Trang chủNewsKinh tếBà Cự Chân - Tổ nghề dệt kim đất Cự Đà

Bà Cự Chân – Tổ nghề dệt kim đất Cự Đà


Những năm 20 của thế kỷ trước, một nữ thương nhân làng Cự Đà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã can đảm học hỏi, đầu tư để làm chủ công nghệ dệt kim vốn mới mẻ, xa lạ mà người Pháp mang đến, để mở ra một ngành nghề phát đạt…

Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) từ lâu đã được biết đến là một làng quê Bắc bộ có nhiều công trình kiến trúc đẹp như cổng làng, đình chùa, cột cờ và những ngôi nhà cổ kiểu kẻ truyền, xen lẫn nhà hai tầng kiến trúc theo phong cách Đông Dương…

Niềm tự hào của người làng Cự Đà là làng có điện thắp sáng đường làng từ năm 1930, có cột cờ bê tông rất đẹp bên bờ sông Nhuệ từ năm 1929, có hàng lan can chạy dọc bờ sông.

Chắc hẳn phải tự hào về quê hương mình vô cùng, nên thương nhân làng Cự Đà mới đặt tên hiệu buôn của mình bắt đầu bằng từ Cự như: Cự Tiên, Cự Chân, Cự Gioanh, Cự Chung, Cự Hải, Cự Lĩnh, Cự Phát, Cự Hảo, Cự Chí, Cự Ninh, Cự Lập, Cự Hoành, Cự Nguyên, Cự Tấn… Nửa đầu thế kỷ XX, những thương hiệu này nổi tiếng ở Hà Đông, Hà Nội, Sài Gòn, có những thương hiệu ra tận nước ngoài.

Người Cự Đà làm giàu bằng mua ruộng, phát canh thu tô, cho vay lãi, dệt lụa, làm tương, có người làm thầu khoán, có người xây nhà cho thuê, chạy xe chở khách… Từ năm 1924 thì có sự thay đổi, từ đây nhiều người Cự Đà có thêm phương thức làm giàu bằng công nghệ dệt kim kiểu phương Tây. 

Người đầu tiên có sáng kiến về ngành dệt kim là bà Trịnh Thị Chúc. Bà lấy chồng cùng quê là ông Tư Cư (Vũ Văn Cư) nên thường được gọi là bà Tư Cư.

Nghề mới

Trong cuốn “Cự Đà nhân vật chí”, tác giả Vũ Hiệp, là cháu ruột ông Tư Cư, cho biết, năm 1924, khi đó bà Tư Cư 24 tuổi bắt đầu bước chân vào ngành dệt kim. Trước đó vài ba năm, ông bà từ Cự Đà lên Hà Đông thuê nhà ở phố Cửa Dinh buôn bán miến, măng khô, bánh kẹo để mưu sinh. 

 Bà Cự Chân - Tổ nghề dệt kim đất Cự Đà - Ảnh 1.

Quảng cáo áo len kiểu mới của năm, đăng trên Ngày Nay, ngày 9/1/1938. Ảnh: baochi.nlv.gov.vn

Hai cụ thân sinh của bà cũng ở gần đó, cụ ông là Trịnh Văn Mai làm Thư ký ở dinh Tổng đốc, bà buôn bán lặt vặt. Sau đó, bà Tư Cư chuyển sang buôn bán dây gai, nên thường xuyên ra Hà Nội lấy hàng. 

Một hôm đi trên phố Hàng Ngang, bà thấy hiệu dệt Quảng Sinh Long, Hà Quảng Ký của người Hoa có loại áo mới lạ, bà bỏ tiền mua một cái áo để được vào xem máy dệt. Đây là loại máy dệt kim, khác hẳn với khung cửi dệt lụa, bà chưa từng thấy bao giờ. Đứng xem dệt, bà thấy thích thú vô cùng…

Máy dệt hiện đại nhưng thợ dệt lại là người Việt, nên bà lặng lẽ đợi đến lúc nghỉ trưa. Khi những người thợ đi ăn cơm, bà lân la đi theo hỏi thăm, hóa ra họ đều là người làng La Phù, gần Hà Đông. Họ cho biết, máy dệt mua ở nhà Godart phố Tràng Tiền. 

