Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhViệt Nam - Bến đỗ của sự tin tưởng và kỳ vọng

Việt Nam – Bến đỗ của sự tin tưởng và kỳ vọng


Kể từ ngày Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành cho đến nay (12/1987-12/2024), đã 37 năm trôi qua. Suốt hành trình đó, Việt Nam luôn kiên định với chủ trương mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho FDI vào đầu tư và phát triển hiệu quả. Hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam về FDI đã từng bước được hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung theo hướng ngày càng đi vào thực chất, tập trung nhiều hơn vào chất lượng thay vì chạy theo số lượng.




Từ bệ phóng năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam sẵn sàng cất cánh năm 2025?

Việt Nam Chủ động thu hút, hợp tác có chọn lọc

Dựa trên đặc thù từng giai đoạn phát triển của kinh tế đất nước và bối cảnh thế giới, chính sách về đầu tư nước ngoài luôn được thiết chế cho phù hợp, nhưng tất cả trên một nguyên tắc cơ bản: Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu.

Mặt khác, chính sách của Việt Nam cũng luôn hướng đến tiêu chí đa phương hóa, đa dạng hóa đối tác, hình thức đầu tư nước ngoài và kết nối hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Trên cơ sở định hướng của Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2018 của Bộ Chính trị, Việt Nam đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030, theo đó các chính sách và cơ chế thu hút FDI đã và đang tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững và hiện đại hóa nền kinh tế trước đòi hỏi của nền kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Và kể từ khi Luật Đầu tư 2020 ra đời (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) cùng với Nghị định 31/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2020, đã đặt ra tiêu chí khắt khe hơn đối với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ưu đãi nhiều hơn cho các dự án công nghệ cao, giảm thiểu tối đa các dự án đầu tư vào các lĩnh vực gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và tạo điều kiện tối đa cho các dự án đầu tư “xanh” và bền vững.

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp ước về thuế tối thiểu toàn cầu – Trụ cột 2 của Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận do Tổ chức Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng vào tháng 6/2013, chính sách thu hút FDI của Việt Nam lại càng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, nhằm tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam.

Một mặt, chúng ta đã sửa đổi đồng bộ các luật thuế có liên quan như Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt… để ngăn chặn trước các bất cập, rào cản có thể xảy ra trong giai đoạn tới khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu. Mặt khác, chúng ta tích cực nghiên cứu để có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ nhà đầu tư, giúp họ giải tỏa nỗi lo lắng khi thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực vào năm 2024.

Sự vào cuộc kịp thời của Việt Nam trong mọi thay đổi của bối cảnh quốc tế liên quan đến FDI thông qua việc ban hành các định hướng phát triển, hoàn thiện thể chế luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài là những ưu điểm nổi bật của Việt Nam trong suốt thời gian qua, giúp các nhà đầu tư ngày càng yên tâm đầu tư, làm ăn lâu dài.

Cần một hệ sinh thái phù hợp cho các ngành, địa phương

Bước sang năm 2025 – một năm bản lề cho một “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” với nhiều kỳ vọng bứt phá mới, đó là khi ở trong nước, Việt Nam có một bộ máy lãnh đạo mới với nhiều sự thay đổi quyết liệt về thể chế từ trung ương tới các bộ, ngành, địa phương. Đó là khi nhìn ra bên ngoài, cục diện thế giới chắc hẳn sẽ có nhiều thay đổi khi Tổng thống Mỹ D. Trump nắm quyền với những chính sách về thuế, thương mại.

Vậy cơ hội và chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới là gì? Chính sách thu hút vốn FDI cần thay đổi gì để đón đầu dòng vốn có khả năng dịch chuyển cũng như hướng trở thành công xưởng sản xuất của thế giới? Đây là một vấn đề lớn, đòi hỏi nhiều quyết sách quan trọng và khôn ngoan cả về tầm chiến lược, sách lược và năng lực thực thi.

Trước hết về chiến lược, Việt Nam đã trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, như trong các năm đầu mở cửa thu hút FDI còn bị “bao vây, cấm vận” – thời điểm Việt Nam còn chưa có vị thế cao và hội nhập kinh tế quốc tế rộng như hiện nay. Nhưng, chúng ta luôn nhất quán trong “Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu; đa phương hóa, đa dạng hóa đối tác, hình thức đầu tư nước ngoài và kết nối hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế”.

