Trang chủKinh tếNông nghiệpLàm giàu khác người, ông nông dân Tiền Giang nhặt lá khóm...

Làm giàu khác người, ông nông dân Tiền Giang nhặt lá khóm vứt đi biến thành tơ sợi, kiếm bộn tiền

Với khát vọng lập thân, lập nghiệp cùng mong muốn làm được điều có ích cho quê hương, anh Nguyễn Ngọc Quyền, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) đã nghiên cứu sản xuất tơ sợi từ lá khóm (lá dứa gai). Việc sản xuất tơ sợi từ lá khóm cho thấy nhiều triển vọng, biến thứ tưởng bỏ đi thành sản phẩm có giá trị.

Khởi nghiệp từ thứ bỏ đi là lá khóm (lá cây dứa gai)

Khóm là một trong những loại cây ăn trái chiếm diện tích lớn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Hiện diện tích khóm của toàn tỉnh có khoảng 15.000ha, chủ yếu tập trung tại huyện Tân Phước. 

Năm 2022, sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc, anh Quyền rời TP. Hồ Chí Minh trở về quê với trăn trở phải tìm kiếm mô hình khởi nghiệp phù hợp và gắn liền với địa phương. Trong một lần tình cờ đến nhà bạn ở huyện Tân Phước để chơi, anh Quyền nhìn thấy sau khi thu hoạch trái, lá khóm đều bị nông dân bỏ đi. Đây là nguồn tài nguyên rất lớn nhưng đang bị lãng phí.

Anh Quyền chia sẻ: “Thông thường nông dân sẽ đốt bỏ hoặc thuê máy cắt nhỏ lá khóm rải lại đất để làm phân. Tuy nhiên, quá trình phân hủy này rất lâu và nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Khi nhìn thấy điều này, tôi nhớ lại câu chuyện bà ngoại từng kể là trong thời kỳ kháng chiến. Do thiếu thốn nên bà ngoại phải dùng miễn sành cạo lá khóm để lấy sợi rồi se thành chỉ may vá đồ cho bộ đội. Từ đây, một dự định về việc tạo ra sản phẩm có ích từ lá khóm ấp ủ trong tôi”.

Qua tìm hiểu, anh Quyền biết đến Công ty Cổ phần Nghiên cứu sản xuất và phát triển sợi Eco đã sản xuất ra máy đánh tơ sợi từ lá khóm. 

Sau thời gian nghiên cứu và tham quan thực tế mô hình, anh Quyền quyết định thành lập Công ty TNHH MTV Bạch Chấn Phi và đầu tư thử nghiệm 2 máy đánh sợi dạng nhỏ để sản xuất tơ sợi từ lá khóm. Chiếc máy này công suất chỉ có khoảng 2,5kg thành phẩm/ngày. 

Làm giàu khác người, ông nông dân Tiền Giang nhặt thứ lá này biến thành sợi bán kiếm bộn tiền - Ảnh 1.

Dự án “Sản xuất tơ sợi từ lá khóm” của anh Quyền đạt giải Đặc biệt tại Bảng tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tại Cuộc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Tiền Giang” năm 2024.

Sau một thời gian thử nghiệm, nhận thấy triển vọng nên công ty đã liên kết với một doanh nghiệp khác để đầu tư dây chuyền sản xuất từ đánh sợi tơ khóm đến bông hóa. Theo đó, tơ sợi khóm sẽ được sản xuất dưới dạng thô sau đó sẽ qua quy trình bông hóa để kéo thành sợi phục vụ sản xuất vải.

Anh Quyền cho biết: “Ước tính, 1 ha khóm sẽ thu hoạch được khoảng 10 tấn lá. Sau khi lá khóm được mang về sẽ đưa vào máy đánh sợi. Kế đến, tơ sợi sẽ được mang đi rửa sơ để bớt bụi bẩn và đem đi phơi. Trung bình 60kg lá tươi mới sản xuất được 1kg tơ sợi khóm thành phẩm. 

Hiện doanh nghiệp chỉ sản xuất sợi thô để cung cấp cho các nhà máy. Công ty đã đầu tư máy đánh sợi với công suất khoảng 2 tấn lá khóm/ngày. Trung bình mỗi ngày sản xuất ra khoảng 15kg tơ sợi khóm. Tơ sợi thô được bán cho các nhà máy với giá 175.000 đồng/kg”.

