Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốLý do thật sự khiến Thung lũng Silicon khiếp sợ DeepSeek

Lý do thật sự khiến Thung lũng Silicon khiếp sợ DeepSeek


Khi DeepSeek công bố V3 và R1, truyền thông phương Tây đã gọi đây là “khoảnh khắc Sputnik”. Phòng thí nghiệm AI (trí tuệ nhân tạo) nhỏ bé của Trung Quốc đã thổi bay hàng nghìn tỉ USD vốn hóa của các tập đoàn công nghệ Mỹ chỉ trong một ngày. Thung lũng Silicon đã hỗn loạn trước sự xuất hiện của DeepSeek nhưng họ cũng đang giấu đi nỗi sợ của mình bằng những so sánh được cường điệu hóa.

DeepSeek không phải ‘khoảnh khắc Sputnik’

Khái niệm “khoảnh khắc Sputnik” lần đầu xuất hiện vào ngày 4.10.1957, lúc Liên Xô gây chấn động thế giới khi phóng Sputnik 1, đánh dấu lần đầu tiên nhân loại đưa một vệ tinh vào quỹ đạo. Từ đó “khoảnh khắc Sputnik” trở thành thuật ngữ dùng để chỉ những cột mốc mang tính lịch sử.

Sau đó, khi Neil Armstrong đặt “một bước chân nhỏ bé” lên mặt trăng, cụm từ “bước nhảy vọt của nhân loại” trở nên phổ biến hơn. Đây cũng là khoảnh khắc quan trọng trong Chiến tranh lạnh. The Guardian dẫn một báo cáo mật cho thấy chính nỗi sợ về việc mất đi vị thế dẫn đầu đã thúc đẩy Washington thực hiện các sứ mệnh Apollo, đưa Armstrong và Buzz Aldrin trở thành những con người đầu tiên bước đi trên mặt trăng vào ngày 20.7.1969.

Lý do thật sự khiến Thung lũng Silicon khiếp sợ DeepSeek- Ảnh 1.

Chatbot DeepSeek trên kho ứng dụng của Apple

Nhưng sự xuất hiện của DeepSeek không quá hào nhoáng như vậy. Startup AI này được tài trợ bởi một quỹ đầu tư ở Trung Quốc. Về mặt kỹ thuật, nó không thật sự “thông minh” hơn những mô hình ngôn ngữ lớn đã có trước đó như ChatGPT của OpenAI hay Claude của Anthropic.

AI của DeepSeek cũng dễ bị “ảo giác”, thậm chí đưa ra nhiều nội dung độc hại hơn cả chatbot của phương Tây. Theo NewsGuard, hệ thống xếp hạng các trang web tin tức, chatbot của DeepSeek đưa ra các tuyên bố sai đến 30% và không trả lời 53% câu hỏi.

Nỗi sợ thật sự của các công ty công nghệ

Theo các nhà phân tích, tác động thật sự của DeepSeek không phải công nghệ mà về mô hình kinh tế AI. Đây mới là điều các công ty thật sự khiếp sợ. Dù có nhiều khiếm khuyết so với các mô hình hàng đầu đến từ phương Tây, DeepSeek lại cho thấy bài toán kinh tế đặc biệt hiệu quả. Nền tảng được xây dựng với chi phí nhỏ, tận dụng những phần cứng cũ với giá thấp.

Việc Mỹ cố gắng gia tăng các lệnh cấm vận, hạn chế các công ty công nghệ Trung Quốc tiếp cận nguồn chip và thiết bị tiên tiến lại tạo ra nghịch lý, khiến các nhà nghiên cứu sáng tạo hơn. Kết quả, họ có thể tạo ra những đối trọng với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với Thung lũng Silicon.

Chấn động thế giới AI đầu xuân: DeepSeek là gì, ai đứng sau?

Quan trọng hơn, DeepSeek miễn phí sử dụng và mã nguồn mở. Sự kết hợp giữa chi phí thấp và tính cởi mở có thể giúp “dân chủ hóa AI”, cho phép các nhà khoa học ở khắp nơi đều có thể tham gia cuộc chơi. Điều này khiến các công ty Mỹ mất đi vị thế độc tôn. Thung lũng Silicon càng cố gắng tạo ra nhiều rào cản với đối thủ cạnh tranh, các công ty ở bên kia địa cầu lại làm ngược lại.

