Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBác sĩ chia sẻ cách giúp phòng cúm trong thời điểm giao...

Bác sĩ chia sẻ cách giúp phòng cúm trong thời điểm giao mùa

Theo y học cổ truyền, để phòng cúm cần giữ ấm cơ thể, ăn thực phẩm ấm nóng, bổ phế, uống trà thảo dược, tăng cường bổ sung vitamin từ trái cây, vận động và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng, phòng cúm.

Thạc sĩ – bác sĩ Ngô Thị Kim Oanh (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3) cho biết, cúm hay còn gọi là cảm mạo, là một bệnh thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Ngoài các biện pháp tăng cường miễn dịch như tiêm ngừa vắc xin đầy đủ, kiểm soát các bệnh lý mạn tính một cách tích cực, y học cổ truyền cũng có nhiều phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả, an toàn, dễ thực hiện, đặc biệt thông qua chế độ dinh dưỡng.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây cúm chủ yếu do ngoại tà (tà khí từ bên ngoài) xâm nhập vào cơ thể, thường là phong hàn hoặc phong nhiệt. Khi chính khí (sức đề kháng của cơ thể) suy yếu, tà khí dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Sử dụng thực phẩm ấm nóng

Ưu tiên các món ăn có tính ấm, giúp tăng cường dương khí, như cháo gừng, súp hành, các loại thịt gia cầm, các loại đậu,…

– Cháo gừng: Gạo tẻ 50g, gừng tươi 10g, hành lá 15g. Gạo vo sạch nấu cháo, khi cháo chín cho gừng thái lát và hành lá vào, nêm gia vị vừa ăn.

– Súp gà: Gà ta 1 con, cà rốt 1 củ, khoai tây 1 củ, hành tây 1 củ. Gà luộc chín, xé thịt, nước luộc gà dùng để nấu súp. Cà rốt, khoai tây thái hạt lựu, hành tây thái nhỏ. Cho tất cả vào nồi nước luộc gà, nêm gia vị vừa ăn.

Tăng cường các thực phẩm bổ phế

Các thực phẩm như lê, táo, hạnh nhân,… có tác dụng bổ phế, giúp tăng cường chức năng hô hấp, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp.

– Lê chưng đường phèn: Lê 1 quả, đường phèn 20g. Lê khoét bỏ hạt, cho đường phèn vào, đem chưng cách thủy khoảng 30 phút.

– Cháo hạnh nhân: Gạo tẻ 50g, hạnh nhân 10g. Gạo vo sạch nấu cháo, khi cháo chín cho hạnh nhân đã xay vào, nêm gia vị vừa ăn.

Tăng cường vitamin

Bổ sung các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C (cam, quýt, bưởi,…) và vitamin nhóm B giúp tăng cường sức đề kháng.

– Sinh tố cam: Cam 2 quả, đường 10g. Cam vắt lấy nước, thêm đường vào, khuấy đều.

– Salad rau củ: Xà lách, cà chua, dưa chuột, cà rốt,… rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều, nêm gia vị vừa ăn.

Bác sĩ chia sẻ cách giúp phòng cúm trong thời điểm giao mùa- Ảnh 1.

Salad từ rau củ giúp bổ sung vitamin, tăng đề kháng

Vận động nghỉ ngơi hợp lý

Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn, vừa sức giúp khí huyết lưu thông, tăng cường sức khỏe tổng thể. Đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức, giữ tinh thần thoải mái.

Ngăn ngừa tà khí xâm nhập để phòng cúm

Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng đầu, cổ, ngực, bụng và chân. Tránh để cơ thể bị lạnh, ẩm ướt. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hoặc khi ở nơi đông người. Tránh tiếp xúc với người đang bị cúm. Hạn chế các loại đồ ăn, đồ uống lạnh, đồ sống… để tránh làm tổn thương tỳ vị, giảm sức đề kháng.

Sử dụng các biện pháp hỗ trợ

Sử dụng các loại lá thảo dược như sả, lá chanh, lá bưởi,… để xông hơi giúp thông thoáng đường hô hấp, giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Uống các loại trà như trà gừng, trà tía tô, trà hoa cúc,… có tác dụng giải cảm, ấm bụng, tăng cường sức đề kháng.