Bà lên ngay Godart và đánh bạo đến bên người thanh niên đứng bán hàng cho hãng và nói: “Cậu ơi, tôi biếu cậu 1 đồng, nhờ cậu làm thông ngôn cho tôi với ông chủ, để tôi hỏi thăm về cái máy dệt kia”. Lúc đó, 1 đồng là khoản tiền rất lớn, gần nửa chỉ vàng, giá máy dệt là 120 đồng.

Trao đổi xong, bà vui quá, về bàn với chồng bán ngay mấy mẫu ruộng hồi môn rồi đặt mua 2 máy. Cuối năm 1925, máy về đến Hà Đông, chuyên viên người Pháp về tận nơi lắp máy và hướng dẫn sử dụng. 

Bà lại ra nhà Quảng Sinh Long, gặp những người thợ, đề nghị trả lương mỗi tháng 4 đồng như nhà Quảng Sinh Long nhưng mời ăn bữa trưa, sau một năm thì lương tăng lên 5 đồng, chưa kể làm ở Hà Đông lại gần nhà, vậy là nhóm thợ lành nghề về làm cho bà. 

Khi đó, vàng 22 đồng/lạng, nên mức lương trả cho thợ rất cao. Hãng Cự Chân ra đời, với những sản phẩm dệt kim đẹp mắt, bán rất chạy.

Ngày nay, ở làng cổ Cự Đà vẫn còn ngôi nhà của gia đình ông bà Cự Chân, có gắn tấm biển đề hai chữ Cự Chân, kèm theo hai chữ Hán lại viết là Cự Trân. Theo chữ quốc ngữ thì Cự Chân là chân thật, thành thật lớn; còn theo chữ Hán lại có nghĩa là vật báu lớn, cả hai nghĩa đều hay. 

 Bà Cự Chân - Tổ nghề dệt kim đất Cự Đà - Ảnh 2.

Biển gắn ở cửa nhà ông bà Cự Chân tại làng Cự Đà

Với một thương nhân thì thành thực từ sản phẩm chất lượng tốt, đến thành thực, gây dựng chữ “tín” với khách hàng, với đối tác là những vật báu phải giữ, có như thế mới khiến doanh nghiệp phát đạt, giàu có.

Độc quyền làm nghề dệt kim

Cụ Trịnh Văn Mai cũng bán một số ruộng để mua 4 máy dệt, đặt thương hiệu là Cự Gioanh. Từ đó, xưởng của cụ Cự Gioanh phát triển mạnh. Một thời gian sau, Cự Chân, Cự Gioanh đặt mua thẳng máy từ bên Pháp chuyển về. 

Năm 1926, cả hai hãng chuyển ra Hà Nội để khuếch trương công nghệ. Cụ Cự Gioanh thuê rồi mua được khu đất 68-70 phố Hàng Quạt của Tổng đốc Nghiêm Xuân Quảng, để làm xưởng dệt. Ngày nay, khu đất này là Trường Tiểu học Nguyễn Du. 

Ông bà Cự Chân ban đầu thuê nhà 101 Hàng Gai, rồi dần dần phát triển không kém gì bố mẹ. Khi đó có sợi bông Nam Định, hai hãng tự nhuộm màu và cải tiến mẫu mã, nếu máy móc hỏng thì cụ Cự Gioanh và ông Cự Chân tự sửa được.

Về sau, con cả của cụ Cự Doanh là ông Trịnh Văn Thực lập gia đình, mở hãng Cự Chung ở số 100 phố Hàng Bông vào năm 1935-1936. Hãng Cự Gioanh giao cho ông Trịnh Văn Căn quản lý cũng phát triển mạnh, có đến mấy chục máy dệt. 

Ông bà Cự Chân cũng chỉ dẫn cho anh em, con cháu trong nhà làm dệt kim. Đầu tiên là hướng dẫn cho ông Ba Tiến, anh trai của ông Tư Cư, mở hiệu bán sản phẩm ở Hải Dương vào năm 1930. Dần dần, các con ông Ba Tiến cũng được giúp đỡ chuyển nghề. 

Thành công hơn cả là ông Cự Hải, ông Cự Chí phát triển xuống Hải Phòng, mở xưởng dệt kim đầu tiên tại thành phố Cảng này.

