Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa 15 khai mạc sáng nay (12/2) và dự kiến bế mạc vào ngày 19/2 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Trọng tâm của kỳ họp bất thường lần này là phục vụ việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18 của Trung ương.

Theo chương trình, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước; Nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội (trường hợp Luật Tổ chức Quốc hội được Quốc hội quyết định sửa đổi theo hướng không quy định cụ thể tên gọi các cơ quan chuyên môn của Quốc hội như Luật hiện hành).

W-anh dai dien.jpeg
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa 15 khai mạc sáng 12/2 . Ảnh: Phạm Thắng

Quốc cũng sẽ xem xét Nghị quyết của Quốc hội về số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 15 (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 (sửa đổi).

Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Dự thảo nghị quyết của Quốc hội trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp 42 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Bộ Xây dựng; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế; Bộ Dân tộc và Tôn giáo; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ.

Hiện tại Chính phủ có 25 thành viên gồm: Thủ tướng, 5 phó thủ tướng và các bộ trưởng, trưởng ngành.

Dự kiến các cơ quan của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc; Ủy ban Pháp luật và Tư pháp; Ủy ban Kinh tế và Tài chính; Ủy ban Văn hóa và Xã hội; Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Ủy ban Dân nguyện và Giám sát; Ủy ban Công tác đại biểu.

Hiện tại các cơ quan của Quốc hội có Hội đồng Dân tộc và 9 ủy ban gồm Ủy ban Pháp luật; Ủy ban Tư pháp; Ủy ban Kinh tế; Ủy ban Tài chính – Ngân sách; Ủy ban Quốc phòng – An ninh; Ủy ban Văn hóa – Giáo dục; Ủy ban Xã hội; Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường; Ủy ban Đối ngoại.

Quốc hội bàn về dự án, công trình trọng điểm

Ngoài ra, Quốc hội sẽ bàn về nhiều vấn đề quan trọng khác như đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Theo tờ trình của Chính phủ, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026).

Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng – an ninh.

Một số nghị quyết về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị; chủ trương đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận… cũng sẽ được Quốc hội cho ý kiến.

Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng với tuyến chính dài khoảng 390,9km và 3 tuyến nhánh khoảng 27,9km. Dự án đi qua 9 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Hình thức đầu tư dự án là đầu tư công, với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 203.231 tỷ đồng (8,369 tỷ USD).

Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy có 2 tổ máy, sẽ được xây dựng tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Đây là dự án lớn, không chỉ cung cấp nguồn năng lượng lớn mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Mục tiêu hoàn thành dự án trước ngày 31/12/2030, để chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng và 85 năm ngày thành lập nước. 

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030

VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết “Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030” của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thủ tướng sẽ trình Quốc hội cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Thủ tướng sẽ trình Quốc hội cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Tại kỳ họp bất thường của Quốc hội, Thủ tướng sẽ trình Quốc hội tờ trình về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ khóa 15.
Văn phòng Chủ tịch nước giảm 1 vụ và 6/6 phòng

Văn phòng Chủ tịch nước giảm 1 vụ và 6/6 phòng

Văn phòng Chủ tịch nước dự kiến tổ chức bộ máy gồm 6 vụ trực thuộc và không tổ chức cấp phòng trong vụ, tức là giảm 1 vụ và 6/6 đơn vị cấp phòng so với hiện tại.
MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương thành lập 22 tổ chức đảng trực thuộc

MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương thành lập 22 tổ chức đảng trực thuộc

Chiều 11/2, Đảng ủy MTTQ Việt Nam, các đoàn thể Trung ương tổ chức hội nghị công bố các quyết định thành lập đảng bộ, chi bộ trực thuộc.