Định hướng lớn về sản xuất, kinh doanh quanh lá khóm

Thực tế cho thấy, quá trình khởi nghiệp với tơ sợi khóm của anh Quyền cũng không phải là một hành trình suôn sẻ. Theo anh Quyền, hiện biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp tương đối thấp. 

Nguyên nhân là do chi phí nhân công thu hoạch lá khóm khá cao, chiếm khoảng 80% chi phí đầu vào. Chưa kể, hiện nguồn lao động ở khu vực nông thôn cũng đang rất khan hiếm. 

“Công lao động trong sản xuất tơ sợi rất ít, chỉ cần 3 lao động là có thể vận hành các công đoạn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất vẫn là chi phí nhân công thu hoạch lá khóm cao nên công ty chưa thể mở rộng quy mô sản xuất. Tơ sợi khóm rất bền, chắc nên nhu cầu của thị trường rất cao, nhưng doanh nghiệp chưa thể đáp ứng. 

Hiện công ty đang nghiên cứu sản xuất một thiết bị chuyên thu hoạch lá khóm nhằm giảm chi phí đầu vào. Từ đó tiến tới việc mở rộng quy mô sản xuất để cung ứng cho các đối tác” – anh Quyền chia sẻ.

Làm giàu khác người, ông nông dân Tiền Giang nhặt thứ lá này biến thành sợi bán kiếm bộn tiền - Ảnh 2.

Mô hình khởi nghiệp tận dụng lá khóm (lá dứa gai) chế biến thành tơ, sợi bán cho các nhà máy của anh Quyền, nông dân xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) mang lại nhiều triển vọng.

Theo anh Quyền, trong khoảng 3 năm tới đây, công ty sẽ tập trung phát triển sản xuất tơ sợi từ lá khóm. Khi ổn định, công ty sẽ đầu tư nhà máy tại huyện Tân Phước để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh với quy mô khoảng 10 tấn thành phẩm/tháng. 

Để sản xuất được sản lượng này, công ty cần phải đầu tư từ 10 – 20 máy đánh sợi, chi phí dự kiến khoảng 5 tỷ đồng. Hiện nay, nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm tơ sợi khóm rất cao. Đây cũng là xu hướng của thế giới, bởi sản phẩm từ tơ sợi khóm rất thân thiện với môi trường. 

Đặc biệt là giải quyết “bài toán” về nguồn phế phẩm, đảm bảo môi trường. Về dài hạn, công ty định hướng sẽ đầu tư điểm du lịch sinh thái gắn với tham quan học tập mô hình sản xuất tơ sợi từ lá khóm.

Ngoài sản phẩm chủ lực là tơ sợi khóm, anh Quyền còn đang phối hợp với Trường Đại học Tiền Giang thực hiện đề tài nghiên cứu cấp cơ sở để sản xuất phân vi sinh từ vỏ lá khóm sau khi tách tơ sợi. 

Hiện đề tài đã được phê duyệt. Sắp tới đây, công ty sẽ phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh để nghiên cứu sản xuất gỗ nhẹ từ phần vỏ lá khóm sau khi tách tơ sợi. 

Đối với phần nước thải trong quá trình rửa tơ sợi, công ty đang phối hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam nghiên cứu thêm vi sinh vào để tạo thành nước phân bón cho cây trồng.

Trên thực tế, anh Quyền đã thu về những thành công bước đầu trong việc biến một loại vật liệu tưởng chừng như vô giá trị thành những tơ sợi vải bền vững, mang lại cuộc cách mạng lớn cho ngành công nghiệp thời trang. Đặc biệt là góp phần giải quyết nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp.

Với những kết quả tích cực và đầy triển vọng trên, vừa qua, Dự án “Sản xuất tơ sợi từ lá khóm” của anh Quyền đã đoạt giải Đặc biệt tại Bảng tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tại Cuộc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Tiền Giang” năm 2024.





