Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBiến chứng cúm mùa nguy hiểm thế nào?

Biến chứng cúm mùa nguy hiểm thế nào?

Thông tin minh tinh Đài Loan (Trung Quốc) Từ Hy Viên qua đời tại Nhật Bản vì biến chứng viêm phổi của bệnh cúm càng làm cho mối quan tâm của người dân với cúm mùa tăng cao.

Thông tin minh tinh Đài Loan (Trung Quốc) Từ Hy Viên qua đời tại Nhật Bản vì biến chứng viêm phổi của bệnh cúm càng làm cho mối quan tâm của người dân với cúm mùa tăng cao.

Trên thế giới, các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia châu Âu đang đối mặt với các đợt dịch cúm nghiêm trọng.

Các bệnh viện đang phải đối mặt với tình trạng quá tải, trong khi việc tiêm vắc-xin vẫn là biện pháp phòng ngừa chính để ngăn ngừa sự lây lan của virus.

Hồi đầu tháng 1, số liệu thống kê của Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản cho thấy lượng bệnh nhân mắc cúm mùa tại Nhật Bản trung bình một tuần đã đạt mức cao nhất kể từ năm 1999, trong đó xuất hiện những biến chứng đáng lo ngại liên quan đến não và phổi.

Số liệu thống kê từ hơn 5.000 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước Nhật Bản đã chỉ rõ, trong tuần (từ ngày 22-29/12/2024), đã có tổng số 317.812 ca mắc cúm mùa mới, tăng tới 100.000 ca so với tuần trước đó.

Tính trung bình, mỗi cơ sở y tế có thêm khoảng 64,39 ca, tăng 21,73 ca so với tuần trước, con số cao nhất kể từ khi bắt đầu công tác thống kê vào năm 1999.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra, lưu hành trên toàn cầu.

Virus cúm thường gây ra các triệu chứng như sốt, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ và khớp, mệt mỏi, đau họng và sổ mũi. Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, cúm A và cúm B là hai loại cúm phổ biến nhất.

Nghiên cứu này cũng ghi nhận sự lưu hành của cúm quanh năm, với các đỉnh dịch xen kẽ giữa các chủng và chủng phụ khác nhau.

Ngoài ra, cúm gia cầm là mối lo ngại đặc biệt vào dịp Tết khi nhu cầu tiêu thụ gia cầm tăng cao. Người dân cần thận trọng khi lựa chọn và chế biến gia cầm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, số ca mắc bệnh cúm thường tăng đột biến vào dịp Tết Nguyên đán. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm thời tiết thất thường: Miền Bắc thường xuyên xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại xen kẽ với nắng ấm, trong khi miền Nam có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa ngày và đêm, tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển.

Tập trung đông người: Các hoạt động mua sắm, du xuân, thăm người thân tạo cơ hội cho virus cúm lây lan nhanh chóng. Thói quen sinh hoạt thay đổi: Trong dịp Tết, nhiều người thức khuya, ăn uống không điều độ, làm suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng.

Các loại cúm phổ biến dịp Đông- Xuân là cúm mùa: Do virus cúm type A và B gây ra, cúm mùa thường xuất hiện vào mùa đông – xuân với các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, đau họng và mệt mỏi.

Cúm A/H1N1: Đây là một biến thể của virus cúm A, đã trở thành mối lo ngại lớn khi xuất hiện nhiều biến chủng mới. Triệu chứng ban đầu giống cúm mùa nhưng có thể trở nên nghiêm trọng nhanh chóng, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ.

Cúm A/H5N1: Virus cúm gia cầm H5N1 rất nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Mặc dù hiếm gặp ở người, nhưng khi lây nhiễm, cúm A/H5N1 có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về đường hô hấp.

Cúm B: Cúm B thường nhẹ hơn cúm A nhưng vẫn cần theo dõi cẩn thận. Virus cúm B ít biến đổi hơn, nhưng vẫn có khả năng gây ra các đợt dịch quy mô nhỏ.

Covid-19 (biến thể mới): Mặc dù không còn là đại dịch, Covid-19 vẫn tiếp tục xuất hiện các biến thể mới. Các chuyên gia dự báo có thể xuất hiện biến thể mới vào dịp Tết 2025, đòi hỏi người dân cần duy trì cảnh giác.

Theo các chuyên gia y tế, dấu hiệu nhận biết các loại cúm cụ thể là: Cúm mùa: Sốt từ 38-39°C, đau họng, mệt mỏi. Thời gian ủ bệnh từ 1-4 ngày.

