Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếGiao tiếp với trẻ không giao tiếp bằng 'thực hành tâm vận...

Giao tiếp với trẻ không giao tiếp bằng ‘thực hành tâm vận động’

‘Thực hành tâm vận động Aucouturier’ là một phương pháp mới giúp tất cả trẻ nhỏ có khó khăn, kể cả rối loạn giao tiếp nặng nhất như rối loạn tự kỷ… có thể được phục hồi.

Giao tiếp với trẻ không giao tiếp bằng 'thực hành tâm vận động' - Ảnh 1.

Thực hành tâm vận động Aucouturier về giáo dục và phòng ngừa cho trẻ nhỏ bình thường – Ảnh: BS LỆ BÌNH

Làm thế nào để giao tiếp với trẻ không giao tiếp?

Đó là câu hỏi của tôi năm 2008, sau khi lắng nghe và cảm nhận tất cả nỗi khổ của một người cha có con bị rối loạn tự kỷ qua bài trình bày “Tự kỷ – khoảng trống đáng sợ của nhi khoa” tại Hội nghị Tự kỷ toàn quốc năm 2008, tổ chức ở Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM.

Những khám phá thú vị

Tôi đã được học 3 năm (2001 – 2003) với Trường Tâm lý thực hành Paris (EPP) tại Bệnh viện Nhi đồng 1, đã có khả năng nhận biết các rối loạn tâm bệnh lý ở trẻ nhỏ, trong đó rối loạn nặng nhất là rối loạn tự kỷ. Tôi rất xúc động và thấy mình có thể chẩn đoán được rối loạn tự kỷ nhưng bất lực trong việc tiếp cận và trị liệu cho trẻ hoàn toàn không giao tiếp này.

Năm 2008, tôi được học bổng của Chính phủ Pháp trong chương trình bác sĩ nội trú lần 2, tôi quyết định tìm cách để được thực tập về tâm bệnh lý trẻ nhỏ sau thời gian thực tập tại khoa nội thần kinh nhi ở Bệnh viện Kremlin Bicêtre.

Tôi thấy cách tiếp cận của nhà tâm vận động đối với trẻ có rối loạn tự kỷ khá đặc biệt, riêng phòng tâm vận động tại khoa tâm bệnh lý trẻ nhỏ ở Viện Sơ sinh và Chu sinh còn trang bị một hồ bơi nhỏ cho trẻ. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy một trẻ rối loạn tự kỷ có thể cười trong trạng thái bình an, dẫu chưa có giao tiếp mắt với nhà tâm vận động.

Khi đó, tôi rất muốn học về tâm vận động, nhưng thời gian thực tập tại Pháp đã hết. Năm 2009 vừa từ Pháp về Việt Nam, biết tin đang có khóa đào tạo về tâm vận động tại TP.HCM nên tôi tìm gặp cô Annette Bauer.

Tôi khá lo lắng vì khóa đào tạo đã bắt đầu trước đó 1 năm, nhưng thật may mắn, cô Annette đã đồng ý. Cô nói cô rất vui vì tôi vừa là bác sĩ nhi, vừa được đào tạo về tâm lý chu sinh nên học về tâm vận động Aucouturier rất phù hợp.

Tôi đã khám phá cách đào tạo tâm vận động của cô Annette tuyệt vời hơn phương pháp tâm vận động mà tôi từng được trải nghiệm ở Paris trước đây, vì đó là phương pháp thực hành tâm vận động Aucouturier (PPA = Pratique Psychomotrice Aucouturier).

Đây là phương pháp dựa trên mối quan hệ, trong khi tâm vận động ở Pháp là tâm vận động chức năng, nhắm vào trị liệu các triệu chứng, biểu hiện bên ngoài.

Nhiều trẻ đã phục hồi hoàn toàn

PPA đề ra hai điều kiện quan trọng đó là phòng tâm vận động cần được thiết kế đặc biệt. Phòng cần đủ rộng, các trang thiết bị được bố trí một cách an toàn, phù hợp với nhu cầu tâm sinh lý theo độ tuổi của trẻ.