Nguồn: https://danviet.vn/lam-giau-khac-nguoi-ong-nong-dan-tien-giang-nhat-la-khom-vut-di-bien-thanh-to-soi-kiem-bon-tien-2025021013132865.htm

Cùng chủ đề

Ngành lúa gạo cần sớm tính phương án kinh doanh phù hợp

Trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều biến động, đòi hỏi ngành lúa gạo Việt Nam cần sớm tính các phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp ngay từ đầu năm 2025. Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam Theo Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Bộ Tài chính phục vụ họp Ban chỉ đạo điều hành giá quý I/2025 cho...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/2: Lúa tươi tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động, thị trường lượng ít, gạo tương đối ổn định, một số mặt hàng lúa nhích nhẹ. Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều. Giá gạo tương đối bình ổn, một số mặt hàng lúa nhích nhẹ so với hôm qua. ...

Lấy ý kiến Nhân dân về việc đề nghị tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba

Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam lấy ý kiến Nhân dân về việc đề nghị tặng thưởng “Huân chương Độc lập hạng Ba” đối với Hội Người cao tuổi Việt Nam. Căn cứ khoản 2, Điều 46 Nghị định...

Phiên tòa luận tội sắp kết thúc, số phận Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ ra sao?

Phiên tòa luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol do Tòa án Hiến pháp nước này tiến hành đang bước vào giai đoạn cuối.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sóng dữ, triều cường “ngoạm” đất phá kè vừa xây dựng trị giá 85 tỷ, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn

Ước tính khoảng 40m ở đoạn gần cuối phía Nam công trình kè chống sạt lở bờ biển Phổ Trường, xã An Phú, TP.Quảng Ngãi đã bị triều cường, sóng lớn xâm thực và đánh sạt. ...

Khu rừng Kon Ka Linh ở Gia Lai rộng 42.000ha, la liệt cây cổ thụ, gỗ quý, động vật hoang dã sách Đỏ

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích gần 42.000ha, trong đó, vùng đệm rộng hơn 15.000 ha với 18 thôn, làng trên địa bàn 7 xã thuộc các huyện: Mang Yang, Đak Đoa, Kbang của tỉnh Gia Lai. VQG Kon Ka Linh thực hiện hiệu quả việc bảo tồn...

Một thung lũng ở Đắk Lắk có làng triệu phú người Nùng Cao Bằng, cả làng giàu có nhờ trồng cây gì?

Nằm giữa thung sâu, bao quanh đồi núi bạt ngàn, những ngôi nhà sàn truyền thống khang trang đỏ tươi màu ngói của người Nùng An (dân tộc Nùng) ở làng Quảng Hòa (thôn Tam Điền, xã Ea Tam, huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) là minh chứng rõ nhất cho...

Nông dân Hà Tĩnh trồng giống ổi theo tiêu chuẩn VietGAP quả thơm ngon, được chứng nhận sản phẩm OCOP

Những vườn ổi trĩu quả của HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Sơn Tiến, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) do anh Nguyễn Duy Sinh làm Giám đốc được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP cho cây khỏe, quả ngon, ai ăn một lần đều muốn đặt hàng...

Trồng cây sả tốt um ngoài đồng mênh mông, dân một huyện của Tiền Giang hễ nhổ lên là bán hết veo

Ông Bùi Thái Sơn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, nhằm ứng phó hạn mặn, nông dân địa phương chuyển đổi 3.780 ha đất trồng lúa một vụ bấp bênh sang trồng sả, hình thành vùng chuyên canh sả lớn nhất...

Bài đọc nhiều

Ở độ cao 800m so với mực nước biển, làng Bình Định này hoa gì đang rộ mà người ta khéo lên xem?

Vĩnh Sơn là một xã vùng cao của huyện Vĩnh Thạnh, ở độ cao khoảng 800m so với mực nước biển, có khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với núi rừng hùng vĩ, sông, suối, thác nước còn nguyên sơ. Đặc biệt, người dân nơi đây trồng...

Một người dân Quảng Trị câu được con cá chình dài tới 1,2m, nặng 14kg

2 ngày nay, cư dân mạng tỉnh Quảng Trị chú ý đến một con cá chình “khủng” được một chủ cửa hàng mua từ người đi câu. ...

Festival nghề muối Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Bạc Liêu

Sáng 10/2, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp báo thông tin về Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”. ...

Đặc sản của làng cổ này ở Bắc Ninh là loại đậu phụ bị gù, cắn một miếng mát tan cả đầu lưỡi

Nhờ đầu tư về máy móc để cải tiến năng suất, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, các hộ làm đậu phụ ở Trà Lâm đang có thu nhập tốt và duy trì nghề truyền thống qua nhiều thế hệ. Theo những người cao niên...

