Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCác nhà khoa học Việt Nam thắng lớn Giải thưởng Sáng tạo...

Các nhà khoa học Việt Nam thắng lớn Giải thưởng Sáng tạo châu Á

Giải thưởng Sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi vừa công bố các nhà khoa học khu vực ASEAN đoạt giải năm 2024, trong đó có đến 6 nhà khoa học đoạt giải thưởng này.

Các nhà khoa học Việt Nam thắng lớn Giải thưởng Sáng tạo châu Á - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu đang thực hiện thí nghiệm chuyển hóa sinh khối thành Furfural bằng thiết bị phản ứng cao áp. Công trình này vừa đoạt giải thưởng sáng tạo nổi bật Giải thưởng Sáng tạo châu Á năm 2024 – Ảnh: NHƯ QUỲNH

Giải thưởng Sáng tạo châu Á năm 2024 với 3 hạng mục giải thưởng đã xét trao cho 15 nhà khoa học ở các nước ASEAN.

Mùa giải thưởng năm nay Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) có 2 nhà khoa học đoạt giải: giải thưởng sáng tạo nổi bật và giải khuyến khích.

Chủ nhân giải thưởng sáng tạo nổi bật (Outstanding Innovation Award) trị giá 1 triệu yen Nhật (khoảng 167 triệu đồng) là PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu, trưởng phòng thí nghiệm trọng điểm đại học quốc gia công nghệ hóa học và dầu khí với công trình nghiên cứu “Tổng hợp vật liệu nano từ sinh khối để ứng dụng trong sản xuất Furfural và xử lý nước thải”.

Chia sẻ về công trình nghiên cứu này, PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu cho biết nghiên cứu tập trung vào việc phát triển vật liệu có nguồn gốc sinh khối (bã mía, lõi ngô, thân ngô,…) nhằm ứng dụng xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường do thuốc nhuộm hữu cơ, kim loại nặng và thuốc kháng sinh gây ra.

Ngoài ra, việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp giúp nâng cao giá trị kinh tế, giảm chi phí xử lý chất thải và hướng tới phát triển bền vững. Việc ứng dụng các vật liệu này không chỉ góp phần cải thiện chất lượng môi trường, mà còn mở ra các giải pháp thay thế hiệu quả trong các lĩnh vực công nghiệp và năng lượng tái tạo.

Theo ông Hiếu, phát triển vật liệu sinh học mở ra con đường để mở rộng ứng dụng sản phẩm, cải thiện tính bền vững và thúc đẩy sự chấp nhận của người tiêu dùng, giải quyết cả các mối quan tâm về kinh tế và môi trường.

Các phương pháp sản xuất nhiên liệu sinh học tiên tiến có thể tạo ra các giải pháp thay thế sạch hơn, hiệu quả hơn cho nhiên liệu truyền thống, góp phần giảm ô nhiễm không khí.

“Ngoài ra, những vật liệu này có thể được chuyển đổi thành các tác nhân hiệu quả để khắc phục môi trường, nhắm mục tiêu vào các chất gây ô nhiễm như kim loại nặng và chất ô nhiễm hữu cơ (ví dụ: thuốc kháng sinh và thuốc nhuộm).

Với trọng tâm là các kỹ thuật tổng hợp và tối ưu hóa sáng tạo, vật liệu có nguồn gốc sinh học là giải pháp đầy hứa hẹn cho các ứng dụng công nghiệp và môi trường bền vững”, ông Hiếu cho biết thêm.

Bên cạnh đó, bằng cách hợp tác với các doanh nghiệp, các dự án thí điểm có thể được mở rộng quy mô để xử lý nước thải thực tế, với kết quả được đo lường theo các tiêu chuẩn chất lượng nước quốc tế để đảm bảo an toàn cho các nguồn nước địa phương.

Tác giả công trình còn cho hay: “Việc sử dụng các nguồn tài nguyên sinh khối thúc đẩy bảo vệ môi trường thông qua việc giảm chất thải và khắc phục ô nhiễm. Nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc tạo việc làm và an ninh năng lượng, đồng thời cải thiện sức khỏe cộng đồng bằng cách giảm ô nhiễm và tăng cường khả năng tiếp cận nước sạch”.

15 nhà khoa học đoạt Giải thưởng Sáng tạo châu Á

Giải thưởng Sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi được phát động vào năm 2020 nhằm thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và hiện thực hóa một xã hội bền vững trong khu vực ASEAN.

Giải thưởng này đã công nhận những cá nhân và tập thể đã phục vụ lợi ích công cộng thông qua những nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, trong đó bao gồm cả tầm nhìn của các nhà khoa học về một xã hội tương lai lý tưởng.