Trẻ được tự khởi xướng trò chơi, khám phá và diễn đạt tự do, cũng như được sống trong niềm vui thích vận động. Phòng tâm vận động là nơi trẻ sống cùng với tiến trình phát triển tâm sinh lý của riêng mình.

Đồng thời, nhà tâm vận động cần được chuyển hóa bản thân: ngoài việc được trang bị một số kỹ năng và công cụ hỗ trợ trẻ đặc biệt, họ cần được chuyển hóa bên trong. Họ có thể nhận ra những khả năng, những điểm tích cực của trẻ bên cạnh một số khó khăn của trẻ.

Bên cạnh đó, họ hiểu được nguồn gốc của những biểu hiện bất thường bên ngoài của trẻ (nhờ phân tích và tổng hợp thông tin từ cha mẹ về quá trình phát triển của trẻ và ít nhất 3 buổi quan sát trẻ ở phòng tâm vận động).

Đồng thời, thấu hiểu ý nghĩa ngôn ngữ cơ thể của trẻ, thấu cảm với nỗi khổ đau, lo hãi, ức chế, giận dữ, tổn thương, sang chấn… bên trong của trẻ. Nhà tâm vận động Aucouturier là người đồng hành ở vị trí đồng đẳng, ngang tầm với trẻ, chơi cùng và chơi vì trẻ, không lên kế hoạch dạy trẻ và mong đợi trẻ đạt những thành tích do mình đề ra.

Tiếp xúc với nhà tâm vận động Aucouturier, trẻ cảm thấy mình được hiểu, được đáp ứng phù hợp thường xuyên, được tôn trọng và thấy mình có giá trị dẫn đến trẻ đặt niềm tin vào nhà tâm vận động. Từ đó, trẻ trở nên tự tin và cởi mở, muốn chơi, muốn giao tiếp và muốn lớn lên.

Vì thế trẻ không chỉ mất các hành vi “lạ” mà còn phát triển nhiều mặt khác, song song về cảm xúc, tình cảm, mối quan hệ, nhận thức về bản thân và thế giới chung quanh trẻ.

Vai trò của cha mẹ rất quan trọng

Qua kinh nghiệm trị liệu tại phòng tâm vận động của tôi từ năm 2012, một số trẻ có biểu hiện rối loạn tự kỷ, đến sớm trước 3 tuổi, được sự hợp tác của cha mẹ, đã phục hồi hoàn toàn sau 1-2 năm.

Những trường hợp người cha mẹ cùng con đến trị liệu thường có độ phục hồi cao và nhanh hơn. Những trẻ đến trễ (5-6 tuổi) cũng có những tiến bộ đáng kể, một số trẻ có thể đi học trường bình thường.

Tuy nhiên, có một trường hợp đặc biệt là trẻ không thể tập trung học được ở trường bình thường, nhưng cha mẹ ép trẻ đến trường, kết quả là trẻ bị thụt lùi, xuất hiện lại những biểu hiện thu mình, tăng động, bốc đồng…

May mà cha mẹ của trẻ này đã nhận ra nguồn gốc của vấn đề và thay đổi môi trường cho trẻ. Trước đây, trẻ đến vì hành vi lạ (hay hôn chân người khác), không giao tiếp, bốc đồng, không nhận biết bản thân, không thể hiện cảm xúc, ngay cả vào ngày sinh của mình được bạn bè, người thân chúc mừng…

Bây giờ trẻ tiến bộ nhiều mặt, nhận biết bản thân, biết thể hiện cảm xúc với người khác và rất vui vào ngày sinh nhật, nói nhiều và diễn đạt mạch lạc hơn, biết thể hiện tình cảm với cha mẹ, giao tiếp tốt với người thân, có thể làm một số việc nhà khi được yêu cầu, có thể ngồi lâu chơi lắp ráp, làm lồng đèn…

Trẻ thích đến trường – ngôi trường dành cho trẻ đặc biệt, không áp đặt trẻ học chữ mà giúp cho trẻ thực hành các kỹ năng tự lo cho bản thân, làm thủ công, tạo hình, học hát.

