Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDạy thêm, học thêm: Muôn nỗi băn khoăn

Dạy thêm, học thêm: Muôn nỗi băn khoăn

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chính thức có hiệu lực từ 14/2/2025 đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Đặc biệt đối với học sinh đang học lớp 9 chuẩn bị thi vào lớp 10 sẽ gặp khó khăn trong việc tìm cơ sở ôn luyện, củng cố kiến thức.

Phụ huynh hoang mang, học sinh lo lắng

Đó là chia sẻ của nhiều phụ huynh có con đang học khối THCS trên khắp cả nước. Chị Trần Lan Anh (KĐT Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết chiều qua khi đón con gái đi học về, con kể các bạn trong lớp đang xôn xao vì chuyện sắp được nghỉ học tất cả các buổi chiều.

“Lúc ấy tôi giật mình, hỏi kỹ mới biết là vì một số trường khác trên địa bàn đã thông báo tạm dừng học buổi chiều nên các con nghe được, bàn tán dù trường con chưa có thông báo gì. Hiện cả lớp con học tăng cường các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 5. Chiều thứ 6 con học đội tuyển Tiếng Anh cũng tại trường, chiều thứ 7 nghỉ. Giờ nếu nghỉ hết, thời gian đó con sẽ làm gì?” – chị Lan Anh bày tỏ lo lắng.

THCS Tản HONG 1
Tiết học Ngoại ngữ tại Trường THCS Tản Hồng (Ba Vì, Hà Nội). Ảnh: NTCC.

Cũng chung tâm tư này là chị Mỹ Duyên có con đang học lớp 9 tại Trường THCS Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội). Ngay trong buổi họp phụ huynh cuối học kỳ 1, nhà trường đã thông tin đến cha mẹ học sinh về việc dừng tổ chức dạy thêm tại trường khiến tất cả phụ huynh trong lớp đều rất lo lắng vì chỉ còn vài tháng nữa là đến kỳ thi vào lớp 10 THPT, trường dừng dạy thêm thì con biết học như thế nào?

“Trong thời gian học chính khóa, các con học bài mới theo phân phối của chương trình, hầu như không có thời gian ôn tập, củng cố kiến thức đã học, càng không thể học nâng cao. Giờ học buổi chiều chính là thời gian để cô trò cùng tập trung rà soát lại các nội dung quan trọng, rèn kỹ năng thì nay lại nghỉ. Đại diện lớp đã đề xuất với giáo viên chủ nhiệm về việc viết đơn xin tự nguyện để thầy cô tiếp tục dạy thêm trong trường, giúp các con ôn luyện chuẩn bị thi nhưng cô cho biết phải báo cáo với nhà trường, khi nào có quyết định sẽ báo lại với phụ huynh” – chị Mỹ Duyên nói.

Chị Duyên chia sẻ thêm, từ Tết ra đến giờ, thầy cô đang giao thêm bài tập để học sinh làm trong các buổi chiều nghỉ học. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có khả năng tự học cũng như kỷ luật về giờ giấc do buổi chiều, phụ huynh vẫn phải đi làm nên không thể quản lý, nhắc nhở con được.

Giải pháp được nhiều gia đình tìm đến trong thời gian này đó là tìm đến các khóa học thêm online, các trung tâm luyện thi trong khu vực để con tiếp tục bồi dưỡng kiến thức. Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề kéo theo đó cần phải lo lắng như lớp học có phù hợp với con em mình hay không? Trong giai đoạn nước rút này, bất ngờ thay đổi giáo viên – không phải là người theo sát các em từ đầu liệu có hiệu quả không? Với các khóa học trực tuyến, dù giáo viên giảng dạy hấp dẫn, bài giảng sinh động, học sinh được chủ động lựa chọn phần kiến thức mình chưa hiểu để theo học nhưng internet có nhiều cám dỗ, không phải phải học sinh nào cũng có thể chuyên tâm học tập mà không bị sa đà vào games, phim ảnh…

Giáo viên băn khoăn

Theo ông Hồ Tấn Minh, chánh văn phòng Sở GDĐT TPHCM, Thông tư 29 quy định giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Thầy cô có nhu cầu dạy thêm thì đăng ký với trung tâm dạy thêm. Các trung tâm này phải đăng ký kinh doanh và được Sở Kế hoạch – Đầu tư cấp phép. Theo Luật Viên chức thì người thân của giáo viên như vợ chồng, cha mẹ, con cái cũng không được đứng ra đăng ký và mở trung tâm dạy thêm.

