Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ...

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?


Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế. Cụ thể đến năm 2030, Việt Nam sẽ là 1 trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học; có trường đại học lọt top 100 trường hàng đầu trên thế giới.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục đại học là nhân tố quyết định đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Chỉ đạo của Tổng Bí thư không chỉ là một mục tiêu về thứ hạng mà còn là sự khẳng định chất lượng giáo dục, năng lực nghiên cứu và sức ảnh hưởng của nền học thuật Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngay sau đó vào tháng 12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW, đặt ra mục tiêu lấy chuyển đổi số, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là 3 mũi nhọn đột phá đưa đất nước trở thành quốc gia phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên tới. Trong đó phát triển công nghệ cao, khoa học công nghệ (KHCN) là gốc, là giá trị cốt lõi.

Để thực hiện thành công mục tiêu này, các nhà khoa học, các trường đại học, viện nghiên cứu có vai trò then chốt. Các trường đại học không vào cuộc, không đổi mới quyết liệt thì giáo dục đại học không thay đổi và cất cánh được. Giáo dục đại học không thay đổi và cất cánh thì KHCN không phát triển, đất nước cũng không thể phát triển được như kỳ vọng của Nghị quyết 57.

Năm 2025 là năm bản lề, các trường đại học, viện nghiên cứu bắt tay vào giai đoạn 5 năm 2025-2030 cùng với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để hiện thực hóa những mục tiêu trên, các trường đại học  Việt Nam cần quyết liệt định hướng lại chiến lược phát triển trong giai đoạn mới để thực hiện thành công chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và Bộ Chính trị. Theo ý kiến của tôi, những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt mà các trường đại học, viện nghiên cứu cần khẩn trương bắt tay vào thực hiện, đó là:

Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, tạo ra các công trình có tầm ảnh hưởng toàn cầu

 Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để lọt vào bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới chính là chất lượng nghiên cứu khoa học. Các trường cần đầu tư mạnh mẽ vào các nhóm nghiên cứu xuất sắc (research groups of excellence) nhằm tạo ra các công trình có ảnh hưởng lớn, được công bố trên các tạp chí ISI, Scopus Q1 có hệ số ảnh hưởng cao. Đại học là nơi sáng tạo các tri thức mới. Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu của một cơ sở giáo dục đại học.

Các trường nên khai thác Nghị định 109 cuối năm 2022 của Chính phủ, thành lập các Quỹ phát triển KHCN để có nguồn tài chính đầu tư cho khoa học. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng cường nghiên cứu liên ngành, đầu tư phát triển các hướng nghiên cứu mới, xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh để có những công trình mang tính đột phá.

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?                             -0
Giáo dục đại học Việt Nam cần có chiến lược đầu tư cho những nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học.

 Đồng thời, cần đặc biệt đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng các mô hình nghiên cứu hiện đại như các phòng thí nghiệm ảo, nghiên cứu dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm tăng tốc độ và hiệu quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần quy hoạch và có chiến lược đầu tư cho những nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học để tiến tới làm chủ các công nghệ lõi, công nghệ chiến lược liên quan đến Chiến lược phát triển KHCN và an ninh, quốc phòng của Việt Nam như vật liệu mới, bán dẫn và vi mạch, năng lượng, công nghệ hạt nhân, tự động hóa, công nghệ cao trong nông nghiệp, công nghệ sinh học, khoa học sức khỏe, xây dựng và hạ tầng thông minh, an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, đồng thời làm nền tảng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cho các tập đoàn công nghệ lớn tầm đa quốc gia của Việt Nam ở những lĩnh vực này trong tương lai.

Phát triển đội ngũ giảng viên và nhà khoa học trình độ cao

Thế mạnh cạnh tranh và nguồn tài nguyên lớn nhất của các trường đại học chính là nguồn nhân lực trình độ cao. Để đạt top 100 thế giới, các trường đại học cần có chính sách đột phá xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh trong nước, thu hút nhân tài, mời gọi các giáo sư, nhà khoa học hàng đầu thế giới, trong đó có đội ngũ trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài, về giảng dạy và nghiên cứu.

 Đồng thời, để tạo nguồn đội ngũ giảng viên và thúc đẩy NCKH, cần đổi mới đào tạo tiến sỹ. Cần xem các nghiên cứu sinh là nguồn lực KHCN của nhà trường, đầu tư học bổng, đề tài nghiên cứu cho nghiên cứu sinh. Gắn đào tạo nghiên cứu sinh với các nhóm nghiên cứu, thông qua các nhóm nghiên cứu. Đẩy mạnh các chương trình đào tạo tiến sĩ chất lượng cao, đặc biệt là mô hình hợp tác đào tạo tiến sĩ (theo mô hình hỗn hợp), nghiên cứu sinh có thời gian đầu ở trong nước, và sau đó có thời gia đi nghiên cứu ở nước ngoài với các trường đại học danh tiếng quốc tế.

