Trang chủNewsNhân quyềnUSCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn...

USCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn giáo Việt Nam

Những năm qua, USCIRF không có thiện chí trong việc trao đổi, làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam mà chủ yếu liên kết, tham vấn các thông tin, tài liệu về tôn giáo của Việt Nam từ các tổ chức phản động người Việt lưu vong có hoạt động khủng bố, tài trợ khủng bố chống Nhà nước Việt Nam quyết liệt và cực đoan.

Báo cáo thường niên đánh giá về tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam của tổ chức Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (United States Commission on International Religious Freedom – USCIRF) công bố vào cuối tháng 9 vừa qua, ngay lập tức đã được các tổ chức thiếu thiện chí, thù địch chống phá Việt Nam tung hô, xem đó như là bằng chứng quy kết Đảng, Nhà nước, chế độ ta luôn “bất công”, “phân biệt đối xử”, “đàn áp” tôn giáo, tín ngưỡng của người dân.

Điều này không có gì bất ngờ khi nhiều năm nay, USCIRF vẫn đưa ra những đánh giá dựa trên các nguồn tài liệu, thông tin méo mó, chắp vá thu thập từ các hội nhóm tôn giáo cực đoan, chống đối trong nước, điển hình là tổ chức Ủy ban cứu người vượt biển – BPSOS do Nguyễn Đình Thắng cầm đầu.

USCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn giáo Việt Nam
Sách trắng ‘Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam’. (Ảnh: Vinh Hà)

Đánh giá tổng thể về cái gọi là báo cáo “Nhà nước kiểm soát và Tự do tôn giáo ở Việt Nam” của USCIRF, có thể thấy nội dung xuyên tạc chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Nhà nước ta ở ba điểm sau:

Thứ nhất, xuyên tạc Việt Nam sử dụng các tổ chức tôn giáo được Nhà nước hậu thuẫn để giám sát, đe doạ và thậm chí là xoá sổ các tổ chức tôn giáo gốc và độc lập.

USCIRF xuyên tạc, Chính phủ Việt Nam thực hiện “chiến lược thay thế” thông qua các tổ chức tôn giáo do nhà nước lập ra hoặc kiểm soát gồm Giáo hội phật giáo Việt Nam để thay thế cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Chi phái Cao Đài 1997 thay thế cho Hội thánh Cao đài Chơn truyền (1926) và Ban trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo để thay thế cho Ban trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo nguyên thủy.

Tổ chức này còn bịa đặt “Chính phủ đã cấm các tổ chức giáo hội phật giáo cũ hoạt động, bỏ tù phần lớn lãnh đạo của các tổ chức này, phá hủy, chiếm đoạt hoặc chuyển tài sản của các cơ sở này thành cơ sở của Chính phủ”.

Những luận điệu này được coi là hết sức vô lý và không có cơ sở. Đầu tiên, tôn giáo vừa là tín ngưỡng, niềm tin còn là một thực thể xã hội, hoạt động tôn giáo ở quốc gia nào thì phải chịu sự quản lý của quốc gia đó. Khi một tổ chức được quốc gia công nhận thì tổ chức đó có tư cách pháp nhân (Giáo hội phật giáo Việt Nam, Chi phái Cao Đài 1997, Ban trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo) và ngược lại, tổ chức tôn giáo khi chưa được nhà nước công nhận, đồng nghĩa với việc tổ chức tôn giáo đó chưa có tư cách pháp nhân (Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội thánh Cao đài 1926, Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo nguyên thủy).

Mặt khác, tôn giáo và hoạt động tôn giáo ở bất kỳ một quốc gia nào cũng phải tuân thủ pháp luật. Các tổ chức tôn giáo mà USCIRF nêu tên, coi là “nguyên thủy”, “nguyên bản”, “chính gốc” thực chất đều là các tổ chức tôn giáo tự phát, không có tư cách pháp nhân hoặc là các tổ chức tôn giáo đang lưu vong ở nước ngoài.