Anh phóng viên trồng lúa “ngon nhất thế giới” tại Lâm Đồng, bán giá 40.000 đồng/kg

Nhờ trồng lúa ST25 tại xã Quảng Ngãi (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) theo hướng hữu cơ, anh Võ Thanh Tùng đã nhận được kết quả khả quan khi lúa cho năng suất, chất lượng tốt, giá bán cao. ...

Cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Nông dân phấn khởi đón nhận giống nho ngón tay đen

Những ngày đầu năm 2025, nông dân tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ phấn khởi đón nhận giống nho mới có tên NH 04 - 102. Đây là giống nho mới không hạt, được bà con nông dân và người tiêu dùng thường gọi nho “ngón tay đen”. Giống nho mới NH 04 - 102 chất lượng cao chính thức được phép canh tác đại trà mở ra triển vọng mới cho...

Sóng dữ, triều cường “ngoạm” đất phá kè vừa xây dựng trị giá 85 tỷ, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn

Ước tính khoảng 40m ở đoạn gần cuối phía Nam công trình kè chống sạt lở bờ biển Phổ Trường, xã An Phú, TP.Quảng Ngãi đã bị triều cường, sóng lớn xâm thực và đánh sạt. ...

Khu rừng Kon Ka Linh ở Gia Lai rộng 42.000ha, la liệt cây cổ thụ, gỗ quý, động vật hoang dã sách Đỏ

Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích gần 42.000ha, trong đó, vùng đệm rộng hơn 15.000 ha với 18 thôn, làng trên địa bàn 7 xã thuộc các huyện: Mang Yang, Đak Đoa, Kbang của tỉnh Gia Lai. VQG Kon Ka Linh thực hiện hiệu quả việc bảo tồn...

Một thung lũng ở Đắk Lắk có làng triệu phú người Nùng Cao Bằng, cả làng giàu có nhờ trồng cây gì?

Nằm giữa thung sâu, bao quanh đồi núi bạt ngàn, những ngôi nhà sàn truyền thống khang trang đỏ tươi màu ngói của người Nùng An (dân tộc Nùng) ở làng Quảng Hòa (thôn Tam Điền, xã Ea Tam, huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) là minh chứng rõ nhất cho...

Thời tiết Hà Nội ấm dần, thuận lợi cho gieo cấy lúa Xuân

Bản tin của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và trung du Bắc Bộ cho biết, từ trưa và chiều 11/2, Hà Nội giảm mây, hửng nắng, nhiệt độ tăng, mức cao nhất phổ biến 20 - 22 độ C, riêng khu vực trung tâm TP từ 21 - 23 độ C. Trong 10 ngày tới, từ ngày 12 - 20/2, nhiệt độ ban đêm và sáng sớm tại Hà Nội phổ biến ở mức 16...

Mới nhất

Khánh thành tượng đài Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng

Sáng 11-2, Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng và phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Hà Nội thí điểm cấm ô tô trên 16 chỗ khu vực phố cổ, hồ Gươm từ ngày 1/3

UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận đề nghị của Sở GTVT về phương án thí điểm hạn chế xe ô tô trên 16 chỗ trong khu vực phố cổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm theo giờ từ ngày 1/3 tới đây. ...

Căng thẳng thương mại toàn cầu: Doanh nghiệp Việt Nam cần thích ứng linh hoạt

ANTD.VN -  Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB LAW, cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần có cả giải pháp ngắn hạn và dài hạn để ứng phó với căng thẳng thương mại toàn cầu, song dù chọn giải pháp nào, cũng cần nhất là tính linh hoạt. ...

“Bóng hồng” vật lý Việt Nam ở châu Âu

Chia sẻ của cô Phạm Lê Hà Thu (Joni Phạm), nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Melbourne và là nhà vật lý đang làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) nhân Ngày quốc tế phụ nữ và trẻ em gái trong khoa học (11/2).

Xử lý nghiêm vi phạm trên nền tảng xuyên biên giới

Thời gian qua, nhiều nội dung vi phạm phát sinh trên nền tảng xuyên biên giới đặt ra đòi hỏi cần nhanh chóng có các giải pháp xử lý nghiêm, góp phần “làm sạch” môi trường mạng. Trong đó, việc phối hợp, đấu tranh, yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật...

Mới nhất

Hồi sinh gốm cổ Yang Tao