Trang chủNewsDu lịchNét đẹp văn hóa lễ chùa đầu năm

Nét đẹp văn hóa lễ chùa đầu năm

Lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt. Mọi người đến chùa dâng hương, cầu một năm mới bình an, hạnh phúc và may mắn… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người trẻ đến chùa với tâm thế hình thức, chạy theo xu hướng mà chưa hiểu sâu sắc về ý nghĩa của tín ngưỡng.

tr89 (2)
Người dân đi lễ ở chùa Trấn Quốc (Hà Nội). Ảnh: P.Sỹ.

Thu hút giới trẻ

Vào những ngày đầu năm mới, mọi người lại nô nức đến chùa để dâng hương, cầu nguyện và hướng lòng mình đến những điều tốt lành. Còn với nhiều bạn trẻ, đi lễ chùa đầu năm không chỉ để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình mà còn là dịp thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng trong tiết xuân và hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.

Những nơi có kiến trúc đẹp, linh thiêng như chùa Hương, chùa Bái Đính hay chùa Linh Ứng, đền Trần, phủ Tây Hồ… thu hút đông đảo các bạn trẻ. Giữa không gian thanh tịnh, bất kì ai cũng cảm nhận được sự giao hòa của đất trời khi vào xuân và sự thành tâm trong lòng mỗi người.

Đến lễ tại phủ Tây Hồ (Hà Nội), chị Vũ Thị Hiền (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, đi lễ đền, chùa đầu năm là một phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt. Năm nay, tại nhiều địa điểm tâm linh, hình ảnh chen lấn, xô đẩy không còn xuất hiện nhiều. Mọi người ứng xử văn minh hơn và việc thắp hương cũng được điều chỉnh phù hợp, mang lại không khí trang nghiêm, thanh tịnh.

Cùng bạn bè đi lễ tại phủ Tây Hồ dịp đầu năm mới, bạn Lê Thị Nga (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: “Em đi lễ chùa để cầu may mắn, bình an và thành công trong học tập, công việc. Đây không chỉ là một hoạt động tâm linh mà còn là dịp để người trẻ chúng em tìm hiểu về giá trị truyền thống, lịch sử và đạo lý nhà Phật và để hướng tới những giá trị sống tốt đẹp, nhân văn hơn” – Nga chia sẻ.

TS Trần Hữu Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng cho rằng, trong lịch sử các ngôi chùa, bao giờ cũng có lịch sử ứng xử của người Việt. Lịch sử ứng xử này thay đổi theo mỗi thời kỳ khác nhau, nhưng có một điểm chung mà hiện nay đang được phát huy đó là khi đến chùa, trong lòng mỗi người luôn cảm thấy thanh thản, có một niềm tin yêu, trân trọng giá trị văn hóa. Lễ chùa đầu năm cũng giúp những người trẻ hiểu biết thêm nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tránh những hành vi phản cảm

Tuy nhiên, bên cạnh đi lễ chùa để gìn giữ nét đẹp văn hóa tâm linh, một bộ phận các bạn trẻ hiện nay chỉ quan tâm đến việc chụp ảnh sống ảo, miễn sao có được những tấm ảnh đẹp để đăng lên mạng xã hội chứ không thực sự quan tâm về lịch sử, văn hóa, kiến trúc… tại chốn tâm linh. Đó là một thực tế rất đáng buồn.

Bàn về vấn đề này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, một số bạn trẻ chỉ coi chùa là một địa điểm để chụp ảnh “sống ảo”, đôi khi có thể dẫn đến hành vi thiếu tôn trọng tại không gian tâm linh, như trang phục không phù hợp, nói cười ồn ào hay vô tình làm ảnh hưởng đến những người đến chùa hành lễ.

“Vấn đề ở đây không phải là cấm đoán hay phê phán việc chụp ảnh tại chùa, mà quan trọng là cần có sự cân bằng giữa việc giữ gìn nét đẹp tín ngưỡng và sự tôn trọng không gian linh thiêng. Nếu các bạn trẻ có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc đi chùa, kết hợp giữa niềm tin tâm linh với sự thưởng thức vẻ đẹp văn hóa, thì điều này sẽ giúp phong tục truyền thống phát huy giá trị một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn” – PGS.TS Bùi Hoài Sơn nói.

Vì vậy, theo ông Sơn, để gìn giữ nét đẹp văn hóa khi đi lễ chùa, giới trẻ trước hết cần thay đổi nhận thức về ý nghĩa thực sự của việc đến chùa. Đó không chỉ là một hoạt động theo phong trào hay một địa điểm đẹp để chụp ảnh, mà còn là dịp để mỗi người tìm về sự bình an trong tâm hồn, rèn luyện lòng hướng thiện và bày tỏ lòng thành kính với những giá trị tâm linh.

