Trang chủNewsThời sựQuản lý, sử dụng không gian ngầm trong Luật Thủ đô 2024

Quản lý, sử dụng không gian ngầm trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi – Trong quá trình xây dựng phát triển đô thị, việc khai thác, sử dụng hiệu quả không gian ngầm có vai trò đặc biệt quan trọng. Luật Thủ đô 2024 quy định tại Điều 19 “Quản lý, sử dụng không gian ngầm”, đã tháo gỡ các nút thắt quy hoạch không gian ngầm…

Không gian ngầm được phân vùng chức năng để quản lý, khai thác, sử dụng

Theo quy định tại Điều 19 Luật Thủ đô 2024 về quản lý, sử dụng không gian ngầm, việc quản lý, sử dụng không gian ngầm phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: Dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về điều kiện tự nhiên, địa chất, địa mạo, thủy văn; Phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Hà Nội đang có cơ hội khai thác không gian ngầm để phát triển. Ảnh: Phạm Hùng
Hà Nội đang có cơ hội khai thác không gian ngầm để phát triển. Ảnh: Phạm Hùng

Bảo đảm quốc phòng, an ninh; ưu tiên các công trình có tính lưỡng dụng, có khả năng sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh; bảo tồn không gian văn hóa và cảnh quan môi trường, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; bảo đảm kết nối đồng bộ với không gian trên mặt đất và các không gian xây dựng công trình ngầm có liên quan.

 

“Phát triển và sử dụng hiệu quả không gian ngầm đô thị có thể cải thiện môi trường sinh thái của TP, giảm đáng kể ô nhiễm đô thị, duy trì cảnh quan lịch sử và văn hóa của TP, tăng hiệu quả diện tích cây xanh của TP và mở rộng năng lực của cơ sở hạ tầng ở một mức độ nào đó. Quy hoạch hợp lý không gian ngầm đô thị không chỉ có thể đẩy nhanh quá trình phát triển của TP mà còn nâng cao lợi ích kinh tế và xã hội của TP. Do đó, không gian ngầm đô thị phải được phát triển và tận dụng tốt để TP có thể phát triển nhanh hơn và tốt hơn”- TS Nguyễn Công Giang (Đại học Kiến trúc Hà Nội).

Việc xây dựng công trình ngầm, bao gồm cả phần móng, cọc và phần ngầm của công trình trên mặt đất, phải thực hiện theo dự án đầu tư xây dựng, hạng mục của dự án đầu tư xây dựng hoặc giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Bên cạnh đó, không gian ngầm phải được phân vùng chức năng để quản lý, khai thác, sử dụng. Người sử dụng đất thuộc địa bàn TP được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến mức giới hạn độ sâu theo quy định của Chính phủ phù hợp với quy hoạch. Việc sử dụng lòng đất ngoài giới hạn độ sâu do Chính phủ quy định phải được cấp phép phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho phép sử dụng lòng đất ngoài giới hạn độ sâu do Chính phủ quy định để xây dựng công trình ngầm phải trả tiền sử dụng không gian ngầm, trừ trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng không gian ngầm đối với công trình ngầm không nhằm mục đích kinh doanh, thuộc danh mục khuyến khích đầu tư xây dựng hoặc trường hợp khác do Chính phủ quy định. 

HĐND TP ban hành danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng. 

Nâng cao hiệu quả và chất lượng của quy hoạch đô thị

Trao đổi về ý nghĩa, vai trò của việc phát triển không gian ngầm, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến – Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng (Bộ Xây dựng) khẳng định, việc sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả không gian ngầm mang lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể, đầu tiên dễ nhận thấy đó là nâng cao hiệu quả và chất lượng của quy hoạch đô thị, tổ chức lại không gian xây dựng đô thị; nâng cao giá trị sử dụng đất và sử dụng hợp lý quỹ đất đô thị để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình công cộng; góp phần hình thành và phát triển thị trường bất động sản ngầm.

