Trang chủNewsThời sựTạo sự chủ động hơn cho các địa phương

Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương - Ảnh 1

Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, theo TS Nguyễn Đức Kiên – nguyên Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, việc mở rộng áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù như tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, tăng cường phân cấp phân quyền về các địa phương hay đơn giản hóa thủ tục hành chính cần phải làm. Dưới đây là trao đổi của TS Nguyễn Đức Kiên với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị xung quanh vấn đề này.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương - Ảnh 2

Năm 2025, kế hoạch đầu tư công với số vốn 790.727 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2024 khoảng hơn 120.000 tỷ đồng. Ông đánh giá sao về con số kỷ lục này?

– Với việc thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2025, dòng vốn đầu tư công đưa vào nền kinh tế nhanh, dự án thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng chắc chắn sẽ đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, tác động lan tỏa tới các ngành, nghề kinh tế, góp phần tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại để tăng năng lực của nền kinh tế, thu hút đầu tư cho phát triển bền vững.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương - Ảnh 3

Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam duy trì ở mức an toàn, ước đạt 37% vào cuối năm 2024, thấp hơn mức trần 65% do Quốc hội quy định. Điều này tạo dư địa lớn cho Chính phủ tiếp tục triển khai các dự án hạ tầng mà không gây áp lực lên ngân sách quốc gia.

Lãi suất trái phiếu Chính phủ hiện ở mức thấp, khoảng 4,5%/năm với kỳ hạn 10 năm, giảm thiểu chi phí tài chính và hỗ trợ Chính phủ huy động nguồn lực cho các dự án trọng điểm.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, đến ngày 31/1/2025, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 84,47% kế hoạch, bằng 93,06% so với mức Thủ tướng Chính phủ giao, nghĩa là chưa đạt được chỉ tiêu (95% trở lên). Trong bối cảnh đó, liệu chúng ta có khả năng “tiêu” hết nguồn vốn rất lớn được Quốc hội, Chính phủ giao trong năm 2025?

– Nếu với sự cố gắng như trong 3 tháng của quý IV/2024, với sự quyết tâm ngay từ đầu năm của năm 2025, chúng ta tin rằng có khả năng hấp thụ hết nguồn vốn, đó là với điều kiện không có những đột biến lớn, còn nếu có đột biến lớn như thiên tai, lũ lụt hay các vấn đề địa chính trị khác xảy ra thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều. Nhưng chúng ta phải nói rằng, đầu tư công này tiêu hết hay không tiêu hết thì phụ thuộc vào nội lực và ý muốn của cá nhân chúng ta chứ ít phụ thuộc vào bối cảnh quốc tế.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương - Ảnh 4

Vậy những khó khăn, vướng mắc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 là gì? Đâu là điểm mấu chốt để có thể tạo ra đột phá nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công?

– Đầu tiên là thói quen “đầu năm đủng đỉnh, cuối năm tăng tốc”. Bức tranh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 cho thấy sự phân hóa rõ rệt. Tỷ lệ giải ngân của các bộ, ngành, địa phương không đồng đều, có nơi đạt rất cao nhưng có nơi rất thấp đã làm cho tiến độ giải ngân của cả nước chậm lại, tỷ lệ giải ngân chưa đạt như kỳ vọng.  Đặc biệt, nguồn vốn kế hoạch kéo dài từ các năm trước vẫn chưa được giải ngân hiệu quả.