Thực tế tại Việt Nam không có cái gọi là “chi phái Cao Đài 1997” và “Cao Đài Chơn Truyền 1926” mà chỉ có 10 Hội thánh Cao Đài, 21 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập do Nhà nước công nhận và 01 pháp môn Cao Đài được Nhà nước cấp đăng ký hoạt động tôn giáo. Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh là một trong số đó, đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Về đạo Tin Lành, sau khi giáo hội đã có tư cách pháp nhân, nhu cầu chính đáng về cơ sở thờ tự, đất đai…, đã và đang được Nhà nước quan tâm xem xét, giải quyết. Điển hình như Thành phố Hồ Chí Minh đã giao 7.500m2 cho Tổng liên hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), xây dựng Viện Thánh kinh thần học; tỉnh Đắk Lắk đã giao hơn 11.000 m2 đất cho Tòa Giám mục Buôn Ma Thuột; tỉnh Quảng Trị giao thêm 15 ha đất cho giáo xứ La Vang…

Điều đó thể hiện việc Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo đã đảm bảo cho các tôn giáo được thực hành hoạt động tôn giáo một cách thuận lợi, được Nhà nước bảo hộ và ngày càng phát triển, không có chuyện “nhà nước sử dụng tổ chức tôn giáo này để kiểm soát và loại bỏ tổ chức tôn giáo khác” như báo cáo của USCIRF.

Thứ hai, xuyên tạc, bịa đặt Nhà nước “kiểm soát tôn giáo” thông qua các tổ chức chính trị – xã hội, như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Công an. Việc đưa nhân sự là người trong tôn giáo vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hay Ban Tôn giáo Chính phủ là điều kiện thuận lợi để các tôn giáo tham gia vào quá trình góp ý, đề xuất cho các cơ quan trên về những vấn đề tôn giáo hoặc tham mưu cho các cơ quan trong ban hành các chính sách, pháp luật phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của tín đồ tôn giáo mà họ là thành viên, ngược lại phía chính quyền cũng sẽ có được một đội ngũ tư vấn, tham mưu để thực hiện đúng, có hiệu quả các chính sách về tôn giáo đã được thông qua.

Bộ Công an Việt Nam, trong lĩnh vực tôn giáo có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân, sự bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật; đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính các hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật. Khi xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật, thì dù là người bình thường hay người theo tôn giáo đều phải xử lý trước pháp luật.

Thử so sánh với Mỹ, mặc dù theo nguyên tắc, tại Mỹ, Quốc hội sẽ không ban hành luật pháp nhằm hạn chế hoạt động tôn giáo; hoạt động tôn giáo trong phạm vi pháp luật là tự do, không chịu sự can thiệp của chính phủ và cá nhân nhưng tự do tôn giáo không có nghĩa là tín đồ có có thể làm tất cả những gì họ muốn. Năm 1878, Tòa án Tối cao Mỹ trong phán quyết vụ án “Reynold kiện Chính phủ Mỹ”, đã chỉ ra: pháp luật “không thể can thiệp vào tín ngưỡng và lý giải tôn giáo, nhưng có thể can thiệp vào hoạt động tôn giáo”.

Năm 1940, trong phán quyết của Tòa án Tối cao Liên bang Mỹ về vụ án “Canwell kiện bang Connecticut” nhấn mạnh nguyên tắc tự do tôn giáo “bao gồm hai khái niệm: tín ngưỡng tự do và hành động tự do, cái thứ nhất là tuyệt đối. Nhưng cái thứ hai không phải là tuyệt đối, để bảo vệ xã hội, hành vi đương nhiên phải chịu kiểm soát”.

Như vậy, là một công dân của nhà nước pháp quyền, dù là người Mỹ hay người Việt, người phạm tội là người trong tôn giáo thì vẫn phải xử lý trước pháp luật, không thể vì là người trong tôn giáo, nhận được sự tôn trọng, lấy đó là quyền ưu tiên, miễn trừ để thực hiện các hành vi phạm tội được.

USCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn giáo Việt Nam
Quang cảnh sinh hoạt tôn giáo của đồng bào người Mông theo đạo Tin lành tại Cao Bằng. (Nguồn: TTXVN)

Thứ ba, vu cáo, pháp luật liên quan đến tôn giáo Việt Nam góp phần giúp Nhà nước đàn áp và kiểm soát tôn giáo. Thực tế, Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, với 16 tôn giáo khác nhau, như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tôn giáo Baha’i…

Hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng đều tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, dựa trên tinh thần tôn trọng, không xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo song song với khuyến khích phát huy những giá trị phù hợp với nguyện vọng, lợi ích chính đáng của công dân.