Ngoài ra, việc phát triển không gian ngầm còn góp phần giải quyết các vấn đề giao thông đô thị; khai thác có hiệu quả tài nguyên đất; giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường. Đặc biệt quan trọng hơn là nó tạo ra hiệu quả về an toàn, an ninh quốc phòng. Theo đó các công trình ngầm được sử dụng như một hệ thống phòng thủ an toàn khi có thiên tai hoặc chiến tranh xảy ra…

“Để đẩy nhanh quá trình phát triển không gian ngầm, trước mắt, TP Hà Nội cần xem xét, nghiên cứu sử dụng vốn ngân sách làm nguồn vốn “mồi” đầu tư một số công trình ngầm, bãi đỗ xe ngầm. Để một mặt giảm bớt tình trạng quá tải về hạ tầng bãi đỗ xe cho các địa bàn đông dân cư, mặt khác tạo hiệu ứng lan tỏa trong việc mời gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực này” – PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến nêu quan điểm.

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường – Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hà Nội, hiện nay, ở một số khu đô thị trên địa bàn Hà Nội, không gian ngầm đã phát triển ra ngoài khuôn viên các tòa nhà đó. Tương tự trong đô thị trung tâm của TP, sau này cải tạo những khu chung cư cũ như Kim Liên, Trung Tự, Thành Công… bắt buộc phải cải tạo như thế, biến khu vực đó thành một TP ngầm trong tương lai. Có như vậy, không gian trên mặt đất mới dành cho công cộng, đặc biệt là giao thông đô thị. TP hiện đại phải như thế và khi đó mới tạo ra tiền để nhà đầu tư xây cao lên để trả cho người dân.

Những TP ngầm như vậy sẽ được kết nối giao thông một cách đồng bộ, có đường sắt đô thị chạy qua, rất thuận tiện trong sinh hoạt, đi lại, mua sắm; qua đó sẽ thu hút, hấp dẫn người dân đến sinh sống.

Về việc giới hạn độ sâu không gian ngầm, cần phải có quy định riêng cho mỗi khu vực. Ví dụ, ở khu vực trung tâm Hà Nội, nơi nhiều công trình, nằm trong các tuyến đường sắt đô thị, không gian ngầm ở đó phải quy định khác. Còn ở những nơi có công trình quốc phòng an ninh thì phải quy định khác. Do vậy, độ sâu thế nào, bao nhiêu mét, phải được căn cứ theo khu vực và Chính phủ nên có nghị định quy định chi tiết, như thế sẽ phù hợp hơn. Còn nếu áp đồng loạt độ sâu 15 mét sẽ không ổn.

Chia sẻ về quản lý và sử dụng không gian ngầm đô thị tại Hà Nội, TS Nguyễn Công Giang (Đại học Kiến trúc Hà Nội) cho biết, Hà Nội đang đối mặt với thách thức trong việc quản lý và sử dụng không gian ngầm trong bối cảnh đô thị ngày càng phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ của không gian ngầm đô thị là tiêu chí cần thiết để đo lường mức độ hiện đại hóa của TP Hà Nội và là xu hướng tất yếu của phát triển đô thị.

“Để xây dựng Hà Nội trở thành một TP ngày một hiện đại, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp không gian ngầm và không gian trên mặt đất, thúc đẩy quy hoạch khoa học, sử dụng hợp lý và quản lý tỉ mỉ tài nguyên không gian dưới lòng đất bằng những nỗ lực cụ thể, đồng thời xây dựng quản lý không gian ngầm chất lượng cao” – TS Nguyễn Công Giang nêu quan điểm.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/quan-ly-su-dung-khong-gian-ngam-trong-luat-thu-do-2024.html

Cùng chủ đề

Cú hích lớn cho tái thiết đô thị Hà Nội

Kinhtedothi- Tái thiết đô thị là một trong những nội dung quan trọng được nhấn mạnh tại Luật Thủ đô 2024. Bên cạnh kế thừa một số quy định cũ, Luật bổ sung nhiều nội dung phù hợp với đặc thù của Hà Nội, tạo động lực lớn cho xây dựng và phát triển Thủ đô trong tình hình mới. Chào Xuân Ất Tỵ 2025, Kinh tế & Đô thị đã có buổi trò chuyện với GS.TSKH Đặng Hùng Võ,...

Trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô

Kinhtedothi - Theo các chuyên gia, triển khai Luật Thủ đô 2024 gắn với chương trình hành động quyết liệt, đưa Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm dẫn dắt, động lực phát triển của Quốc gia; phát triển Thủ đô phải hướng đến các tiêu chí Thủ đô văn hiến, văn minh hiện đại... Bảo đảm việc thi hành pháp luật về Thủ đô Luật Thủ đô 2024 quy định trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra của...

Tạo đột phá về tài chính, ngân sách, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 đã có sự điều chỉnh, bổ sung cơ chế thí điểm về tài chính, ngân sách nhằm tạo thể chế thông thoáng, thuận lợi cho Hà Nội được linh hoạt, chủ động trong việc bố trí, sử dụng ngân sách để phục vụ cho đầu tư phát triển... Huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô (Điều 34) Chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát...

Chính sách đặc thù phát triển nông nghiệp, nông thôn trong Luật Thủ đô 2024

Phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững Trong Luật Thủ đô 2024, phát triển nông nghiệp, nông thôn được quy định tại Điều 32; Điều 42; khoản 2, điểm e khoản 1; khoản 5 Điều 43. Đây là nội dung mới so với Luật Thủ đô 2012. Thể chế hoá các nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm...

Nhiều chính sách đặc thù phát triển khoa học công nghệ trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Trong Luật Thủ đô 2024, có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, nổi trội để thực hiện mục tiêu về phát triển khoa học, công nghệ. Ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển Thủ đô Trong Luật Thủ đô 2024, các quy định đặc thù, nổi trội để thực hiện mục tiêu về phát triển khoa học, công nghệ; trong đó, xác định các lĩnh vực khoa học, công nghệ trọng điểm và chính sách ưu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không Nhân dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không nhân dân. Luật Phòng không Nhân dân số 49/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 ngày 27/11/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không Nhân dân (PKND) nhằm mục đích xác định cụ...

đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ hội Khai ấn đền Trần 2025

Kinhtedothi - Sáng 4/2, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã nghe lãnh đạo thành phố Nam Định báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Khai ấn đền Trần Xuân Ất Tỵ 2025. Tham dự hội nghị còn có đồng chí Trần Lê Đoài, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở: Giao thông vận tải, Văn hóa - Thể thao và...

không để tình trạng ăn Tết kéo dài, lơ là công việc

Sáng 4/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị của Ban Bí thư đánh giá công tác triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ; chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm của T.Ư các cấp ủy thời gian tới. Hội nghị đánh giá, cấp ủy, chính quyền các cấp đã chủ động, kịp thời tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy...

Bãi thải “khủng” ở phường Đại Mỗ sắp bị xóa sổ?

Liên quan đến công tác xử lý bãi thải và điểm tập kết vật liệu xây dựng, máy móc, phương tiện trái phép nằm trên địa phận Tổ dân phố Ngọc Trục, phường Đại Mỗ, điểm giáp ranh với địa phận phường Vạn Phúc, quận Hà Đông mà Báo Kinh tế & Đô thị đã nhiều lần phản ánh, lãnh đạo phường Đại Mỗ vừa cho biết thông tin quan trọng. Cụ thể, trao đổi với phóng viên Kinh...

Quỹ đầu tư quốc gia Mỹ được thành lập với tham vọng mua TikTok

Nội dung sắc lệnh yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Thương mại đệ trình kế hoạch cho quỹ này trong vòng 90 ngày, bao gồm các khuyến nghị về "cơ chế tài trợ, chiến lược đầu tư, cơ cấu quỹ và mô hình quản trị". Nếu quỹ thành công thành lập, Mỹ sẽ có một quỹ tương tự như nhiều nước khác đặc biệt là ở Trung Đông và châu Á - những nơi đã thành lập quỹ...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Những mốc son lịch sử trên chặng đường 95 năm vẻ vang của Đảng

Kinhtedothi - 95 năm qua (3/2/1930 -3/2/2025), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước đã đi qua những giai đoạn quan trọng trong tiến trình phát triển, tạo lên những mốc son trong lịch sử dân tộc. Cách đây 95 năm, từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, ở  bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông (Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản đã chủ trì hội nghị hợp...

