Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcQuản lý dạy thêm, học thêm không chỉ là vấn đề chính...

Quản lý dạy thêm, học thêm không chỉ là vấn đề chính sách

Về những quy định mới của dạy thêm, học thêm, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, việc quản lý dạy thêm, học thêm không chỉ là vấn đề chính sách mà là sự thay đổi nhận thức của xã hội.

Trước thời điểm Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, Thứ trưởng GDĐT Phạm Ngọc Thưởng đã có những trao đổi xung quanh quy định mới này.

Phóng viên: Thông tư 29 đang nhận sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Thứ trưởng thông tin rõ hơn về những điểm mới của thông tư quy định dạy thêm, học thêm này?

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Từ năm 2012 đến 2024, quy định dạy thêm học thêm được thực hiện theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 và Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019 bãi bỏ một số nội dung của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019.

Hoạt động dạy thêm, học thêm là hoạt động phức tạp, phạm vi cả trong và ngoài nhà trường; nhu cầu lớn trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển nên văn bản đã tồn tại được hơn một thập kỷ chưa đủ chế tài quản lý. Ngày 10/1/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 41/TTg-QHĐP giao Bộ GDĐT xây dựng và ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 17 về dạy thêm, học thêm.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và yêu cầu thực tế, Bộ GDĐT đã nghiên cứu và ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm.

thứ trưởng
Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng.

Thông tư được xây dựng với quan điểm quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm, chứ không cấm. Thông tư mới quy định không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng, là những đối tượng thuộc trách nhiệm của nhà trường: Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Các trường phổ thông hiện nay đang áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GDĐT đã quy định cụ thể số tiết/môn, đưa ra các yêu cầu cần đạt với từng môn học vừa sức với học sinh. Bộ GDĐT cũng giao cho các trường quyền tự chủ xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường đảm bảo hiệu quả và thầy cô giáo chú trọng đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu của chương trình là phát triển năng lực học sinh. Như vậy về mặt nguyên tắc, nhà trường, thầy cô thực hiện đúng giờ học theo quy định đã đảm bảo cho học sinh lượng kiến thức và đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình.

Quan điểm của Bộ GDĐT là hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm. Thời gian trong trường phổ thông không chỉ là thời gian hướng học kiến thức mà còn là thời gian để học sinh phát triển toàn diện về nhân cách, lối sống, ý thức trách nhiệm và khả năng hòa nhập với xã hội, rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề.

Học để giỏi hơn, phát triển bản thân hơn là nguyện vọng chính đáng, do đó Bộ GDĐT không cấm, tuy nhiên tổ chức, cá nhân đã dạy thêm phải đăng ký kinh doanh và phải công khai địa điểm, môn học, thời lượng học, kinh phí… và phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời gian làm việc, an toàn, an ninh…

nhận được đánh giá tích cực từ xã hội nhưng trước thời điểm chính thức thực hiện cũng có những lúng túng trong việc triển khai. Thứ trưởng chia sẻ gì về trách nhiệm của các bên trong triển khai thực hiện thông tư này?

– Như tôi đã trao đổi ở trên, việc ban hành Thông tư 29 là để phù hợp với rất nhiều các chính sách, quy định hiện hành và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Cho đến thời điểm này, qua theo dõi dư luận, các quy định của thông tư nhận được sự đồng tình từ xã hội. Như vậy, tổng thể để quản lý một vấn đề “lớn, khó” như dạy thêm, học thêm đã được thể hiện thông qua các quy định của Thông tư 29. Bây giờ là quá trình thực hiện, trong đó “hiểu, làm đúng trách nhiệm của các bên” là yếu tố quyết định để Thông tư 29 thực sự đi vào cuộc sống.

Sau khi ban hành Thông tư 29 và sau Công điện số 10/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục có các văn bản đôn đốc, chỉ đạo tiếp theo để các sở GDĐT tham mưu và ban hành các hướng dẫn thực hiện tại địa phương.

Chúng tôi được biết hiện nhiều sở GDĐT đã ban hành hướng dẫn thực hiện Thông tư 29 và đã tham mưu cho địa phương ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp cho phát triển giáo dục và đào tạo. Bộ GDĐT đề nghị các sở GDĐT tiếp tục quan tâm và sớm ban hành hướng dẫn, tham mưu phù hợp với địa phương.

Với các nhà trường và thầy cô, trách nhiệm của chúng ta là dạy học để học sinh hình thành phẩm chất, năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra. Việc ra đề kiểm tra, đánh giá cũng đảm bảo đúng, đủ với những yêu cầu cần đạt của chương trình. Với những học sinh thực sự còn đang yếu kém, còn đang lúng túng chuẩn bị cho các kỳ thi chuyển cấp, kỳ thi tốt nghiệp THPT thì trách nhiệm của nhà trường, giáo viên là bổ trợ cho các em. Khi chúng ta xác định được trách nhiệm như vậy những vấn đề khác sẽ không còn nặng nề.