Điều đó được thể hiện rõ trong Điều 24, Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2018 và Nghị định 162/2017/NĐ-CP đã khẳng định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật… cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng tôn giáo”. Bên cạnh đó, các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân còn được cụ thể hóa trong Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Đất đai, Luật Giáo dục…

Điển hình như Luật Đất đai năm 2013, bổ sung năm 2024 đã có những quy định bổ sung về định nghĩa đất tôn giáo (Điều 213), nhận quyền sử dụng đất (Điều 169) đã bảo đảm được quyền lợi về cơ sở thờ tự của các tôn giáo… Các cơ sở pháp lý nêu trên chứng minh cho việc Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền, sử dụng pháp luật để bảo đảm nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, đồng thời cũng bảo đảm về các quyền lợi và trách nhiệm của các cơ sở tôn giáo, bảo vệ tài sản của họ.

Thứ tư, USCIRF dựa trên tư liệu, phát ngôn của các cá nhân, tổ chức không đại diện cho toàn thể giáo dân cũng như các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam. USCIRF cũng khảo sát, phỏng vấn những “đại diện” từ cộng đồng Phật giáo Khmer Krom, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, Phật giáo Hòa Hảo… và gọi đây là “nhân chứng sống” về đàn áp tự do tôn giáo tại Việt Nam. Thực chất những “đại diện”, “nhân chứng sống” này đều là những thành phần từng vi phạm pháp luật Việt Nam, có lịch sử chống đối chính quyền cực đoan, quyết liệt. Nổi lên là trường hợp Nguyễn Bắc Truyển tự nhận là “tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và nhà hoạt động nhân quyền”.

Tuy nhiên, Nguyễn Bắc Truyển (SN 1968, khi ở Việt Nam trú tại phường 4, quận 4, TP. Hồ Chí Minh) từng vi phạm pháp luật Việt Nam và phải chấp hành bản án 11 năm tù, 3 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” khi cùng các đối tượng: Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn và Nguyễn Văn Đài, đều là các thành viên sáng lập ra tổ chức “Hội Anh em dân chủ”, có kế hoạch đào tạo hội viên, phát triển lực lượng, thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; có quan hệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để vận động ủng hộ tài trợ kinh phí cho hội hoạt động, lập dự án xin tài trợ cho hoạt động của hội; lợi dụng các sự kiện chính trị, sự kiện nhạy cảm trong nước để kích động người dân phản đối chính quyền.

Một trường hợp khác mà USCIRF quan tâm, công khai ủng hộ là Y Quynh Bdap và phê phán Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo xuyên quốc gia”. Vụ tấn công khủng bố ngày 11/6/2023 tại Đắk Lắk với các hành vi bạo lực, man rợ làm 9 người chết, 2 người bị thương và thiệt hại hàng tỷ đồng của Nhà nước, nhân dân Việt Nam. Cơ quan chức năng Việt Nam đã có đầy đủ bằng chứng chứng minh Y Quynh Bdap chính là kẻ đã trực tiếp tuyển mộ, kích động và chỉ đạo thực hiện vụ khủng bố đó.

Thậm chí, trước khi Y Quynh Bdap được đưa ra xét xử tại Thái Lan và sau đó bị tòa Hình sự Thái Lan phán quyết sẽ dẫn độ về nước thì nhiều nước, trong đó có Úc và Canada đã từ chối chấp nhận hồ sơ tị nạn chính trị của Y Quynh Bdap do y có liên quan đến hoạt động khủng bố. Do đó, nếu USCIRF ủng hộ Y Quynh Bdap vô tội và cho rằng y hoạt động vì tự do tôn giáo thì phải chịu trách nhiệm về hành vi tài trợ, hỗ trợ cho đối tượng khủng bố.

