Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về "ao ước" trong điều động,...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về “ao ước” trong điều động, thuyên chuyển giáo viên

(NLĐO)- Ngày 7-2, tiếp tục phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo

Về một số vấn đề lớn của dự thảo, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội, cho biết về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Phạm Thắng

Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục nhận định việc giao thẩm quyền tuyển dụng cho ngành giáo dục là cần thiết, vừa đảm bảo tính sát thực của việc tuyển dụng, vừa nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện để ngành chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý, phát triển nhà giáo, đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng; góp phần khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ và mất cân đối cơ cấu nhà giáo.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng. Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.

Các ý kiến tại phiên họp đồng tình với nội dung chỉnh lý, cho rằng quy định theo hướng này khẳng định được vai trò, trách nhiệm chủ trì tham mưu của cơ quan quản lý giáo dục; bảo đảm đồng bộ với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Viên chức và Bộ luật Lao động.

Về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng ủng hộ việc phân cấp, phân quyền cho cơ sở giáo dục, bao gồm cả cơ sở tự chủ hoặc chưa tự chủ. “Cơ sở giáo dục công lập tự chủ hay chưa tự chủ, nên để cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, cơ quan quản lý giáo dục không nên can thiệp”- Phó Chủ tịch Quốc hội nói và nêu rõ cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra, nếu tuyển dụng sai quy định sẽ “tuýt còi”.

Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết dự thảo luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần quy định rành mạch về vấn đề này để tháo gỡ các nút thắt về điều động, thuyên chuyển giáo viên hiện nay. Ông nhắc đến một số giáo viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên được cho thuyên chuyển khi nơi đến đồng ý tiếp nhận.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều nơi lấy lý do như đã đủ biên chế để không nhận, dẫn đến tình trạng có cô giáo cắm bản 10 – 20 năm, nhưng vẫn phải cắm bản.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại.

Đồng thời nhấn mạnh việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh là phải đi. “Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh”- Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu.

Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ ngành giáo dục “ao ước” chính sách mạnh, phù hợp trong điều động, thuyên chuyển giáo viên. Song việc này cũng rất khác với điều động bên quân đội, bởi ngành giáo dục hiện không quản lý viên chức mà giao cho cấp tỉnh.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá dự thảo luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một thay đổi mang tính cách mạng. “Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì sẽ làm tốt, nhưng hiện nay chưa được như quân đội”- người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh.

Dự án Luật Nhà giáo dự kiến được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5-2025.



Nguồn: https://nld.com.vn/bo-truong-nguyen-kim-son-noi-ve-ao-uoc-trong-dieu-dong-thuyen-chuyen-giao-vien-196250207123712417.htm

Cùng chủ đề

Thông tin mới nhất về chính sách tiền lương, nghỉ hưu trước tuổi của nhà giáo

TPO - Dự thảo Luật Nhà giáo đã chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu.  TPO - Dự thảo Luật Nhà giáo đã chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với...

Bỏ quy định tăng 1 bậc lương, bổ sung hỗ trợ thuê nhà công vụ trong Luật Nhà giáo

Kinhtedothi - Sáng 7/2, tại phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà giáo. Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, để tháo gỡ hạn chế, bất cập trong việc quản lý,...

Đề nghị bổ sung thêm tiêu chí với nhà giáo nghỉ hưu trước tuổi

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. ...

‘Tự nguyện’ cũng không được dạy thêm, thu tiền

TPO - Ngoài quy định cấm “ép buộc” học thêm, hay nộp các khoản tiền ngoài quy định, đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ngay cả trường hợp phụ huynh, học sinh "tự nguyện" cũng không được thu tiền. TPO - Ngoài quy định cấm “ép buộc” học thêm, hay nộp các khoản tiền ngoài quy định, đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ngay cả trường hợp phụ huynh, học sinh...