Người cha cũng nhận ra mình thay đổi nhiều: từ nóng tính đã trở nên rất kiên nhẫn. Tình thương con đã giúp người cha thay đổi, góp phần quan trọng giúp con trai thay đổi.

Sự tiến bộ của những trẻ này xác tín trong tôi hiệu quả của phương pháp thực hành tâm vận động Aucouturier, khiến tôi mong muốn góp phần lan truyền phương pháp này tại Việt Nam.

Khi cô Annette Bauer đề nghị theo khóa học để trở thành nhà đào tạo, tôi đồng ý ngay. Tôi đã trở thành nhà đào tạo tâm vận động Aucouturier, được tổ chức ASEFOP (Association Européenne des Écoles de Formation à la Pratique Psychomotrice – Hiệp hội các trường đào tạo về Tâm vận động Aucouturier châu Âu) công nhận từ tháng 2-2019, sau 4 năm được đào tạo.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Trần Quang Huy – khoa tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) – cho hay phương pháp thực hành tâm vận động Aucouturier do Bernard Aucouturier phát triển.

Nguyên tắc chính của tâm vận động Aucouturier là vận động tự do, không áp đặt; không gian an toàn và kích thích; quan sát, đồng hành và chú trọng cảm xúc, biểu đạt cá nhân. Hiện nay các phòng tâm vận động tại TP.HCM đều theo các nguyên tắc chính của phương pháp Aucouturier.

T.HIẾN

Bác sĩ Nguyễn Lệ Bình – chuyên khoa nhi khoa và là nhà tâm lý lâm sàng, nhà đào tạo tâm vận động Aucouturier, phân môn tâm thần nhi chu sinh – Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.



Nguồn: https://tuoitre.vn/giao-tiep-voi-tre-khong-giao-tiep-bang-thuc-hanh-tam-van-dong-20250207075212997.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vào ‘thời điểm vàng’ nhảy việc sau Tết, thị trường việc làm sôi sục

Có nhiều lý do để ngành nhân sự ví những tháng sau Tết, tháng 1 và 2 là 'thời điểm vàng', lý tưởng nhất để nhảy việc, từ nhu cầu thị trường đầu năm, doanh nghiệp tái cơ cấu bộ máy, người lao động vừa lãnh tháng lương 13… ...

Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu tự bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ triển khai Chương trình giáo sư thỉnh giảng, với mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng trong giai đoạn 2025-2030. GS.TS Mai Thanh Phong - hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa (Đại học...

Giàu vẫn ăn cắp vặt, thói quen hay bệnh lý?

Thực tế, nhiều người có hành vi ăn cắp vặt dù không thiếu thốn kinh tế hay ăn cắp không vì lợi ích tài chính. Hội chứng ăn cắp vặt là gì?Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Hoàng,...

Nhóm quỹ cổ phiếu hiệu suất cao gấp 4 lần tiền gửi năm 2024, nhưng dài hạn gây bất ngờ

Nhóm quỹ cổ phiếu đạt mức tăng trưởng vượt trội năm 2024 với 20%. Tuy nhiên, hiệu suất trung bình ở mức thấp hơn (10,3%) trong khung thời gian 5 năm và âm -0,8% giai đoạn 3 năm, chủ yếu do khoản lỗ lớn vào năm 2022. ...

Bạn trẻ chụp hình sống ảo kiếm bộn tiền

Thời điểm lễ Tết luôn là 'mùa vàng' của những bạn trẻ theo nghề chụp hình và trang điểm. Khi nhu cầu làm đẹp và lưu giữ kỷ niệm tăng cao, nhiều bạn kiếm vài chục triệu một tháng cũng là chuyện thường. ...

Bài đọc nhiều

USAID ‘tạm nghỉ’ trên toàn cầu, dự án phòng chống lao, HIV/AIDS tại Việt Nam bị ảnh hưởng

Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã có thông tin chính thức về việc “nghỉ phép hành chính” trên toàn cầu từ 7-2. Điều này đồng nghĩa với việc những dự án USAID đang thực hiện tại Việt Nam cũng bị tạm dừng. ...

