Trang chủKinh tếNông nghiệpTỷ phú Thái Bình, nuôi tôm vụ đông công nghệ cao, hễ...

Tỷ phú Thái Bình, nuôi tôm vụ đông công nghệ cao, hễ nhà nào xúc bán trúng ngay tiền tỷ

Những ngày cuối năm 2024, người nuôi tôm trên địa bàn huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) vui mừng vì tôm được mùa, được giá, có gia đình thu tiền tỷ.

Những ngày cuối năm 2024, người nuôi tôm trên địa bàn huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) vui mừng vì tôm được mùa, được giá.

Vụ tôm cuối năm 2024, anh Đào Văn Sinh, thôn Nam Hải, xã Thái Đô (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) thu hoạch được 6 tấn tôm thẻ chân trắng. 

Anh chia sẻ: Năm nay tôm được giá. Giữa tháng 12, tôi xuất bán tại ao 320.000 đồng/kg (30 con/kg), so với mọi năm tăng 100.000 đồng/kg, chưa bao giờ có giá đỉnh điểm như vậy. Trừ chi phí, riêng vụ này tôi lãi hơn 1 tỷ đồng. 

Tôi nghĩ giá tôm sẽ tiếp tục tăng vào trước và sau tết Nguyên đán, tạo đà cho người nuôi phấn khởi vào vụ nuôi mới. Tôi vừa cải tạo ao, tiếp tục xuống giống hơn 30 vạn tôm; nếu thời tiết thuận lợi và phòng, trừ dịch bệnh tốt, khoảng tháng 2/2025 tôi thu hoạch vụ tôm đầu tiên của năm Ất Tỵ.

Ông Nguyễn Văn Thiện, Phó Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Thái Đô cho biết: Diện tích nuôi trồng thủy sản của HTX là hơn 270ha, trong đó hơn 20ha nuôi tôm công nghệ cao, chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng. Sản lượng đạt 6,7 tấn/ha, mức giá trung bình 200.000 đồng/ kg, người nuôi tôm thu về hơn 1,2 tỷ đồng/ha/năm. 

Nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông tuy khó nhưng hiệu quả kinh tế cao nhất so với các vụ nuôi trong năm. Để giúp nông dân nuôi tôm đạt hiệu quả, HTX đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý môi trường và dịch bệnh.

Rời xã Thái Đô, chúng tôi đến xã Thái Thượng – một trong những xã có diện tích nuôi tôm công nghệ cao lớn nhất huyện. 

Cùng chung niềm vui tôm được giá, anh Nguyễn Xuân Sứ, thôn Bích Du cho biết: Sau hơn 3 tháng thả nuôi, giữa tháng 12/2024 tôi bắt đầu thu hoạch tôm vụ đông. 

Vụ tôm này tôi thành công mỹ mãn, hơn 10 tấn tôm với kích cỡ 50 – 60 con/kg có giá 260.000 – 300.000 đồng/kg, tôi thu về gần 3 tỷ đồng. Nuôi tôm công nghệ cao, tôi chủ động được nhiệt độ, kiểm soát môi trường, hạn chế dịch bệnh và mật độ nuôi cũng cao hơn nên lợi nhuận thu về hơn 1 tỷ đồng/năm.

img

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trong nhà bạt của ông Đỗ Quang Bốn, thôn Bắc Cường, xã Thái Thượng (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình).

Nhờ giá tôm vụ đông tăng cao, người nuôi tôm đã bù đắp được phần chi phí đầu tư và thiệt hại do dịch bệnh. 

Chị Nguyễn Thị Hương, thôn Bạch Đằng, xã Thái Thượng chia sẻ: Phát huy thế mạnh của địa phương có vùng bãi bồi phù hợp với nuôi tôm thẻ, tôi đầu tư 4 ao nuôi, thả giống chia làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 15 – 20 ngày, mục đích giãn cách ngày thu, nhiều đợt phục vụ thị trường tết. 

Dự kiến, dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ tôi xuất bán 8 – 12 tấn tôm, với giá bình quân 300.000 đồng/ kg tôi sẽ thu về hơn 3 tỷ đồng; trừ chi phí sản xuất (giống, thức ăn, nhân công, điện, thuốc phòng bệnh…) lãi khoảng hơn 1,5 tỷ đồng. Thắng lợi từ vụ tôm đông, tôi đã bù đắp được số vốn đầu tư bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3, tạo đà nuôi thả vụ kế tiếp.

Huyện Thái Thụy có 2.600ha nuôi trồng thủy sản nước mặn và lợ, trong đó 576ha nuôi tôm sú, 94ha nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao; diện tích còn lại nuôi cua, cá và đối tượng hải sản khác. 

Theo rà soát của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thời điểm trước tết Nguyên đán có 16ha tôm thẻ chân trắng nuôi theo mô hình công nghiệp trên địa bàn 2 xã Thái Đô, Thái Thượng phục vụ thị trường tết, sản lượng ước đạt hơn 100 tấn. 