– Trà gừng: Gừng tươi 10g, đường 10g. Gừng thái lát, hãm với nước sôi, thêm đường vào, khuấy đều.

– Trà tía tô: Lá tía tô 10g, đường 10g. Lá tía tô thái nhỏ, hãm với nước sôi, thêm đường vào, khuấy đều.

Bác sĩ chia sẻ cách giúp phòng cúm trong thời điểm giao mùa- Ảnh 2.

Dùng các loại lá thảo dược như sả, lá chanh, lá bưởi,… để xông hơi giúp thông thoáng đường hô hấp, giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi

Ngoài ra, các phương pháp châm cứu, bấm huyệt có thể giúp điều hòa khí huyết, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, cần được thực hiện bởi người có chuyên môn.

“Các biện pháp trên chỉ mang tính chất phòng ngừa và hỗ trợ. Việc kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động đều đặn, nghỉ ngơi đầy đủ và các biện pháp hỗ trợ khác sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Nếu có các triệu chứng của cúm, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc áp dụng các phương pháp y học cổ truyền, cần có sự tư vấn của các thầy thuốc chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả”, bác sĩ Oanh khuyến cáo.




Nguồn: https://thanhnien.vn/bac-si-chia-se-cach-giup-phong-cum-trong-thoi-diem-giao-mua-18525020815400039.htm

Cùng chủ đề

Đừng cứ bệnh gì cũng đổ cho cúm

Không phải cứ nhức đầu, sổ mũi, sốt là bị cúm. Có những triệu chứng bệnh tương tự nhưng không phải cúm. Cách phân biệt các bệnh dễ nhầm lẫn với cúm ra sao? Các trường hợp bị sốt cao, đau đầu, đau nhức...

Bị cúm, khi nào dùng Tamiflu? Những ai không nên dùng thuốc này?

GĐXH – Theo các chuyên gia, Tamiflu không phải là “thần dược” trị cúm. Việc lạm dụng Tamiflu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe như hiện tượng kháng thuốc này ngày càng tăng. ...

Thuốc Tamiflu không phải ‘thần dược trị cúm’ để ‘cứ uống là nhanh khỏi’

Tôi là một bác sĩ và vừa mắc cúm A với triệu chứng vô cùng mệt mỏi mất 4 ngày. Khi thấy tôi mắc cúm, người thân hỏi 'bác sĩ thiếu gì thuốc mà lại không uống Tamiflu, có phải đã khỏi nhanh hơn không?'. ...

Mách bạn bài thuốc cổ truyền hữu hiệu giải cảm cúm, ngạt mũi, đau họng

Những ngày qua, ca mắc cúm gia tăng, nhiều người khổ sở với triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, đau họng… Làm gì để giảm các triệu chứng này, y học cổ truyền đã có nhiều bài thuốc hữu hiệu. Lương y đa khoa...

Cần làm gì khi mắc cúm A?

Hỏi:Gia đình tôi có 2 người mắc cúm A, vậy cần lưu ý gì...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Đua trend trữ bánh chưng, bánh tét sau Tết, chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì?

Sau Tết, nhiều người tìm cách bảo quản và chế biến lại bánh chưng, bánh tét để sử dụng lâu hơn mà vẫn giữ trọn hương vị. Bác sĩ Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng quốc gia, khuyên hạn chế rán bánh vì...

Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). Tin mới y tế ngày 6/2: Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang “nóng”Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong năm 2024, Việt Nam ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, tăng 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca). ...

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

Trong thời gian trước và trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, công tác bảo đảm ATTP đã được các cơ quan chức năng tại địa phương triển khai nghiêm túc, từ đó góp phần phục vụ Nhân dân đón Tết cổ truyền trong không khí đầm ấm, vui tươi, lành mạnh và an toàn. Hiện nay đang là thời điểm sôi động của mùa lễ hội Xuân 2025. Nguy cơ mất ATTP và xảy ra sự cố...

Bộ Y tế thông tin mới nhất về virus gây bệnh cúm tại Việt Nam

Trong nước hiện không sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây, với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. ...