Nhưng ngay từ đầu năm nay, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025, Thủ tướng đã kết luận, trong tuần này Chính phủ sẽ giao kế hoạch tăng trưởng cho các địa phương, và chúng ta đều biết, mô hình quản trị DN hay Nhà nước thì phải tạo áp lực mới có động lực để phát triển. Hiện nay ta đã bắt đầu tạo áp lực, cách điều hành kinh tế vĩ mô cũng sẽ khác.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương - Ảnh 5

Hoặc như việc thực hiện đầu tư công giai đoạn vừa qua vẫn còn những hạn chế tác động đến tăng trưởng kinh tế như: thể chế, chính sách liên quan trực tiếp đến việc hình thành và triển khai dự án đầu tư công còn bất cập, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Theo quy định, từ khi hình thành dự án đến khi có thể giải ngân được vốn, tổ chức thực hiện trải qua nhiều giai đoạn, với nhiều quy trình, trình tự, thủ tục chịu sự điều chỉnh của nhiều luật như Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Kiến trúc… mỗi giai đoạn có những vướng mắc khác nhau. Trong khi đó, việc thực hiện phải được tuần tự theo quy định của pháp luật, tuân thủ thời gian, do đó dù có vướng mắc nhỏ thì cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ tiến độ tổng thể của dự án.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương - Ảnh 6

Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và và Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu có hiệu lực từ năm 2025 kỳ vọng sẽ tác động đến khả năng thực hiện mục tiêu giải ngân đầu tư công?

– Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, việc mở rộng áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù như tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, tăng cường phân cấp, phân quyền về các địa phương hay đơn giản hóa thủ tục hành chính cần phải làm.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương - Ảnh 7

Phải nói rằng, tất cả luật chúng ta sửa trong năm 2024 là đều với tinh thần cũ, không phải tinh thần của Kỷ nguyên vươn mình, không phải tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”. Bây giờ, chắc chắn trong năm 2025 này, những vấn đề thực tế đặt ra, sẽ phải sửa theo đúng tinh thần Tổng Bí thư đã chỉ đạo, sửa những gì cản trở quá trình phát triển. Luật có hiệu lực tức là chúng ta đã chuẩn bị cách đấy một đến hai năm rồi. Với “tinh thần vươn mình” mới bắt đầu từ tháng 11/2024 tới giờ, sẽ phải thay đổi.

Ví như trước Luật Đầu tư công chưa phản ánh tinh thần quyết liệt mà Chính phủ đã triển khai trong mạch 3 500kV từ Quảng Trạch, Quảng Bình đi phố Nối Hưng Yên, chỉ trong vòng 7 tháng chúng ta làm được hơn 700km 500kV mạch 3 đưa vào sử dụng. Và đã có phản ánh trong Luật Đầu tư công là đầu tư trong trường hợp đặc biệt. Vấn đề bây giờ, Chính phủ sẽ phải ban hành những trường hợp nào là đặc biệt.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương - Ảnh 8

Hoặc ví dụ với Hà Nội, chúng ta thấy xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch. Lúc Hà Nội không làm thì không có bộ nào có ý kiến cả. Ai cũng nhìn thấy nếu không xử lý nhanh thì nhà máy Yên Xá đi vào hoạt động, các nguồn nước bổ cập cho Tô Lịch được thu gom dẫn đến sông sẽ bị cạn. Hồi sinh sông Tô Lịch là rất cấp bách để mang lại môi trường, cảnh quan, văn hóa, bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Nhưng khi Hà Nội làm thì ngay lập tức là “trăm hoa đua nở” có ý kiến phản bác đưa ra ý kiến mới. Tôi cho rằng, đó là cách làm cũ, tư duy cũ. Hy vọng là sang năm 2025 chúng ta sẽ bỏ được kiểu ấy. Phải làm đúng như tinh thần địa phương biết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Họ ở đấy họ là người biết rõ nhất, họ mới bàn cách thực hiện, họ làm và họ chịu trách nhiệm.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương - Ảnh 9

Nói về tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, ông đánh giá sao chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong việc triển khai các dự án đầu tư công, và trách nhiệm về các nội dung liên quan trong quá trình thực hiện?

– Thực chất ở đây chúng ta mới đang manh nha ý tưởng này. Nhưng tiến tới chúng ta thực hiện Luật Đầu tư công và sửa các Luật có liên quan để quy định rõ đâu là những việc địa phương phải làm, đâu là việc T.Ư phải làm để từ đó tăng quyền chủ động cho địa phương và làm rõ trách nhiệm của từng cấp.