Tuy nhiên, không ít giáo viên băn khoăn nếu đăng ký dạy thêm ngoài trung tâm sẽ có những bất cập. Đơn cử, thay vì giáo viên chỉ dạy một nhóm nhỏ học sinh có nguyện vọng học nâng cao học học củng cố kiến thức thì ở trung tâm sẽ đông hơn. Vì không phải là giáo viên dạy chính khóa các em trên lớp nên cũng khó nắm rõ được lực học của từng em. Việc sắp xếp thời gian biểu để giảng dạy theo lịch của trung tâm cũng khó khăn cho giáo viên…

Thầy giáo Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An nêu hàng loạt vấn đề đối với quy định mới. Đó là liệu có đủ trung tâm dạy thêm ở tất cả các vùng miền như miền núi, nông thôn, kể cả thành phố cho học sinh học hay không? Nếu so sánh về cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình, công tác quản lý, cam kết chất lượng, thanh tra, kiểm tra việc dạy thêm ở trường và trung tâm; việc học thêm ở các nhà trường hay trung tâm hợp lý và khả thi hơn?

lop hoc the
Một lớp học thêm tại trung tâm ở Thanh Trì, Hà Nội. Ảnh: Phượng Quỳnh.

Thầy giáo này cũng đặt vấn đề về học phí khi học thêm ở trung tâm và nhà trường thế nào? Thực tế là các trung tâm có miễn học phí học cho học sinh con hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn… như các nhà trường hay không? Chưa kể, ngoài việc dạy thêm với đối tượng là chính các học sinh của mình, chắc chắn về trách nhiệm, giáo dục đạo đức, chất lượng đạt được của học sinh cũng là một trong những điều giáo viên và các nhà trường trăn trở để thêm phần chăm lo cho các em.

Bên cạnh đó, có tình huống, các bậc phụ huynh đi làm cả ngày, đi làm xa, đi lao động nước ngoài… học sinh không có chỗ đi học hoặc không đủ điều kiện để đi học trung tâm… việc quản lý các em khi ở nhà thật sự “đau đầu” ra sao với phụ huynh?

Các trường chờ hướng dẫn

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT về quản lý dạy thêm, học thêm của Bộ GDĐT nêu rõ các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm trong nhà trường gồm: không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sốn

Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

THCS Phuc Tho
Học sinh Trường THCS Thị Trấn Phúc Thọ (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) trong lễ khai giảng năm học 2024-2025. Ảnh: NTCC.

Cùng với đó, Thông tư quy định 3 đối tượng được dạy thêm học thêm trong trường nhưng không thu tiền gồm: học sinh có kết quả học tập chưa đạt, học sinh được chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh ôn cuối cấp và với đối tượng nào thì việc dạy thêm cũng không quá 2 tiết/tuần.

Như vậy, với học sinh ôn tập cuối cấp thực tế nằm trong đối tượng dạy thêm, học thêm trong trường nhưng nếu không thu tiền, nhà trường sẽ lấy kinh phí đâu để trả cho giáo viên? Lâu nay, nhiều địa phương đã ban hành nghị quyết về mức thu với hoạt động này, phổ biến khoảng 3.500-6.000 đồng một tiết. Trong đó, một phần học phí sẽ trả cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, còn lại để chi trả điện nước, hao mòn cơ sở vật chất, đưa vào quỹ khen thưởng, phúc lợi cho giáo viên, học sinh mỗi dịp lễ, Tết, thăm hỏi người ốm… tùy thuộc quy định của mỗi trường.

Do Bộ GDĐT và các Sở GDĐT chưa hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng ngân sách chi trả cho hoạt động dạy thêm nên các trường cũng chưa biết xoay xở ra sao. Riêng việc trả thù lao cho giáo viên phụ đạo học sinh chưa đạt và học sinh giỏi, nhiều trường đều tổ chức miễn phí và cũng phải “xoay xở” nhiều cách để có kinh phí hỗ trợ giáo viên. Nhưng việc ôn thi cuối cấp với số lượng lớn học sinh và thực hiện trong thời gian dài, các nhà trường khó lòng sắp xếp thỏa dáng.

Ngay tại Hà Nội, ông Nguyễn Như Tùng, Phó trưởng phòng GDĐT quận Ba Đình cho biết hiện tại các trường trên địa bàn quận Ba Đình vẫn học tập bình thường đến ngày 14/2 – khi Thông tư 29 có hiệu lực. Trong đó, học sinh cấp 1 học buổi chiều theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, học sinh cấp 9 ôn thi lớp 10 và một số trường tổ chức bán trú.

