Trang chủDi sảnNỗi niềm di sản

Nỗi niềm di sản


VHO – Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Di sản văn hóa TP.HCM năm 2025 diễn ra cuối tuần qua, câu chuyện về hai di tích nhà cổ Vương Hồng Sển và lò gốm cổ Hưng Lợi lại một lần nữa mang ra “mổ xẻ”. Đây là những di sản quý nhưng vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị.

 Nỗi niềm di sản - ảnh 1
Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà cổ dân dụng truyền thống của ông Vương Hồng Sển hiện đang xuống cấp, bị lấn chiếm và xây dựng trái phép

 Lò gốm cổ Hưng Lợi tọa lạc tại phường 16, quận 8 là di tích khảo cổ quốc gia có giá trị đặc biệt, được khai quật vào năm 1997. Đây là di tích khảo cổ duy nhất ở khu vực nội thành TP.HCM và đã được khoanh vùng bảo vệ từ năm 1998. Tuy nhiên, sau 28 năm, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích này vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Trong khi chờ đợi các dự án tu bổ và phục dựng, khu vực này vẫn chỉ là một khu đất trống, mặc dù đã có tường rào, camera và các biện pháp bảo vệ tạm thời.

Đại diện Phòng VHTT quận 8 cho biết, trước đây khu vực lò gốm cổ Hưng Lợi không có tường rào, một số người dân còn sử dụng đất để trồng rau và cây kiểng. Vào năm 2023, việc tu sửa di tích đã được thống nhất, tuy nhiên hiện trạng của di tích vẫn chưa có nhiều thay đổi. Quận 8 đã triển khai các biện pháp tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ di tích cho người dân, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Tương tự, di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống của ông Vương Hồng Sển (tọa lạc đường Nguyễn Thiện Thuật, quận Bình Thạnh), hiện đang xuống cấp và cũng đang đối mặt với khó khăn trong việc bảo vệ. Nhà cổ này được xếp hạng là di tích cấp thành phố từ năm 2003. Kể từ khi xác lập quyền sở hữu nhà nước và được xếp hạng di tích cho đến nay, Sở VHTT chưa được nhận bàn giao đối với nhà di tích này. Các con của cụ Vương Hồng Sển thường xuyên khiếu kiện, khiếu nại nên không thể triển khai công tác tu bổ, phục hồi và trưng bày tại di tích theo quy định hiện hành.

Nhà cổ dân dụng truyền thống của ông Vương Hồng Sển hiện có nhiều hộ dân sinh sống và có tình trạng xây cất trái phép… Do vướng mắc pháp lý và tranh chấp giữa các hộ dân, việc thực hiện cưỡng chế vẫn chưa thể tiến hành ngay, dù quyết định đã được ban hành từ tháng 8.2023. Gần đây, UBND quận Bình Thạnh có thêm quyết định số 5279/QĐ-CCXP ngày 12.9.2024 về việc buộc khắc phục tình trạng ban đầu và cưỡng chế phần công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị do xây dựng công trình không có giấy phép. Theo ông Phạm Văn Hoa, Phó trưởng Phòng VHTT quận Bình Thạnh, chi phí để thực hiện cưỡng chế có thể hơn 285 triệu đồng (chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, không tính chi phí nhân công). Theo quy định pháp luật, kinh phí này phải tiến hành đấu thầu, đây là một trong những yếu tố khiến quá trình cưỡng chế diễn ra chậm trễ, nên chậm nhất vào tháng 3.2025 mới có thể thực hiện được.

Trước những khó khăn mà các di tích gặp phải, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VHTT TP.HCM chia sẻ những trăn trở về tình hình bảo tồn di sản văn hóa. Ông cho rằng, dù công tác bảo tồn và phát huy di sản đã có những tiến bộ, nhưng nếu không hành động quyết liệt, tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế sẽ khiến các giá trị di sản bị mai một, mất đi. Theo Sở VHTT, di tích vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là trong việc tu bổ và phục dựng. Những di tích như lò gốm Hưng Lợi hay nhà cổ Vương Hồng Sển là minh chứng rõ ràng cho việc bảo tồn đang gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án phục hồi và bảo vệ. Ông Hoàng Nghị, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VHTT TP.HCM) cho biết, công tác quản lý di sản văn hóa đang ngày càng được chú trọng, với nhiều chính sách và quy định pháp luật hỗ trợ phát triển bảo tàng, di tích, đồng thời thu hút du khách. Các hoạt động phối hợp giữa ngành văn hóa, giáo dụcdu lịch cũng đã góp phần hiệu quả trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Nhà nước và xã hội cũng đã quan tâm đầu tư cho công tác tu bổ di tích.