Nói về trách nhiệm, nếu không phân cấp được thì làm sao mà quy trách nhiệm. Ví như nói phần dự án này giao cho địa phương nhưng luật ngân sách lại không giao cho địa phương, địa phương lại phải đi xin T.Ư cấp ngân sách để làm việc đó  thì rõ ràng là không đúng rồi.

Do đó, đã sửa luật là phải sửa triệt để. Đã giao việc thì phải giao tiền, mà giao tiền thì phải giao chịu trách nhiệm.

Vấn đề hiện nay là phải có tiêu chí thôi, địa phương đó thấy cần thiết UBND trình Hội đồng Nhân dân địa phương đó quyết. Nếu chúng ta phân cấp phân quyền cho địa phương đó thì để địa phương đó làm, ông can thiệp vào làm gì.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương - Ảnh 10

Năm 2025, theo nhiều dự báo, nền kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, dòng vốn đầu tư công được nhận định tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu. Với số vốn lớn kế hoạch đầu tư công 2025 đặt ra, và với chuyển biến về thể chế, cách thức mới như hiện nay, ông kỳ vọng mục tiêu tăng trưởng có đạt được? Khả năng đầu tư công sẽ hỗ trợ như nào với tăng trưởng?

– Với hơn 790.000 tỷ đồng vốn đầu tư công là số vốn rất lớn, là một trong 3 trụ cột để bảo đảm tăng trưởng kinh tế phát triển. Năm nay là năm tổng mức đầu tư công lớn nhất trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 – 2025, chúng ta hy vọng sẽ có đột phá. Nếu như năm nay chúng ta tăng thêm khoảng 120.000 tỷ đồng sẽ giúp GDP tăng thêm 0,8 đến 1% rồi. Nếu như năm ngoái đạt được trên 7% thì năm nay cộng thêm vốn vào nữa sẽ lên tới 8% rồi. Vấn đề là chúng ta có giải ngân được hết hay không, cần sự quyết liệt của các bộ ngành, địa phương.

Để tháo gỡ “điểm nghẽn” giải ngân đầu tư công, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành và địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác lập kế hoạch đầu tư công.

Rất cần có sự chỉ đạo quyết liệt và trao trách nhiệm cho mỗi cấp, mỗi bộ, ngành trong thực hiện các nhiệm vụ về giải ngân. Đồng thời, cần cải thiện thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách trong đầu tư công; công khai, minh bạch các dự án đầu tư. Và đặc biệt, phân cấp phân quyền. Phân cấp sẽ tạo điều kiện để sớm phân bổ kế hoạch vốn, sớm phê duyệt, đưa các dự án vào khai thác, sử dụng, qua đó tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn, kịp thời đáp ứng những nhu cầu phát sinh trên thực tế.

Xin cảm ơn ông!

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công: Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương - Ảnh 11

16:36 09/02/2025



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thuc-day-giai-ngan-von-dau-tu-cong-tao-su-chu-dong-hon-cho-cac-dia-phuong.html

Cùng chủ đề

Thỏa thuận ngừng bắn Israel

Lực lượng Hamas ngày 10.2 thông báo sẽ hoãn kế hoạch thả con tin vào cuối tuần này cho đến khi có thông báo thêm do Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. ...

Gia đình một tỉ phú Việt bị ‘thổi bay’ vài ngàn tỉ sau tuyên bố từ ông Trump

Sau thông điệp từ ông Trump về thuế quan với ngành thép, thị giá cổ phiếu 'quốc dân' HPG giảm mạnh. Tài sản trên thị trường chứng khoán của gia đình tỉ phú Trần Đình Long bị 'thổi bay' gần 2.500 tỉ đồng. Hôm...

