, an toàn nợ công.

Về chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 – 5%, Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc điều chỉnh chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng là cần thiết nhằm tạo không gian trong điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, lạm phát cơ bản tháng 01/2025 tăng 3,07%, cao hơn bình quân chung năm 2023 (2,71%), cho thấy áp lực lạm phát là đáng kể. Do đó, đề nghị có các giải pháp kiểm soát lạm phát phù hợp với mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.

Về đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về bội chi và nợ công, Ủy ban Kinh tế cho rằng, đề xuất này là cần thiết để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Tuy nhiên, Uỷ ban đề nghị làm rõ kế hoạch sử dụng số bội chi, nợ công tăng thêm trong trường hợp điều chỉnh; sử dụng hiệu quả nguồn lực, thực hiện đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý nợ công; chỉ điều chỉnh khi đã thực hiện hết các giải pháp và bảo đảm an toàn nợ công, khả năng trả nợ, đặc biệt là chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với tổng thu ngân sách.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/chinh-phu-trinh-quoc-hoi-dieu-chinh-muc-tieu-tang-truong-8-tro-len-19225021209190789.htm

Cùng chủ đề

Ngành Ngân hàng phải tiên phong trong thúc đẩy tăng trưởng

(PLVN) - Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi, có tác động đến nhiều chính sách, trong đó có chính sách tiền tệ, sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để bàn và lắng nghe các giải pháp phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng năm 2025. Sẽ có kênh đưa tiền ra...

Trình Chính phủ đầu tư gần 9.300 tỷ đồng nâng cấp 3 tuyến quốc lộ tại ĐBSCL

Việc đầu tư nâng cấp 3 tuyến quốc lộ giúp kết nối khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. ...

Thủ tướng: Các ngân hàng làm ăn có lãi nhưng phải mang lại lợi ích chung cho đất nước

ANTD.VN - Sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Tiến tới xóa bỏ cơ chế phân bổ chỉ tiêu tín dụng Báo cáo tại Hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, năm 2024, NHNN...

Thủ tướng họp với các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu, bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Sáng 10-2, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Người đứng đầu Chính phủ...

Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắtChính phủ ban hành Nghị định số 15/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ máy sau tinh gọn phải tốt hơn bộ máy cũ

Theo Chủ tịch nước Lương Cường, Nghị quyết 18 về tinh gọn tổ chức bộ máy đã được ban hành 8 năm nhưng kết quả thực hiện chưa được như mong muốn. "Nếu tổ chức lại, bộ máy mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn bộ máy cũ", Chủ tịch nước nói. ...

Đông đảo bạn trẻ hào hứng với Lễ hội Xuân hồng

Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương và Hội Thanh niên Vận động...

9 lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng Công an tỉnh Quảng Ninh xin nghỉ hưu trước tuổi

Công an tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức trao quyết định nghỉ hưu cho 9 lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng và tương đương có đơn tình nguyện xin nghỉ trước tuổi để thực hiện sắp xếp, tinh giảm bộ máy. ...

Bộ GTVT kiên quyết loại bỏ dự án kém hiệu quả

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh vừa ký ban hành Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025. ...

Trình Chính phủ đầu tư gần 9.300 tỷ đồng nâng cấp 3 tuyến quốc lộ tại ĐBSCL

Việc đầu tư nâng cấp 3 tuyến quốc lộ giúp kết nối khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. ...

Bài đọc nhiều

Những mốc son lịch sử trên chặng đường 95 năm vẻ vang của Đảng

Kinhtedothi - 95 năm qua (3/2/1930 -3/2/2025), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước đã đi qua những giai đoạn quan trọng trong tiến trình phát triển, tạo lên những mốc son trong lịch sử dân tộc. Cách đây 95 năm, từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, ở  bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông (Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản đã chủ trì hội nghị hợp...

79 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Giữ vững lời thề lịch sử

Đội tiêu binh danh dự duyệt đội ngũ qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN) Bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện mạnh mẽ khát vọng của Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc và ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Tài xế không có bằng lái xe khách

(NLĐO) - Tài xế Phạm Quốc Huy chỉ có bằng lái hạng C, trong khi để điều khiển xe khách từ 10-30 chỗ thì phải có bằng D cũ hoặc giấy phép lái xe hạng D2 mới. ...

Giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm về người Công an cách mạng

Cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm mang tựa đề: "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an cách mạng". Ngày 3/2, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu, phát hành cuốn sách "Tuyệt đối...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2, miền Bắc sẽ có nhiều biến động, với mưa phùn và sương mù kéo dài do ảnh hưởng của áp...

Cùng chuyên mục

thực tiễn có vướng mắc thì phải sửa luật

Kinhtedothi - Ngày 12/2, phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật lần này nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra và đơn giản hóa thủ tục. Phải giải quyết mâu thuẫn mới tiếp tục phát triển Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trong quá trình phát triển sẽ sinh ra mâu thuẫn mới, phải giải quyết mâu...

Chủ tịch nước: Tinh gọn thì bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ

Chủ tịch nước Lương Cường nêu rõ, sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải hiệu lực, hiệu quả; "tổ chức lại, làm gì thì làm nhưng bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ". Sáng 12/2, Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tại tổ TPHCM, Chủ tịch nước Lương Cường chia...

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Nguyễn Doãn Toản là Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội

Kinhtedothi - Sáng 12/2, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã công bố Quyết định số 8167-QĐ/TU về việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội. Theo quyết định, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội. Ban Thường vụ Thành ủy quyết định phân công đồng chí Nguyễn Doãn...

Bộ máy sau tinh gọn phải tốt hơn bộ máy cũ

Theo Chủ tịch nước Lương Cường, Nghị quyết 18 về tinh gọn tổ chức bộ máy đã được ban hành 8 năm nhưng kết quả thực hiện chưa được như mong muốn. "Nếu tổ chức lại, bộ máy mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn bộ máy cũ", Chủ tịch nước nói. ...

Bộ máy mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn bộ máy cũ

(NLĐO) - Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh tinh gọn nhưng hoạt động hiệu lực, hiệu quả; bộ máy mới phải hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn bộ máy cũ ...

Mới nhất

Từ thương mại đến công nghiệp hỗ trợ

Khát vọng thay thế hàng nhập khẩu đã thôi thúc Cát Vạn Lợi vươn mình từ thương mại sang sản xuất cơ điện, góp phần xây dựng nền kinh tế tự chủ, vững mạnh. Bản lĩnh doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên mới Trong kỷ nguyên hội nhập, doanh nhân Việt không ngừng...

Masan MEATLife mang về hơn 21 tỉ đồng doanh thu mỗi ngày

Masan MEATLife và WinCommerce đã mang lại lợi nhuận trong năm 2024, đồng thời là động lực chính giúp thúc đẩy lợi nhuận của tập đoàn trong thời gian tới. ...

Phụ huynh, học sinh cuống cuồng tìm lớp mới

Trước khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày...

Ninh Bình tăng cường giám sát, điều trị, phòng, chống bệnh cúm mùa

NDO - Trước tình hình cúm mùa đang bùng phát tại một số quốc gia trên thế giới và số ca mắc có xu hướng gia tăng tại các tỉnh, ngành y tế tỉnh Ninh Bình chủ động triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường các hoạt động giám sát tại cộng...

thực tiễn có vướng mắc thì phải sửa luật

Kinhtedothi - Ngày 12/2, phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật lần này nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra và đơn giản hóa thủ tục. Phải giải quyết mâu thuẫn mới tiếp tục phát triển Theo Thủ tướng...

Mới nhất