Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLan tỏa việc dạy và học tiếng Việt

Lan tỏa việc dạy và học tiếng Việt


Kỳ thi năng lực tiếng Việt được coi là cầu nối ngôn ngữ giữa hai nước trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Ngày 9/2, Kỳ thi năng lực tiếng Việt lần thứ 8 đã diễn ra tại Đại học Osaka (Nhật Bản). Kỳ thi do Hiệp hội tổ chức kỳ thi năng lực Việt ngữ (VTS) tổ chức với sự phối hợp của Trường Đại học Osaka, Trung tâm Việt Nam học, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJECPA) và Học viện ngoại ngữ Kanda Tokyo.

Kỳ thi năm nay nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các thí sinh từ nhiều địa phương trên khắp Nhật Bản, với 20 địa phương có thí sinh tham dự.

Thi năng lực tiếng Việt tại Osaka chia thành 3 cấp độ gồm cấp A, cấp B và cấp C. Năm nay có 100 lượt thí sinh đăng ký thi cấp A, 58 lượt thí sinh đăng ký thi cấp B và 7 lượt thí sinh đăng ký thi cấp C.

Thí sinh nhiều tuổi nhất là 70 tuổi, đăng ký thi cấp A và B, trong khi thí sinh nhỏ tuổi nhất là 8 tuổi, đăng ký thi cấp A. Lệ phí thi cấp A là 5.000 yen, cấp B là 9.000 yen và cấp C là 11.000 yen. Một thí sinh có thể dự thi cả hai cấp cùng lúc.

Phần lớn thí sinh là những người có mong muốn làm việc liên quan đến tiếng Việt hoặc có bố mẹ là người gốc Việt. Bên cạnh đó, nhiều thí sinh cho biết họ học tiếng Việt vì có bạn bè Việt Nam hoặc đã từng đến Việt Nam và yêu quý đất nước, con người, đặc biệt là những món ăn hấp dẫn của Việt Nam.

Kỳ thi năng lực tiếng Việt tại Nhật Bản: Lan tỏa việc dạy và học tiếng Việt- Ảnh 1.

Phòng thi năng lực tiếng Việt cấp B trong kỳ thi năng lực Việt ngữ lần thứ 8 tại Osaka. (Ảnh: Nguyễn Tuyến/TTXVN)

Em Kagawa Naho, 18 tuổi, có mẹ là người Việt Nam bày tỏ mong muốn học tiếng Việt để có thể nói chuyện với mẹ và ông bà ngoại, cũng như có thể làm công việc liên quan đến tiếng Việt trong tương lai.

Em Nakamura Yuki chia sẻ đây là lần thứ 2 tham gia kỳ thi năng lực tiếng Việt tại Osaka. Em mong muốn được đến Việt Nam làm việc và sẽ học thật tốt tiếng Việt.

Ông Yanagichi Taiyo, 70 tuổi, thí sinh cao tuổi nhất và đã nghỉ hưu, cho biết ông thường xuyên sang Việt Nam vì có nhiều bạn bè Việt Nam. Ông rất thích cuộc sống ở Việt Nam và mục đích học tiếng Việt là để hòa nhập với đất nước mà ông mong muốn được sinh sống lâu dài.

Kỳ thi năng lực tiếng Việt được coi là cầu nối ngôn ngữ giữa hai nước trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Bên cạnh đó, cùng với việc cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng tăng, nhu cầu về giao tiếp ngôn ngữ mẹ đẻ trở nên quan trọng và cấp thiết trong các gia đình Việt.

Chủ tịch Hội đồng thi, Giáo sư Shimizu Masaki – Trưởng Bộ môn tiếng Việt tại Khoa Ngoại ngữ, Đại học Osaka – cho biết kỳ thi năng lực tiếng Việt được tổ chức từ năm 2020 với mục đích lan tỏa, dạy và học tiếng Việt tại Nhật Bản.

Theo Giáo sư, dự kiến năm 2026, kỳ thi tiếng Việt này sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận. Giáo sư Shimizu bày tỏ do Việt Nam và Nhật Bản đã là Đối tác Chiến lược Toàn diện từ năm 2023 nên kỳ thi cũng là một trong những nỗ lực để tăng cường mối quan hệ giữa hai nước trong tương lai.

