Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần hướng tới phương pháp tích cực

Cần hướng tới phương pháp tích cực

CÓ NƯỚC MẮT, NHƯNG HÃY LÀ “ĐỒNG CẢM ĐỘNG VIÊN”

Bà Trần Lâm Thảo, giảng viên đa giác quan, Giám đốc TitBrain Education, cho biết khóc là một phản ứng tự nhiên của con người trước những cảm xúc mạnh mẽ, nhưng không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích. Ở vai trò nhà trị liệu hay chuyên gia tâm lý, việc can thiệp để thân chủ khóc cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp, tôn trọng và đồng cảm, với mục tiêu giúp thân chủ giải tỏa cảm xúc, chứ không phải thao túng hay gây tổn thương.

Dùng nước mắt giáo dục trẻ em, lợi bất cập hại?: Cần hướng tới phương pháp tích cực- Ảnh 1.

HS Trường tiểu học Thuận Kiều (Q.12, TP.HCM) cùng giáo viên gói bánh chưng dịp Tết Nguyên đán 2025 dành tặng các HS có hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động thực tế này giúp HS học được tinh thần đồng cảm, biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè quanh mình

Việc khơi gợi cảm xúc, bao gồm cả nước mắt, ở trẻ em, học sinh (HS) trong quá trình giáo dục tâm lý có thể mang lại cả lợi ích và tác hại. Trong đó những lợi ích như giải tỏa cảm xúc, thể hiện sự đồng cảm, học cách quản lý cảm xúc. Nhưng nếu việc khơi gợi cảm xúc không được thực hiện đúng cách, nó có thể gây ra những tổn thương tâm lý cho trẻ, đặc biệt là khi trẻ cảm thấy bị ép buộc, thao túng hay không an toàn, hoặc có thể khiến trẻ mất lòng tin. Ngoài ra, việc cố gắng làm cho trẻ khóc có thể gây phản tác dụng, khiến trẻ cảm thấy khó chịu, chống đối hoặc kìm nén cảm xúc của mình hơn nữa.

Bà Thảo khẳng định: “Giáo dục cho trẻ em về đạo đức, kỹ năng sống không nhất thiết phải làm các em khóc. Có một khái niệm trong đối thoại là “Motivational Enthusiasm” (Đồng cảm động viên). Đồng cảm động viên không tập trung vào việc làm cho người khác khóc, mà tập trung vào việc giúp họ cảm thấy được thấu hiểu, được đồng cảm và được khích lệ để vượt qua khó khăn”.

Đồng cảm động viên giúp trẻ em cảm thấy được tin tưởng, được khích lệ và có động lực để cố gắng hơn. Ngoài ra, đồng cảm động viên giúp các em học cách nhận diện và quản lý cảm xúc của mình, phát triển các kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề.

KẾT HỢP HÀI HÒA GIỮA CẢM XÚC – LÝ TRÍ – HÀNH ĐỘNG

Theo thạc sĩ Nguyễn Mộng Tuyền, Giám đốc điều hành Học viện Ngôn từ, việc làm cho HS khóc chỉ là hiệu ứng nhất thời, không phải tác động lâu dài. “Nếu không có những phương pháp giáo dục phù hợp để duy trì và củng cố những bài học, thì việc “khóc lóc” sẽ không mang lại hiệu quả giáo dục thực sự. Các em cần được trang bị những kỹ năng, kiến thức và giá trị sống để có thể tự mình vượt qua khó khăn, chứ không phải chỉ dựa vào cảm xúc nhất thời”, bà Tuyền nhấn mạnh.

“Mục đích thật sự của giáo dục không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức mà còn là khơi gợi tiềm năng, phát triển nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho HS. Việc tập trung vào cảm xúc nhất thời như khóc lóc có thể khiến chúng ta quên mất mục đích cốt lõi này. Thay vì tập trung vào việc khơi gợi cảm xúc tiêu cực, chúng ta nên hướng đến những phương pháp giáo dục tích cực, giúp HS phát triển toàn diện cả về trí tuệ, thể chất lẫn tinh thần, như học tập thông qua trải nghiệm, phát triển tư duy phản biện, khuyến khích sáng tạo… Điều này sẽ thật sự mang đến hiệu quả lâu dài, tích cực và nhiều hứng khởi hơn”, bà Tuyền chia sẻ thêm.