Cúm A/H1N1: Sốt cao trên 39°C, ho khan, khó thở, có thể kèm theo tiêu chảy. Thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày.

Cúm A/H5N1: Sốt rất cao, khó thở nặng, đau ngực. Thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày.

Covid-19: Sốt, ho khan, mất khứu giác, vị giác. Thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày.

Để phòng chống các loại cúm mùa, bác sĩ Nguyễn Tuấn Hải, Hệ thống Tiêm chủng Safpo/Potec, cho rằng việc tiêm vắc-xin cúm hàng năm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

Vắc-xin cúm tứ giá bảo vệ chống lại bốn chủng virus cúm phổ biến. WHO từ lâu đã thiết lập các trạm quan trắc vi rút cúm mùa trên khắp thế giới (có cả ở Việt Nam) để phân lập, xác định vi rút cúm mùa lưu hành ở các khu vực (các vùng địa lý, khí hậu, Bắc bán cầu và Nam bán cầu…).

Từ đó dự đoán, xác định chủng vi rút cúm sẽ xuất hiện vào mùa đông xuân khu vực Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau) và vào mùa đông xuân khu vực Nam bán cầu (từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm).

Từ việc xác lập được khả năng chủng vi rút cúm nào sẽ hoành hành ở đâu (Bắc và Nam bán cầu), WHO sẽ đưa ra các hướng dẫn về chủng vi rút cúm để sản xuất vắc-xin phòng cúm mùa cho các nhà sản xuất vắc-xin tuân theo và cung cấp cho thị trường theo thời gian tốt nhất (Bắc bán cầu là vào tầm tháng 8-9, còn Nam bán cầu là vào tháng 4-5 hàng năm).

Đó là lý do tại sao chúng ta sống ở Việt Nam lại cần tiêm vắc-xin cúm mùa mỗi năm 1 lần và vào thời điểm trước khi mùa bệnh cúm bắt đầu, cũng như cần tiêm đúng vắc-xin theo mùa đã được khuyến cáo.

Do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mùa cúm ở miền Bắc và miền Nam có thể lệch nhau chút về thời gian, nhưng vì nằm trọn vẹn ở Bắc bán cầu và theo khuyến cáo của WHO, nên tiêm đúng chủng loại vắc-xin Bắc bán cầu theo mùa, tức là bao trùm từ mùa đông năm nay tới hết mùa xuân năm sau. Điều đó có nghĩa, muốn chống lại dịch cúm mùa thì mỗi người dân nên tiêm vắc-xin vào mùa thu.

Với câu hỏi vắc-xin cúm chỉ tiêm ở trẻ nhỏ hay cả người trưởng thành, theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Hải, cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần tiêm vắc-xin cúm mùa để bảo vệ sức khỏe.

Bên cạnh đó, người dân cần vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, và tránh tiếp xúc gần với người bệnh.

Giữ gìn sức khỏe: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục và ngủ đủ giấc để tăng cường hệ miễn dịch. Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Uống nhiều nước: Uống nước, nước trái cây và súp ấm để tránh mất nước. Giảm đau và hạ sốt: Sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt và đau đầu. Thuốc kháng virus: Được sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc có nguy cơ cao bị biến chứng





Nguồn: https://baodautu.vn/bien-chung-cum-mua-nguy-hiem-the-nao-d244121.html

Cùng chủ đề

Bí quyết chống lại dịch cúm ngày Tết

Để tránh nhiễm cúm dịp Tết, mọi người nên tiêm vắc-xin, giữ ấm cơ thể, uống nước ấm, ngủ đủ giấc, tập thể dục và bổ sung thực phẩm phù hợp. Để tránh nhiễm cúm dịp Tết, mọi người nên tiêm vắc-xin, giữ ấm cơ thể, uống nước ấm, ngủ đủ giấc, tập thể dục và bổ sung thực phẩm phù hợp. Trung tâm Dự báo Khí...

Cúm mùa đang hoành hành trên thế giới, Việt Nam phòng chống thế nào?

Tết Nguyên Đán đang đến gần, đây là dịp để mọi người sum vầy, du xuân và tham gia các hoạt động tập thể. Tuy nhiên, mùa Tết cũng là thời điểm các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là cúm, có nguy cơ bùng phát. Cúm mùa đang hoành hành trên thế giới, Việt Nam phòng chống thế nào?Tết Nguyên Đán đang đến gần, đây là dịp để mọi người sum vầy, du xuân và tham gia các...

Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay

Một số bệnh viện liên tục ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng của số ca mắc cúm A phải nhập viện, đặc biệt là trẻ em. Đáng chú ý, đã có nhiều trường hợp biến chứng nặng về đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, sốt nhiễm khuẩn. Một số bệnh viện liên tục ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng của số ca mắc cúm A phải nhập viện, đặc biệt là trẻ em. Đáng chú ý,...

Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh

Thế giới đang phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đợt bùng phát viêm phổi không rõ nguyên nhân và sự lan rộng của dịch cúm mùa. Thế giới đang phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đợt bùng phát viêm phổi không rõ nguyên nhân và sự lan rộng của dịch cúm mùa. ...

Bộ Y tế lên tiếng về bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

Bộ Y tế Việt Nam vừa có thông tin chính thức về các trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người, Human Metapneumovirus (HMPV), tại Trung Quốc. Bộ Y tế lên tiếng về bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung QuốcBộ Y tế Việt Nam vừa có thông tin chính thức về các trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người, Human Metapneumovirus (HMPV), tại Trung Quốc. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hơn 16.000 trẻ chào đời dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, các bệnh viện đã đón 16.508 trẻ chào đời trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Tin mới y tế ngày 2/2: Hơn 16.000 trẻ chào đời dịp Tết Ất Tỵ 2025Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, các bệnh viện đã đón 16.508 trẻ chào đời trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hơn 16.000...

Tăng cao người trẻ mắc đột quỵ dịp Tết

Mỗi ngày Tết Ất Tỵ, các bác sỹ của Bệnh viện Bạch Mai đã khám, cấp cứu hơn 400 bệnh nhân, có người 36 tuổi đã đột quỵ. Tin mới y tế ngày 4/2: Tăng cao người trẻ mắc đột quỵ dịp TếtMỗi ngày Tết Ất Tỵ, các bác sỹ của Bệnh viện Bạch Mai đã khám, cấp cứu hơn 400 bệnh nhân, có người 36 tuổi đã đột quỵ. ...

Hà Nội sẽ thành lập, mở rộng 15

Nhằm thúc đẩy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thiện hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công từ năm 2021 - 2024, đồng thời thành lập và mở rộng từ 15 - 20 cụm công nghiệp mới. Nhằm thúc đẩy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thiện hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công từ năm 2021...

Đà Nẵng tiếp tục mở bán nhà ở xã hội đầu năm 2025

Dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh tiếp tục có thông báo mở bán số lượng 30 căn nhà ở xã hội đầu năm 2025. Dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh tiếp tục có thông báo mở bán số lượng 30 căn nhà ở xã hội đầu năm 2025. Sở Xây dựng...

Ngành F&B tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình đầy hứa hẹn

Bà Nguyễn Thanh Giang, Tổng giám đốc người Việt đầu tiên của Tetra Pak Việt Nam, có cuộc trò chuyện với Báo Đầu tư để nhìn lại bức tranh ngành thực phẩm và đồ uống trong năm 2024 và chia sẻ các xu hướng tiêu dùng trong tương lai. Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam: Ngành F&B tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình đầy hứa hẹn Bà Nguyễn Thanh Giang, Tổng giám đốc người Việt đầu...

Bài đọc nhiều

Đã có 205 trường hợp cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa

Báo cáo công tác khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ ngày 29/1 (tức Mùng 1 Tết) của Bộ Y tế cho biết, trong vòng 24 giờ qua, đã có 205 trường hợp phải khám và cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa. Tin mới y tế ngày 30/1: Đã có 205 trường hợp cấp cứu do pháo nổ, pháo hoaBáo cáo công tác khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ ngày 29/1 (tức...

Xuyên đêm Giao thừa giành giật sự sống cho người bệnh

Đêm Giao thừa là thời điểm mà các bác sỹ, điều dưỡng và đội ngũ nhân viên y tế không ngừng nỗ lực để đảm bảo sức khỏe cho người dân, bất chấp khó khăn và sự vất vả trong những ngày lễ. Đêm Giao thừa là thời điểm mà các bác sỹ, điều dưỡng và đội ngũ nhân viên y tế không ngừng nỗ lực để đảm bảo sức khỏe cho người dân, bất chấp khó khăn và sự...