Chiến lược này trong thực tế đã được các cơ quan liên quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện nghiêm túc. Nhờ đó, mặc dù trong bối cảnh quốc tế luôn có nhiều khó khăn, thách thức, tình hình địa chính trị luôn diễn biến phức tạp, cạnh tranh thu hút FDI trong khu vực và trên toàn cầu vẫn tiếp diễn ra gay gắt, nhưng FDI vẫn vào Việt Nam và Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn. Đây cũng chính là cơ hội lớn của Việt Nam để có thể tiếp tục đón đầu dòng vốn trong tương lai.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách nghiêm túc và toàn diện, hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam vẫn còn nhiều quy định chồng chéo, chưa theo kịp nhu cầu phát triển. Trong giai đoạn tới, để thu hút FDI hiệu quả, Việt Nam cần tiếp tục tháo gỡ các rào cản, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư; sớm hóa giải các quy định xung đột, chồng chéo lớn trong các văn bản luật… nhằm tập trung nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Một mặt, cần tiếp tục sớm hóa giải các quy định xung đột, chồng chéo lớn trong các văn bản luật như: Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở… Mặt khác, cần tiếp tục phát triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu (hoàn thiện chính sách nhằm tạo quỹ đất sạch nhanh, đủ đáp ứng nhu cầu cho đầu tư; đảm bảo đủ năng lượng cho hoạt động sản xuất kinh doanh (điện, khí,…); phát triển công nghiệp hỗ trợ; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình số hóa nền kinh tế (trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành bán dẫn, điện tử, công nghệ số…).

Và để tiếp tục tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh việc bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế nói chung, cần có các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI – lực lượng chiếm tới bình quân 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng năng lực xuất khẩu chiếm tới 60-70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hàng năm.

“Đất lành, chim đậu”. Muốn Việt Nam tiếp tục là bến đỗ, miền đất lành thì chúng ta phải có một hệ sinh thái cho các ngành, gồm: cơ sở hạ tầng, phổ cập về công nghệ giao dịch số, các chính sách quản lý Nhà nước thoáng, mở, nâng đỡ; dịch vụ hành chính công văn minh tiến bộ; và quy hoạch địa phương, vùng kinh tế phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực sinh thái.

Nói như Tổng Bí thư Tô Lâm, là phải tháo được nút nghẽn về thể chế, tức là cơ quan quản lý nhà nước phải đi đầu, phải khai mở, tiến bộ, văn minh, giảm chi phí…

Về phía doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực cũng phải làm sao để đón được luồng đầu tư về đây. Chất lượng nguồn nhân lực gồm: đào tạo chuyên nghiệp, khả năng tự học và tự đổi mới; tính kỷ luật và cam kết; văn hóa hướng tới tiếp nhận văn minh; tinh thần thái độ của người lao động. Ngoài sinh thái ra còn ở khía cạnh ít rủi ro, có khả năng dễ sống, dễ lập nghiệp, dễ nhân bản, dễ khởi sự, hướng tới các giá trị kiến tạo, nhân văn, khai mở…

TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Chủ tịch Hội đồng biên tập Báo cáo thường niên FDI





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/viet-nam-ben-do-cua-su-tin-tuong-va-ky-vong-160062.html

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp “hiến kế” để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025

Sáng 10/2, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp, nhiều đại diện giới doanh nhân đã đóng góp ý kiến nhằm góp phần xây dựng, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới mà...

Biến thách thức thành cơ hội

Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 12% là khá thách thức trong bối cảnh thị trường chứa đựng nhiều rủi ro, đòi hỏi doanh nghiệp cần đa dạng hoá thị trường. Mục tiêu xuất khẩu 2025 đầy thách thức Xuất nhập khẩu tháng đầu tiên của năm 2025 chỉ đạt hơn 63 tỷ USD, giảm cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu khiến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu cả năm 2025 trở...

Mỹ và Trung Quốc chính thức bước vào cuộc chiến thương mại

(CLO) Vào thứ Hai (10/2), Trung Quốc đã chính thức áp dụng mức thuế mới đối với hàng hóa Mỹ, động thái nhằm đáp trả quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc thêm 10%. ...

Thaco sẽ làm đường sắt đô thị, Hòa Phát đầu tư nhà máy ray 10.000 tỷ đồng

Lãnh đạo Tập đoàn Thaco Trường Hải cho biết sẽ tập trung tham gia vào làm đường sắt đô thị, đặc biệt là các toa tàu, các cấu kiện thép, trong khi lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát nói có thể đầu tư nhà máy sản xuất ray, khoảng 10.000 tỷ đồng. "Ông lớn" liên kết, dìu dắt DN nhỏ Đáp lại lời mời gọi "doanh nghiệp có thể đăng ký làm và đề xuất cơ chế chính sách để thực...

Du lịch nông nghiệp, cần một cái tên

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Trong thời gian gần đây, du lịch nông nghiệp, đặc biệt là mô hình "trải nghiệm làm nông" đang ngày càng được quan tâm, bởi đây là cơ hội để nông dân không chỉ cải thiện thu nhập mà còn nâng cao giá trị sản phẩm nông sản. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuất khẩu thủy sản tăng nhẹ tháng đầu năm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024. Xuất khẩu thủy sản: Cần nhiều giải pháp để giữ vững mục tiêu tăng trưởng Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng cao ...