Theo bà Trần Thị Quế Chi, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo (IES), phương pháp giáo dục hiệu quả nhất là kết hợp hài hòa giữa cảm xúc – lý trí – hành động. Khi các thầy cô, diễn giả khơi gợi được cảm xúc xúc động của HS, có được điểm chạm đầu tiên với người nghe như vậy là cảm xúc tốt. Sau đó hãy lý trí để đưa đến HS những thông điệp cụ thể, thiết thực để các em ghi nhớ. Đừng mải mê trong việc khiến HS khóc để rồi lợi bất cập hại.

Dùng nước mắt giáo dục trẻ em, lợi bất cập hại?: Cần hướng tới phương pháp tích cực- Ảnh 2.

Việc khơi gợi cảm xúc, bao gồm cả nước mắt, ở trẻ em, HS trong quá trình giáo dục tâm lý có thể mang lại cả lợi ích và tác hại

TỰ NHẬN THỨC, TỰ HỌC QUA TÌNH HUỐNG THỰC TẾ

Nhà giáo dục Nguyễn Thúy Uyên Phương, Chủ tịch Hội đồng Trường ICS, nhà sáng lập Hệ thống trường mầm non – ngoại khóa TOMATO, khẳng định giáo dục cảm xúc thực sự phải được xây dựng trên nền tảng của sự hiểu biết và hành động có ý nghĩa, không chỉ là việc kích thích cảm xúc một cách tạm thời. Cần tạo ra những cơ hội cho HS không chỉ cảm nhận mà còn hiểu và hành động từ những cảm xúc đó, giúp các em phát triển nhân cách vững vàng và bền vững.

Bà Uyên Phương khuyến khích việc giáo dục đạo đức và kỹ năng tập trung vào sự phát triển toàn diện của HS, khuyến khích các em tự nhận thức và tự học qua các tình huống thực tế. Qua đó, HS không chỉ rèn luyện kỹ năng giao tiếp mà còn học được cách đánh giá và ra quyết định dựa trên giá trị đạo đức của mình. Phương pháp học thông qua trải nghiệm, như tham gia các hoạt động tình nguyện cũng giúp HS thực hành các giá trị như lòng nhân ái, sự chia sẻ và trách nhiệm xã hội.

Cũng theo bà Uyên Phương, bên cạnh việc học qua các tình huống thực tế, cần có một lộ trình củng cố lâu dài. Giáo dục đạo đức và kỹ năng không thể chỉ dựa vào một lần truyền đạt mà phải có quá trình tiếp nối, với sự hướng dẫn và khuyến khích liên tục từ giáo viên. Việc tạo ra các cộng đồng hoặc hội nhóm, CLB của HS có tính chất nhắc nhở và giúp đỡ lẫn nhau cũng rất quan trọng, để HS có thể duy trì và phát huy các giá trị trong cuộc sống thực tế.

“Cuối cùng, chúng ta cần giúp HS nhận thức rằng hành động đúng đắn không phải là để làm hài lòng người khác, mà là để phát triển bản thân và đóng góp cho cộng đồng. Hãy để các em có cơ hội trải nghiệm và tự khám phá cảm xúc, từ đó học cách tự quản lý cảm xúc và hành động có ý thức”, bà Uyên Phương nhận định.




Nguồn: https://thanhnien.vn/dung-nuoc-mat-giao-duc-tre-em-loi-bat-cap-hai-can-huong-toi-phuong-phap-tich-cuc-185250206224005159.htm

Cùng chủ đề

Dùng nước mắt giáo dục trẻ em: Lạm phát cảm xúc?

Từ nhiều năm trước đã có phong trào các diễn giả đi khắp các trường học, đi đến đâu cũng làm cho học sinh và giáo viên rơi nước mắt, khóc sướt mướt với các câu chuyện ủy mị về tình yêu gia...