Hiện, tôm thẻ chân trắng loại 70 con/kg có giá từ 170.000 – 190.000 đồng/ kg, tôm loại 50 con/kg có giá 240.000 – 260.000 đồng/kg, tôm loại 30 con/ kg có giá 320.000 đồng/kg. 

Giá tôm ở mức cao so với mọi năm do sau đợt bão số 3 nhiều hộ giảm diện tích nuôi thả nên nguồn cung thị trường giảm, phần nào ảnh hưởng đến giá tôm. Cuối năm, thị trường bán lẻ tiêu thụ mạnh, các cơ sở chế biến thủy sản chuẩn bị hàng tết nên nguồn cung rất lớn.

Ông Lê Văn Hoan, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) cho biết: Giá tôm hiện nay giúp người nuôi có lợi nhuận tương đối cao, đây là động lực giúp nông dân mạnh dạn đầu tư tái sản xuất. 

Tuy nhiên, nuôi tôm cũng gặp không ít rủi ro do dịch bệnh, thời tiết. Người nuôi cần chọn nơi cung cấp giống uy tín, tôm giống đạt chất lượng đã qua kiểm dịch, đã được xét nghiệm âm tính với các bệnh nguy hiểm trước khi thả nuôi; xác định thời gian thả nuôi, thời điểm thu hoạch hợp lý để bảo đảm đạt hiệu quả; nuôi đúng quy trình, đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để tránh dịch bệnh và đạt sản lượng cao.





Nguồn: https://danviet.vn/ty-phu-thai-binh-nuoi-tom-vu-dong-cong-nghe-cao-he-nha-nao-xuc-ban-trung-ngay-tien-ty-20250208133007105.htm

Cùng chủ đề

CII đề xuất làm TOD từ Hàng Xanh đến chân cầu Bình Triệu, TP.HCM yêu cầu tái định cư tại chỗ

Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) sẽ sử dụng nguồn vốn của mình để thuê đơn vị tư vấn hoàn chỉnh ý tưởng làm TOD từ Hàng Xanh đến chân cầu Bình Triệu. Liên quan đến đề xuất...

Phó Chủ tịch Quốc hội trao quyết định thành lập thị xã Kim Bảng

Với sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, huyện Kim Bảng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận thành lập thị xã Kim Bảng. ...

Cháy tại cư xá Phú Lâm A, nhiều người ôm tài sản tháo chạy

(NLĐO) - Do lo sợ cháy lan, một số người hàng xóm tại cư xá Phú Lâm A (quận 6, TP HCM) đã ôm tài sản chạy ra ngoài. ...

Đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, cao nhất là 18 triệu/tháng

Hàng loạt tỉnh gồm Hà Tĩnh, Bắc Giang, Sơn La, Quảng Bình… và các bộ như Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Y tế… cùng đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh. Mức cao nhất được kiến nghị là 18 triệu đồng/tháng. ...

Chồng hiến thận, giữ mạng sống cho vợ bị suy thận giai đoạn cuối

Không đành lòng nhìn sức khỏe của vợ kém dần sau gần 5 năm suy thận giai đoạn nặng, người chồng quyết định hiến một quả thận để cứu vợ. May mắn thay, ca phẫu thuật ghép thận...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thần đồng nhận bằng tiến sĩ toán học ở tuổi 22

Không chỉ giỏi Toán, Asley còn thông thạo tiếng Pháp và tiếng Ba Tư khi đang học bậc tiểu học. ...

Trồng mai vàng Bình Định kiểu gì mà nhà nông dân này “tự trả lương” 200-300 triệu/năm?

Từng canh tác nhiều loại cây trồng nhưng đều mang lại hiệu quả kinh tế không cao, gần 10 năm trước, được bạn bè chỉ bày, vợ chồng chị Nguyễn Thị Minh Hồng (SN 1975, ở xã Nhơn Phong, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định) thử sức với cây mai vàng. ...

Đặc sản Cà Mau, vùng biển này trên trời dưới là các con vật nuôi-cua Cà Mau to bự thế này đây

Với lợi thế về độ mặn, thông số môi trường thích hợp phát triển cua thương phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cua trong và ngoài nước, cua Ngọc Hiển nói riêng, cua Cà Mau nói chung được đánh giá là ngon nhất cả nước... ...

Nữ sinh lớp 11 lần đầu thi vượt cấp đã giành giải cao

Kỷ luật, tự giác là bí quyết để em Nguyễn Thị Lệ Quyên, Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn đoạt giải Nhất cuộc thi HSG lớp 12 cấp tỉnh vừa qua. ...

“Vua, chúa sống” nhăn mặt khi ngồi trên kiệu rước tại lễ hội đền Sái

Ngày 8/2 (11 tháng Giêng), tại đền Sái (Đông Anh, Hà Nội) diễn ra lễ rước “vua, chúa sống" độc đáo duy nhất trên cả nước. Vua, chúa nhăn mặt khi ngồi trên kiệu rước. ...

