Trang chủNewsThời sựTăng trưởng kinh tế cần tạo sự cạnh tranh lẫn nhau

Tăng trưởng kinh tế cần tạo sự cạnh tranh lẫn nhau

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, mục tiêu tăng trưởng kinh tế càng cao thì giải pháp phải đủ lớn, đặc biệt giải pháp là hành động chứ không chỉ trong nghị quyết.

Chia sẻ với phóng viên mới đây, TS Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP phải tương xứng với các giải pháp thực hiện. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế càng cao thì giải pháp triển khai phải đủ lớn, đủ quyết liệt thì mới đạt được. Giải pháp ở đây là giải pháp hành động chứ không phải giải pháp bằng lời nói, không phải giải pháp trong nghị quyết.

TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương. Ảnh minh hoạ
TS Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương. Ảnh minh hoạ

– Cải thiện môi trường kinh doanh được đánh giá là giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vậy năm 2025, chúng ta có những điều kiện thuận lợi như thế nào trong cải thiện môi trường kinh doanh, thưa ông?

TS Nguyễn Đình Cung: Với kinh nghiệm nhiều năm làm cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, tôi cho rằng, năm 2025 Việt Nam có thuận lợi chưa từng có trong cải cách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, bởi Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói rõ: Thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn và cải cách thể chế, phá bỏ rào cản là đột phá của đột phá. Quan điểm này theo tôi hoàn toàn đúng trong giai đoạn hiện nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm cũng cho rằng, chúng ta phải thay đổi thể chế, thay đổi luật lệ theo một tư duy mới, đó là bỏ tư duy lâu nay ‘không quản được thì cấm’. Với tư duy mới đó và chỉ đạo mang tính đột phá, tôi cho rằng việc xóa bỏ một số rào cản căn bản đối với doanh nghiệp hiện nay hoàn toàn nằm trong tầm tay. Việt Nam cũng nên tận dụng cơ hội này để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp hoạt động.

Tương tự như vậy, những quy định về điều kiện kinh doanh bất hợp lý, mà những bất hợp lý ở đây rất dễ xác định bởi nó không còn phù hợp với kinh tế thị trường, nghĩa là can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, can thiệp vào quyền của người đầu tư kinh doanh. Những quy định hành chính không rõ ràng, không cụ thể, không minh bạch thì không bao giờ quản lý được mà chỉ tạo ra cơ hội và dư địa cho công chức nhà nước can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh một cách tuỳ tiện.

Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2025 có thể theo hướng phân cấp triệt để cho các địa phương, để địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Với cách làm như thế sẽ tạo ra một không khí, một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các địa phương với nhau, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thu hút đầu tư vào các địa phương.

– Giải ngân vốn đầu tư công vẫn được đánh giá là điểm nghẽn của tăng trưởng kinh tế Việt Nam, theo ông chúng ta cần khắc phục điểm nghẽn này như thế nào trong năm 2025?

​​​​​​TS Nguyễn Đình Cung: ​​​​Nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu tư công đã được nhắc đến rất nhiều, trong đó có một số nhóm nguyên nhân cụ thể, bao gồm: Nguyên nhân về chuẩn bị đầu tư và chất lượng đầu tư chưa cao, thậm chí có những dự án đầu tư chất lượng kém nên khi thực thi phải xin lên xin xuống và điều chỉnh, khiến dự án bị kéo dài thời gian và đội vốn; nguyên nhân do quy định của pháp luật chồng chéo; nguyên nhân do nhà thầu không đủ năng lực; nguyên nhân do thiếu nguyên vật liệu và nguyên nhân do thị trường biến động về giá cả mà chúng ta không kịp thời điều chỉnh cho các nhà thầu.

Chúng ta cũng đã đưa ra các giải pháp, đồng thời đã thành lập rất nhiều đoàn, Thủ tướng Chính phủ cũng đích thân chỉ đạo thực hiện việc đôn đốc, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nhưng tiến độ giải ngân vẫn chậm.

