Trang chủChính trịNgoại giaoBài toán an ninh năng lượng cùng "cuộc chia tay giằng xé"...

Bài toán an ninh năng lượng cùng “cuộc chia tay giằng xé” giữa EU và khí đốt Nga

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã tập trung tăng cường an ninh năng lượng, nhưng dường như “cuộc chia tay” với khí đốt Nga chẳng mấy dễ dàng.

'Cuộc chia tay' đầy giằng xé giữa phương Tây và năng lượng Nga
Để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga, EU đã nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp. (Nguồn: Eurasia Review)

Nỗ lực tăng cường an ninh năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) thể hiện rất rõ qua nhiều thỏa thuận khí đốt mới trong những năm gần đây, đặc biệt là với Mỹ và các nước Trung Đông.

EU chia rẽ

Khi các nhà lãnh đạo EU chuẩn bị cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình tiềm năng nào giữa Moscow và Kiev, thì câu hỏi hóc búa về vai trò tương lai của khí đốt Nga giá rẻ trong hệ thống năng lượng của châu Âu lại một lần nữa nảy sinh.

Tháng 12/2024, Ủy viên năng lượng EU mới Dan Jorgensen đã tuyên bố khối sẽ chấm dứt quan hệ năng lượng với Nga vào năm 2027. Tuy nhiên, nhiều quốc gia EU đang thảo luận về việc liệu hoạt động bán khí đốt qua đường ống của Nga sang châu Âu có nên được khởi động lại như một phần của bất kỳ giải pháp hòa bình nào giữa Nga và Ukraine hay không.

Những người ủng hộ cho rằng động thái này có thể giúp thúc đẩy khả năng cạnh tranh kinh tế của lục địa già, vì giá khí đốt ở châu Âu thường cao gấp 3 đến 4 lần so với ở Mỹ. Tuy nhiên, những ý kiến như vậy không nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo các quốc gia vùng Baltic, Ba Lan và Slovenia.

Mặc dù một số quốc gia EU, bao gồm Hungary, Slovakia và Bulgaria, có thể tiếp tục tăng đáng kể sự phụ thuộc vào năng lượng của Moscow. Tuy nhiên, nhiều khả năng phần lớn các nhà lãnh đạo các quốc gia EU hiện tại sẽ phản đối.

Ngay cả khi xung đột ở Ukraine có kết thúc trong năm nay thì một số lệnh trừng phạt của EU đối với Nga có thể sẽ vẫn tiếp tục. Trước xung đột Nga-Ukraine, các lệnh trừng phạt của phương Tây với Moscow đã được áp dụng với nhiều lý do, bao gồm cả việc sáp nhập Crimea năm 2014.

Bối cảnh của cuộc tranh luận gay gắt này là sự thay đổi lớn của 27 thành viên EU để không phụ thuộc vào năng lượng của Nga kể từ năm 2022, mặc dù lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu từ Nga vào châu Âu vẫn ở mức cao.

Trong vòng 1 năm sau xung đột ở Ukraine, mức tiêu thụ năng lượng của EU đã thay đổi nhanh chóng đến mức Nga không còn là nhà cung cấp khí đốt chính của khối – một sự thay đổi đáng chú ý.

Tương ứng, các quốc gia thành viên EU đã tích cực hơn trong việc thực hiện thách thức đa dạng hóa sang các nguồn năng lượng mới. Chiến lược RePowerEU đang được triển khai một phần bằng cách mở rộng việc sử dụng năng lượng sạch và giảm tổng mức tiêu thụ năng lượng. Điều này đã giúp EU vào một số thời điểm đã tạo ra nhiều điện hơn từ các nguồn gió và mặt trời so với khí đốt.

Tuy nhiên, trong khi EU mong muốn mở rộng sản xuất năng lượng sạch, thì khối lượng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của lục địa.