Xây dựng cơ chế lương và đãi ngộ hợp lý để giữ chân nhân tài, khuyến khích giảng viên và nhà khoa học trong nước cống hiến lâu dài, cũng như thu hút nhân tài về nước làm việc.

Đẩy mạnh giáo dục STEM ở bậc đại học; cải cách chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế

Tôi phải dùng từ “cải cách” thay cho từ “đổi mới” vẫn dùng khi nói về chương trình đào tạo.

Hiện nay, ở Việt Nam, giáo dục STEM mới được hiểu chỉ ở bậc trung học phổ thông, ở các trường đại học kỹ thuật – công nghệ mà chưa được chú trọng triển khai toàn diện trong các trường đại học. Trong khi đó những nước phát triển, STEM được chú trọng đặc biệt ở bậc đại học. Không làm tốt đào tạo STEM ở bậc đại học, chúng ta không thể tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để đẩy mạnh phát triển công nghệ cao, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Các chương trình đào tạo không vững về khoa học cơ bản, chúng ta không thể đi sâu, đi xa để nắm các công nghệ lõi và phát triển công nghệ cao.

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?                             -0
Các nhà khoa học cần được quan tâm, tạo cơ hội phát triển để đổi mới sáng tạo.

Do đó, trong thời gian tới, cần thực hiện “cải cách” các chương trình đào tạo ở bậc đại học. Chương trình giảng dạy cần được thiết kế theo hướng liên ngành, có nền tảng STEM, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế số. Đặc biệt tăng cường giảng dạy bằng tiếng Anh, tiến tới xây dựng các chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh để thu hút sinh viên và giảng viên quốc tế.

Mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia các mạng lưới đại học toàn cầu

Các trường đại học Việt Nam cần chủ động hơn nữa gia nhập các liên minh giáo dục quốc tế, tham gia vào các mạng lưới như ASEAN University Network (AUN), Times Higher Education (THE) Impact Rankings, QS World University Rankings, từ đó tạo cơ hội  hợp tác nghiên cứu, trao đổi sinh viên và giảng viên, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Phát triển các chương trình liên kết đào tạo có chọn lọc với các trường đại học hàng đầu thế giới (chứ không hợp tác tràn lan như những đại đoạn trước), giúp sinh viên Việt Nam có cơ hội học tập, thực tập và làm việc tại các môi trường học thuật tiên tiến. Trên cơ sở đẩy mạnh các chương trình liên kết đào tạo và chương trình đào tạo chất lượng cao bằng tiếng Anh, đẩy mạnh việc thu hút sinh viên quốc tế, từng bước xây dựng thương hiệu học thuật của giáo dục đại học Việt Nam trên bản đồ giáo dục thế giới.

Hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển đổi số và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Để không bị tụt hậu và phát triển kinh tế số, các trường đại học phải là những nơi tiên phong đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng LLM trong kỷ nghiên tới, ứng dụng và sử dụng công nghệ số, AI và dữ liệu lớn (big data) để tối ưu hóa quản lý, giảng dạy và nghiên cứu trong trường đại học.

Đẩy mạnh phát triển các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường đại học, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và thị trường lao động. Xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo giữa nhà trường, giảng viên, người học với các doanh nghiệp. Nhà trường phải tạo môi trường động lực để giảng viên, sinh viên bên cạnh khát vọng vươn tới đỉnh cao của khoa học công nghệ, phải có hoài bão và khát vọng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Để sản sinh ra các công nghệ cao, các trường đại học, đặc biệt là các trường kỹ thuật-công nghệ trọng điểm cần nhanh chóng đẩy mạnh xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh tầm quốc tế, từ đó xây dựng các trung tâm nghiên cứu xuất sắc (Centers of Excellence), phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia để tạo điều kiện cho các nghiên cứu đỉnh cao, đi sâu vào các công nghệ cao, các công nghệ lõi, có giá trị cao

 Đẩy mạnh tự chủ đại học và quản trị đại học theo mô hình quốc tế

Những năm qua, kể từ khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi, tự chủ đại học như luồng gió mới, làm thay da đổi thịt nhiều trường đại học và khởi sắc giáo dục đại học Việt Nam. Tăng cường tự chủ đại học đảm bảo các trường có đủ quyền tự quyết về tài chính, nhân sự và học thuật để thu hút mọi nguồn lực và đẩy nhanh quá trình phát triển, linh hoạt theo chuẩn quốc tế. Tự chủ đại học chính là “khoán 10” trong giáo dục đại học.

Bên cạnh đó, cần áp dụng các mô hình quản trị đại học tiên tiến. Với các đại học công lập cần áp dụng mô hình quản trị đại học như doanh nghiệp phi lợi nhuận, lấy chất lượng cao, trình độ cao, tinh gọn, hiệu quả làm cốt lõi.