Trong thập niên 30 đó, dòng họ Trịnh nhà cụ Cự Gioanh và họ Vũ nhà ông Cự Chân độc quyền làm nghề dệt kim ở khắp các tỉnh, thành miền Bắc. Các báo hồi đó như: Phong hóa, Hà Thành ngọ báo, Ngày nay, Loa, Tia sáng đăng rất nhiều quảng cáo mặt hàng dệt kim của các hãng mang hiệu chữ Cự với áo len chui đầu, áo khoác len, bít tất, quần áo bơi…, cho thấy một giai đoạn kinh doanh sôi động của các thương nhân làng Cự Đà.

Năm 1938, hãng Cự Gioanh và hãng Cự Chung nhập máy mới, tinh vi hơn (máy số 12 và 14) dệt các loại hàng mỏng mà thị trường ưa chuộng, nên rất phát đạt. Từ năm 1932 đến 1945, kinh tế thế giới suy thoái, các hãng dệt kim của Pháp ngắc ngoải nên bị hàng của làng Cự Đà đánh bật, chiếm lĩnh được các thị trường thuộc địa của Pháp như: Madagascar, Algerie, Nouvelle Cadedonnie, Reunion. 

Các hãng Cự Gioanh, Cự Chung, Cự Hải, Cự Hiển… đua nhau sản xuất hàng đưa vào Sài Gòn và xuất khẩu đi Viêng Chăn, Phnôm Pênh, Hồng Kông, Singapore. Thời cực thịnh những năm 1930 – 1940, nhà máy của hãng Cự Gioanh có đến 200 công nhân.

Ông Trịnh Văn Ân hiện sinh sống tại Hà Đông (Hà Nội), nhà còn treo biển hiệu Cự Vinh, cho hay, Cự Vinh là thương hiệu của bố mẹ ông. Ông thường nghe bố mẹ kể lại, ban đầu nhà sản xuất tương, buôn bán tơ lụa rồi dệt kim theo trào lưu mà cụ Cự Gioanh khởi xướng. 

Lúc phát đạt, nhà có 15-20 thợ dệt làm quanh năm. Máy dệt kim số 8, số 10 dệt nhiều loại áo len quả tim, bít tất… Thịnh vượng nhất là giai đoạn 1945-1949, gia đình có 4 căn nhà ở Hà Đông và nhà 14 Hàng Quạt, Hà Nội.

Đây thật là thời kỳ hoàng kim của người dân Cự Đà nói riêng, của thương nhân Việt Nam nói chung. Ở châu Âu, từ giữa thế kỷ XIX, bóng đá trở thành môn thể thao được ưa thích, dẫn đến sự ra đời của trang phục thi đấu là áo dệt kim chui đầu dành cho nam giới. 

Đầu những năm 1920, áo dệt kim truyền cảm hứng cho thời trang nữ. Từ đây, áo dệt kim có bước phát triển mới, không chỉ dùng để mặc lót mà còn làm áo mặc ngoài, áo ấm với nhiều kiểu dáng. 

Trong các năm 1920-1930, áo len dệt kim là xu hướng thời trang thịnh hành ở châu Âu. Bà Cự Chân, với sự nhạy bén, đã dám đầu tư vào công nghệ mới này, ghi dấu ấn đặc biệt trên lĩnh vực tơ lụa, vải sợi lúc bấy giờ.

Tháng 2/1959, theo đường lối chính sách hợp doanh của nhà nước, nhà máy sản xuất hàng dệt kim Cự Gioanh đổi thành Xí nghiệp Dệt Cự Doanh và là tiền thân của Công ty cổ phần Dệt Kim Haprosimex Thăng Long sau này. Ông Trịnh Văn Căn vẫn giữ chức Phó giám đốc xí nghiệp cho đến năm 1974 thì nghỉ hưu.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/ba-cu-chan-to-nghe-det-kim-dat-cu-da-20250210144300635.htm

Cùng chủ đề

Hải Phòng – Hành trình bước vào kỷ nguyên mới

Cùng cả nước, Hải Phòng bước qua năm 2024 với nhiều thành tựu đáng tự hào. Hân hoan, phấn khởi, Thành phố đón năm mới 2025 với niềm tin, hy vọng và những dự cảm tốt đẹp để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Cùng cả nước, Hải Phòng bước qua năm 2024 với nhiều thành tựu đáng tự hào. Hân hoan, phấn khởi, Thành phố đón năm mới 2025 với niềm tin,...