Nỗ lực bảo đảm nguồn cung khí đốt mới

Để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, EU đã nỗ lực hết sức để đảm bảo nhiều thỏa thuận năng lượng mới được ký kết kể từ tháng 2/2022. Công cụ theo dõi các thỏa thuận năng lượng của Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR) cho thấy các thành viên của khối này chủ yếu tập trung vào việc bảo đảm nguồn cung cấp khí đốt mới như một nguồn năng lượng chuyển tiếp trong bối cảnh chuyển dịch dài hạn sang năng lượng sạch.

Đáng chú ý, khoảng 45% trong số khoảng 180 thỏa thuận mà EU và các quốc gia thành viên đã ký kết kể từ năm 2022 liên quan đến khí đốt, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Thống kê cho thấy quốc gia EU đạt được nhiều thỏa thuận nhất là Đức với 43 thỏa thuận, cao gấp đôi so với Italy với 21 thỏa thuận và Hungary 20 thỏa thuận. Điều này không bất ngờ, vì Đức là nền kinh tế lớn nhất của khối và là nước nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga trước xung đột Ukraine. Các quốc gia khác đạt số lượng hai chữ số các thỏa thuận năng lượng mới bao gồm Pháp, Bulgaria và Hy Lạp, mỗi nước có 10 thỏa thuận.

Các đối tác năng lượng hàng đầu của EU bao gồm Mỹ với 35 thỏa thuận và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) với 24 thỏa thuận.

Việc Mỹ đứng đầu danh sách này được phản ánh trong thị phần LNG trong EU mà Washington hiện đang cung cấp tăng đáng kể. Điều này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc giục châu Âu mua nhiều khí đốt của Mỹ hơn nữa để ngăn chặn bất kỳ mức thuế quan mới nào có thể xảy ra dưới thời ông nắm quyền.

Trong bối cảnh này, câu hỏi đặt ra là liệu ông Trump có ủng hộ việc nhập khẩu khí đốt của Nga trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Moscow và Kiev hay không, vì điều đó sẽ đi ngược lại lợi ích xuất khẩu LNG của Mỹ.

Với việc Mỹ đã tiếp quản vị trí nhà cung cấp LNG hàng đầu cho châu Âu, việc cho phép khí đốt Nga quay trở lại sẽ làm tổn hại đến thị phần của nước này và làm suy yếu ảnh hưởng của nền kinh tế số 1 thế giới.

Một yếu tố khác cần lưu ý trong cuộc tranh luận chính sách quan trọng này là chính sách ngoại giao năng lượng mạnh mẽ của châu Âu trong những năm gần đây đã đi một chặng đường dài hướng tới việc giúp mang lại an ninh năng lượng cho khối.

Tuy nhiên, chính sách này cũng làm phức tạp thêm con đường chuyển đổi năng lượng của EU, vốn là chìa khóa cho tham vọng trở thành khu vực đầu tiên đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của khối. Một phần là do cơ sở hạ tầng khí đốt mới đã được đầu tư sẽ đòi hỏi một tầm nhìn trung hạn đến dài hạn để đảm bảo giá trị đồng tiền.

Rõ ràng, các quốc gia EU sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng sạch nếu muốn hoàn thành mục tiêu phi carbon hóa nền kinh tế của mình một cách bền vững trong những năm quan trọng sắp tới.

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng hiện nay, những nỗ lực nhằm bảo đảm nguồn cung khí đốt mới của EU rất đáng ghi nhận mặc dù còn nhiều thách thức từ bên ngoài cũng như trong nội khối, và lộ trình dài hạn về chuyển đổi năng lượng xanh cũng là những yếu tố quan trọng xác định tương lai năng lượng của EU.





Nguồn: https://baoquocte.vn/bai-toan-an-ninh-nang-luong-cung-cuoc-chia-tay-giang-xe-giua-eu-va-khi-dot-nga-303675.html

Cùng chủ đề

Thỏa thuận ngừng bắn Israel

Lực lượng Hamas ngày 10.2 thông báo sẽ hoãn kế hoạch thả con tin vào cuối tuần này cho đến khi có thông báo thêm do Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. ...