Tuy nhiên, ngành Di sản văn hóa TP.HCM vẫn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất của các bảo tàng chưa đáp ứng yêu cầu, hệ thống kho và trang thiết bị bảo quản của một số bảo tàng thiếu thốn cả về số lượng và chất lượng, không đảm bảo được công tác lưu giữ, bảo quản lâu dài tài liệu và hiện vật. Các dự án xây dựng, tu bổ bảo tàng và hiện đại hóa trưng bày cũng gặp ảnh hưởng, làm gián đoạn hoạt động của bảo tàng. Kinh phí dành cho việc tu bổ di tích lịch sử, văn hóa vẫn còn hạn chế, gây khó khăn cho công tác tu bổ và bảo tồn. Hơn nữa, nhiều di tích vẫn chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút du khách, làm cho giá trị của chúng chưa được phát huy đầy đủ. Trong năm 2024, tổng lượng khách tham quan các bảo tàng đạt gần 3 triệu lượt, tăng hơn 10% so với năm 2023, trong đó khách quốc tế đạt trên 1,1 triệu lượt, khách nội địa đạt trên 1,8 triệu lượt, và học sinh, sinh viên chiếm hơn 516.000 lượt. Mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư cho công tác tu bổ di tích từ ngân sách và xã hội hóa, tiến độ giải ngân cho các dự án này vẫn chưa đạt theo kế hoạch ban đầu.

Theo các chuyên gia, để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản, TP.HCM cần tăng cường đầu tư cho các hoạt động tu bổ, phục hồi di tích và nâng cấp cơ sở vật chất bảo tồn. Ngoài ra, việc liên kết các di tích với các chương trình du lịch đặc trưng của từng quận, huyện sẽ giúp phát huy giá trị của di sản và thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Để bảo vệ và phát huy những giá trị di sản văn hóa của TP.HCM, việc tăng cường đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ di tích là hết sức quan trọng. Nếu không hành động kịp thời, những tài sản quý giá này có thể sẽ bị mất đi vĩnh viễn. 



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/noi-niem-di-san-119212.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cục Di sản Văn hóa yêu cầu khẩn trương bảo vệ di tích và đề xuất phương án xử lý

VHO - Ngày 10.2.2025, liên quan đến vụ cháy tại di tích quốc gia chùa Làng Vẽ (phường Thọ Xương, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) Trần Đình Thành đã ký công văn số 101/DSVH-DT gửi Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang yêu cầu đề xuất phương án xử lý. Công văn cho biết, Cục Di sản văn hóa nhận được thông tin di tích quốc gia chùa Làng Vẽ...

Ngày “mở cổng trời” tại Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền Nưa – Am Tiên

VHO - Hằng năm vào ngày mùng 9 tháng Giêng (tức ngày 6.2), hàng nghìn du khách lại hành hương về Quần thể di tích lịch sử, văn hóa đền Nưa - Am Tiên (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) trong ngày “mở cổng trời” để cầu tài lộc, may mắn. Hằng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, địa phương long trọng tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên và lễ “mở cổng...

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO - Sáng 7.2, Sở VHTT Bình Định phối hợp với UBND TP Quy Nhơn tổ chức Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý. Cống hiến hết sức mình vì Lễ hộiSự kiện này là niềm tự hào, dịp để cộng đồng tôn vinh di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý; tôn vinh cộng đồng dân cư vùng biển, nhất là các...

Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Ất Tỵ 2025

VHO - Tối 2.2 (tức mùng 5 Tết), tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông với nhiều hoạt động đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến thăm quan, chiêm bái. Lễ hội Đền Đông Cuông 2025 là một trong những lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo và cổ kính, một...

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Bài đọc nhiều

Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Ất Tỵ 2025

VHO - Tối 2.2 (tức mùng 5 Tết), tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông với nhiều hoạt động đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến thăm quan, chiêm bái. Lễ hội Đền Đông Cuông 2025 là một trong những lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo và cổ kính, một...

Quảng bá tranh Đông Hồ, tiến tới đề cử là di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp

Tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp tranh dân gian Đông Hồ để trưng bày tại các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và làm quà tặng đối ngoại.   Các nữ Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam tìm hiểu về nghệ thuật tranh Đông Hồ tại làng Đồng Kỵ,Từ Sơn, Bắc Ninh. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN) Chủ tịch Ủy ban Nhân dân...