5 thói quen buổi sáng giúp thận luôn khỏe mạnh

Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất cơ thể vì đảm nhận chức năng lọc máu, loại bỏ độc tố, điều chỉnh độ pH, muối, kali và một số chức năng khác. Do đó, chăm sóc sức khỏe thận là...

Đua trend trữ bánh chưng, bánh tét sau Tết, chuyên gia dinh dưỡng lưu ý gì?

Sau Tết, nhiều người tìm cách bảo quản và chế biến lại bánh chưng, bánh tét để sử dụng lâu hơn mà vẫn giữ trọn hương vị. Bác sĩ Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng quốc gia, khuyên hạn chế rán bánh vì...

Bảo đảm nguồn máu quốc gia nhờ sự sẵn sàng của xã hội

NDO - "Lực lượng" nhà hảo tâm cứ căn tới ngày sinh nhật là đi hiến máu, thậm chí hiến máu ngay cả dịp Tết, với tinh thần như vậy nên dù có hai đợt cao điểm Tết liên tiếp vừa qua cũng không xảy ra hiện tượng thiếu máu" - PGS. TS. Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phấn khởi chia sẻ cùng Báo...

Cùng chuyên mục

Đề xuất đưa vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế vừa đề xuất bổ sung vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, đồng thời đưa bệnh do phế cầu vào danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc-xin cho trẻ em. Tin mới y tế ngày 5/2: Đề xuất đưa vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương trình tiêm chủng mở rộngBộ Y tế vừa đề xuất bổ sung vắc-xin phòng bệnh do phế cầu vào Chương...

Tổn thương phổi sau nhiễm cúm A, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện

Người già, trẻ nhỏ viêm phổi vì cúm AMới đây, các bác sĩ BV...

Giàu vẫn ăn cắp vặt, thói quen hay bệnh lý?

Thực tế, nhiều người có hành vi ăn cắp vặt dù không thiếu thốn kinh tế hay ăn cắp không vì lợi ích tài chính. Hội chứng ăn cắp vặt là gì?Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Hoàng,...

Những ai không nên uống nước có ga?

Mặc dù tốt cho sức khỏe, một số thương hiệu thêm một số chất vào nước có ga, chẳng hạn như hương liệu nhân tạo và chất làm ngọt, điều này làm giảm tác dụng và lợi ích tốt cho sức khỏe của nước có ga, do đó, bạn nên xem nhãn trên bao bì. Nước có ga đơn giản, không có chất phụ gia, là loại nước có tất cả các lợi ích của quá trình hydrat hóa,...

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe của người dân khi rét đậm, rét hại

Theo đó, Sở Y tế Hà Nội đề nghị Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã, bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn TP, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội phổ biến Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động cho cán bộ y tế các cấp, nhất là tuyến y tế cơ sở để có thể tuyên truyền, tư vấn cho mọi...

Mới nhất

Bỏ quy định tăng 1 bậc lương, bổ sung hỗ trợ thuê nhà công vụ trong Luật Nhà giáo

Kinhtedothi - Sáng 7/2, tại phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà giáo. Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo...

Vào ‘thời điểm vàng’ nhảy việc sau Tết, thị trường việc làm sôi sục

Có nhiều lý do để ngành nhân sự ví những tháng sau Tết, tháng 1 và 2 là 'thời điểm vàng', lý tưởng nhất để nhảy việc, từ nhu cầu thị trường đầu năm, doanh nghiệp tái cơ cấu bộ máy, người lao động vừa lãnh tháng...

Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu tự bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ triển khai Chương trình giáo sư thỉnh giảng, với mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng trong giai đoạn 2025-2030. ...

Giàu vẫn ăn cắp vặt, thói quen hay bệnh lý?

Thực tế, nhiều người có hành vi ăn cắp vặt dù không thiếu thốn kinh tế hay ăn cắp không vì lợi ích tài chính. ...

Cơ bản những nội dung lớn của Luật Nhà giáo đã được thống nhất

Sáng 7/2, trong khuôn khổ phiên họp thứ 42, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XV đã thảo luận, cho ý kiến về báo cáp tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật...

Mới nhất

Khe co giãn trên QL45