Cộng đồng doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế

Sáng ngày 10/2/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp, bàn về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp - Ảnh VGP/Nhật Bắc...

Ưu tiên vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

Chiều 7/2, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030. Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong đầu tư công, hướng đến thúc đẩy tăng trưởng...

Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BTC hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản. Sửa tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản ...

Bài đọc nhiều

Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025

Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025Kết quả này mới chỉ đạt được 14,3% kế hoạch đề ra trong quý I/2025. Năm 2025, Kho bạc Nhà nước có kế hoạch phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và riêng trong quý I/2025...

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 tăng tới bao giờ?

(NLĐO) – Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng với tốc độ chậm hơn thế giới nhưng đều đang ở vùng đỉnh lịch sử. ...

Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt đà tăng, khối ngoại tiếp tục xả ròng 1.000 tỷ đồng

VN-Index đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/2 tăng 3,72 điểm, lên sát 1.275. Thanh khoản vẫn neo ở mức thấp khi giá trị giao dịch trên HOSE đạt trên 14.600 tỷ đồng. Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt đà tăng, khối ngoại tiếp tục xả ròng 1.000 tỷ đồngVN-Index đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/2 tăng 3,72 điểm, lên sát 1.275. Thanh khoản vẫn neo ở mức thấp khi giá trị giao dịch trên HOSE đạt trên 14.600...

Nhà đầu tư có thể mắc kẹt với chung cư sau sốt giá, lý do Bắc Giang hủy 102 dự án, điều kiện chuyển...

Thị trường Hà Nội không còn dễ với nhà đầu tư nhỏ lẻ, Bắc Giang quyết định huỷ hơn 100 dự án, Đà Nẵng điều chỉnh quy hoạch siêu dự án khu đô thị nghỉ dưỡng gần 44.000 tỷ đồng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

81.000 tài khoản mở mới tháng đầu năm, thấp nhất trong hơn một năm qua

Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm gần 81.000 tài khoản trong tháng 1/2025, giảm mạnh so với tháng cuối năm ngoái. 81.000 tài khoản mở mới tháng đầu năm, thấp nhất trong hơn một năm quaTheo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng...

Cùng chuyên mục

Techcombank cung cấp giải pháp quản trị tài chính tối ưu cho chủ doanh nghiệp

Không chỉ cung cấp những thông tin hữu ích về diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước, chuyên gia Techcombank còn mang đến các giải pháp, sản phẩm tài chính thiết thực cho doanh nghiệp. Techcombank vừa phối hợp với...

Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc (Bắc Giang)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 10/2/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc, tỉnh Bắc Giang (Dự án). Quyết định nêu rõ, nhà đầu...

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng sốc, chênh lệch bất ngờ với giá vàng miếng SJC

(NLĐO) - Giá vàng thế giới tối 10-2 tiếp tục lập đỉnh mới - vượt 2.900 USD/ounce, chỉ còn thấp hơn vàng miếng SJC chưa tới 2 triệu đồng/lượng ...

HDBank khởi động mùa ưu đãi lớn nhất năm

HDBank ra mắt các chương trình ưu đãi đặc biệt, với tổng giá trị gần 20 tỉ đồng cùng không gian trải nghiệm số hóa đầy màu sắc Tết Việt. Các giải thưởng khác bao gồm xe máy Honda Airblade 125i, iPhone 16 Pro...

Xác định nguyên nhân gây sạt trượt ở Khu công nghiệp Nhân Cơ

Sở Xây dựng Đắk Nông xác định nguyên nhân gây sạt trượt 5 lần tại Khu công nghiệp Nhân Cơ là do mạch nước ngầm ứ đọng bên trong khối đất, không được giải thoát. Từ kết luận nêu trên, Sở Xây dựng Đắk...

Mới nhất

Khởi động dự án nghệ thuật đặc biệt trên bức tường Đại sứ quán Đức tại Hà Nội

Dự án được tổ chức với mục đích thúc đẩy giao lưu văn hóa và tôn vinh tài năng của các nghệ sỹ trẻ Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức (23/9/1975-23/9/2025). Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức (23/9/1975-23/9/2025), Đại sứ quán Đức...

Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi riêng với 8 môn thi

Kỳ thi riêng của Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 gồm 8 môn: ngữ văn, toán, tiếng Anh, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý. Riêng môn ngữ văn thi theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận. ...

2.500 người bị nhóm giả danh bác sĩ lừa đảo

2.500 người bị nhóm của Nguyễn Hồng Dương giả danh bác sĩ Bệnh viện Mắt trung ương gọi điện mời tham gia chương trình 'hồ sơ vàng' để lừa đảo chiếm đoạt tiền. ...

Mới nhất