Thải độc gan sau Tết bằng thực phẩm rẻ tiền, an toàn và hiệu quả, rất nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Thói quen ăn uống sinh hoạt bị đảo lộn khiến cho lá gan phải làm việc gấp hai, gấp ba lần bình thường. Đây chính là lý do chúng ta cần thanh lọc cơ thể, thải độc gan sau Tết. ...

Ăn giờ nào tốt để phòng tránh bệnh tiểu đường?

Phát hiện mới về khung giờ ăn tốt nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường; Bỏ túi 4 mẹo ăn uống tốt cho tim trong những ngày lễ tết; Tác dụng giúp hạ huyết áp ít người biết của đậu trắng... là những...

Bảo quản thức ăn thừa để tránh tác động lên hệ tiêu hóa của người cao tuổi

NDO - Người cao tuổi thường mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, tiêu hóa…, vì vậy cần chú ý chế độ dinh dưỡng và bảo quản thức ăn thừa để tránh bệnh tái phát nặng trong ngày Tết.  Bảo đảm sức khỏe cho người cao tuổi dịp Tết Trong dịp Tết Nguyên đán, có nhiều vấn đề dinh dưỡng mà chúng ta nên chú ý cho người cao tuổi: Ăn uống đúng giờ, tuyệt đối...

Cùng chuyên mục

Choáng với khối u khủng chiếm nửa đầu người phụ nữ 46 tuổi ở Tuyên Quang

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan rộng, toàn bộ vùng da ung thư chiếm 2/3 da đầu, nhiều vị trí nóng đỏ, chảy máu. ...

Bé trai 8 tuổi ở Hà Nội suýt mất vành tai do bị chó cắn

GĐXH - Trẻ được đưa đến viện trong tình trạng tổn thương đứt rời gần hoàn toàn vành tai phải, đứt rời sụn ống tai ngoài và sụn vành tai cùng nhiều vết thương khác trên cơ thể do bị chó cắn. ...

Hơn 2.000 người hiến máu trong kỳ nghỉ Tết

NDO - Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, từ 25/1 đến 2/2 (26 tháng Chạp đến mùng 5 Tết), đã có 2.019 người dân đến Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương hiến máu và hiến tiểu cầu, trong đó 1.390 người hiến máu và 629 người hiến tiểu cầu. Mặc dù là kỳ nghỉ Tết nhưng điểm hiến máu tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương vẫn mở cửa đón tiếp người dân đến hiến máu,...

Báo động vi nhựa xâm nhập não người ngày một nhiều

Nghiên cứu mới dựa trên kết quả khám nghiệm tử thi cảnh báo sự hiện diện nguy hiểm của vi nhựa trong não người. Tạp chí Nature Medicine ngày 3-2 công bố kết quả nghiên cứu phát hiện những mảnh vi nhựa cực nhỏ đang...

6 loại rau quả nên ăn để tăng cường miễn dịch

Khi cái lạnh mùa Đông nhường chỗ cho hơi ấm nhẹ nhàng của mùa Xuân, là thời điểm hoàn hảo để tái tạo nâng cao sức khỏe. Mùa Xuân là mùa tái sinh và tăng trưởng mang đến nhiều loại trái cây tươi ngon, giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa bạn không nên bỏ lỡ để...

Mới nhất

Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tháng 01 năm 2025

(MPI) – Tính đến hết tháng 01/2025, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 4,33 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm 2024. Cụ thể, có 282 dự án đầu tư mới (giảm 6,6% so với...

Quản lý, sử dụng không gian ngầm trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Trong quá trình xây dựng phát triển đô thị, việc khai thác, sử dụng hiệu quả không gian ngầm có vai trò đặc biệt quan trọng. Luật Thủ đô 2024 quy định tại Điều 19 “Quản lý, sử dụng không gian ngầm”, đã tháo gỡ các nút thắt quy hoạch không gian ngầm... Không gian ngầm được phân...

Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng chúc mừng năm mới Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương

Sáng ngày 03/02/2025, ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng cùng đoàn công tác Bộ Nội vụ đã đến thăm, chúc mừng năm mới tập thể Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban Thi đua...

Hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đào tạo đã hết hiệu lực

Bộ GD-ĐT đã có quyết định về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý...

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Bộ Công Thương đặt kỳ vọng đến năm 2030, quy mô thị trường ô tô đạt hơn 1 triệu chiếc/năm, tăng cường nội địa hóa, ưu tiên phát triển xe điện. Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới Bộ Công Thương đặt kỳ vọng đến năm 2030, quy mô thị trường ô tô đạt...

Mới nhất