“Chúng tôi vẫn đang chờ có văn bản hướng dẫn cụ thể của UBND Thành phố và UBND quận mới ban hành văn bản sâu hơn tới các trường”, ông Tùng cho biết.

Học thêm tự nguyện cũng không được thu tiền

Tại phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà giáo, sáng 7/2, Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị quy định rõ hơn các nội dung liên quan đến hành vi ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, ép buộc người học nộp các khoản tiền, hiện vật ngoài quy định pháp luật quy định.

Bà Hải đặt câu hỏi về hành vi cấm là ép buộc người học tham gia học thêm, nhưng nếu người học thêm tự nguyện thì vẫn được, đúng không? Để giải quyết triệt để tình trạng dạy thêm trá hình, bà Hải cho rằng cần quy định rõ “tự nguyện nhưng cũng không được thu tiền”.

Nếu học sinh muốn học nhiều hơn nữa có thể ra học ở các trung tâm và giáo viên có thể đăng ký dạy ở đó. Khi đó có thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính và người học cũng lựa chọn bình đẳng ở các trung tâm.



Nguồn: https://daidoanket.vn/day-them-hoc-them-muon-noi-ban-khoan-10299593.html

Cùng chủ đề

Lớp dạy thêm có cần đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy?

Việc đảm bảo cÆ¡ sở vật chất và hoạt động phòng cháy, chữa cháy là vấn đề được nhiều phụ huynh chú ý khi lá»±a chọn lớp học thêm cho con. Hoạt động dạy thêm, học thêm diễn ra ngày càng nhiều. Đáng chú ý, bên cạnh những trung tâm hoạt động theo hệ thống còn có những lớp học tự phát tại nhà với số lượng học sinh theo học rất đông.Từ đây nhiều người đặt ra thắc mắc...

Các trường đau đầu giải bài toán dạy thêm miễn phí cho học sinh cuối cấp

Nhiều trường đã dừng hoạt động dạy thêm cho học sinh, một số trường cố gắng vận động sá»± tá»± nguyện của giáo viên để ôn tập miễn phí cho học sinh trước các kỳ thi lớn. Thông tư 29/2024 về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT quy định, từ ngày 14/2, hoạt động dạy thêm tại nhà trường sẽ không được thu phí và chỉ dạy học sinh có kết quả học tập môn học cuối kỳ liền...

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói giải pháp thực hiện quy định mới về dạy thêm

Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, nêu 5 giải pháp để chấn chỉnh được tình trạng dạy thêm, học thêm hiện nay. ...

‘Quan điểm của Bộ GD&ĐT là hướng tới trường học không có dạy thêm’

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho hay, thời gian tại trường, học sinh không chỉ học kiến thức mà còn phát triển toàn diện về nhân cách, lối sống, khả năng giải quyết vấn đề. Mới đây, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm. Trước thời điểm Thông tư 29 chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2 tới đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã có những trao đổi xung quanh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng thêm cơ hội và sự công bằng cho thí sinh

Nhiều điểm mới, trong công tác tuyển sinh, nhất là việc xét tuyển sớm là một trong những thay đổi trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) 2025 chuẩn bị ban hành. Theo các chuyên gia, những thay đổi này sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho thí sinh. ...

Bản tin Mặt trận sáng 11/2

Bản tin Mặt trận sáng 11/2 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Đa dạng các hoạt động chăm lo cho người lao động; Bắc Ninh hoàn thành đợt cao điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát; Tích cực vận động kiều bào tại Malaysia đùm bọc, đoàn kết, sẻ chia. ...

Sáng tạo trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình người có công bằng nguồn xã hội hóa. Qua triển khai thực hiện, nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả đã được phát triển và nhân rộng. ...

Đồng lòng, chung sức xây dựng nông thôn mới

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Bắc Kạn tiếp tục đổi mới triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với nhiều mô hình hay, cách làm phù hợp, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng lòng, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị ngày càng văn minh, hiện đại. ...

Chính phủ đề xuất bổ sung vốn điều lệ cho VEC

Chiều 10/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024-2026 của Công ty mẹ-Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). ...

Bài đọc nhiều

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

  Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử...

Thủ tướng yêu cầu công bố phương án thi lớp 10, lớp 6 trong tháng 2

(Dân trí) - Thủ tướng yêu cầu các địa phương hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2025-2026 trong tháng 2 để học sinh, giáo viên, các nhà trường chủ động. Công điện do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ngày 7/2, về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động...