Nên có lẽ, chúng ta cần phải thay đổi, tôi cho rằng để giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả, việc đầu tiên cần làm là tập trung vào những dự án trọng điểm, đặc biệt là phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng điện. Thực tế, mấy năm nay chúng ta đã tập trung được vào những dự án ưu tiên của ưu tiên, trọng điểm của trọng điểm và như thế khả năng giải ngân vốn đầu tư công sẽ tốt hơn. Bởi vì những dự án này không thể không làm, chúng ta cũng đã bắt đầu cải cách thủ tục hành chính với việc phân cấp nhiều hơn cho các bộ, ngành cũng như chính quyền các địa phương trong việc quản lý đầu tư công. Cùng với đó, Luật Đầu tư công trong mấy năm vừa rồi đã sửa đổi đến 2-3 lần, điều này sẽ giúp khắc phục được một phần đáng kể các điểm yếu của của pháp luật.

Ngoài ra, chúng ta cũng đã tạo những cơ chế cho các nhà thầu có nguồn nguyên vật liệu đầy đủ hơn, giải phóng mặt bằng tốt hơn. Vì khi chúng ta tập trung vào những dự án trọng điểm thì nỗ lực thực hiện đầu tư công cũng tập trung hơn, với những thay đổi như vậy tôi tin rằng, đầu tư công trong thời gian tới sẽ có những cải thiện nhất định.

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Ảnh minh họa
Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Ảnh minh họa

– Năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên, ông đánh giá như thế nào về mục tiêu này?

​​​​TS Nguyễn Đình Cung: ​​Theo tôi, mục tiêu tăng trưởng bao nhiêu cũng được nhưng nó phải tương xứng với các giải pháp thực hiện, mục tiêu tăng trưởng cao thì giải pháp triển khai phải đủ lớn, đủ quyết liệt thì mới đạt được. Giải pháp ở đây là giải pháp hành động chứ không phải giải pháp trên lời nói, không phải giải pháp trong nghị quyết.

Đặc biệt, các giải pháp tăng trưởng phải khắc phục các điểm yếu, điểm chưa được của kinh tế Việt Nam trong năm 2024, đó là cải cách mạnh mẽ, cải thiện đột biến môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Bên cạnh đó, năm 2025 được đánh giá là một năm bản lề của kinh tế Việt Nam, các tỉnh, thành trên cả nước cũng đã thông qua quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 với các quyết định do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong quy hoạch phát triển, hầu như tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%. Như vậy các địa phương mà đạt được tăng trưởng GRDP trên 10% thì cả nước cũng sẽ đạt được mức tăng trưởng trên 10%.

Để các địa phương đạt được mức tăng trưởng trên 10% thì phải đặt trọng tâm vào chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, nghĩa là phải tạo áp lực cho họ, đồng thời phải tạo cơ chế để họ có động lực, có cơ hội hành động. Muốn làm được như vậy cần phân cấp, phân quyền, tạo sự tự chủ cho chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để họ cạnh tranh nhau trong phát triển kinh tế.

Kinh nghiệm cho thấy, khoảng 10 đến 15 năm trước, sự cạnh tranh giữa các địa phương đã tạo nên một động lực thực sự cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Cùng với sự cạnh tranh này thì chúng ta thực hiện tinh giản bộ máy, phân cấp, phân quyền một cách triệt để theo hướng đánh giá chính quyền địa phương, hướng tới mục tiêu tăng trưởng trên 10% và đánh giá chính quyền địa phương trên cơ sở kết quả, hiệu quả đạt được trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Với cách làm như vậy, đây là giải pháp mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025.

Xin cảm ơn ông!

Năm 2025, Chính phủ đã trình Trung ương Đảng, Quốc hội quyết nghị mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,5-7%, phấn đấu 7-7,5%, đồng thời, yêu cầu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên. Đây được đánh giá là mức tăng trưởng cao, nhiều thách thức đối với Việt Nam trong năm 2025.