Một giờ học của cô và trò Trường Tiểu học Đông Thái (quận Tây Hồ, Hà Nội).
Một giờ học của cô và trò Trường Tiểu học Đông Thái (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Những ngày qua, cũng có những ý kiến cho rằng, không dạy thêm giảm thu nhập của giáo viên. Quan điểm của thứ trưởng thì sao?

– Chúng ta đều biết rằng, có rất nhiều giáo viên như giáo viên mầm non, giáo viên vùng sâu vùng xa, giáo viên nhiều bộ môn…, họ không dạy thêm nhưng vẫn tâm huyết, say sưa với nghề.

Tôi muốn chia sẻ thêm, thời gian qua khi dạy thêm, học thêm xuất hiện một vài yếu tố tiêu cực, không ít thầy cô giáo tốt cũng phải chịu mang tiếng, tổn thương, do đó quy định mới lần này còn là hướng tới “bảo vệ sự tôn nghiêm của nghề giáo”.

Thay đổi, đổi mới bao giờ cũng khó khăn, khó tiếp nhận. Nhưng những gì thông tư quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới là vì một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp.

Do vậy, dù bước đầu khó khăn song tôi mong rằng sẽ có sự đồng lòng, quyết tâm trong triển khai thông tư này. Bộ GDĐT sẽ sát sao cùng địa phương, nhà trường, thầy cô trong quá trình thực hiện.

Đối với lĩnh vực giáo dục nói chung và vấn đề chúng ta đang bàn tới là dạy thêm, học thêm nói riêng, chỉ nỗ lực của ngành Giáo dục là chưa đủ, còn rất cần sự thấu hiểu, vào cuộc, giám sát của phụ huynh và xã hội.

Khi phụ huynh vẫn còn nặng nề về thành tích học tập của con, còn chưa yên tâm chỉ vì con không đi học thêm, còn chưa thấy hết vai trò của giáo dục gia đình ngoài giáo dục nhà trường… thì khi đó dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại ở góc độ tiêu cực. Sự giám sát của xã hội đối với việc thực hiện thông tư quy định dạy thêm, học thêm cũng rất quan trọng để quy định được thực hiện hiệu quả.

Trên thực tế dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật của cả người dạy và người học. Thứ trưởng có thể cho biết, đâu là những giải pháp lâu dài để quản lý việc dạy thêm, học thêm hiệu quả?

– Dạy thêm, học thêm ngoài những đổi mới về quản lý còn cần sự thay đổi trong nhận thức của cả xã hội với vấn đề này. Do vậy cần nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý việc dạy thêm, học thêm hiệu quả.

Bên cạnh việc ban hành thông tư, các quy định cụ thể, cần có giải pháp chuyên môn: Nâng cao năng lực, phương pháp giảng dạy của giáo viên, trách nhiệm của nhà giáo, phát huy năng lực tự học của học sinh.

Đổi mới kiểm tra đánh giá, thi tuyển sinh phải phù hợp với nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; không đánh đố, không ra ngoài nội dung chương trình để đảm bảo học sinh học theo đúng chương trình, không cần học thêm vẫn sẽ vượt qua các kỳ kiểm tra, tuyển sinh.

Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trường học, cần có đủ trường học để đảm bảo công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục của học sinh; tăng số trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày.

Ngoài ra, tăng cường thanh tra, kiểm tra; giải pháp về tuyên truyền, vận động, qua đó nâng cao ý thức tự tôn, tự trọng của giáo viên để nói “không” với dạy thêm không đúng với quy định. Việc quản lý dạy thêm, học thêm không chỉ là vấn đề chính sách mà là sự thay đổi nhận thức của xã hội.

Bên cạnh đó, những chính sách để đảm bảo đời sống cho nhà giáo cũng là giải pháp cho vấn đề này. Thời gian qua, Bộ GDĐT đã có nhiều tham mưu và đang tiếp tục tham mưu về các chính sách cho nhà giáo, trong đó Luật Nhà giáo dự kiến được ban hành trong thời gian tới cũng sẽ mang lại những chính sách tích cực cho nhà giáo.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!



Nguồn: https://daidoanket.vn/thu-truong-bo-gddt-quan-ly-day-them-hoc-them-khong-chi-la-van-de-chinh-sach-10299688.html

Cùng chủ đề

Hà Nội yêu cầu các trường thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội yêu cầu các trường tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung của Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm học thêm. Sở GDĐT Hà Nội vừa...

Tăng cường ôn thi cuối cấp là trách nhiệm của các trường học

TPO - Chiều 11/2, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi UBND các tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông, trong đó yêu cầu, tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp, tuyệt đối không buông lỏng ôn tập cho học sinh yếu kém. TPO - Chiều 11/2, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi UBND các tỉnh về việc tăng cường chỉ...