2 món ăn sáng béo gấp 5 lần mỡ lợn, là thủ phạm gây mỡ máu

Thường xuyên ăn 2 món này trong bữa sáng sẽ làm tăng nguy cơ cholesterol cao, có thể gây hẹp hoặc xơ cứng động mạch. ...

Cùng chuyên mục

Người dân Cần Thơ, Trà Vinh đổ xô đi tiêm vaccine cúm mùa

Ngày 11/2, Bác sĩ chuyên khoa II (BSCKII) Huỳnh Minh Trúc - Giám đốc...

Clip người phụ nữ nói mình bị dàn cảnh móc túi trước cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 là dàn dựng

Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), clip người phụ nữ nói mình bị dàn cảnh móc túi trước cổng bệnh viện chỉ là dàn dựng. Ngày 11-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 2...

Hà Nội ghi nhận 114 ca mắc sởi

Cộng dồn năm 2025 đến nay, Hà Nội ghi nhận 327 trường hợp mắc sởi tại 29/30 quận, huyện (trừ huyện Phúc Thọ), tăng so với cùng kỳ năm 2024. Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi: 36 trường hợp dưới 6 tháng (11%); 44 trường hợp 6-8 tháng (13,5%); 35 trường hợp 9 - 11 tháng (10,7%), 64 trường hợp 1 - 5 tuổi (19,6%), 71 trường hợp 6 - 10 tuổi (21,7%), 77 trường hợp trên 10...

Việt Nam sắp có 3 trung tâm xạ trị proton điều trị ung thư, sẽ được bảo hiểm y tế chi trả

Bộ Y tế giao các đơn vị triển khai đề án xây dựng trung tâm xạ trị proton ở 3 bệnh viện lớn tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam là Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế. ...

Loại lá “trường thọ”, dùng vài lá mỗi ngày ngăn ngừa ung thư

  Tăng cường chức năng não bộ Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh có thể cải thiện chức năng não bộ, tăng cường trí nhớ, sự tập trung và khả năng học tập. L-theanine, một axit amin có trong trà xanh, có tác dụng kích thích sóng alpha trong não, giúp thư giãn tinh thần mà không gây buồn ngủ. Caffeine trong trà xanh cũng giúp tăng cường sự tỉnh táo và tập trung. Trà xanh hỗ trợ...

Mới nhất

Cơ sở hạ tầng khí đốt bị tấn công, Ukraine hạn chế sử dụng điện

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết, Kiev ngày 11/2 đã áp đặt các biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế cung cấp điện sau khi Nga triển khai nhiều cuộc tấn công ngay trong đêm và sáng sớm nhằm vào cơ sở hạ tầng khí đốt của quốc gia Đông Âu.

Vào mùa ‘đếm lá thu tiền’, nông dân thu tiền triệu mỗi ngày

TPO - Sau Tết, đặc biệt là dịp Rằm tháng Giêng, người trồng trầu không tại Nghệ An tất bật hái lá để phục vụ nhu cầu thờ cúng của người dân, thu tiền triệu mỗi ngày. 11/02/2025 | 13:32 ...

Nam shipper bị hành hung: Gia cảnh khó khăn, 2 vợ chồng mới đến Hà Nội làm thuê

Chị Nguyễn Thị L. (vợ của nam shipper bị hành hung) cho biết, do có gia cảnh khó khăn nên hai vợ chồng mới đến Hà Nội để làm thuê được hơn 1 năm thì xảy ra vụ việc chồng bị hành hung. Chiều 11/2, bên hành lang bệnh viện, chị Nguyễn Thị L. (vợ của nam shipper bị hành...

‘Đại gia’ ngân hàng kiến nghị bổ sung vốn điều lệ hằng năm tối thiểu 10.000 tỷ

Tổng giám đốc Agribank kiến nghị có cơ chế riêng cho các ngân hàng thương mại vốn Nhà nước, trong đó xem xét cấp bổ sung vốn điều lệ của Agribank, tối thiểu là 10.000 tỷ đồng/năm, bắt đầu từ năm 2025. Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại nhằm tăng tốc,...

Mới nhất