Bà Lê Thương – Hiệu trưởng Trường Việt ngữ Cây Tre, Giám đốc Trung tâm Việt Nam học, đơn vị đồng tổ chức kỳ thi – cho biết với mong muốn lan tỏa và nâng tầm ngôn ngữ Việt tại Nhật Bản, trung tâm tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến tiếng Việt tại vùng Kansai, trong đó có kỳ thi năng lực tiếng Việt. Đây là kỳ thi được tổ chức định kỳ vào tháng Hai và tháng Tám hằng năm, thu hút đông đảo thí sinh từ các địa phương gần Osaka tham dự.

Chủ tịch Hiệp hội VTS, ông Kenji Tomita – nguyên Trưởng Bộ môn tiếng Việt tại Khoa Ngoại ngữ, Đại học Osaka – là người có tình yêu với tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. Sau khi nghỉ hưu, ông đã nỗ lực đóng góp cho sự phát triển mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản bằng việc tổ chức các kỳ thi năng lực tiếng Việt với mong muốn thúc đẩy việc học tiếng Việt cho trẻ em thế hệ thứ 2 và thứ 3 của các gia đình tại Nhật có bố, mẹ là người Việt cũng như những người bạn Nhật yêu tiếng Việt.

Giáo sư Tomita cho biết Hiệp hội VTS Japan ra đời với sứ mệnh thúc đẩy và phát triển nhiều hoạt động trao đổi giữa Nhật Bản và Việt Nam thông qua thực hiện các hoạt động nâng cao trình độ giáo dục và nghiên cứu tiếng Việt, qua đó đóng góp vào sự phát triển giáo dục và học thuật của Nhật Bản cũng như vào sự hiểu biết và tình hữu nghị quốc tế.

Theo kế hoạch, kỳ thi năng lực tiếng Việt lần thứ 9 sẽ diễn ra vào tháng 8/2025 tại Osaka và Tokyo.

Nguồn: VNA



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/ky-thi-nang-luc-tieng-viet-tai-nhat-ban-lan-toa-viec-day-va-hoc-tieng-viet-20250210103502498.htm

Cùng chủ đề

Cơ hội để kinh tế Việt Nam bứt phá

Góp mặt trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nên việc sửa đổi Luật Hoá chất được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội bứt phá cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Hoá chất - ngành công nghiệp quan trọng Theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), hóa chất có mặt trong đa số các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngành công nghiệp hóa chất đã...

Tăng trưởng kinh tế cần tạo sự cạnh tranh lẫn nhau

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, mục tiêu tăng trưởng kinh tế càng cao thì giải pháp phải đủ lớn, đặc biệt giải pháp là hành động chứ không chỉ trong nghị quyết. Chia sẻ với phóng viên mới đây, TS Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP phải tương xứng với các giải...

Thắng lợi vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng ở khu vực Đông...

Nhà nghiên cứu người Campuchia cho rằng, những thành tựu to lớn đạt được từ công cuộc Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là nền tảng vững chắc để hướng tới hoàn thành mục tiêu phát triển vững mạnh và sự phồn vinh của nhân dân Việt Nam trong tương lai.

Người đưa tiếng Việt vào top các ngoại ngữ được chọn học nhiều nhất

Sau 16 năm giảng dạy tiếng Việt tại ĐH Quốc lập Đài Loan, chị Nguyễn Thị Liên Hương đã giúp đưa tiếng Việt trở thành một trong các ngoại ngữ được nhiều sinh viên đăng ký học tại đây. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh nghiệp “hiến kế” để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025

Sáng 10/2, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp, nhiều đại diện giới doanh nhân đã đóng góp ý kiến nhằm góp phần xây dựng, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới mà...

Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp tham gia thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn của đất nước trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà...

Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp hàng đầu đất nước

Thường trực Chính phủ sẽ lần lượt có các hội nghị với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, ngân hàng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp. ...

Chứng khoán tuần 10 – 14/2: VN-Index chững nhịp hồi phục tại vùng 1.270

VN-Index giằng co tại 1.275 điểm; Vinamilk dự kiến khởi công nhà máy nghìn tỷ; Lịch trả cổ tức; LPBS công bố nữ lãnh đạo phụ trách hoạt động HĐQT. ...