* Giải thưởng sáng tạo tốt nhất:

– GS Alim Isnansetyo (Đại học Gadjah Mada – Indonesia)

* Giải thưởng sáng tạo nổi bật:

– PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu, Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM)

– PGS.TS Nguyễn Thị Ái Nhung – trưởng bộ môn hóa – lý, khoa hóa học Trường đại học Khoa học (Đại học Huế)

– GS Michael Angelo Baliwag Promentilla (Đại học De La Salle – Philippines)

– PGS.TS Rachma Wikandari (Đại học Gadjah Mada – Indonesia)

* Giải khuyến khích:

– PGS.TS Nguyễn Đình Quân, trưởng phòng thí nghiệm trọng điểm đại học quốc gia công nghệ hóa học và dầu khí Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM)

– PGS.TS Lương Xuân Điển – phó giám đốc Trung tâm Sáng tạo và khởi nghiệp sinh viên, Trường hóa và khoa học sự sống, Đại học Bách khoa Hà Nội

– PGS.TS Vũ Thu Trang – phó trưởng khoa kỹ thuật thực phẩm Trường hóa và khoa học sự sống, Đại học Bách khoa Hà Nội

– TS Võ Nguyễn Xuân Phương – khoa khoa học ứng dụng Trường đại học Tôn Đức Thắng

– GS Heri Kuswanto (Viện Công nghệ Sepuluh Nopember – Indonesia)

– GS Ika Dewi Ana (Đại học Gadjah Mada – Indonesia)

– GS Milette Mendoza Pascual (Ateneo de Manila – Philippines)

– Ika Dewi Ana (Đại học Gadjah Mada – Indonesia)

– TS Nouphone Manivanh (Đại học Souphanouvong – Lào)

– PGS.TS Tan Rasemey (Viện Công nghệ Campuchia).



Nguồn: https://tuoitre.vn/cac-nha-khoa-hoc-viet-nam-thang-lon-giai-thuong-sang-tao-chau-a-20250210123522037.htm

Cùng chủ đề

Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Cần thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu

Nhiều nhà khoa học kiến nghị dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cần điều chỉnh mang tính đột phá hơn, tập trung vào ưu đãi thuế mạnh mẽ và hỗ trợ tài chính linh hoạt hơn cho doanh nghiệp khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. ...

ĐHQG TP HCM đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng

(NLĐO)- ĐHQG TP HCM đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng trong giai đoạn 2025- 2030. Riêng 2 năm 2025, 2026 mời và bổ nhiệm 50 giáo sư thỉnh giảng. ...

Lần đầu tiên ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển giáo sư thỉnh giảng với thù lao cạnh tranh

Lần đầu tiên ĐH Quốc gia TP.HCM công bố chương trình giáo sư thỉnh giảng, tiếp nối chương trình VNU350 nhằm thu hút, đẩy mạnh hợp tác với các chuyên gia, nhà khoa học xuất sắc trên thế giới, góp phần nâng cao...

Khuyến khích nhà khoa học dám nghĩ, dám làm

Thời gian qua, một trong những vướng mắc đối với các nhà khoa học là chưa có quy định, cơ chế rõ ràng về rủi ro trong nghiên cứu khoa học. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã tạo khung pháp lý cơ bản để bảo vệ các nhà khoa học, nhưng lại chưa có quy định chi tiết về quản lý rủi ro, chưa đề cập các nghiên cứu có...

Doanh nghiệp nào trả lương 100 triệu đồng/tháng cho kỹ sư AI?

Nhiều doanh nghiệp công nghệ đang thông báo tuyển dụng kỹ sư trí tuệ nhân tạo (AI), nhà khoa học AI ứng dụng, kiến trúc sư triển khai AI với mức lương thấp nhất 20 triệu đồng cao nhất 100 triệu đồng/tháng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khánh thành tượng đài Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng

Sáng 11-2, Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng và phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Ất Tỵ năm 2025. Đại tá Huỳnh Văn...

Giá vàng vọt lên 93 triệu đồng/lượng rồi tăng giảm loạn xạ

Trong vòng chưa đầy 24 giờ, giá vàng miếng SJC tăng thêm gần 3 triệu đồng/lượng, lên 93,1 triệu đồng/lượng vào sáng nay 11-2. Trong khi đó tại Công ty SJC, sau khi nâng giá bán vàng miếng SJC lên trên 93 triệu đồng/lượng...

Nhiều đại học điều chỉnh phương án tuyển sinh

Cho thí sinh chọn môn xét tuyển, bỏ xét tuyển học bạ, siết tổ hợp xét tuyển, tất cả tổ hợp đều có môn nhân hệ số 2... là những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2025. Năm nay kỳ thi tốt...

Bí quyết vui khỏe cả năm

Lên kế hoạch cho cả năm vui khỏe, sau Tết quay lại nhịp làm việc ổn định, nhiều người bắt đầu lên kế hoạch tập luyện điều chỉnh lại dáng vóc, làm việc hiệu quả, tinh thần lạc quan tươi vui. Để một năm...

Ông Trump áp thuế 25% lên nhôm, thép: Thương chiến thế giới sắp bắt đầu?

Ngày 9-2, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ mở rộng cuộc chiến thương mại sang lĩnh vực kim loại với mức thuế 25% lên nhôm, thép từ mọi quốc gia. Và giữa tuần này, chính quyền ông Trump sẽ công bố thuế...

