Trang chủPolitical ActivitiesBộ GDĐT quán triệt triển khai thực hiện Kết luận 91, Nghị...

Bộ GDĐT quán triệt triển khai thực hiện Kết luận 91, Nghị quyết 57 và Chiến lược phát triển giáo dục

Chiều 6/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng và Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại với địa phương và cơ sở giáo dục đại học trên cả nước.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng và Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì hội nghị

Quán triệt triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (Kết luận 91), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, sau 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Cụ thể, hoàn thành phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; duy trì vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, THCS, Chất lượng giáo dục phổ thông đại trà và mũi nhọn được nâng cao, chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học.

Giáo dục thường xuyên phát triển đa dạng về nội dung và hình thức; giáo dục nghề nghiệp phát triển mạnh về số lượng và chú trọng nâng cao chất lượng. Giáo dục đại học tiếp tục đổi mới, gắn với tăng cường tự chủ đã tạo ra động lực mới, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học; đổi mới phương pháp dạy – học và thi, kiểm tra, đánh giá ngày càng hiện đại, thực chất, hiệu quả.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc quán triệt thực hiện Kết luận 91 và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bên cạnh đó, đội ngũ nhà giáo được chuẩn hoá, từng bước bảo đảm số lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, Kết luận 91 yêu cầu: Phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập trên nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực Châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ GDĐT trong thực hiện Kết luận 91 là: Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức; hoàn thiện thể chế, chính sách, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện mầm non, phổ thông, thường xuyên và giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, quốc phòng và an ninh, giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học cho học sinh, sinh viên; hiện đại hóa giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học trong các cơ sở GDĐT.

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Bộ GDĐT

Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời, đẩy mạnh chuyển đổi số trong GDĐT; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thu hút, trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành giáo dục; đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho phát triển GDĐT; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học; tăng cường đưa tiếng Việt và văn hoá Việt Nam ra nước ngoài.

Liên quan đến nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trao đổi, để đạt được mục tiêu đến năm 2030 giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới, cần hoàn thiện thể chế, đổi mới quản lý giáo dục và quản trị nhà trường.

Đồng thời, thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục; phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục. Mặt khác, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường hội nhập quốc tế.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW

Quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57), Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành Giáo dục đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển đột phá, chuyển biến mạnh mẽ trong toàn ngành.

Trong đó, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc.

Theo Thứ trưởng, Nghị quyết 57 là chủ trương, quyết sách mạnh mẽ mang tính cách mạng để phát triển. Hệ thống giáo dục đại học đóng vai trò nòng cốt trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ngày 9/1/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP: Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57. Theo đó, Bộ GDĐT đang xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, hiện thực hóa mục tiêu đưa khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng trao đổi một số nội dung về giáo dục phổ thông

Giáo dục đại học hiện có gần 90.000 người là giảng viên và hơn 2 triệu sinh viên. Thứ trưởng nhìn nhận, đây là đội ngũ phát triển khoa học công nghệ mạnh mẽ. Thực hiện Nghị quyết 57, ngành Giáo dục xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như: Hoàn thiện thể chế, chính sách, rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn”; trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học; nâng cao năng lực hệ thống và hiệu quả quản lý nhà nước, tối ưu hiệu quả hoạt động của giáo dục đại học; phát triển mạng lưới giáo dục đại học số, tạo mục tiêu nâng cao chất lượng; xây dựng khung phát triển giáo dục đại học làm căn cứ tiếp tục đổi mới phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đại học; tập trung đào tạo nhân lực STEM gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo…

Về lĩnh vực giáo dục phổ thông, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, thực hiện Kết luận 91 và Nghị quyết 57, Bộ GDĐT có công văn gửi các Sở GDĐT yêu cầu báo cáo công tác giảng dạy tiếng Anh, công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Đồng thời, tham mưu Chính phủ ban hành Đề án Quốc gia, từng bước đưa tiếng anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học.

Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được triển khai theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho hay, Bộ GDĐT đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, từ quy chế đến mẫu đề thi theo chương trình mới.

Vừa qua, Bộ GDĐT ban hành một số thông tư như: Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT “Ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT”; Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, đây cũng là nội dung cụ thể hóa về đổi mới giáo dục theo Nghị quyết của Đảng.

Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội trao đổi từ điểm cầu trực tuyến

Thứ trưởng đề nghị, lãnh đạo các Sở GDĐT quán triệt tinh thần đổi mới phù hợp Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018; trong đó lấy trọng tâm là thầy, cô giáo và người học.

Tại hội nghị, đại diện các Sở GDĐT và cơ sở giáo dục đại học tiếp thu quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GDĐT, đồng thời chia sẻ chương trình hành động cụ thể của địa phương, của trường nhằm thực hiện hiệu quả Kết luận 91, Nghị quyết 57 và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh: Việc triển khai thực hiện Kết luận 91, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 có tác động to lớn tới giáo dục và đào tạo; do đó, các Sở GDĐT, cơ sở giáo dục đại học cần nỗ lực khắc phục khó khăn, nắm bắt thời cơ để triển khai thực hiện.

Quang cảnh hội nghị

Thứ trưởng cho hay, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ ban hành chương trình hành động. Bộ cũng chủ động ban hành chương trình hành động thực hiện các Kết luận, Nghị quyết, Chiến lược nêu trên.

Thứ trưởng đề nghị các đơn vị chủ động quán triệt nội dung văn bản trong toàn ngành nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện.  Các Sở GDĐT tích cực tham mưu với địa phương về việc thực hiện các văn bản phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách của địa phương liên quan đến giáo dục phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu trong các Kết luận, Nghị quyết, Chiến lược.

Các cơ sở giáo dục đại học quán triệt sâu rộng và thống nhất đồng thuận trong triển khai thực hiện các văn bản tại từng cơ sở. Đồng thời, cụ thể hoá các nhiệm vụ về giáo dục đại học; rà soát sửa đổi, bổ sung chiến lược phát triển của trường phù hợp với các văn bản. Chủ động nghiên cứu triển khai những chủ trương mới, nhất là về đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc bày tỏ tin tưởng, với các quyết sách lớn, giáo dục và đào tạo sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.  



Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=10268

Cùng chủ đề

Đoàn kiểm tra làm việc quán ăn ở Nha Trang bị tố ‘chặt chém’

Sau lần làm việc không gặp được chủ quán vào chiều 5-2, tối 6-2 đoàn kiểm tra liên ngành của UBND TP Nha Trang đã đến làm việc với chủ quán Aroma Beach ở Nha Trang. Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành của...

Nhiều lợi ích bất ngờ của hành lá

Hành lá không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là làn da. ...

Thị trường vàng biến động

(NLĐO) - Giải pháp để TP HCM tăng trưởng 2 con số; Nhiều điểm mới về tuyển sinh đầu cấp ở TP HCM; Thị trường vàng biến động… là những bài viết đáng chú ý ...

Khẳng định vị thế TP Thủ Đức

Quy hoạch chung TP Thủ Đức đến năm 2040 là cơ sở pháp lý quan trọng để địa phương hiện thực hóa mục tiêu dẫn dắt kinh tế TP HCM ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

15 nhiệm vụ, giải pháp của Bộ GDĐT thực hiện kế hoạch của Chính phủ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. ...

Thủ tướng bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 24/01/2025 bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm. ...

Tăng cường quản lý các hoạt động giáo dục dịp Tết Nguyên đán

Chiều 20/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị Giám đốc các Sở GDĐT về quản lý các hoạt động giáo dục nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2025. Hội nghị tổ...

Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (THPT)...

“Sự phát triển của Trường THCS Đoàn Thị Điểm khẳng định tính đúng đắn của chủ trương xã hội hóa”

Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng trong phát biểu tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Trường Trung học cơ sở (THCS) Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì được tổ chức sáng 17/1. ...

Bài đọc nhiều

Cải thiện sử dụng nitơ để giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe con người và môi trường

Trong thế kỷ qua, tăng sử dụng phân bón nitơ đã góp phần đáng kể thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và củng cố an ninh lương thực, đảm bảo dinh dưỡng cho dân số toàn cầu ngày càng tăng. Tuy nhiên, sử dụng nitơ không đúng cách có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến chất lượng không khí, nước và đất, dẫn đến mất đa dạng sinh học và làm trầm trọng thêm biến đổi khí...

Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tháng 01 năm 2025

(MPI) – Tính đến hết tháng 01/2025, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 4,33 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm 2024. Cụ thể, có 282 dự án đầu tư mới (giảm 6,6% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký mới đạt gần 1,29 tỷ USD (giảm 43,6% so với cùng kỳ); có 137...

Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng chúc mừng năm mới Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương

Sáng ngày 03/02/2025, ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng cùng đoàn công tác Bộ Nội vụ đã đến thăm, chúc mừng năm mới tập thể Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương. Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng chúc mừng năm...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tham dự cuộc họp của Thường trực Chính phủ về đánh giá tình hình Tết và triển khai nhiệm...

(MPI) - Chiều ngày 03/02/2025, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ đã họp với các bộ, ngành đánh giá tình hình Tết và triển khai nhiệm vụ trọng tâm sau Tết. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham dự cuộc họp. Toàn cảnh cuộc họp....

Ninh Bình định vị thương hiệu “tuyệt sắc miền cố đô”

Với định hướng đưa Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch hàng đầu trong khu vực và vươn tầm thế giới, những năm qua tỉnh Ninh Bình đã tập trung phát triển hạ tầng đồng bộ song song với việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù mang đậm bản sắc của vùng đất cố đô. Với thương hiệu...

Cùng chuyên mục

Hội nghị triển khai công tác chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm…

Hội nghị là hoạt động thiết thực, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn ngành về triển khai thực hiện hiệu quả các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong công tác quản lý chất lượng. Điều này nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến, mở rộng và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản. Thời gian qua, Bộ NN-PTNT tập trung vào công tác chỉ đạo điều...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Ngày 5/2, tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc...

Các yêu cầu truy xuất nguồn gốc chặt chẽ hơn đang chi phối thị trường mật ong Bắc Âu và lời khuyên …

Yêu cầu truy xuất nguồn gốc mới tại Bắc ÂuGhi nhãn xuất xứ rõ ràng: Các loại mật ong pha trộn phải ghi rõ từng quốc gia xuất xứ trên nhãn chính.Áp dụng công nghệ kiểm tra hiện đại: Các mẫu mật ong sẽ được kiểm tra bằng công nghệ tiên tiến để đảm bảo tính xác thực.Hệ thống truy xuất nguồn gốc đầy đủ: Toàn bộ chuỗi cung ứng, từ tổ ong đến sản phẩm cuối cùng, phải được ghi...

Tạo động lực mới, sức bật mới cho Du lịch Việt Nam

Nhân dịp xuân mới Ất Tỵ 2025, TS. Nguyễn Trùng Khánh - Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - VHTTDL) đã có những chia sẻ cởi mở về những vấn đề của Du lịch Việt Nam (DLVN) trong giai đoạn mới - giai đoạn được xem như bước ngoặt bứt phá...

Mới nhất

Việt Nam sẽ tăng gấp đôi GDP trong những năm tới

Chiều 6/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Khuất Đông Ngọc, Tổng Giám đốc Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) và đoàn công tác đang thăm và làm việc tại Việt Nam. ...

Thông hầm xuyên núi dài nhất cao tốc Bắc

Theo kế hoạch, tuyến hầm xuyên núi dài nhất trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn 2) sẽ được đào thông vào cuối tháng 3/2025. ...

Bà Bùi Thị Minh được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình

Ngày 6/2, Kỳ họp thứ 25 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã diễn ra với nhiều nội dung quan trọng. ...

Vietjet mở 2 đường bay nối TP.HCM với Ấn Độ

Không ngừng mở rộng mạng bay kết nối Việt Nam với quốc gia 1,4 tỷ dân Ấn Độ, Vietjet mở bán hai đường bay mới đến Bangalore, Hyderabad, khai thác 78 chuyến bay mỗi tuần phục vụ người dân, du khách. ...

Năm 2024, tỉnh Kiên Giang đón hơn 9,8 triệu lượt khách

NDO - Trong 9 ngày Tết Ất Tỵ 2025, du lịch của tỉnh đón hơn 470 nghìn lượt khách, trong đó hơn 76.000 lượt khách quốc tế; tổng thu từ du lịch hơn 1.800 tỷ đồng. Năm 2024, tỉnh Kiên Giang đón hơn 9,8 triệu lượt khách, trong đó hơn 978.800 lượt khách quốc tế; tổng doanh...

Mới nhất