Đảm bảo để các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế như ABET, AACSB, AUN-QA,…Đổi mới hệ thống, tiêu chí, quy trình kiểm định chất lượng chặt chẽ, phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Nâng cao vai trò các hiệp hội chuyên môn trong đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo bậc đại học.

Thay cho lời kết

Trong thời đại CMCN 3.0, chúng ta hay nói đến đại học nghiên cứu. Các nghiên cứu về khoa học giáo dục mới nhất cho thấy trong thời đại CMCN 4.0, mô hình của các trường đại học phải là “Đại học thông minh và đổi mới sáng tạo”, với 3 trụ cột cốt lõi là nghiên cứu, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”. Các trường đại học Việt Nam và cả hệ thống giáo dục đại học Việt Nam cần chuyển mình mạnh mẽ theo xu thế này, xây dựng Chiến lược phát triển phù hợp với xu thế của thời đại. Đồng thời, phải đề ra những mục tiêu và giải pháp hiệu quả để thực hiện thành công Nghị quyết 57 và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, phấn đấu đến năm 2030, chúng ta phải là 1 trong 3 nước top đầu ASEAN về công bố quốc tế và có những trường đại học lọt top 100 thế giới.

Mới đây, ngày 1/2/2025, Clarivate công bố kết quả top 50 trường đại học dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo. Trong danh sách này, các trường đại học của Hoa Kỳ đã chiếm 30/50 trường.

Bên cạnh đó, thống kê 5 nước có đầu tư mạnh nhất thế giới cho KHCN năm 2024 cho thấy đứng đầu là Hoa Kỳ với 3,54% GDP, 982 tỷ USD; sau đó là Trung Quốc, 2,72% GDP, 510 tỷ USD; Nhật Bản, 3,36% GDP, 144,6 tỷ USD; Hàn Quốc, 5,3% GDP, 90,6 tỷ USD; Pháp, 2,23% GDP, 62,5 tỷ USD.

Những số liệu này một lần nữa khẳng định các công nghệ cao, đổi mới sáng tạo được ra đời từ trí tuệ của các nhà khoa học, từ các trường đại học, viện nghiên cứu. Và cũng là bài học để chúng ta thay đổi nhận thức: Để nhanh chóng hiện thực hóa các kết quả nghiên cứu, cần có sự đầu tư nhanh nhất, tốt nhất, tới tầm, xứng tầm của Nhà nước, sự quyết liệt của các trường đại học, sự đồng hành của các doanh nghiệp và sự thôi thúc đổi mới vươn lên từ mỗi cá nhân nhà khoa học, càng thấy Nghị quyết 57 của TW ra đời vào thời điểm này rất đúng và rất trúng, quá quan trọng với sự phát triển của đất nước.

Các công nghệ cao, cùng với chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo là chìa khóa – “chiếc đũa thần” cho sự tăng trưởng đột phá và vươn mình của Việt Nam lên tầm cao mới. Các trường đại học, viện nghiên cứu, nhà khoa học giữ vai trò then chốt và cần phải bắt tay vào cuộc ngay từ năm mới 2025.

Thực hiện thành công Nghị quyết 57 và đưa các trường đại học Việt Nam lọt vào top 100 thế giới là một thách thức lớn, nhưng cũng là một cơ hội lịch sử để khẳng định vị thế học thuật và phát triển nền tri thức quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh quyết tâm và chỉ đạo quyết liệt của Đảng, cần sự quyết tâm cao độ, đổi mới tư duy, thay đổi nhận thức, sự thay đổi quyết liệt trong hành động của Quốc hội khi xây dựng luật và các thể chế, của Chính phủ trong chỉ đạo điều hành, cũng như ban hành các nghị định, chính sách và Chiến lược phát triển KHCN và giáo dục quốc gia; sự thay đổi tư duy và nhận thức, hành động của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan; sự chuyển mình mạnh mẽ của các trường đại học, của đội ngũ giảng viên và nhà khoa học, cùng sự chung tay của doanh nghiệp và toàn xã hội…

   

                       


GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội



Nguồn: https://cand.com.vn/giao-duc/giai-phap-nao-tang-hang-giao-duc-viet-nam-tren-ban-do-giao-duc-khu-vuc-va-quoc-te–i758066/

Cùng chủ đề

Tặng bằng khen cho người phụ nữ cứu 3 cháu bé bị đuối nước

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu vừa quyết định tặng bằng khen kèm tiền thưởng cho bà Nguyễn Thị Trang bởi đã dũng cảm cứu 3 học sinh bị đuối nước. ...

Thái Nguyên: Khai mạc Lễ hội Hương sắc trà xuân

Ngày 8/2, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương, UBND TP. Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống “Hương sắc trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương” năm 2025.