Mỹ sa thải các quan chức và có thể đóng cửa cơ quan viện trợ USAID

(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải hai quan chức an ninh cấp cao của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) vào cuối tuần qua sau khi họ tìm cách ngăn cản đại diện từ Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) của Elon Musk tiếp...

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Cùng chuyên mục

Mỹ cảnh báo có động thái mạnh tại kênh đào Panama

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc lại quyết tâm "lấy lại” kênh đào Panama, cảnh báo Mỹ sẽ có động thái mạnh trong việc kiểm soát kênh đào quan trọng này. Ngày 2/2 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhắc lại cam kết giành lại kênh đào Panama, đồng thời cảnh báo sẽ có hành động mạnh trong bối cảnh Mỹ và Panama mâu thuẫn liên quan đến sự hiện diện của Trung Quốc...

4 đại tá và 1 thượng tá công an ở Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy, 4 đại tá và 1 thượng tá công an ở Nghệ An đã làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngày 4/2, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, có 5 cán bộ chủ chốt cấp phòng, công an huyện xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Cụ thể, 5 cán bộ xin...

Cần cơ chế đặc thù huy động nguồn lực phát triển đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP HCM

(NLĐO)- Đại diện các bộ, ngành đều thống nhất cần có cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM ...

Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không Nhân dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không nhân dân. Luật Phòng không Nhân dân số 49/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 ngày 27/11/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng không Nhân dân (PKND) nhằm mục đích xác định cụ...

Dự báo thời tiết 5/2/2025: Miền Bắc mưa, rét

Dự báo thời tiết 5/2/2025, mưa rét tiếp tục bao trùm miền Bắc, vùng núi cao có nơi rét đậm, rét hại. Phía Tây Bắc Bộ trưa chiều trời hửng nắng. Nam Bộ và Tây Nguyên nắng ấm. Mây mù và mưa rét vẫn là hình thái thời tiết chủ đạo của miền Bắc trong ngày 5/2. Hà Nội và các tỉnh phía Đông Bắc Bộ tiếp tục có mưa phùn và gió rét. Vùng núi cao vẫn phải oằn...

Mới nhất

Thái Lan làm tiếp tuyến đường sắt cao tốc đến Trung Quốc

Ngày 4-2, nội các Thái Lan chính thức phê duyệt giai đoạn 2 tuyến đường sắt cao tốc Thái Lan - Trung Quốc, từ Nakhon Ratchasima đến Nong Khai, với khoản đầu tư khoảng 340 tỉ baht (10 tỉ USD). ...

Thế giới chuyển động, giật mình, thích ứng

Từng biết qua nhiệm kỳ một, nghe chương trình tranh cử và sớm dự báo, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn có phần bất ngờ trước tuyên bố và hành động của Tổng thống Donald Trump sau 2 tuần chính thức cầm quyền.

Bé trai bị chó nhà nuôi cắn suýt mất vành tai

Theo người nhà kể lại, bé trai đến chơi nhà bà nội và bị chó nhà nuôi cắn. Cháu được đưa đến Bệnh viện huyện Chương Mỹ sơ cứu, băng bó vết thương và cầm máu tạm thời, sau đó...

Loại rau không chỉ là gia vị tốt cho sức khỏe mà còn là cách để ‘lấy may’ ngày đầu năm mới

GĐXH – Đây là loại rau gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt. Ngoài việc dùng để chế biến món ăn ngon như dưới đây, rau gia vị này còn được dùng như cách ‘lấy may’ ngày đầu...

Người dân TPHCM mạnh tay sắm Tết hơn năm trước

So với năm trước, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm nay, người dân TPHCM đã mạnh tay chi tiêu cho mua sắm hơn. Cục thống kê TPHCM vừa công bố số liệu về tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2025. Đây cũng là giai đoạn cao điểm mua sắm, chuẩn bị Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025...

Mới nhất