DeepSeek xé toạch bức màn bí ẩn AI

Chưa dừng lại ở đó, tác động lớn hơn DeepSeek tạo ra là nó đã xé toạc bức màn bí ẩn quanh AI. Thung lũng Silicon đã dày công tạo dựng hình ảnh AI như một thành tựu quý giá và kỳ diệu. Những lãnh đạo công nghệ hàng đầu như Sam Altman, Elon Musk được ví như người hùng dẫn dắt thế giới bước vào nền văn minh mới. Lời hứa về AGI (trí tuệ nhân tạo tổng quát), những cỗ máy thông minh vượt con người khiến sự cường điệu về AI bị đẩy đi quá xa. Hàng tỉ USD đầu tư được rót vào các công ty khởi nghiệp.

Khi DeepSeek xuất hiện, một câu hỏi mới được đặt ra. Liệu các mô hình AI tốt nhất có thể được tạo ra bằng cách kết hợp sức mạnh tính toán tối ưu hơn, ít gánh nặng về tài chính hơn những gì Thung lũng Silicon đang vẽ ra?

Câu trả lời nằm ở sự cường điệu liên quan đến DeepSeek. Theo The Guardian, nếu mô hình này được sinh ra từ một trường đại học Mỹ, rất có khả năng nó sẽ được ca ngợi không thua kém OpenAI. Nhưng thực tế, trong những tuần qua, phần lớn ồn ào liên quan đến DeepSeek là sự hoảng loạn, hoài nghi và những lo lắng về nguồn gốc của chủ sở hữu.

Trong khi OpenAI cho rằng đối thủ đến từ Trung Quốc đang dùng kỹ thuật “chưng cất” để tạo lợi thế cạnh tranh, chính kỳ lân AI này cũng đang vướng vào các vụ kiện tụng liên quan đến nguồn dữ liệu để đào tạo học máy, nhưng ít được quan tâm hơn.

Theo các chuyên gia, lo ngại liên quan đến quyền riêng tư, kiểm duyệt và giám sát được đặt ra với một mô hình lớn không phải vô lý. Tuy nhiên, đây là thách thức chung của cả ngành công nghệ chứ không riêng những sản phẩm đến từ Trung Quốc.




Nguồn: https://thanhnien.vn/ly-do-that-su-khien-thung-lung-silicon-khiep-so-deepseek-18525021016035614.htm

Cùng chủ đề

Dừng luật cấm hối lộ quan chức nước ngoài, ông Trump muốn ‘cởi trói’ cho doanh nghiệp Mỹ

Ông Trump ra lệnh cho Bộ Tư pháp dừng thực thi luật chống tham nhũng cấm người Mỹ hối lộ các quan chức chính phủ nước ngoài để giành được hợp đồng kinh doanh. Ông Trump khẳng định việc dừng thực thi luật chống...

Từng trúng số 6 triệu đồng, nay người đàn ông ở TP.HCM trúng Vietlott hơn 152 tỉ

Anh N.V.N. - một thuê bao MobiFone đến từ TP.HCM - đã nhận giải Jackpot xổ số tự chọn Mega 6/45 của Vietlott với số tiền hơn 152,6 tỉ đồng. Anh N. chỉ nói với vợ, còn giấu con do con còn nhỏ. ...

Dòng người đổ về đền Trần trước giờ khai ấn

TPO - Trước giờ khai ấn đền Trần năm 2025, hàng nghìn du khách thập phương đã đổ về Nam Định trong ngày 11/2 (ngày 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Sau khi dâng lễ, thành tâm cúng bái, nhiều du khách chọn ở lại trong khuôn viên khu di tích đền Trần và đợi chờ đến thời điểm khai ấn và phát ấn. TPO - Trước giờ khai ấn đền Trần năm 2025, hàng nghìn du...

Đoàn khách Ấn Độ 200 người đến TP.HCM, mở màn cho du lịch MICE năm 2025

200 khách Ấn Độ thuộc Tập đoàn Cryptriva đã đặt chân đến TP.HCM từ ngày 9 đến 12-2, trong chương trình MICE (hội nghị kết hợp du lịch). Đây là đoàn khách mở màn cho du lịch MICE trong năm 2025. ...