Bài đọc nhiều

Gần 10.700 doanh nghiệp “khởi động” trong năm mới

Trong tháng đầu năm 2025, cả nước có gần 10.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 94.100 tỉ đồng.Sáng 6/2, tại thôn Kon Rlong, xã Đăk Kôi, UBND huyện Kon Rẫy (Kon Tum) tổ chức Lễ ra quân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang và lãnh đạo tỉnh, huyện đã đến...

Nông sản chủ lực xuất khẩu gặp khó ngay đầu năm 2025

Đối mặt nhiều thách thức Năm 2025, ngành nông sản Việt Nam đối mặt những thách thức lớn khi các thị trường xuất khẩu chủ lực liên tục áp dụng những quy định mới, đặt ra rào cản không nhỏ cho doanh nghiệp và nông dân trong nước. Đơn cử như sầu riêng, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngay đầu năm, Trung Quốc (thị trường tiêu thụ chính của sầu riêng Việt Nam) đã...

Nuôi loài động vật hoang dã lông như gai nhọn, trồng hẳn vườn mít Thái cho ăn, chị nông dân Bình Phước thu 200...

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm gần đây, nông dân phường Minh Hưng, thị xã Chơn Thành (Bình Phước) đã chuyển sang một số mô hình chăn nuôi mới. Trong số đó, nuôi nhím là mô hình mới phát triển, mang lại thu nhập khá...

Đưa giống ổi này lên đồi núi trồng, quả thơm ngon lại bán được giá cao gấp đôi các giống khác

Với mô hình làm ổi Ru Bi trên vùng núi của chị Lê Thị Kim Thanh (thôn Suối Lách, xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) đang bước đầu hái quả ngọt, các du khách sau khi sử dụng điều hết lời khen ngợi. ...

Đã làm gia vị lại giúp giải cảm, làm đẹp, hơn thuốc bổ

Loại rau này nhỏ bé mà hữu dụng vô cùng, không chỉ góp phần làm tròn vị các món ăn, mà còn là một vị thuốc quý trong Đông y, thậm chí còn gắn liền với phong tục tắm nước lá mùi già vào những ngày cuối năm để xua đuổi...

Cùng chuyên mục

Trồng mai vàng Bình Định kiểu gì mà nhà nông dân này “tự trả lương” 200-300 triệu/năm?

Từng canh tác nhiều loại cây trồng nhưng đều mang lại hiệu quả kinh tế không cao, gần 10 năm trước, được bạn bè chỉ bày, vợ chồng chị Nguyễn Thị Minh Hồng (SN 1975, ở xã Nhơn Phong, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định) thử sức với cây mai vàng. ...

Đặc sản Cà Mau, vùng biển này trên trời dưới là các con vật nuôi-cua Cà Mau to bự thế này đây

Với lợi thế về độ mặn, thông số môi trường thích hợp phát triển cua thương phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cua trong và ngoài nước, cua Ngọc Hiển nói riêng, cua Cà Mau nói chung được đánh giá là ngon nhất cả nước... ...

Vây lưới “trúng” mẻ cá cơm tươi roi rói, ngư dân vui vì có tiền, cười nói rôm rả, xôn xao cả làng

Hàng trăm lượt tàu thuyền của ngư dân xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, Bình Định), liên tục “trúng đậm” cá cơm, thay phiên vào ra bến cá của xã để “bán lộc” đầu năm. ...

Điều tra đối tượng môi giới, móc nối đưa tàu cá đi khai thác “lậu” vùng biển nước ngoài

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định giao Công an, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo lực lượng phối hợp với các tỉnh phía Nam điều tra, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm khai thác IUU; cá nhân môi giới, móc...

Tỷ phú Củ Chi là một ông nông dân nuôi bò sữa, lập tổ hợp tác thu mua sữa, trả lương tốt

Ông Phương, nông dân ở xã Mỹ Hưng, huyện Củ Chi (TP HCM) vừa nuôi bò sữa vừa vận hành tổ hợp tác thu mua sữa cho bà con nông dân. Mỗi ngày tổ hợp tác của ông thu mua khoảng 14 tấn sữa của nông dân. ...

Mới nhất

Số hoá dịch vụ công, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp

DNVN - Bộ Y tế ứng dụng công nghệ số trong việc tăng cường triển khai các dịch vụ công trực tuyến, giảm bớt các thủ tục giấy tờ không cần thiết, tạo thuận...

Không có sự gia tăng đột biến ca bệnh cúm

Trong nước hiện không có sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây, với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Trong nước hiện không có sự gia tăng đột biến so với số ca mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước...

Bình Định phấn đấu khởi công nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát trước 24/8

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn khẳng định, dự án nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát là dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, cần phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh các thủ tục để đảm bảo tiến độ. ...

Không phải quần tất đen, đây mới là kiểu quần tất hội gái Hàn chăm diện nhất lúc này

Sự xuất hiện của các kiểu quần tất màu sắc mới đã tạo ra một làn gió mới cho phong cách thời trang mùa lạnh. ...

Mới nhất