Bộ Quốc phòng tổ chức lễ giao nhận quân trên cả nước từ ngày 13 đến 15-2

Năm 2025, việc tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện trong một đợt. Theo kế hoạch, lễ giao nhận quân năm 2025 tại các địa phương diễn ra trong 3 ngày: từ 13 đến hết 15-2. Thực hiện...

New Zealand nới lỏng thị thực để kích thích tăng trưởng kinh tế

Chính phủ New Zealand sẽ "đơn giản hóa và linh hoạt hơn" thị thực nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế lựa chọn nước này. Ngày 9-2, Chính phủ New Zealand cho biết nước này sẽ tiếp tục nới lỏng các quy...

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chồng hiến thận, giữ mạng sống cho vợ bị suy thận giai đoạn cuối

Không đành lòng nhìn sức khỏe của vợ kém dần sau gần 5 năm suy thận giai đoạn nặng, người chồng quyết định hiến một quả thận để cứu vợ. May mắn thay, ca phẫu thuật ghép thận...

Bộ Y tế: Nếu để xảy ra chậm trễ thủ tục hành chính, các đơn vị phải chịu trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-BYT về việc tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp. Trước đó, theo kết luận thanh tra số 2555/KL-TTCP ngày 6/12/2024 của...

Đoàn học sinh Việt Nam gặt hái thành công tại cuộc thi quốc tế về sở hữu trí tuệ và sáng chế IPITEx 2025

IPITEx là sự kiện thường niên do Chính phủ Thái Lan tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội các nhà phát minh Thái Lan, nhằm tạo điều kiện để các nhà sáng chế trên thế giới giới thiệu, quảng bá những phát minh, sản phẩm công nghệ mới và chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu. Từ năm 1994,...

Hiếm gặp: Mắc ung thư vú cùng lúc cả hai bên, chị em nên tầm soát định kỳ

Theo Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bà P.T.Y (68 tuổi, Long Biên, Hà Nội) ban đầu tình cờ thấy một vết máu hồng nhỏ trên áo lót nhưng không cảm thấy đau hay khó chịu nên chủ quan bỏ qua. Một tháng sau, dấu hiệu này tái diễn, kèm theo dịch bất thường trên đầu ngực, bà...

Học sinh Hà Nội nóng lòng chờ môn thi thứ ba vào lớp 10

Tính đến thời điểm hiện tại đã có hàng chục tỉnh thành công bố hoặc dự kiến môn thứ ba trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Ngoại trừ Vĩnh Phúc dự kiến chọn bài thi tổ hợp, các tỉnh thành còn lại đều chọn ngoại ngữ hoặc Tiếng Anh. Các địa phương chọn/dự kiến chọn môn Tiếng Anh...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cả bốn thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đều chịu thua bài toán lớp 5

Câu đố của chÆ°Æ¡ng trình Đường lên đỉnh Olympia này chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải bó tay. Câu đố trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia với nội dung như sau: "Một con cá có đuôi nặng 150 gam, đầu cá nặng bằng đuôi cộng nửa thân, thân nặng bằng đầu cộng đuôi. Hỏi con cá nặng bao nhiêu gam?"Thí sinh Tấn Sang đối diện với câu hỏi trên đã cho đáp án là 400 gam nhưng không...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Cùng chuyên mục

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch Thất, Hà Nội), Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An, Hà Nội), Võ Tấn Phát (THPT Phan Bội Châu, Khánh...

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 54

Dưới đây là một số gợi ý của Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thiện bài dự thi của mình. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy định học sinh có được nghỉ học không? ...

Từ cô bé bị ép học nhạc cụ đến tiến sĩ kèn suona đầu tiên của Trung Quốc

Từng bị bạn bè trêu chọc và phản đối việc cha mẹ ép học nhạc cụ, sau 30 năm, Liu Wenwen trở thành người đầu tiên có bằng tiến sÄ© về kèn suona tại Trung Quốc. Nghệ sĩ người Trung Quốc Liu Wenwen (34 tuổi) là người đầu tiên có bằng tiến sĩ về kèn suona tại xứ tỷ dân. Bên cạnh hoạt động biểu diễn, Liu còn là giảng viên tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải (Trung Quốc)....

Mới nhất

Quảng Ngãi cần tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, tự cường

Tiếp tục chuyến công tác tại Quảng Ngãi, chiều 9/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, công tác xây dựng Đảng... trên địa bàn tỉnh...

Bố chồng thấy con dâu đi vào khách sạn, chồng khóc như đứa trẻ khi biết mọi thứ

Nhưng sau sự việc này, gia đình chắc chắn sẽ đoàn kết và yêu thương nhau hơn. ...

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thăm 3 nước châu Á

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm chính thức tới Malaysia, Indonesia và Pakistan vào tuần tới.

Mới nhất