Hòa Phát sẽ tăng trưởng ít nhất 15% mỗi năm từ nay đến năm 2030, hưởng ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số...

Tối 09/02/2025, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất. Thay mặt Chính phủ, nhân dịp đầu năm mới Thủ tướng gửi lời chúc sức khỏe, lời hỏi thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới CBCNV Tập đoàn Hòa Phát. Tổng Bí thư chúc Tập đoàn sẽ thành công, chúc Hòa Phát sẽ phát triển theo tốc...

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo vẫn tồn tại nhiều hạn chế

Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cần có những điều chỉnh mang tính đột phá hơn, tập trung, đơn giản hóa thủ tục thương mại hóa. ...

Vì sao Chủ tịch UBND huyện Long Thành bị bắt?

(NLĐO) - Trước khi bắt tạm giam, lực lượng chức năng đã khám xét và thu giữ một số tài liệu tại nhà riêng của Chủ tịch UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

thống nhất các nội dung về đổi mới quản lý, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi-Chiều 10/2, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp để xem xét, thông qua các nội dung trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc họp tập trung vào việc giải quyết các công việc phát sinh đột xuất và triển khai Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan thuộc UBND tỉnh. Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận và...

Nam Định có thêm cụm công nghiệp hơn 666 tỷ đồng

CCN Nam Thanh được quy hoạch diện tích 50ha, vị trí giao thông thuận lợi: phía Bắc giáp thôn Quyết Tiến, xã Nam Thanh; phía Nam giáp xã Trực Tuấn, phía Đông giáp xã Trung Đông (huyện Trực Ninh); phía Tây giáp tuyến đường bộ Nam Định - Lạc Quần. CCN này sẽ tập trung các ngành nghề hoạt động gồm: sản xuất cơ khí, công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, cơ khí đúc, luyện thép; công nghiệp...

Quảng Nam phấn đấu giải ngân đạt 100% vào năm 2025

Kinhtedothi - Để phấn đấu giải ngân đạt 100% tổng vốn đầu tư công năm 2025, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng yêu cầu nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, chủ động xử lý kịp thời những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong thời gian qua. Cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu Theo chỉ thị được ban hành, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nêu rõ năm 2025 có ý nghĩa...

Thành lập Hội đồng bình chọn 50 công trình xây dựng tiêu biểu

Kinhtedothi - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định thành lập Hội đồng bình chọn 50 công trình xây dựng tiêu biểu của Thành phố, nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Theo đó, Hội đồng bình chọn gồm 22 thành viên do Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường làm Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Sở Xây dựng Trần Hoàng Quân...

Trình đề án sắp xếp, tinh gọn hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp

Chiều 10/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ 11... Cùng dự có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành...

Bài đọc nhiều

Hàng trăm ô tô ‘chôn chân’ nhiều giờ trên quốc lộ ở Hà Tĩnh

Hai vụ tai nạn liên tiếp xảy ra trên Quốc lộ 15A đoạn qua Hà Tĩnh khiến hàng trăm xe ô tô mắc kẹt, "chôn chân" nhiều tiếng đồng hồ trên đường. Ghi nhận vào lúc 19h tối 8/2, vụ tai nạn xảy ra ở đoạn qua thôn 10 xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) khiến Quốc lộ 15A ùn tắc nhiều km, hàng trăm ô tô phải dừng chờ lực lượng chức năng xử lý vụ tai...

Tai nạn liên hoàn trên phố ở Hà Nội, tài xế xe ôm công nghệ bị thương nặng

Một vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 phương tiện, gồm ô tô bán tải, xe buýt và mô tô trên đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) khiến tài xế xe ôm công nghệ bị thương nặng. Theo thông tin đầu, khoảng 19h ngày 8/2, một vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 phương tiện, gồm ô tô bán tải, xe buýt và mô tô đã xảy ra trên đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Thời điểm xảy ra...