Đề xuất giáo viên được hỗ trợ thuê nhà ở công vụ, lương xếp cao nhất

Dự thảo Luật Nhà giáo bổ sung quy định trường hợp không bố trí được chỗ ở tập thể hoặc nhà ở công vụ, nhà giáo được hỗ trợ tiền thuê nhà ở theo mức hỗ trợ thuê nhà ở công vụ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị bàn giao công tác của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị bàn giao công tác của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương từ ông Trần Cẩm Tú sang ông Nguyễn Duy Ngọc. ...

Đại tá Ngô Cự Vinh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định

(NLĐO)-Tỉnh ủy Bình Định vừa công bố quyết định của Ban Bí thư về chỉ định đại tá Ngô Cự Vinh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2020 - 2025 ...

Vì sao cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo tiếp tục bị đình chỉ giao dịch trên UpCom?

(NLĐO) - HoSE đã hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo vì công ty vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin. ...

Giảm 3.600 đầu mối, Bộ Tài chính sau hợp nhất là “mạch máu” của nền kinh tế

(NLĐO)- Nhấn mạnh Bộ Tài chính mới là bộ "cốt lõi" - "mạch máu" của nền kinh tế, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu "sắp xếp xong thì công việc phải chạy" ...

Hai Phó Ban Dân vận Tỉnh uỷ Bình Định cùng xin nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO) – Ban Dân vận Tỉnh uỷ Bình Định hiện có 2 Phó Trưởng Ban cùng sinh năm 1966 và đều xin nghỉ hưu trước tuổi. ...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Lâm Đồng chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng giáo viên trước ngày 7-2

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước ngày 7-2. Chiều 5-2, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cùng chuyên mục

Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM chấp nhận 5 loại chứng chỉ tiếng Anh khi xét tuyển

Năm 2025, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM sử dụng 5 phương thức tuyển sinh. Riêng phương thức xét tuyển tổng hợp, trường chấp nhận quy đổi điểm của 5 loại chứng chỉ tiếng Anh. ...

Cơ hội cho nữ giới Việt Nam trở thành Đại sứ Đức trong một ngày

Nhân kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ 8.3 và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức, Đại sứ quán Đức mở cuộc thi viết dành cho nữ giới trong độ tuổi 16 - 26. Phần thưởng là...

Kết quả xác minh thông tin người phụ nữ lạ mặt dụ dỗ đón học sinh ở Quảng Trị

Công an thị xã Quảng Trị đã điều tra, xác minh và khẳng định thông tin người phụ nữ lạ dụ dỗ đón học sinh ở Trường tiểu học và THCS Nguyễn Tất Thành là không chính xác. ...

Thông tin mới nhất về chính sách tiền lương, nghỉ hưu trước tuổi của nhà giáo

TPO - Dự thảo Luật Nhà giáo đã chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu.  TPO - Dự thảo Luật Nhà giáo đã chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với...

Tránh tình trạng trá hình, tự nguyện học thêm cũng không được thu tiền

Sáng 7/2, tại phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị làm rõ hơn hành vi ép buộc tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nếu tự nguyện học thêm thì không được thu tiền, để tránh tình trạng trá hình.

Mới nhất

Nữ giám đốc 63 tuổi nhập viện vì xơ gan, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Nữ giám đốc phát hiện bị xơ gan thừa nhận ngày nào cũng ăn thịt bò bít tết và uống rượu vang đỏ... ...

Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm tiếp xã giao Tổng Giám đốc A*STAR

(MPI) - Ngày 07/02/2025, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm đã có buổi tiếp xã giao Tổng Giám đốc Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (A*STAR) Beh Kian Teik cùng Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam. ...

Thông qua Nghị quyết phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao sau tinh gọn

Kinhtedothi-Chiều 7/2, tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Theo tờ trình, Viện trưởng VKSNDTC đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc...

Nhiều ý kiến đóng góp dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

NDO - Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (dự thảo Luật). Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan liên quan tham dự. Phát biểu khai mạc, Phó Giáo...

Mới nhất