Nguồn: https://congthuong.vn/tang-truong-kinh-te-can-tao-su-canh-tranh-lan-nhau-372108.html

Cùng chủ đề

Trước ngày Thần tài, người dân xếp hàng dài chờ mua vàng

Sáng ngày 4/2/2025, giá vàng bật tăng mạnh trước thềm vía Thần Tài, người dân Hà Nội chen chân xếp hàng mua vào bất chấp giá cao. Sáng 4/2, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh khi chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng âm lịch). Theo cập nhật lúc 11h, giá vàng miếng và vàng nhẫn tại một số thương hiệu lớn như SJC, Phú Quý...

Kỳ vọng những thay đổi lớn

Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với sự kết hợp của các chính sách vĩ mô hỗ trợ và kỳ vọng về những thay đổi lớn trong cấu trúc pháp lý và nền kinh tế. Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với sự kết hợp của các chính sách vĩ mô hỗ trợ và kỳ...

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025

Hòa cùng không khí cả nước, sáng 3/2, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đã khẩn trương bắt nhịp sản xuất trở lại, sẵn sàng tăng tốc trong năm mới 2025. Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) – thông tin, ngay sau kỳ nghỉ Tết Cổ truyền, từ sáng nay ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tất cả các...

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thăm, chúc Tết Viện Năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã đến thăm, chúc Tết và làm việc với Viện Năng lượng và làm việc về công tác triển khai Quy hoạch điện VIII (Điều chỉnh). Sáng 3/2, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã đến thăm, chúc Tết và làm việc với Viện Năng lượng và làm việc về công tác triển khai Quy hoạch điện VIII (Điều chỉnh). Tham dự buổi làm việc có đại diện Cục...

Thắng lợi vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng ở khu vực Đông...

Nhà nghiên cứu người Campuchia cho rằng, những thành tựu to lớn đạt được từ công cuộc Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là nền tảng vững chắc để hướng tới hoàn thành mục tiêu phát triển vững mạnh và sự phồn vinh của nhân dân Việt Nam trong tương lai.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá đậu tương phục hồi trở lại

Khép lại phiên giao dịch đầu tiên của tháng 2, giá đậu tương quay đầu phục hồi hơn 1,5% lên mức 388 USD/tấn, xóa đi hoàn toàn mức giảm trong phiên trước đó. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần (3/2). Đáng chú ý là thị trường nông sản khi có đến 6 trên 7 mặt hàng...

Xuất khẩu rau quả giảm tốc trong tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu sầu riêng tụt giảm mạnh là lý do khiến xuất khẩu rau quả giảm tốc trong tháng đầu năm 2025. Xuất khẩu rau quả giảm 2 con số Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) trong tháng 1, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 416 triệu USD, giảm 11,3% với tháng trước (tháng 12/2024 đạt 529 triệu USD) và giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2024 (tháng...

Trước ngày Thần tài, người dân xếp hàng dài chờ mua vàng

Sáng ngày 4/2/2025, giá vàng bật tăng mạnh trước thềm vía Thần Tài, người dân Hà Nội chen chân xếp hàng mua vào bất chấp giá cao. Sáng 4/2, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh khi chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng âm lịch). Theo cập nhật lúc 11h, giá vàng miếng và vàng nhẫn tại một số thương hiệu lớn như SJC, Phú Quý...

Tháng 1/2025 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 29,49%

Nhờ tập trung sản xuất, kịp thời gian giao hàng cuối năm trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, sản xuất công nghiệp của tỉnh Nam Định tháng 1/2025 tăng tới 29,49%. Theo số liệu Cục Thống kê Nam Định vừa công bố, so với cùng kỳ năm 2024 (tháng trước Tết), chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1/2025 tăng 29,49% với sự đóng góp tích cực của doanh nghiệp mới. ...

Hoa Kỳ liệu có “soán ngôi” Trung Quốc?

Những năm trở lại đây, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra của Việt Nam, tiếp đến là Hoa Kỳ. Liệu thứ tự này có thay đổi trong năm 2025? Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, quý IV/2024, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 163 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng đều ở...