Dùng nước mắt giáo dục trẻ em, lợi bất cập hại ?

Việc một số diễn giả đến trường học và cố tình lấy nước mắt học sinh bằng những câu chuyện buồn, thậm chí quay phim lại để làm bằng chứng cho sự thành công của buổi nói chuyện đang gây nhiều tranh cãi. ...

Một học sinh tiểu học có 9 huy chương môn cờ vua

Một học sinh tại TP.HCM đã bắt đầu đam mê với cờ vua từ lớp 2 và đến lớp 5 đã đạt được 9 huy chương trong các cuộc thi về môn thể thao trí tuệ này. ...

Bộ ba lớp 11 đạt giải nhất học sinh giỏi quốc gia tiếng Anh

Cùng là học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, chơi thân với nhau từ lớp 9 và đến năm nay, bộ ba học sinh lớp 11 chuyên Anh đã 'rủ nhau' cùng đạt giải nhất môn tiếng Anh kỳ thi học sinh...

Học từ thực tiễn

Những ngày này học sinh đến trường thật vui. Các em được tham gia hoạt động chào đón Tết Nguyên đán nhưng thông qua sinh hoạt bên ngoài lớp học lại biết được nhiều điều từ cuộc sống, những thứ mà hằng ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặc các xu hướng ‘biến động’, thời trang tối giản vẫn được yêu thích

Điểm nhấn của thời trang tối giản nằm ở việc lược bỏ những chi tiết rườm rà, thay...

Xuống phố với gam màu pastel ngọt ngào

Một trong những cách dễ dàng nhất để tạo nên sự hài hòa cho bộ trang phục là...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Lâm Đồng chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng giáo viên trước ngày 7-2

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước ngày 7-2. Chiều 5-2, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cùng chuyên mục

Quy định mới về dạy thêm sắp có hiệu lực: Nơi ngưng dạy ‘nghe ngóng’, nơi tìm cách… lách

Thông tư về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT có hiệu lực từ 14-2-2025 đang tiếp tục gây nhiều ý kiến trái chiều. Theo ông Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), thông tư quy định các trường...

Cơ hội để học sinh/sinh viên nữ Việt Nam “Một ngày làm Đại sứ”

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 50 năm kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa CHXHCN Việt Nam và CHLB Đức (23/9/1975 - 23/9/2025), Đại sứ quán Đức mời các học...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về “ao ước” trong điều động, thuyên chuyển giáo viên

(NLĐO)- Ngày 7-2, tiếp tục phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo ...

Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu tự bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ triển khai Chương trình giáo sư thỉnh giảng, với mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng trong giai đoạn 2025-2030. GS.TS Mai Thanh Phong - hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa (Đại học...

Thủ tướng yêu cầu công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 trong tháng 2 để “học sinh có thời gian chuẩn bị”

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh THCS, tuyển sinh THPT năm học 2025 - 2026 trong tháng 2/2025 để học sinh, giáo viên và các nhà trường, các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động chuẩn bị cho công tác tuyển sinh. ...

Mới nhất

Quy định mới về dạy thêm sắp có hiệu lực: Nơi ngưng dạy ‘nghe ngóng’, nơi tìm cách… lách

Thông tư về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT có hiệu lực từ 14-2-2025 đang tiếp tục gây nhiều ý kiến trái chiều. ...

Uống rượu có xua tan nỗi buồn?

Một nghiên cứu mới từ Đại học Y khoa Chicago tiết lộ những người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu (AUD) và trầm cảm trải qua mức độ kích thích và khoái cảm cao khi say rượu, tương tự những người uống rượu nhưng không bị...

Nhân dân đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của CSGT trong kỳ nghỉ Tết

Cử tri và nhân dân đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của lực lượng CSGT trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhờ vậy tai nạn giao thông trong 9 ngày nghỉ Tết giảm so với cùng kỳ năm ngoái. ...

Nhiều quy định mới nghiêm ngặt hơn, hàng nông sản xuất khẩu EU vướng thêm rào cản

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, Liên minh châu Âu (EU) đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn về an toàn thực phẩm và bền vững. ...

Mới nhất