Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDùng nước mắt giáo dục trẻ em: Lạm phát cảm xúc?

Dùng nước mắt giáo dục trẻ em: Lạm phát cảm xúc?

Từ nhiều năm trước đã có phong trào các diễn giả đi khắp các trường học, đi đến đâu cũng làm cho học sinh và giáo viên rơi nước mắt, khóc sướt mướt với các câu chuyện ủy mị về tình yêu gia đình.

Nhiều nhà trường ủng hộ cách làm này vì cho rằng đó là phương pháp giáo dục đạo đức, kỹ năng cho học sinh hiệu quả. Rất nhiều người nghĩ rằng diễn giả càng làm cho học sinh xúc động, rơi nước mắt nhiều về các chủ đề hiếu thảo, yêu thương cha mẹ, ông bà… thì càng thành công, nếu không làm học sinh xúc động được thì coi như thất bại. Thời gian gần đây, “mô típ” kiểu này có vẻ đang quay trở lại các trường học và gây ra sự băn khoăn cho nhiều người làm việc trong lĩnh vực giáo dục.

Phóng viên Báo Thanh Niên trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự, một người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục, về hiện tượng này.

Dùng nước mắt giáo dục trẻ em: Lạm phát cảm xúc?- Ảnh 1.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam

Lợi dụng cảm xúc là việc làm phản giáo dục

Ông có quan điểm như thế nào về các chương trình giáo dục đạo đức, kỹ năng cho học sinh bằng cách làm cho học sinh “khóc càng nhiều càng tốt”?

Tôi cho rằng sự xúc động chân thành trước những chân giá trị của đời sống luôn là điều đáng quý và cần gìn giữ. Thế nhưng trước tiên cần phải phân biệt nó với những thứ tình cảm bồng bột kiểu “lên đồng”.

Tâm lý học đã nghiên cứu hiện tượng “tâm lý đám đông”, còn gọi là “hiện tượng bầy đàn”, và kết quả cho ta biết rằng khi ở trong đám đông, con người ta thường có xu hướng hòa nhập với tập thể và mất đi ý thức cá nhân. Điều đó khiến cho nhiều người có thể thực hiện những hành vi phấn khích, khác thường, mà họ có thể không làm khi ở một mình.

Khi những người xung quanh cùng biểu hiện một cảm xúc cao độ trước một sự vật hiện tượng thì cảm xúc đó nhanh chóng lan truyền và tác động lên tất cả các thành viên của đám đông. Sóng cảm xúc lan truyền, phản hồi qua lại, kết hợp và cộng hưởng giống như sóng trên mặt nước. Hiệu ứng đám đông càng mạnh khi mà thành viên của đám đông là những người chưa có nhiều kiến thức, ít trải nghiệm, giống như các bạn học sinh của chúng ta.

Nhiều người đã lợi dụng cơ chế sao chép cảm xúc của đám đông để thao túng cảm xúc và điều khiển hành vi của người khác. Mục đích của việc này có thể tốt hoặc xấu, có thể mang lại lợi ích hoặc gây ra tác hại, phụ thuộc vào tình huống và bối cảnh cụ thể. Tuy nhiên, lợi dụng cảm xúc là một việc làm phản giáo dục.

Như vậy, các chương trình giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh bằng kỹ thuật “thao túng cảm xúc” có thể gây hệ lụy?

Phần lớn các chương trình trên đều truyền tải thông điệp tích cực tới học sinh, trong đó đề cao tình cảm gia đình, giáo dục lòng biết ơn và trách nhiệm đối với cha mẹ. Đây là những giá trị đạo đức quan trọng cần giáo dục cho học sinh, đặc biệt trong bối cảnh con người ngày càng xa cách với gia đình do ảnh hưởng của công nghệ và đời sống hiện đại.

Tuy nhiên, việc thao túng cảm xúc của học sinh là phản giáo dục và làm suy giảm giá trị của thông điệp. Rất nhiều học sinh sau cơn “xúc động cấp tính”, khi tỉnh lại thì có cảm giác bị dẫn dắt, bị lừa, có thể nảy sinh ra các cảm xúc tiêu cực.

Chính vì vậy không nên khuyến khích triển khai các chương trình “giáo dục kỹ năng sống” dưới hình thức làm học sinh khóc đồng loạt như thế trong các trường học.

Dùng nước mắt giáo dục trẻ em: Lạm phát cảm xúc?- Ảnh 2.