Qua những ví dụ nêu trên, có thể thấy rằng, những “nhân chứng” của USCIRF đưa ra cáo buộc “Nhà nước Việt Nam tìm cách đàn áp, xóa bỏ các tổ chức tôn giáo độc lập” đều là những đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam, có quan điểm, thái độ cực đoan, không thừa nhận những chính sách, pháp luật tại Việt Nam hoặc các tổ chức tôn giáo tự phát thực hành tôn giáo một cách cực đoan, chống phá tinh thần đoàn kết của giáo dân trong tôn giáo, không có tư cách pháp nhân…, rõ ràng không thể làm bằng chứng cho USCIRF đưa ra bản báo cáo đánh giá về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Những năm qua, USCIRF không có thiện chí trong việc trao đổi, làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam mà chủ yếu liên kết, tham vấn các thông tin, tài liệu về tôn giáo của Việt Nam từ các tổ chức phản động người Việt lưu vong có hoạt động khủng bố, tài trợ khủng bố chống Nhà nước Việt Nam quyết liệt và cực đoan như “Ủy ban cứu người vượt biển – BPSOS”, “Việt Tân” hoặc từ các chức sắc cực đoan chống đối trong nước như linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, linh mục Đặng Hữu Nam (Công giáo), Hứa Phi (Cao Đài), Thích Không Tánh (Phật giáo Việt Nam thống nhất)… USCIRF là tổ chức của Bộ Ngoại giao Mỹ mà tự biến mình thành “con tin”, “công cụ” cho cá nhân, tổ chức phản động như Nguyễn Đình Thắng và BPSOS sẽ làm mất uy tín của Bộ Ngoại giao Mỹ khi phát hành ra báo cáo mang nặng tính xuyên tạc, bịa đặt.





Nguồn: https://baoquocte.vn/uscirf-cong-bo-bao-cao-thieu-khach-quan-ve-tu-do-ton-giao-viet-nam-303543.html

Cùng chủ đề

Dự báo giá tiêu ngày mai 9/2/2025, trong nước vượt 160.000 đồng/kg

Dự báo giá tiêu ngày mai 9/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 9/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 8/2/2025 duy trì đà tăng, giữ mức cao và có thể vượt mốc 160.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 8/2/2025...

Công ty mẹ – Tổng công ty Đường sắt được giao lãi 7 tỷ đồng trong năm 2025

Đây là mức lợi nhuận sau thuế vừa được đại diện phần vốn Nhà nước yêu cầu lãnh đạo Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải đạt được trong năm tài chính 2025. Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt được giao lãi 7 tỷ đồng trong năm 2025Đây là mức lợi nhuận sau thuế vừa được đại diện phần vốn Nhà nước yêu cầu lãnh đạo Công ty mẹ - Tổng công...

Tiền và tương đương tiền tăng vọt lên 5.443 tỷ đồng

Bàn giao sản phẩm tại dự án Akari City và Nam Long Central Lake (Cần Thơ) giúp doanh thu và lợi nhuận quý IV/2024 tăng vọt. Cũng nhờ vậy, tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp bất động sản này tăng vọt lên 5.443 tỷ đồng. Nam Long (NLG): Tiền và tương đương tiền tăng vọt lên 5.443 tỷ đồngBàn giao sản phẩm tại dự án Akari City và Nam Long Central Lake (Cần Thơ) giúp doanh thu và...

Phải đến khi bước sang tuổi 50, tôi mới nhận ra việc tiết kiệm cho quỹ “chăm sóc hưu trí” quan trọng như thế...

Khi đến tuổi 50, cuộc sống của tôi phản chiếu tất cả những gì tôi đã làm trong quá khứ, bao gồm cả sai lầm từ thói quen quản lý tài chính. ...

CLB Medio – nơi các bạn trẻ bảo vệ môi trường và lan tỏa ý thức sống xanh

Những ngày đầu năm 2025, các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Medio thuộc Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TPHCM) đã có mặt tại đường ray xe lửa khu vực Bình Thạnh để tiến hành dọn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người dùng Android tại Mỹ có thể tải Tiktok qua website

Trong nỗ lực vượt qua những hạn chế ngày càng gay gắt tại Mỹ, TikTok ngày 7/2 thông báo người dùng Android tại Mỹ giờ đây có thể tải và kết nối với ứng dụng chia sẻ video ngắn này qua các bộ kit được cung cấp trực tiếp trên website của công ty.