Gia đình một tỉ phú Việt bị ‘thổi bay’ vài ngàn tỉ sau tuyên bố từ ông Trump

Sau thông điệp từ ông Trump về thuế quan với ngành thép, thị giá cổ phiếu 'quốc dân' HPG giảm mạnh. Tài sản trên thị trường chứng khoán của gia đình tỉ phú Trần Đình Long bị 'thổi bay' gần 2.500 tỉ đồng. Hôm...

Hòa Phát sẽ tăng trưởng ít nhất 15% mỗi năm từ nay đến năm 2030, hưởng ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số...

Tối 09/02/2025, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất. Thay mặt Chính phủ, nhân dịp đầu năm mới Thủ tướng gửi lời chúc sức khỏe, lời hỏi thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới CBCNV Tập đoàn Hòa Phát. Tổng Bí thư chúc Tập đoàn sẽ thành công, chúc Hòa Phát sẽ phát triển theo tốc...

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo vẫn tồn tại nhiều hạn chế

Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cần có những điều chỉnh mang tính đột phá hơn, tập trung, đơn giản hóa thủ tục thương mại hóa. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dự báo diễn biến giá năm 2025, tiêu Việt đặt kỳ vọng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 11/2/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Giá vàng ‘bốc đầu’ tăng, sợ hãi khi Tổng thống Mỹ Trump dọa áp thuế ‘có đi có lại’, vàng nhẫn nhảy vọt

Giá vàng hôm nay 11/2/2025, Giá vàng tăng mạnh, sẽ duy trì xu hướng đi lên khi các mối đe dọa về chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây ra nỗi sợ hãi và bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu. Có thể chứng kiến hoạt động chốt lời ngay lập tức. Giá vàng nhẫn nhảy vọt.

KATA Miro O2 – Định nghĩa mới về gương LED trang điểm HD Daylight

Thị trường thiết bị làm đẹp luôn sôi động với hàng loạt sản phẩm mới, nhưng không phải món đồ nào cũng đủ sức tạo nên sự khác biệt. Gương LED HD Daylight KATA Miro O2 vừa được KATA Technology tung ra thị trường hứa hẹn sẽ tạo nên một tiêu chuẩn mới cho một chiếc gương LED trang điểm tại nhà.

Chi tiết danh sách 100 trường ĐH, CĐ xét điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, có 100 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 để xét tuyển.

Nga nêu điều kiện ký thỏa thuận với Ukraine, Israel không kích Hezbollah, Moscow tiết lộ về điện đàm Nga-Mỹ

Chính sách kinh tế của Tổng thống Trump khiến Mỹ bị cô lập, EU âm mưu bắt giữ tàu chở dầu Nga, Hàn-Mỹ tập trận bắn đạn thật quy mô lớn, Tổng thống Romania từ chức trước bầu cử, Tổng thống Colombia cải tổ nội các… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

Tăng cao ngay đầu vụ thu hoạch, kỳ vọng hồ tiêu xuất khẩu tiếp tục lập kỷ lục

Giá tiêu hôm nay 9/2/2025 tại thị trường trong nước tăng rất mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 150.500 – 153.000 đồng/kg.

Giá cà phê robusta lên đỉnh cao, arabica thiết lập kỷ lục mới, lý do xuất khẩu sang thị trường truyền thống sụt giảm

Trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất khẩu 154.635 tấn cà phê, kim ngạch xuất khẩu đạt 799,48 triệu USD. Trong đó, cà phê nhân xuất khẩu đạt 137.568 tấn, kim ngạch 694,93 triệu USD, giảm 38,2% về khối lượng nhưng tăng 8,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam.

Việt Nam-Pakistan hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương vượt 1 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Đại sứ Kohdayar Marri trong việc thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Pakistan kể từ khi nhận nhiệm vụ, đặc biệt trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia. Thủ tướng Chính phủ nhắc lại những kết quả đạt được trong cuộc gặp với Thủ tướng...