Israel ném bom thành phố cảng lịch sử của Lebanon

(CLO) Các cuộc không kích của Israel trên khắp Gaza đã giết chết 42 người vào thứ Tư khi lực lượng Israel tăng cường bao vây các khu vực phía bắc của vùng đất Palestine. Đặc biệt tại Lebanon, Israel đã ném bom dữ dội thành phố cảng lịch sử Tyre....

Hành trình ly kỳ của chữ Quốc ngữ

Khi thực hiện cuốn sách về lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ, TS. Phạm Thị Kiều Ly và hoạ sĩ Tạ Huy Long mong muốn truyền thêm cho người đọc, đặc biệt là các bạn nhỏ tình yêu đối với tiếng Việt - thứ ngôn ngữ đẹp mà chúng ta đang sở hữu.

Hải Phòng dành 2,7 tỷ đồng thưởng học sinh, giáo viên đạt huy chương Olympic

Hải Phòng là một trong ít địa phương có 4 học sinh tham dự ở 4 đội tuyển (Toán, Lý, Sinh, Tin) và đoạt được 5 huy chương, trong đó có 1 huy chương Vàng Quốc tế môn Sinh học. Lễ biểu dương, khen thưởng là sự ghi nhận kịp thời của thành phố, sự quan tâm của ngành giáo dục đối với những thành tích mà thầy và trò đã...

Hải Phòng khát vọng vươn cao

Hải Phòng là thành phố Cảng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam. Đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại và du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ. Là thành phố lớn thứ 3 cả nước, và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia. Hải Phòng luôn khát vọng vươn cao, vươn xa, là một trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Truyền cảm hứng cho nữ sinh theo đuổi STEM

Khi tiếng động cơ máy bay không người lái nổi lên trong lớp, giáo viên môn khoa học Alfina Jackson hướng dẫn học sinh thực hiện các bước cần thiết để bay và đáp thiết bị. ...

Cần có gói tín dụng phát triển nhà ở cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị, các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu, tiếp tục có các gói tín dụng ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người trẻ...

Doanh nghiệp “hiến kế” để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025

Sáng 10/2, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp, nhiều đại diện giới doanh nhân đã đóng góp ý kiến nhằm góp phần xây dựng, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới mà...

Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp tham gia thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn của đất nước trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà...

Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp hàng đầu đất nước

Thường trực Chính phủ sẽ lần lượt có các hội nghị với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, ngân hàng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Một khách hàng trúng giải Jackpot 2 trị giá hơn 4,5 tỷ đồng

Theo đó, ở kỳ quay số mở thưởng lần thứ 1128 của loại hình xổ số Power 6/55 diễn ra vào tối nay đã tìm ra dãy số may mắn là 13 - 16 - 32 - 39 - 49 - 51 và cặp số vàng để so giải Jackpot 2 là 11.Vé trúng Jackpot 2 là tấm vé trùng 5 trên 6 số của giải Jackpot 1 và số còn lại trùng với con số may mắn...

Giá nông sản ngày 5/2/2025: Cà phê giảm sâu, hồ tiêu bật tăng

DNVN - Ngày 5/2/2025, thị trường nông sản chứng kiến sự lao dốc mạnh của giá cà phê sau khi lập đỉnh mới trong phiên trước đó. Trong khi đó, giá hồ tiêu ghi nhận mức tăng đáng kể khoảng 2.000 đồng/kg ngay ngày đầu tiên trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán...

Chính thức chốt giá trị vốn Nhà nước tại Công ty mẹ

Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần ngày 31/3/2016 vừa được chốt là 21.786,3 tỷ đồng. Chính thức chốt giá trị vốn Nhà nước tại Công ty mẹ - ACV là 21.786 tỷ đồngGiá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tại...

