Trang chủNewsThế giới'Cái giá' của nước Mỹ trong cuộc thương chiến

‘Cái giá’ của nước Mỹ trong cuộc thương chiến

Hôm qua (3.2), truyền thông Mỹ dẫn lời Tổng thống Trump cho hay việc tăng thuế sẽ có thể áp dụng cả cho liên minh châu Âu (EU), thậm chí với Anh.

'Cái giá' của nước Mỹ trong cuộc thương chiến- Ảnh 1.

Kinh tế Mỹ bị đánh giá có thể chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc thương chiến

Nỗi lo thương chiến lan rộng

Cụ thể, ông Trump cho rằng cả EU lẫn Anh đều hành động “không phù hợp”, nhưng EU đang hành xử tồi tệ hơn và việc tăng thuế đối với khối này có thể được sớm thực hiện.

Hành động “không phù hợp” được ông giải thích là: “Họ không nhập khẩu xe hơi của chúng ta, họ không nhập khẩu nông sản của chúng ta, họ hầu như không mua gì, trong khi Mỹ phải nhập khẩu nhiều thứ từ châu Âu. Đó là hàng triệu chiếc ô tô cùng lượng lớn thực phẩm và nông sản”. Vì thế, chủ nhân Nhà Trắng dù chưa đề cập thời điểm cụ thể, nhưng nhấn mạnh sẽ “khá sớm” tăng thuế đối với châu Âu.

Về phía Anh, ông Trump tỏ vẻ thân thiện hơn khi cho rằng: “Anh đang vượt ranh giới, nhưng tôi nghĩ rằng vẫn có thể giải quyết”. Ý ông muốn ám chỉ rằng Washington và London vẫn có thể đàm phán với nhau, đặc biệt khi ông mở ngỏ thêm rằng bản thân “có quan hệ tốt” với Thủ tướng Anh Keir Starmer.

Các tuyên bố trên của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh Mỹ vừa mở màn thương chiến với Canada, Mexico và Trung Quốc khi tăng thuế lên hàng hóa với 3 nước này. Chính vì thế, giới quan sát lo ngại thương chiến do Mỹ khơi mào có thể còn lan rộng, căng thẳng hơn khi các bên “ăn miếng trả miếng”.

Trong khi đó, trả lời Thanh Niên, TS Zack Cooper (chuyên gia về chiến lược của Mỹ ở châu Á, Viện Doanh nghiệp Mỹ – AEI) nhận định một số quan chức cũng như những người có ảnh hưởng với Nhà Trắng sẽ kiềm chế thương chiến leo thang, nhất là giữa Washington với Bắc Kinh. Ông Cooper chỉ ra rằng trong khi có những quan chức như Ngoại trưởng Marco Rubio hay Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz có xu thế “diều hâu” về chính sách đối với Bắc Kinh, thì ngược lại tỉ phú Elon Musk, người đang có nhiều ảnh hưởng với ông Trump, lại đang có nhiều hoạt động kinh doanh với Trung Quốc, đồng thời mang quan điểm “tìm cách đối thoại”.

Hay thực tế, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent là người đề cao công cụ thuế nhưng xem đó là phương tiện thương thuyết, chỉ nên áp dụng như một biện pháp sau cùng. Nói cách khác, Bộ trưởng Bessent muốn “đàm” hơn là “đánh”.

Trung Quốc, Mexico phản đối, Canada trả đũa sau khi ông Trump tăng thuế

Hệ lụy trước mắt

Tuy nhiên, ngay cả khi thương chiến ở mức độ hiện tại thì thực tế Mỹ cũng đang phải “trả giá”. Viết trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump thừa nhận: “Sẽ có một chút đau đớn. Vâng, có thể (và có thể không!)… Nhưng chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, và tất cả sẽ xứng đáng với cái giá phải trả”.

Thực tế, Canada và Mexico đang là 2 nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Mỹ. Theo các thống kê mới đây, Canada và Mexico lần lượt cung cấp hơn 3,8 triệu và 457.000 thùng dầu cho Mỹ hằng ngày. Số dầu 2 nước này cung cấp chiếm tổng cộng hơn 70% lượng dầu thô mà Mỹ nhập khẩu. Dường như đây chính là nguyên nhân Mỹ chỉ tăng thuế 10% đối với dầu thô Canada chứ không phải 25% như các mặt hàng khác. Mặc dù vậy, mức tăng này vẫn tác động mạnh mẽ lên hàng hóa trên thị trường Mỹ. Hay Mexico cũng là nơi sản xuất nhiều loại xe hơi cho thị trường Mỹ nên ước tính giá xe sẽ tăng trung bình khoảng 3.000 USD/chiếc tại xứ cờ hoa sau đợt tăng thuế này. Không những vậy, Canada lẫn Mexico đều cung cấp nhiều loại hàng hóa tiêu dùng cơ bản cho Mỹ.

Tất nhiên, Tổng thống Trump vẫn khẳng định rằng việc tăng thuế trên là cần thiết để giải quyết những mối quan tâm lớn, bao gồm thâm hụt thương mại, nhập cư bất hợp pháp và dòng chảy ma túy bất hợp pháp. Ông dẫn ra rằng việc tăng thuế nhập khẩu mà ông áp dụng trong nhiệm kỳ đầu đã không dẫn đến lạm phát.