Hàng trăm học sinh một trường rơi nước mắt sau khi nghe một diễn giả nói chuyện về công ơn cha mẹ, thầy cô giáo

Việc làm người khác rơi nước mắt – lợi dụng cảm xúc không chỉ xảy ra trong trường học

Có vẻ như vấn đề mà ông đề cập nó không chỉ xảy ra trong các trường học, mà còn xảy ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn thấy trên mạng xã hội?

Có cảm tưởng như trong thời đại này, cảm xúc đang bị lạm phát. Các cơn bão cảm xúc “quần thảo” trên không gian mạng từ ngày này qua ngày khác, liên tục chuyển từ sự kiện này qua sự kiện khác. Con người nếu bị lạm dụng cảm xúc quá nhiều sẽ dần trở nên vô cảm trước những giá trị tình cảm chân thực trong đời sống.

Ở chiều ngược lại, với những người có vấn đề về cảm xúc, nếu bị thao túng thường xuyên sẽ dẫn tới suy nhược, rơi vào cảm giác tệ hại. Nếu không vượt qua được thì tâm bệnh sẽ ngày càng nặng. Số trường hợp bị khủng hoảng tâm lý do mạng xã hội xảy ra ngày càng nhiều là minh chứng cho điều đó.

Ở ngoài đời sống thì hình thức thao túng tâm lý dựa trên hiệu ứng đám đông cũng diễn ra ở nhiều nơi. Chúng ta có thể thấy trong các tổ chức lợi dụng hình thức kinh doanh đa cấp để lừa tiền bạc của người dân. Thay vì “lên đồng” cùng họ, chúng ta cần cảnh báo người dân trước những hiện tượng này để họ biết cách phòng chống rủi ro cho bản thân.

Cần giáo dục nghiêm túc và có hệ thống trong nhà trường về trí tuệ cảm xúc

Vậy trong trường học và hoạt động dạy học, theo ông đâu là phương pháp hiệu quả mà các thầy cô giáo và cha mẹ học sinh có thể vận dụng để giáo dục đạo đức, kỹ năng cho học sinh?

Tôi luôn cho rằng mục tiêu con người hướng tới là hạnh phúc, hạnh phúc là do cảm xúc mang lại. Mặc dù cảm xúc có thể mang lại hạnh phúc, nhưng nó cũng có thể gây hại, làm cho cuộc sống của con người tệ đi. Do đó cảm nhận sai về đời sống là hết sức nguy hiểm.

Một trong những điều khó nhất mà con người phải học trong suốt đời mình, đó là làm chủ cảm xúc của bản thân. Cảm xúc vô cùng mạnh mẽ, là chất xúc tác làm sản sinh nguồn năng lượng vô tận, nhưng cảm xúc vốn mù lòa nên nó cần được dẫn dắt bởi tri thức và trí tuệ.

Do đó, trí tuệ cảm xúc là thành tố quan trọng hàng đầu trong cơ cấu trí khôn của con người, nó quyết định rất lớn đến sự thành công của mỗi cá nhân. Trí tuệ cảm xúc không phải là khả năng thấu hiểu cảm xúc của bản thân và của mọi người, mà là khả năng điều khiển cảm xúc để nó giúp đỡ và mang lại lợi ích cho mình, không để nó chống lại mình, làm hại mình và gây hại cho xã hội. Vì vậy, trẻ em cần phải được giáo dục một cách nghiêm túc và có hệ thống trong nhà trường về trí tuệ cảm xúc, bắt đầu từ việc giáo dục lòng đồng cảm cho học sinh từ khi các em học lớp 1.

Trong đó, trẻ em cũng cần phải được giáo dục về lòng biết ơn. Biết ơn rất quan trọng bởi vì nó giúp mỗi người xác định được vị trí của bản thân trong chuỗi giá trị. Biết được phạm vi ảnh hưởng, trường tác dụng của bản thân, từ đó biết tiết chế, biết cư xử đúng mực. Đó chính là nền tảng của một hạnh phúc bền lâu.

Quay lại vấn đề giáo dục lòng yêu thương và biết ơn đối với cha mẹ, người thân, gia đình, tôi cho rằng đây là một trong ba yếu tố quan trọng trong việc giáo dục lòng biết ơn, bao gồm: biết mình nhận gì từ ai; biết mình đóng góp được gì; biết mình mang lại lợi ích cho ai. Cả ba cái “biết” này chỉ có thể hình thành trong quá trình học tập và lao động. Một người lười học tập, lười lao động thì không thể nào biết ơn được, dù là có khóc đến bao nhiêu đi chăng nữa.