Diễn biến điểm chuẩn các trường công an nhân dân những năm gần đây

Dưới đây là điểm chuẩn của các trường công an nhân dân các năm gần đây:Học viện An ninh Nhân dân:Công tác tuyển sinh vào các trường khối ngành công an năm nay cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2023, phân chia theo khu vực. Các trường giữ nguyên 3 phương thức xét tuyển:Phương thức 1: Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của...

TP Thanh Hóa xin cho học sinh cấp 2 nghỉ học thứ bảy

Cả nước hiện có 7 địa phương thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, cho học sinh nghỉ học thứ bảy, chủ nhật. Theo thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đơn vị vừa có văn...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Cùng chuyên mục

Giáo viên có thể lách luật, hoán đổi học sinh ở các trung tâm

TPO - Một số ý kiến cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT siết quy định về dạy thêm học thêm có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng cường quản lý hoạt động này nhưng thực tế, giáo viên sẽ nghĩ cách lách luật, kéo học sinh ra trung tâm, đổi giáo viên dạy học. TPO - Một số ý kiến cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT siết quy định về dạy thêm...

Nữ tiến sĩ giữ chức viện trưởng bị cho thôi việc

Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM cho thôi việc tiến sĩ Nguyễn Trà Giang, Viện trưởng Viện khoa học và quản lý thể dục thể thao của trường này. Thông tin với VietNamNet, đại diện Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM cho hay, kể từ ngày 10/2, bà Nguyễn Trà Giang không còn công tác hay đảm nhiệm vị trí giảng viên, Viện trưởng Viện khoa học và quản lý thể dục thể thao. “Mọi hành động...

Nhiều đại học điều chỉnh phương án tuyển sinh

Cho thí sinh chọn môn xét tuyển, bỏ xét tuyển học bạ, siết tổ hợp xét tuyển, tất cả tổ hợp đều có môn nhân hệ số 2... là những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2025. Năm nay kỳ thi tốt...

Siết dạy thêm, học thêm: Các trường lúng túng

TP - Từ ngày 14/2, Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực. Tuy nhiên, một số quy định mới khiến các trường lúng túng, cần hướng dẫn sớm của sở GD&ĐT. TP - Từ ngày 14/2, Thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT có hiệu lực. Tuy nhiên, một số quy định mới khiến các trường lúng túng, cần hướng dẫn sớm của sở...

Hàng loạt đại học phía Nam công bố phương án tuyển sinh 2025

Hàng loạt đại học lớn ở phía Nam công bố phương án tuyển sinh 2025, trong đó có nhiều trường duy trì phương án xét học bạ. TRƯỜNG PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH 2025 Trường ĐH Ngân hàng TPHCM - Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD-ĐT - Xét tuyển tổng hợp của trường. - Xét tuyển dựa vào kết quả điểm thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính V-SAT năm 2025. - Xét tuyển dựa vào...

Mới nhất

Giáo viên có thể lách luật, hoán đổi học sinh ở các trung tâm

TPO - Một số ý kiến cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT siết quy định về dạy thêm học thêm có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng cường quản lý hoạt động này nhưng thực tế, giáo viên sẽ nghĩ cách lách luật, kéo học sinh ra trung tâm, đổi giáo viên dạy học. ...

Sóng dữ, triều cường “ngoạm” đất phá kè vừa xây dựng trị giá 85 tỷ, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn

Ước tính khoảng 40m ở đoạn gần cuối phía Nam công trình kè chống sạt lở bờ biển Phổ Trường, xã An Phú, TP.Quảng Ngãi đã bị triều cường, sóng lớn...

Thông tin về thuốc Tamiflu và tình hình dịch cúm

Ngày 10/2, đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho hay, thuốc Tamiflu (chứa hoạt chất Oseltamivir) để điều trị cúm vẫn được đảm bảo, dù có sự gia tăng cục bộ các ca mắc cúm từ cuối năm 2024 và trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Tin mới y tế ngày 10/2: Thông tin về thuốc Tamiflu...

Điều gì sẽ xảy ra khi uống nước ép mướp đắng vào buổi sáng?

Không chỉ có thế, mướp đắng cũng có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa tự nhiên cùng một số vitamin nhóm B có lợi cho sức khỏe. Thường xuyên uống nước ép mướp đắng vào buổi sáng sẽ đem lại một số lợi ích như: chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh...

Nữ tiến sĩ giữ chức viện trưởng bị cho thôi việc

Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM cho thôi việc tiến sĩ Nguyễn Trà Giang, Viện trưởng Viện khoa học và quản lý thể dục thể thao của trường này. Thông tin với VietNamNet, đại diện Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM cho hay, kể từ ngày 10/2, bà Nguyễn Trà Giang không còn công tác hay...

Mới nhất