Thế nhưng, theo thống kê thì chính sách tăng thuế của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu chỉ gây ảnh hưởng lên lượng hàng hóa có giá trị khoảng 380 tỉ USD, còn lần này là 1.400 tỉ USD. Hơn thế nữa, nền kinh tế Mỹ vừa trải qua đợt lạm phát kỷ lục và tỷ lệ lạm phát chỉ mới được hạ nhiệt gần đây. CNN dẫn lời ông Gregory Daco, Trưởng kinh tế gia – Công ty tư vấn chiến lược EY-Parthenon (thuộc Tập đoàn Ernst & Young), dự báo hậu quả thương chiến có thể khiến tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm 2025 và 2026 lần lượt giảm 1,5 và 2,1 điểm phần trăm.

Không những vậy, giới phân tích lo ngại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tạm ngưng xu thế hạ lãi suất cơ bản đang diễn ra gần đây nhằm phòng ngừa rủi ro lạm phát. Thực tế, cuộc thương chiến đã khiến nhiều thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong ngày 3.2.

Thủ tướng Israel Netanyahu đến Mỹ

Reuters đưa tin Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 2.2 rời Israel đến Mỹ để gặp Tổng thống Donald Trump nhằm củng cố mối quan hệ với Washington sau những căng thẳng với chính quyền tiền nhiệm xung quanh cuộc chiến ở Dải Gaza.

Phát biểu tại sân bay trước khi lên đường, ông Netanyahu cho biết nội dung thảo luận sẽ gồm việc chống Hamas và đưa toàn bộ con tin đang bị giữ tại Dải Gaza quay về, theo tờ The Times of Israel.

Chuyến thăm của Thủ tướng Netanyahu diễn ra khi lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza đang được duy trì. Các cuộc đàm phán hướng đến giai đoạn hai của lệnh ngừng bắn bắt đầu vào ngày 3.2 khi ông Netanyahu gặp Đặc phái viên của Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff.

Trí Đỗ




Nguồn: https://thanhnien.vn/cai-gia-cua-nuoc-my-trong-cuoc-thuong-chien-185250203220408475.htm

Cùng chủ đề

Hàng chục người mất tích sau trận lở đất ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

(CLO) Ít nhất một người đã chết và hàng chục người khác vẫn mất tích trong trận lở đất kinh hoàng ở tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc vào thứ Bảy (9/2). ...

Ngắt khỏi Nga, 3 nước Baltic chính thức kết nối vào lưới điện EU

Ba quốc gia vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania đã hoàn tất việc chuyển đổi từ lưới điện của Nga sang hệ thống của Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 9.2. ...

Từ cô bé bị ép học nhạc cụ đến tiến sĩ kèn suona đầu tiên của Trung Quốc

Từng bị bạn bè trêu chọc và phản đối việc cha mẹ ép học nhạc cụ, sau 30 năm, Liu Wenwen trở thành người đầu tiên có bằng tiến sÄ© về kèn suona tại Trung Quốc. Nghệ sĩ người Trung Quốc Liu Wenwen (34 tuổi) là người đầu tiên có bằng tiến sĩ về kèn suona tại xứ tỷ dân. Bên cạnh hoạt động biểu diễn, Liu còn là giảng viên tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải (Trung Quốc)....

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương...

Nữ sinh viên mất tích trước Tết đã về đến TP.HCM

Nữ sinh viên năm 4 Đại học Kinh tế TP.HCM bất ngờ mất tích từ trước Tết, vừa về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) sáng nay 9-2. Người mất tích là Lìu Ngọc Hằng, 22 tuổi, sinh viên năm 4 khóa 47...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Câu hỏi khó về tự chủ quốc phòng của châu Âu

Rời bàn họp tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), các quan chức Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Anh vẫn chưa hết băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để tự chủ về quốc phòng.

Cùng chuyên mục

Ông trùm bất động sản Ai Cập muốn tái thiết Dải Gaza với 27 tỉ USD

Ông Hisham Talaat Moustafa, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn bất động sản Talaat Moustafa Holding Group của Ai Cập đã phác thảo kế hoạch tạo ra một 'xã hội văn minh' ở Gaza trong vòng 3 năm, với chi phí khoảng...

100 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Thổ Nhĩ Kỳ qua lăng kính thời trang

Một buổi trình diễn thời trang kỷ niệm 100 năm quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản vừa diễn ra tại thành phố Istanbul, với sự kết hợp giữa kimono truyền thống và các thiết kế đương đại.

UAV lạ bay qua nơi lực lượng Ukraine học sử dụng tên lửa Patriot tại Đức

Cảnh sát Đức đang điều tra nhiều vụ máy bay không người lái (UAV) lạ bay qua căn cứ không quân nơi lực lượng Ukraine đang trải qua khóa huấn luyện sử dụng hệ thống phòng không Patriot. ...

Quan hệ Mỹ – Nhật: Lụy nhỏ, được lớn

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba là lãnh đạo quốc gia thứ hai gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump từ sau ông Trump trở lại cầm quyền. ...

Mới nhất

8 bí thư, 3 phó bí thư huyện ở Quảng Nam xin nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO) – Có 26 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam quản lý đã có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, trong đó...

Ngăn ngừa các ca tử vong sớm, Indonesia triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí

Ngày 10/2, chính phủ Indonesia khởi động chương trình khám sàng lọc sức khỏe miễn phí hằng năm, với tổng ngân sách 3 nghìn tỷ Rupiah (183,54 triệu USD). Đây được xem là sáng kiến lớn nhất từ trước đến nay của Bộ Y tế Indonesia nhằm ngăn ngừa các ca tử vong sớm.

Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp tham gia thực hiện những nhiệm...

Mới nhất