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Món ăn ‘tinh thần’ không thể thiếu

(CLO) Tết Nguyên Đán được xem là lễ hội ý nghĩa nhất trong văn hóa của người Việt Nam, trong rất nhiều hoạt động văn hóa ngày Tết, việc cho tặng, biếu và đọc báo ngày Tết cũng dần trở thành nét đẹp đầu năm, nhắc nhở chúng ta về giá...

Những mốc son lịch sử trên chặng đường 95 năm vẻ vang của Đảng

Kinhtedothi - 95 năm qua (3/2/1930 -3/2/2025), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước đã đi qua những giai đoạn quan trọng trong tiến trình phát triển, tạo lên những mốc son trong lịch sử dân tộc. Cách đây 95 năm, từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, ở  bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông (Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản đã chủ trì hội nghị hợp...

Mỹ sa thải các quan chức và có thể đóng cửa cơ quan viện trợ USAID

(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sa thải hai quan chức an ninh cấp cao của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) vào cuối tuần qua sau khi họ tìm cách ngăn cản đại diện từ Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) của Elon Musk tiếp...

Cùng chuyên mục

Bắt tay ngay vào công việc, không để tình trạng ăn Tết kéo dài

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu cơ quan, đơn vị, địa phương bắt tay ngay vào công việc, không để xảy ra tình trạng ăn Tết kéo dài, lơ là công việc ...

Sứ mệnh đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh

TS Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, trong bài tham luận gửi Hội thảo khoa học "Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc" nhấn mạnh: Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đó là “cuộc gặp gỡ tất yếu của lịch...

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị của Ban Bí thư đánh giá công tác tổ chức Tết Ất Tỵ

Sáng 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị của Ban Bí thư Trung ương Đảng đánh giá công tác triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm của Trung ương, các cấp ủy trong thời gian tới. Tổng Bí thư nhấn mạnh, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển...

Báo chí địa phương chuyển mình trong kỷ nguyên số và những bài học kinh nghiệm

(CLO) Cuộc cách mạng số đã "tái định nghĩa" báo chí địa phương. Giữa thách thức và cơ hội, các tòa soạn phải "chuyển mình" để tồn tại và phát triển. ...

Cán bộ, công chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(NLĐO)- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong lễ hội xuân năm 2025 ...

Mới nhất

Đặc sắc Lễ hội Roóng Poọc cầu mùa của người Giáy ở tỉnh Lào Cai

Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy, Lào Cai, phản ánh ước nguyện về cuộc sống dân an, vật thịnh; toàn bộ diễn trình nghi lễ và các trò chơi gắn với tín ngưỡng phồn thực, cầu vạn vật sinh sôi, nảy nở.Yên Bái: Hàng nghìn người tham gia Lễ hội cầu mùaLễ hội Tịch điền Đọi Sơn: Cầu...

Bắt tay ngay vào công việc, không để tình trạng ăn Tết kéo dài

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu cơ quan, đơn vị, địa phương bắt tay ngay vào công việc, không để xảy ra tình trạng...

Gia đình Hà Nội ‘trốn Tết’ thăm Ấn Độ, kể trải nghiệm thót tim ở ngôi đền thiêng

7 năm qua, gia đình chị Hằng Bùi (Hà Nội) lựa chọn nghỉ Tết ở những vùng đất, quốc gia khác nhau. Hành trình tới Ấn Độ 13 ngày là chuyến đi đáng nhớ nhất. Những năm gần đây, thay vì ở nhà sum họp đón Tết cổ truyền, nhiều gia đình lựa chọn đi du lịch, cùng khám phá...

Giá đậu tương phục hồi trở lại

Khép lại phiên giao dịch đầu tiên của tháng 2, giá đậu tương quay đầu phục hồi hơn 1,5% lên mức 388 USD/tấn, xóa đi hoàn toàn mức giảm trong phiên trước đó. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh trong phiên giao...

Mới nhất