Triển khai cuộc thi “Viết về những kỷ niệm sâu sắc với báo chí”

(CLO) Hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025); chào mừng Đại hội Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai phối hợp với Báo Lào Cai tổ chức cuộc thi...

Máy bay chở khách va chạm trực thăng ở Mỹ, hầu hết hành khách có thể đã tử vong

(CLO) Nhiều người được cho là đã thiệt mạng sau khi một máy bay chở khách của hãng hàng không American Airlines chở 64 người và một trực thăng Black Hawk của Quân đội Mỹ va chạm và rơi xuống Sông Potomac lạnh giá gần Sân bay Quốc gia Reagan Washington....

Bộ Ngoại giao Mỹ công bố bán vũ khí trị giá 7 tỷ USD cho Israel

(CLO) Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố hợp đồng bán vũ khí trị giá 7 tỷ USD cho Israel mà không thông qua quá trình xem xét của Quốc hội, theo thành viên Đảng Dân chủ cấp cao Gregory Meeks trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện cho biết. ...

Cùng chuyên mục

Vì sao Chủ tịch UBND huyện Long Thành bị bắt?

(NLĐO) - Trước khi bắt tạm giam, lực lượng chức năng đã khám xét và thu giữ một số tài liệu tại nhà riêng của Chủ tịch UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai ...

thống nhất các nội dung về đổi mới quản lý, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi-Chiều 10/2, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp để xem xét, thông qua các nội dung trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc họp tập trung vào việc giải quyết các công việc phát sinh đột xuất và triển khai Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan thuộc UBND tỉnh. Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận và...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2, miền Bắc sẽ có nhiều biến động, với mưa phùn và sương mù kéo dài do ảnh hưởng của áp...

Chính phủ đề xuất chỉ định thầu để làm nhanh nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Chính phủ đề nghị cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính (dự án điện hạt nhân Ninh Thuận) với nhà thầu được nêu tên trong Hiệp định liên Chính phủ. Chiều tối 10/2, Ủy Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương, cơ chế đặc thù xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận để chuẩn bị trình Quốc hội xem xét...

“Thông” luồng cho tàu lớn vào cảng biển Vũng Tàu

Khu vực cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn đang đối mặt với một số khó khăn trong việc tiếp nhận tàu lớn. ...

Mới nhất

thống nhất các nội dung về đổi mới quản lý, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi-Chiều 10/2, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp để xem xét, thông qua các nội dung trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc họp tập trung vào việc giải quyết các công việc phát sinh đột xuất và triển khai Đề án sắp...

Nam Định có thêm cụm công nghiệp hơn 666 tỷ đồng

CCN Nam Thanh được quy hoạch diện tích 50ha, vị trí giao thông thuận lợi: phía Bắc giáp thôn Quyết Tiến, xã Nam Thanh; phía Nam giáp xã Trực Tuấn, phía Đông giáp xã Trung Đông (huyện Trực Ninh); phía Tây giáp tuyến đường bộ Nam Định - Lạc Quần. CCN này sẽ tập trung các ngành nghề hoạt...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2,...

Cổ phiếu thép lao dốc, VN-Index giảm gần 12 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 10/2, áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến thị trường chìm trong sắc đỏ sau bốn phiên tăng liên tiếp, trong đó nhóm cổ phiếu thép lao dốc. Điểm nhấn phiên này là nhóm cổ phiếu khoáng sản lội ngược dòng tiếp tục bứt phá với nhiều mã tăng...

Việt Nam nắm giữ 2 loại nông sản “nóng” nhất toàn cầu

Theo Bloomberg, Việt Nam đang sở hữu 2 loại nông sản 'nóng' nhất toàn cầu là cao su và cà phê, trong bối cảnh thế giới đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Trong 6 tháng vừa qua, hàng loạt nhà đầu tư đã ‘đặt cược’ vào thị trường nông sản vùng nhiệt đới...

Mới nhất