Xin cảm ơn ông!




Nguồn: https://thanhnien.vn/dung-nuoc-mat-giao-duc-tre-em-lam-phat-cam-xuc-185250123172510346.htm

Cùng chủ đề

Bộ GD-ĐT ban hành 8 chương trình giáo dục nâng cao dân trí

8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng...

Thầy chuyển trường về xuôi, học trò khóc như mưa, thầy cũng rơi nước mắt

Người thầy hạnh phúc và tiết dạy cuối cùng40 năm dạy học, chiều 17-11 thầy Lê Công Tuệ, giáo viên Trường THCS Nghĩa Thắng (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi), đã dạy tiết cuối cùng trước khi nghỉ hưu. Thầy Tuệ sống một đời giáo viên rất đẹp, tiết dạy cuối cùng thầy không buồn mà rất hạnh phúc... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuống phố với gam màu pastel ngọt ngào

Một trong những cách dễ dàng nhất để tạo nên sự hài hòa cho bộ trang phục là...

Trực thăng Black Hawk tắt hệ thống giám sát hành trình trước vụ tai nạn

Hệ thống giám sát hành trình của trực thăng Black Hawk của Lục quân Mỹ đã bị tắt trước khi va chạm với chuyến bay của Hãng hàng không American Airlines đêm 29.1 khiến 67 người trên cả hai máy bay tử vong,...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Lâm Đồng chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng giáo viên trước ngày 7-2

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước ngày 7-2. Chiều 5-2, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cùng chuyên mục

Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu tự bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ triển khai Chương trình giáo sư thỉnh giảng, với mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng trong giai đoạn 2025-2030. GS.TS Mai Thanh Phong - hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa (Đại học...

Đề nghị bổ sung thêm tiêu chí với nhà giáo nghỉ hưu trước tuổi

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. ...

‘Tự nguyện’ cũng không được dạy thêm, thu tiền

TPO - Ngoài quy định cấm “ép buộc” học thêm, hay nộp các khoản tiền ngoài quy định, đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ngay cả trường hợp phụ huynh, học sinh "tự nguyện" cũng không được thu tiền. TPO - Ngoài quy định cấm “ép buộc” học thêm, hay nộp các khoản tiền ngoài quy định, đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ngay cả trường hợp phụ huynh, học sinh...

Một đại học lớn xét học bạ cả nghìn chỉ tiêu, IELTS 5.0 quy đổi ra 8 điểm

Trường ĐH Nông lâm TPHCM tuyển sinh 5.251 chỉ tiêu, trong đó có phương thức xét học bạ. Trường này cũng quy đổi IELTS tính điểm môn tiếng Anh. Trường ĐH Nông lâm TPHCM tuyển sinh theo 5 phương thức. Phương thức 1 là tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT. Phương thức 2 là xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức (không...

Thủ tướng chỉ đạo công bố phương án tuyển sinh đầu cấp trong tháng 2-2025

(NLĐO) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định. ...

Mới nhất

Giàu vẫn ăn cắp vặt, thói quen hay bệnh lý?

Thực tế, nhiều người có hành vi ăn cắp vặt dù không thiếu thốn kinh tế hay ăn cắp không vì lợi ích tài chính. ...

Cơ bản những nội dung lớn của Luật Nhà giáo đã được thống nhất

Sáng 7/2, trong khuôn khổ phiên họp thứ 42, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XV đã thảo luận, cho ý kiến về báo cáp tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật...

Về Huế xem các đô vật nhí tranh tài tại lễ hội vật truyền thống Làng Sình

Hội vật Làng Sình là hội vật truyền thống của làng đã có lịch sử hơn 200 năm và phát triển cho đến nay. Hằng năm, hội vật được tổ chức với niềm mong ước dân khỏe, làng yên,...

Thủ môn tuyển Indonesia gọi Quang Hải là huyền thoại 

Trước hỏi “cầu thủ nào anh cảm thấy ấn tượng nhất bên phía CAHN”, Nadeo trả lời: "Cầu thủ tôi ấn tượng nhất bên phía CAHN, tất nhiên là Quang Hải rồi. Chúng tôi đã nhiều lần đối đầu cấp đội tuyển và anh ấy vẫn xuất sắc như ngày nào. Quang Hải là huyền thoại ở đây, đúng...

Vì sao dạy nghề, tạo việc làm lại là cách làm quan trọng giảm nghèo ở Quảng Ngãi?

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động...

Mới nhất

Khe co giãn trên QL45