Khi hiểu sâu sắc hơn về điều này, các bạn trẻ sẽ cảm nhận được sự trang nghiêm, thiêng liêng của không gian chùa chiền và trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống. Việc ăn mặc phù hợp, lịch sự, tránh những trang phục quá ngắn hay phản cảm không chỉ thể hiện sự kính trọng mà còn góp phần giữ gìn sự tôn nghiêm tại nơi thờ tự, thể hiện sự văn minh khi đi lễ chùa.

Cùng với đó, đi chùa không chỉ là khấn vái hay cầu xin điều gì đó cho riêng mình, mà còn là cơ hội để mỗi người suy ngẫm về bản thân, hướng đến những điều tốt đẹp và thực hành những giá trị thiện lành. Thay vì chỉ cầu mong tài lộc, danh lợi, các bạn trẻ có thể dành thời gian để tĩnh tâm, cầu nguyện bình an cho bản thân, gia đình và tìm hiểu thêm về những triết lý sâu sắc của nhà Phật. Thậm chí, tham gia các hoạt động thiện nguyện, công quả tại chùa cũng là một cách để kết nối với truyền thống văn hóa và rèn luyện tâm hồn.

Nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Hương Giang cho rằng, du xuân, đi chùa theo quan niệm văn hóa truyền thống là cách để con người chào đón vận khí của năm mới, là cầu an, cầu sức khỏe. Vì vậy việc thực hiện nghi lễ thờ cúng trong khi du xuân không bắt buộc, quan trọng nhất vẫn là tinh thần thư thái, gieo niềm tin, hy vọng về một năm “mưa thuận gió hòa”.

“Điểm cần quan tâm và lên án là hiện tượng thương mại hóa, thậm chí có yếu tố mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình nơi cửa chùa, sân thánh, khiến nhiều du khách đến những nơi này không vì mục đích cầu may, vãn cảnh. Trong đó, có hiện tượng người trẻ ăn mặc phản cảm, livestream, quay TikTok ở chốn đình chùa, mặc dù chỉ là số ít, nhưng rất cần lên án” – ông Giang nói.

Theo ông Giang, để gìn giữ nét đẹp văn hóa khi đi lễ chùa, mỗi người cần nhận thức đền chùa là nơi thờ tự linh thiêng, hãy đến chốn đền chùa với tâm thế ngưỡng vọng, kính cẩn. Đó là nơi để du xuân, vãn cảnh, mở tâm thế hòa nhập với tự nhiên, với văn hóa truyền thống.



Nguồn: https://daidoanket.vn/net-dep-van-hoa-le-chua-dau-nam-10299455.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng

(NLĐO)- Xúc động thắp nén hương thơm, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ sự kính trọng sâu sắc đối với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. ...

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến dâng hương tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025) và Tết cổ truyền của dân tộc Ất Tỵ 2025, ngày 3/2 (mùng 6 Tết), ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tới dâng hương tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà riêng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sắp khai hội đền thờ Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam

Lễ hội đền thờ Lý Nam Đế, là Hoàng đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 9/2, tức 12 tháng Giêng. Theo thông tin của Trung tâm Văn hóa TP. Phổ Yên (Thái Nguyên),...

Xuân về bàn việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Đã thành thông lệ, vào những ngày đầu năm mới, các khu dân cư trên địa bàn Hà Nội lại tổ chức hội nghị đại biểu nhân dân bàn chuyện xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Các ý kiến góp ý tập trung bàn bạc, xây dựng các thiết chế văn hóa, quy ước, hương ước của địa phương để xây dựng khu dân cư ngày càng văn minh, giàu đẹp. ...

Động lực để các trường hoàn thiện hơn

Năm 2025, Việt Nam có 9 trường đại học (ĐH) vào bảng xếp hạng ĐH THE 2025, nhiều hơn 3 trường so với năm 2024. Thông qua các bảng xếp hạng hàng đầu, các trường nhận được đánh giá theo các tiêu chuẩn quốc tế, từ đó xác định được những điểm mạnh và chưa mạnh để thúc đẩy, có mục tiêu, chiến lược, nhằm nâng cao năng lực, chất lượng của các hoạt động. ...

Băn khoăn siết dạy thêm, học thêm

Mặc dù ngày 14/2 quy định về siết dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) mới có hiệu lực, nhưng nhiều trường học tại Hà Nội đã nghiêm túc chấp hành. Dẫu thế, việc dừng dạy thêm, học thêm trong nhà trường có nguy cơ gây bất cập cho nhiều phía: Nhà trường, phụ huynh, học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp. ...

Làm gì để đón 23 triệu khách quốc tế?

Năm 2025, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 22 - 23 triệu khách quốc tế - một con số vượt trội và đòi hỏi một hệ sinh thái du lịch phải thay đổi toàn diện. Điều này không chỉ thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc phục hồi nền kinh tế hậu đại dịch mà còn phản ánh tiềm năng và sức hút của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, theo...