Bộ GD-ĐT “không cấm” dạy thêm, học thêm

(NLĐO) - Thứ trưởng GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng trao đổi xung quanh quy định mới về dạy thêm ...

Giáo viên trường công có được dạy thêm tại nhà của mình?

Trước khi Thông tư 29 có hiệu lực vào ngày 14.2, hàng loạt giáo viên các trường công lập đã thắc mắc có được dạy thêm tại nhà của mình hay không? ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Một trong bốn dự án Luật quan trọng sẽ được Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 12/2 thảo luận và thông qua là dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật. Phóng viên Báo Đại Đoàn Kết đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng...

Hà Nội yêu cầu các trường thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội yêu cầu các trường tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung của Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm học thêm. Sở GDĐT Hà Nội vừa...

Chuyển giao công nghệ lõi để “xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái”

Chiều 11/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ai làm...

34 cán bộ thuộc diện Thành uỷ quản lý tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi

Chiều 11/2, Thành uỷ Hải Phòng tổ chức hội nghị xem xét, quyết định một số nội dung liên quan đến đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Tại hội nghị, Thành uỷ Hải Phòng nhất trí thông...

Nhiều hoạt động tại Lễ hội áo dài TPHCM năm 2025

Lễ hội Áo dài TPHCM lần thứ 11 năm 2025, diễn ra từ ngày 2 - 9/3 và được tổ chức đồng loạt tại nhiều địa điểm như: Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên Bờ sông Sài Gòn - TP Thủ Đức,... ...

Bài đọc nhiều

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

  Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Diễn biến điểm chuẩn các trường công an nhân dân những năm gần đây

Dưới đây là điểm chuẩn của các trường công an nhân dân các năm gần đây:Học viện An ninh Nhân dân:Công tác tuyển sinh vào các trường khối ngành công an năm nay cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2023, phân chia theo khu vực. Các trường giữ nguyên 3 phương thức xét tuyển:Phương thức 1: Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của...

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Cùng chuyên mục

Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường báo cáo khó khăn khi triển khai quy định mới về dạy, học thêm

TPO - Ngày 11/2, Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục về việc triển khai thực hiện quy định dạy thêm học thêm theo Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT. TPO - Ngày 11/2, Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục về việc triển khai thực hiện quy định dạy thêm học thêm theo Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT. Theo đó,...

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị việc thi, kiểm tra không gây áp lực học thêm cho học sinh

NDO - Ngày 11/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH gửi UBND cấp tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông. Năm học 2024-2025 là năm học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai thực hiện trong toàn bậc học phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 với những thay đổi cơ bản từ chương trình định hướng nội dung sang...

Hà Nội yêu cầu các trường thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội yêu cầu các trường tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung của Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm học thêm. Sở GDĐT Hà Nội vừa...

Đề xuất để học sinh ‘học AI từ lớp 1’, phụ huynh người khoái người không

Trước đề xuất dạy và học AI từ lớp 1, phụ huynh, học sinh nói gì? Mới đây, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT - đã đề xuất ý kiến đưa trí tuệ nhân tạo (AI)...

Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Thông tư 29 dạy thêm, học thêm

Sở GDĐT Hà Nội có văn bản gửi phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT trong công tác quản lý dạy thêm, học thêm. ...

Mới nhất

Lễ hội cầu an của người dân xóm chài miền Tây sông nước

TPO - Ngày 11/2, Lễ hội Miếu bà xóm Chài (phường Hưng Phú, Cái Răng, TP. Cần Thơ) khai mạc, thu hút hàng nghìn người tham gia. Đây là lễ hội truyền thống có từ xa xưa của dân chài lưới với mong muốn cầu an cho quốc thái, dân an, làm ăn may mắn trong năm mới,...

Giá vàng thế giới chứng kiến “cơn cuồng phong”, sẽ tăng tới 3.500 USD/ounce? SJC biến động thất thường

Giá vàng hôm nay 12/2/2024 ghi nhận thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao kỷ lục, tiến gần mốc 3.000 USD/ounce vì thuế quan của ông Trump. Chuyên gia dự báo, giá kim loại quý có thể đạt 3.250 - 3.500 USD/ounce trong thời gian tới.

hoàn thiện phương án sắp xếp các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

Kinhtedothi - Ngày 11/2, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 429/UBND-NC về việc hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Theo đó, phương án sắp xếp gồm: Duy trì 6 phòng và tương đương: (1) Văn phòng HĐND và UBND; (2) Thanh tra; (3) Phòng Tư...

Techcombank trả lương tổng giám đốc người nước ngoài gần 26 tỉ đồng năm 2024

Một số ngân hàng, doanh nghiệp chi thù lao, lương cho cấp quản lý cũng như nhân viên năm 2024 khá "mạnh tay". Đặc biệt, Techcombank trả cho tổng giám đốc người nước ngoài mức thu nhập lên vài chục tỉ một năm. ...

Mới nhất