Du khách đến Mộc Châu, cắm trại giữa vườn mận đang bung nở rực rỡ

Nằm cách Hà Nội gần 200km, Mộc Châu được xem là 1 trong những địa điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất miền Bắc, đặc biệt vào mùa hoa mận dịp đầu năm.

Trung Quốc tung đòn đáp trả thuế quan, xuất khẩu dầu thô Mỹ năm 2025 gặp khó

Màn đáp trả của Trung Quốc với chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump dự báo làm giảm xuất khẩu dầu thô của Mỹ năm 2025, lĩnh vực vốn đã tăng trưởng chậm trong năm 2024.

Brazil trong vai trò Chủ tịch BRICS 2025

Là chủ tịch luân phiên của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) trong năm 2025, Brazil sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh của nhóm này dự kiến vào tháng 7.

Kể chuyện Đảng qua hiện vật thiêng liêng

Câu chuyện về những hiện vật minh chứng cho hành trình 95 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bài đọc nhiều

Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030

Hội nghị nhận được nhiều sự quan tâm, trao đổi, thảo luận đến từ đại diện các cơ quan, các cơ sở tham gia đóng góp ý kiến triển khai xây dựng nhiều phương án, giải pháp thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc...

Gặp lại ở Hố Quáng Phìn…

Trời đã tang tảng sáng, nhưng khắp các đỉnh núi, vạt nương và bản làng còn chìm trong biển sương mù. Sương uyển chuyển. Lúc êm chảy từng dòng, khi đứng lặng hình cái vòng cổ bạc ôm ngọn núi, rồi theo gió tản ra len lỏi khắp các lối đi, tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp buổi sớm thêm đượm... Giờ này có lẽ Hố Quáng Phìn cũng đã thức giấc!Vượt gần 150km...

Quỹ Dân số Liên hợp quốc đồng hành cùng Việt Nam ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Baoquocte.vn. Ngày 3/11, tại Hà Tĩnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức Hội thảo truyền thông vận động xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Triển khai giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa tại các điểm chợ

Với mục đích, ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, các sự cố môi trường do sử dụng các sản phẩm nhựa một lần, túi nilon khó phân hủy gây ra; góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn...

Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững

Chiều ngày 20/12/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng hiệu quả và sâu rộng của...

Cùng chuyên mục

Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những đơn vị thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, với mục đích giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Thanh Hóa: Nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng

(LĐXH) - Với nhiều giải pháp, mô hình hay, sáng tạo, các lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phối hợp với chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ). Các mô hình này giúp người lầm lỡ xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…Sau 1 năm triển khai, thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình THNCĐ,...

Indonesia quyết tâm tạo “vòng tròn an toàn” cho trẻ em trên không gian số

Bộ Truyền thông và kỹ thuật số Indonesia triển khai bước đi mới để bảo vệ trẻ em trong không gian số, giải quyết các mối đe dọa như cờ bạc trực tuyến, khiêu dâm, bắt nạt trên mạng và bạo lực tình dục.

Mới nhất

Đẩy nhanh thi công đường ven biển Hòn Lan

Mặt bằng bàn giao nhỏ giọt, gặp nhiều khó khăn, vật liệu cát đắp nền đường khan hiếm ảnh hưởng tiến độ thi công trục ven biển ĐT 719B đoạn Hòn Lan - Tân Hải. ...

Người dùng Android tại Mỹ có thể tải Tiktok qua website

Trong nỗ lực vượt qua những hạn chế ngày càng gay gắt tại Mỹ, TikTok ngày 7/2 thông báo người dùng Android tại Mỹ giờ đây có thể tải và kết nối với ứng dụng chia sẻ video ngắn này qua các bộ kit được cung cấp trực tiếp trên website của công ty.

Dự báo giá cà phê ngày mai 9/2/2025 không sôi động

Dự báo giá cà phê ngày mai 9/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 9/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 8/2/2025 giá cà phê...

Trồng mai vàng Bình Định kiểu gì mà nhà nông dân này “tự trả lương” 200-300 triệu/năm?

Từng canh tác nhiều loại cây trồng nhưng đều mang lại hiệu quả kinh tế không cao, gần 10 năm trước, được bạn bè chỉ bày, vợ chồng chị Nguyễn Thị...

Mới nhất