Trường THPT chuyên Ams tìm kiếm tài năng nghệ thuật

Vòng chung khảo của Ams’ Got Talent - sự kiện tìm kiếm tài năng của trường THPT Chuyên Hà Nội- Amsterdam với chủ đề “Aerial - Rạng quang” đã đem đến cho khán giả những trải nghiệm nghệ...

Bài đọc nhiều

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

  Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Thủ tướng yêu cầu công bố phương án thi lớp 10, lớp 6 trong tháng 2

(Dân trí) - Thủ tướng yêu cầu các địa phương hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2025-2026 trong tháng 2 để học sinh, giáo viên, các nhà trường chủ động. Công điện do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ngày 7/2, về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động...

CLB Medio – nơi các bạn trẻ bảo vệ môi trường và lan tỏa ý thức sống xanh

Những ngày đầu năm 2025, các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Medio thuộc Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TPHCM) đã có mặt tại đường ray xe lửa khu vực Bình Thạnh để tiến hành dọn...

Thần đồng nhận bằng tiến sĩ toán học ở tuổi 22

Không chỉ giỏi Toán, Asley còn thông thạo tiếng Pháp và tiếng Ba Tư khi đang học bậc tiểu học. ...

Cùng chuyên mục

Nhiều đại học điều chỉnh phương án tuyển sinh

Cho thí sinh chọn môn xét tuyển, bỏ xét tuyển học bạ, siết tổ hợp xét tuyển, tất cả tổ hợp đều có môn nhân hệ số 2... là những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2025. Năm nay kỳ thi tốt...

Siết dạy thêm, học thêm: Các trường lúng túng

TP - Từ ngày 14/2, Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực. Tuy nhiên, một số quy định mới khiến các trường lúng túng, cần hướng dẫn sớm của sở GD&ĐT. TP - Từ ngày 14/2, Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực. Tuy nhiên, một số quy định mới khiến các trường lúng túng, cần hướng dẫn sớm của sở...

Hàng loạt đại học phía Nam công bố phương án tuyển sinh 2025

Hàng loạt đại học lớn ở phía Nam công bố phương án tuyển sinh 2025, trong đó có nhiều trường duy trì phương án xét học bạ. TRƯỜNG PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH 2025 Trường ĐH Ngân hàng TPHCM - Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD-ĐT - Xét tuyển tổng hợp của trường. - Xét tuyển dựa vào kết quả điểm thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính V-SAT năm 2025. - Xét tuyển dựa vào...

Lớp dạy thêm có cần đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy?

Việc đảm bảo cÆ¡ sở vật chất và hoạt động phòng cháy, chữa cháy là vấn đề được nhiều phụ huynh chú ý khi lá»±a chọn lớp học thêm cho con. Hoạt động dạy thêm, học thêm diễn ra ngày càng nhiều. Đáng chú ý, bên cạnh những trung tâm hoạt động theo hệ thống còn có những lớp học tự phát tại nhà với số lượng học sinh theo học rất đông.Từ đây nhiều người đặt ra thắc mắc...

Học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C

Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ học nếu nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, học sinh trung học được nghỉ học nếu nhiệt độ xuống dưới 7 độ C.

Mới nhất

Doanh nghiệp Việt với triết lý ‘Cà phê Đạo’ đẩy mạnh hiện diện tại nhiều quốc gia

DNVN - Hiệu ứng từ các bộ phim quốc tế trên CNN, Discovery, Bloomberg lan tỏa triết lý “Cà phê Đạo” đến từ Việt Nam từ năm 2024 đang tạo nguồn cảm hứng thúc...

Ông Trump áp thuế 25% lên nhôm, thép: Thương chiến thế giới sắp bắt đầu?

Ngày 9-2, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ mở rộng cuộc chiến thương mại sang lĩnh vực kim loại với mức thuế 25% lên nhôm, thép từ mọi quốc gia. ...

Siết dạy thêm, học thêm: Các trường lúng túng

TP - Từ ngày 14/2, Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực. Tuy nhiên, một số quy định mới khiến các trường lúng túng, cần hướng dẫn sớm của sở GD&ĐT. TP - Từ ngày 14/2, Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có...

Đà Nẵng: Không có tình trạng quá tải tiêm vaccine phòng bệnh cúm

DNVN - Theo Sở Y tế Đà Nẵng, đến thời điểm này tình hình bệnh cúm trên địa bàn TP đang ghi nhận ở mức bình thường so với cùng kỳ các năm trước,...

Mới nhất