Người mắc bệnh tim mạch nên kiểm tra sức khỏe bao lâu một lần?

Bệnh tim mạch nguy hiểm vì nhiều lý do, chủ yếu là ảnh hưởng trực tiếp đến tim và tuần hoàn máu. Hệ quả có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Theo dõi dấu hiệu sức khỏe bất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người mắc bệnh tim mạch nên kiểm tra sức khỏe bao lâu một lần?

Bệnh tim mạch nguy hiểm vì nhiều lý do, chủ yếu là ảnh hưởng trực tiếp đến tim và tuần hoàn máu. Hệ quả có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Theo dõi dấu hiệu sức khỏe bất...

3 triệu chứng kéo dài cảnh báo bệnh gan

Bệnh gan nếu không điều trị có thể dẫn đến suy gan. Nhiều trường hợp mắc bệnh gan nhưng không hay biết, khiến bệnh âm thầm tiến triển. Tuy nhiên, cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu bất thường. ...

Bài đọc nhiều

Quá khứ “bất hảo” của nhân viên được Elon Musk trọng dụng

Edward Coristine từng khoe khoang về việc giữ quyền truy cập máy chủ của công ty cũ. Nay, với tư cách nhân viên dưới trướng Elon Musk, cậu được tiếp cận thông tin nhạy cảm của chính phủ Mỹ.

Apple phát hành iOS 18.3 mới cho iPhone 11

Apple lần đầu tiên phát hành iOS 18l.3 vào thứ hai tuần trước và nhiều khả năng phiên bản mới này sẽ khắc phục lỗi ảnh hưởng đến các mẫu iPhone 11 nên người dùng cần cập nhật bàng cách: Truy cập Cài đặt- Cài đặt chung- Cập nhật phần mềm Được biết, các tính năng chính trong iOS 18.3 liên quan đến Apple Intelligence và bao gồm Visual Intelligence và các thay đổi đối với tóm tắt "thông...

Google phát hành Gemini 2.0, cạnh tranh với AI Trung Quốc

Google phát hành Gemini 2.0, chatbot trí tuệ nhân tạo thế hệ mới với nhiều phiên bản và cập nhật tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ AI trên thị trường.

Tình báo Hàn Quốc cáo buộc DeepSeek thu thập dữ liệu cá nhân “quá mức”

Cơ quan tình báo Hàn Quốc cáo buộc ứng dụng AI DeepSeek của Trung Quốc thu thập dữ liệu cá nhân "quá mức" và sử dụng dữ liệu đầu vào để đào tạo, đồng thời đặt câu hỏi về phản ứng của ứng dụng đối với các câu hỏi liên quan đến vấn đề dân tộc. ...

Cùng chuyên mục

Nghị quyết số 57 như lời hiệu triệu đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt, Nghị quyết số 57 như lời hiệu triệu, là mệnh lệnh đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài.

Mới nhất

Ứng dụng công nghệ hiện đại trong điều trị các bệnh lý phức tạp

Với mục tiêu nâng chất lượng điều trị hiện các cơ sở y tế đặc biệt chú trọng tới việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phức tạp. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong điều trị các bệnh lý phức tạpVới mục tiêu nâng chất lượng điều trị hiện...

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự tài xế ô tô Lexus đánh nam shipper

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối với tài xế ô tô Lexus đánh nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Tối 11/2, đại diện Công an quận Tây Hồ xác nhận, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra...

Giá vàng phá kỷ lục trước nguy cơ chiến tranh thương mại

Giá vàng thế giới tiếp tục tiến về mốc 3.000 USD/ounce, khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn để chuẩn bị cho những thay đổi tiếp theo trong chính sách thương mại của Mỹ. ...

Thường trực Chính phủ gặp mặt doanh nghiệp đầu năm và câu chuyện động lực tăng trưởng

20 doanh nghiệp có mặt trong Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp diễn ra sáng nay (10/2/2025) đều là các doanh nghiệp tư nhân lớn. Thường trực Chính phủ gặp mặt doanh nghiệp đầu năm và câu chuyện động lực tăng trưởng20 doanh nghiệp có mặt trong Hội nghị Thường trực Chính phủ...

Mới nhất