Bài đọc nhiều

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

  Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử...

Thủ tướng yêu cầu công bố phương án thi lớp 10, lớp 6 trong tháng 2

(Dân trí) - Thủ tướng yêu cầu các địa phương hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2025-2026 trong tháng 2 để học sinh, giáo viên, các nhà trường chủ động. Công điện do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ngày 7/2, về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động...

Diễn biến điểm chuẩn các trường công an nhân dân những năm gần đây

Dưới đây là điểm chuẩn của các trường công an nhân dân các năm gần đây:Học viện An ninh Nhân dân:Công tác tuyển sinh vào các trường khối ngành công an năm nay cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2023, phân chia theo khu vực. Các trường giữ nguyên 3 phương thức xét tuyển:Phương thức 1: Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của...

TP Thanh Hóa xin cho học sinh cấp 2 nghỉ học thứ bảy

Cả nước hiện có 7 địa phương thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, cho học sinh nghỉ học thứ bảy, chủ nhật. Theo thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đơn vị vừa có văn...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Cùng chuyên mục

Giáo viên có thể lách luật, hoán đổi học sinh ở các trung tâm

TPO - Một số ý kiến cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT siết quy định về dạy thêm học thêm có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng cường quản lý hoạt động này nhưng thực tế, giáo viên sẽ nghĩ cách lách luật, kéo học sinh ra trung tâm, đổi giáo viên dạy học. TPO - Một số ý kiến cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT siết quy định về dạy thêm...

Nữ tiến sĩ giữ chức viện trưởng bị cho thôi việc

Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM cho thôi việc tiến sĩ Nguyễn Trà Giang, Viện trưởng Viện khoa học và quản lý thể dục thể thao của trường này. Thông tin với VietNamNet, đại diện Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM cho hay, kể từ ngày 10/2, bà Nguyễn Trà Giang không còn công tác hay đảm nhiệm vị trí giảng viên, Viện trưởng Viện khoa học và quản lý thể dục thể thao. “Mọi hành động...

Nhiều đại học điều chỉnh phương án tuyển sinh

Cho thí sinh chọn môn xét tuyển, bỏ xét tuyển học bạ, siết tổ hợp xét tuyển, tất cả tổ hợp đều có môn nhân hệ số 2... là những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2025. Năm nay kỳ thi tốt...

Siết dạy thêm, học thêm: Các trường lúng túng

TP - Từ ngày 14/2, Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực. Tuy nhiên, một số quy định mới khiến các trường lúng túng, cần hướng dẫn sớm của sở GD&ĐT. TP - Từ ngày 14/2, Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực. Tuy nhiên, một số quy định mới khiến các trường lúng túng, cần hướng dẫn sớm của sở...

Hàng loạt đại học phía Nam công bố phương án tuyển sinh 2025

Hàng loạt đại học lớn ở phía Nam công bố phương án tuyển sinh 2025, trong đó có nhiều trường duy trì phương án xét học bạ. TRƯỜNG PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH 2025 Trường ĐH Ngân hàng TPHCM - Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD-ĐT - Xét tuyển tổng hợp của trường. - Xét tuyển dựa vào kết quả điểm thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính V-SAT năm 2025. - Xét tuyển dựa vào...

Mới nhất

Giáo viên có thể lách luật, hoán đổi học sinh ở các trung tâm

TPO - Một số ý kiến cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT siết quy định về dạy thêm học thêm có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng cường quản lý hoạt động này nhưng thực tế, giáo viên sẽ nghĩ cách lách luật, kéo học sinh ra trung tâm, đổi giáo viên dạy học. ...

Sóng dữ, triều cường “ngoạm” đất phá kè vừa xây dựng trị giá 85 tỷ, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn

Ước tính khoảng 40m ở đoạn gần cuối phía Nam công trình kè chống sạt lở bờ biển Phổ Trường, xã An Phú, TP.Quảng Ngãi đã bị triều cường, sóng lớn...

Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại

Sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Dự hội nghị có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình; các Phó...

Thông tin về thuốc Tamiflu và tình hình dịch cúm

Ngày 10/2, đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho hay, thuốc Tamiflu (chứa hoạt chất Oseltamivir) để điều trị cúm vẫn được đảm bảo, dù có sự gia tăng cục bộ các ca mắc cúm từ cuối năm 2024 và trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Tin mới y tế ngày 10/2: Thông tin về thuốc Tamiflu...

Làm cách nào “nâng hạng quyền lực” cho cuốn hộ chiếu Việt Nam?

Để tăng tính cạnh tranh và thứ hạng hộ chiếu Việt Nam, các chuyên gia cho rằng chúng ta cần cần một chiến lược tổng thể, đẩy mạnh hợp tác song phương – đa phương với các đối tác chiến lược...Từ ngày 30/1: Việt Nam-Belarus miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông Chuyển đổi số trong...

Mới nhất