Đi tìm đô thị-cảng thị cổ trong lòng đất

Báo cáo của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về kết quả đề án khảo cổ học văn hóa Óc Eo, do PGS, TS Bùi Minh Trí thực hiện cho thấy những phát hiện hết sức giá trị và đầy ắp thông tin thú vị. Di chỉ khảo cổ học quy mô lớn với thời gian khai quật dài hơi Là nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Nam Bộ, khu di tích khảo...

Cần làm rõ việc chặt cây, phá tường, lấn đất di tích quốc gia

Chùa Vàng nằm trong cụm di tích lịch sử văn hóa-nghệ thuật kiến trúc đình chùa Vàng, trong đó, đình Vàng là nơi thờ vị thần có công giúp Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc Hán. Theo Trụ trì Thích Thanh Tâm, chùa Vàng có từ thời Lê với nhiều bia đá ghi lại lịch sử, trong đó, bia sớm nhất có niên đại Long Đức 1734. Chùa nổi tiếng với nhiều mảng chạm khắc đẹp và...

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong nhận Bằng khen vì những đóng góp cho Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

VHO - Tối 23.11.2024 tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vinh (Nghệ An) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh. Tại lễ kỷ niệm, Bộ VHTTDL đã tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 5 cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh giai đoạn 2019-2024. Trong những cá...

Cùng chuyên mục

Cục Di sản Văn hóa yêu cầu khẩn trương bảo vệ di tích và đề xuất phương án xử lý

VHO - Ngày 10.2.2025, liên quan đến vụ cháy tại di tích quốc gia chùa Làng Vẽ (phường Thọ Xương, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) Trần Đình Thành đã ký công văn số 101/DSVH-DT gửi Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang yêu cầu đề xuất phương án xử lý. Công văn cho biết, Cục Di sản văn hóa nhận được thông tin di tích quốc gia chùa Làng Vẽ...

Ngày “mở cổng trời” tại Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền Nưa – Am Tiên

VHO - Hằng năm vào ngày mùng 9 tháng Giêng (tức ngày 6.2), hàng nghìn du khách lại hành hương về Quần thể di tích lịch sử, văn hóa đền Nưa - Am Tiên (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) trong ngày “mở cổng trời” để cầu tài lộc, may mắn. Hằng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, địa phương long trọng tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên và lễ “mở cổng...

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO - Sáng 7.2, Sở VHTT Bình Định phối hợp với UBND TP Quy Nhơn tổ chức Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý. Cống hiến hết sức mình vì Lễ hộiSự kiện này là niềm tự hào, dịp để cộng đồng tôn vinh di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý; tôn vinh cộng đồng dân cư vùng biển, nhất là các...

Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Ất Tỵ 2025

VHO - Tối 2.2 (tức mùng 5 Tết), tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông với nhiều hoạt động đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến thăm quan, chiêm bái. Lễ hội Đền Đông Cuông 2025 là một trong những lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo và cổ kính, một...

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Mới nhất

Giá vàng thế giới vượt 2.900 USD/ounce, cao nhất mọi thời đại

Giá vàng thế giới đã chạm mức cao nhất mọi thời đại vào tối nay, 10-2, với 2.910 USD/ounce. Theo ghi nhận, hiện chênh...

thống nhất các nội dung về đổi mới quản lý, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi-Chiều 10/2, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp để xem xét, thông qua các nội dung trình tại Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc họp tập trung vào việc giải quyết các công việc phát sinh đột xuất và triển khai Đề án sắp...

Nam Định có thêm cụm công nghiệp hơn 666 tỷ đồng

CCN Nam Thanh được quy hoạch diện tích 50ha, vị trí giao thông thuận lợi: phía Bắc giáp thôn Quyết Tiến, xã Nam Thanh; phía Nam giáp xã Trực Tuấn, phía Đông giáp xã Trung Đông (huyện Trực Ninh); phía Tây giáp tuyến đường bộ Nam Định - Lạc Quần. CCN này sẽ tập trung các ngành nghề hoạt...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2,...

Tổng công ty phát điện 1 muốn đầu tư nhà máy nhiệt điện 55.000 tỉ đồng, cuối năm 2030 vận hành

Tổng công ty Phát điện 1 đề xuất làm chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị hiện đã được đưa vào Quy hoạch điện VIII, nhưng chưa có chủ đầu tư với tổng vốn 55.000 tỉ đồng, dự kiến phát điện cuối năm 2030. ...

Mới nhất