Thị trường tích cực, bà con ‘vựa tiêu’ phấn khởi, kỳ vọng một vụ mùa bội thu

Giá tiêu hôm nay 8/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 150.500 – 153.000 đồng/kg.

Quỹ đầu tư Mỹ mua lại công ty dược phẩm của Nhật với giá 3,36 tỷ USD

Ngày 7/2, Mitsubishi Chemical Group (Nhật Bản) công bố việc bán công ty dược phẩm con là Mitsubishi Tanabe Pharma cho quỹ đầu tư Mỹ Bain Capital với giá khoảng 510 tỷ Yen (3,36 tỷ USD), với mục tiêu khôi phục hoạt động kinh doanh hóa chất cốt lõi đang trì trệ của mình.

Cùng chuyên mục

Giá vàng ‘bốc đầu’ tăng, sợ hãi khi Tổng thống Mỹ Trump dọa áp thuế ‘có đi có lại’, vàng nhẫn nhảy vọt

Giá vàng hôm nay 11/2/2025, Giá vàng tăng mạnh, sẽ duy trì xu hướng đi lên khi các mối đe dọa về chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây ra nỗi sợ hãi và bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu. Có thể chứng kiến hoạt động chốt lời ngay lập tức. Giá vàng nhẫn nhảy vọt.

Dự báo diễn biến giá năm 2025, tiêu Việt đặt kỳ vọng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 11/2/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

GEAPP giành giải thưởng của WEF vì thúc đẩy quan hệ đối tác liên ngành nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng

Liên minh năng lượng toàn cầu vì con người và hành tinh (GEAPP) được trao giải thưởng Đóng góp để khuếch đại hành động vì Trái đất (GAEA) lần đầu tiên cho Đối tác công-tư-từ thiện tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2025.

Doanh nghiệp lớn cần phát huy vai trò tiên phong trong việc lớn, việc khó, việc mới

Lực lượng doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đóng góp khoảng 60% GDP, 98% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước.

Áp dụng cơ chế “hoàn nhiều, bù ít” trong định giá năng lượng mới, Trung Quốc tiến tới mục tiêu carbon kép

Ngày 9/2, Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia và Tổng cục Năng lượng quốc gia Trung Quốc ban hành thông báo về việc đẩy mạnh cải cách giá điện theo hướng thị trường và thúc đẩy phát triển năng lượng mới chất lượng cao.

Mới nhất

Giá vàng thế giới vượt 2.900 USD/ounce, cao nhất mọi thời đại

Giá vàng thế giới đã chạm mức cao nhất mọi thời đại vào tối nay, 10-2, với 2.910 USD/ounce. Theo ghi nhận, hiện chênh...

thống nhất các nội dung về đổi mới quản lý, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi-Chiều 10/2, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp để xem xét, thông qua các nội dung trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc họp tập trung vào việc giải quyết các công việc phát sinh đột xuất và triển khai Đề án sắp...

Nam Định có thêm cụm công nghiệp hơn 666 tỷ đồng

CCN Nam Thanh được quy hoạch diện tích 50ha, vị trí giao thông thuận lợi: phía Bắc giáp thôn Quyết Tiến, xã Nam Thanh; phía Nam giáp xã Trực Tuấn, phía Đông giáp xã Trung Đông (huyện Trực Ninh); phía Tây giáp tuyến đường bộ Nam Định - Lạc Quần. CCN này sẽ tập trung các ngành nghề hoạt...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2,...

Tổng công ty phát điện 1 muốn đầu tư nhà máy nhiệt điện 55.000 tỉ đồng, cuối năm 2030 vận hành

Tổng công ty Phát điện 1 đề xuất làm chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị hiện đã được đưa vào Quy hoạch điện VIII, nhưng chưa có chủ đầu tư với tổng vốn 55.000 tỉ đồng, dự kiến phát điện cuối năm 2030. ...

Mới nhất