Hải Phòng cần cơ chế, động lực đột phá sau thập kỷ tăng trưởng 2 con số

Hải Phòng vừa trải qua năm thứ 10 kinh tế giữ tốc độ tăng trưởng đạt mức 2 con số. Đây là một hành trình bứt tốc đầy thách thức và tự hào không phải địa phương nào cũng làm được. Cần cơ chế đặc thù để duy trì đà tăng trưởng Theo Bí thư Thành ủy TP Hải Phòng Lê Tiến Châu, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 ước đạt 11,01%, đứng thứ 3...

Chứng khoán tuần 10 – 14/2: VN-Index chững nhịp hồi phục tại vùng 1.270

VN-Index giằng co tại 1.275 điểm; Vinamilk dự kiến khởi công nhà máy nghìn tỷ; Lịch trả cổ tức; LPBS công bố nữ lãnh đạo phụ trách hoạt động HĐQT. ...

Cùng chuyên mục

Dự báo giá vàng ngày mai 12/02/2025: Tiếp tục chao đảo

Dự báo giá vàng ngày mai 12/02/2025: Hôm nay giá vàng có thời điểm lập kỷ lục 93 triệu đồng/lượng nhưng tới chiều lại được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý...

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 12/2/2025 tiếp đà tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai 12/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 12/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 12/2/2025 tiếp đà tăng, duy trì ở mức cao. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 11/2/2025 như sau, thị trường tiêu trong...

Dồi dào nguồn cung, ổn định giá hàng hoá sau Tết

Trái ngược với những năm trước đây là hàng hoá thường có xu hướng tăng giá sau Tết, năm nay, thị trường hàng hoá sau Tết dồi dào về nguồn cung, ổn định giá. Nguồn hàng dồi dào, nhiều chương trình khuyến mãi được triển khai Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, hiện tại, tại các siêu thị và các chợ trên địa bàn Hà Nội, tình hình hàng hoá...

Hà Nội thu hồi gần 1.000 m2 đất ở Long Biên do Công ty Him Lam trả lại

UBND TP. Hà Nội đã quyết định thu hồi 986 m2 đất thuộc khu đấu giá phường Thạch Bàn, do Công ty cổ phần Him Lam trả lại. Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 tại quận Long Biên, doanh nghiệp vẫn đang “ấp ủ” nhiều dự án khác tại địa phương. Hà Nội thu hồi gần 1.000 m2 đất ở Long Biên do Công ty Him Lam trả lạiUBND TP. Hà Nội đã quyết định thu hồi 986...

Hóa giải thách thức từ nguy cơ thương chiến thế giới

Xuất khẩu Việt Nam có thể đối mặt với nguy cơ bị tác động mạnh bởi chính sách bảo hộ và thuế quan của Hoa Kỳ, đòi hỏi Việt Nam phải có những giải pháp kịp thời và hiệu quả để ứng phó. Xuất khẩu Việt Nam có thể đối mặt với nguy cơ bị tác động mạnh bởi chính sách bảo hộ và thuế quan của Hoa Kỳ, đòi hỏi Việt Nam phải có những giải pháp kịp thời...

Mới nhất

Ứng dụng công nghệ hiện đại trong điều trị các bệnh lý phức tạp

Với mục tiêu nâng chất lượng điều trị hiện các cơ sở y tế đặc biệt chú trọng tới việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phức tạp. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong điều trị các bệnh lý phức tạpVới mục tiêu nâng chất lượng điều trị hiện...

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự tài xế ô tô Lexus đánh nam shipper

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối với tài xế ô tô Lexus đánh nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Tối 11/2, đại diện Công an quận Tây Hồ xác nhận, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra...

Giá vàng phá kỷ lục trước nguy cơ chiến tranh thương mại

Giá vàng thế giới tiếp tục tiến về mốc 3.000 USD/ounce, khi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn để chuẩn bị cho những thay đổi tiếp theo trong chính sách thương mại của Mỹ. ...

Thường trực Chính phủ gặp mặt doanh nghiệp đầu năm và câu chuyện động lực tăng trưởng

20 doanh nghiệp có mặt trong Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp diễn ra sáng nay (10/2/2025) đều là các doanh nghiệp tư nhân lớn. Thường trực Chính phủ gặp mặt doanh nghiệp đầu năm và câu chuyện động lực tăng trưởng20 doanh nghiệp có mặt trong Hội nghị Thường trực Chính phủ...

Mới nhất