Bài đọc nhiều

Du khách dự lễ "mở cổng trời" ở huyệt đạo thiêng

Rạng sáng mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ, hàng nghìn du khách hành hương về Khu di tích Am Tiên ở thị trấn Nưa, Thanh Hóa, để dự lễ "mở cổng trời" cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc, Năm Mới bình an.Hà Nội: Làng Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm dịp đầu XuânTưng bừng Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Ất Tỵ năm 2025 Khai hội chùa Hương Xuân Ất...

ưu đãi du xuân đặc biệt hấp dẫn tại Đà Nẵng

(Tổ Quốc) - Tết vẫn rực rỡ tại Sun World Ba Na Hills, Đà Nẵng, khi Lễ hội hoa tulip và không gian văn hóa cổ truyền sẽ tiếp tục kéo dài đến hết tháng 2/2025. Đặc biệt, du khách chọn khám phá Bà Nà về đêm từ sau 19h sẽ...

Hà Nội: Làng Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm dịp đầu Xuân

Đến hẹn lại lên, hội thổi cơm thi làng Thị Cấm được tổ chức không chỉ để tưởng nhớ vị tướng có công đánh giặc ngoại xâm, mà còn là dịp tụ họp của bà con lối xóm trong không khí tập thể, gần gũi.10 lễ hội lớn du khách không nên bỏ lỡ khi du Xuân ở miền BắcCán bộ, công chức, viên chức không tổ chức du Xuân, chúc Tết trong giờ làmLễ hội Tịch điền Đọi...

Đẩy mạnh cải tiến sản phẩm du lịch, xem xét miễn thị thực có thời hạn cho một số nhóm du khách

(Tổ Quốc) - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, Thủ tướng đã chỉ đạo cần đẩy mạnh cải tiến sản phẩm du lịch, đồng thời nghiên cứu và bổ sung các giải pháp hỗ trợ để thu hút khách du lịch quốc tế. Một trong những biện pháp...

Cùng chuyên mục

Sắp khai hội đền thờ Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam

Lễ hội đền thờ Lý Nam Đế, là Hoàng đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 9/2, tức 12 tháng Giêng. Theo thông tin của Trung tâm Văn hóa TP. Phổ Yên (Thái Nguyên),...

Hà Nội: Đến Lễ hội làng Triều Khúc xem múa điệu "Con đĩ đánh bồng"

Lễ hội làng Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội, là 1 trong những lễ hội truyền thống của Thủ đô, gắn liền với lịch sử, đậm nét văn hóa tâm linh người Việt, trong đó đặc sắc là điệu múa "Con đĩ đánh bồng."Hội làng Triều khúc: Nam nhân trang điểm, múa “Con đĩ đánh bồng” duyên dáng Hội làng Triều Khúc tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Phùng HưngĐình làng Triều Khúc trở thành "vịnh" sau trận mưa...

những cung đường du Xuân chùa Hương Tích

Kinhtedothi – Đến với chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) du khách có thể khám phá, trải nghiệm qua nhiều cung đường tạo cảm giác bất ngờ, thú vị. Hà Tĩnh: những cung đường du Xuân chùa Hương Tích ...

Làm gì để đón 23 triệu khách quốc tế?

Năm 2025, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 22 - 23 triệu khách quốc tế - một con số vượt trội và đòi hỏi một hệ sinh thái du lịch phải thay đổi toàn diện. Điều này không chỉ thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc phục hồi nền kinh tế hậu đại dịch mà còn phản ánh tiềm năng và sức hút của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, theo...

Vì sao Đà Nẵng lọt top 10 điểm đến ẩm thực 2025 do Michelin Guide bình chọn?

Các chuyên gia từ Michelin Guide đánh giá các nhà hàng, quán ăn ở thành phố biển này hài hòa giữa phong cách quán vỉa hè và nhà hàng hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu ẩm thực từ bình dân đến cao cấp...Đà Nẵng phát hành hộ chiếu ẩm thực để du khách khám phá Food TourQuảng bá những điểm đến tuyệt đẹp của Việt Nam tới du khách Hong KongMichelin Guide tiếp tục thêm thành phố Đà...

Mới nhất

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm trường hợp vi phạm dạy thêm, học thêm

Thủ tướng yêu cầu các địa phương chỉ đạo cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh THCS, THPT trong tháng 2/2025 Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện về tăng...

Ôtô nổ 2 lốp sau khi đi qua khe co giãn bị bung trên cao tốc

(NLĐO)- Nhiều ôtô khi lưu thông trên tuyến cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn qua Thanh Hóa đã bị nổ lốp khi đi qua khe...

Giá USD tự do và ngân hàng cùng tăng mạnh

(NLĐO) – Các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá USD tăng mạnh so với trước đó. ...

Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm dạy thêm, học thêm

Thủ tướng giao lãnh đạo các địa phÆ°Æ¡ng chỉ đạo cÆ¡ sở giáo dục phổ thông thá»±c hiện quy định về dạy thêm, học thêm; xá»­ lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Yêu cầu trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập tại Công điện số 10 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học...

Mới nhất