Trang chủKinh tếNông nghiệpNơi này ở Sơn La thấy ngôi nhà bề thế của triệu...

Nơi này ở Sơn La thấy ngôi nhà bề thế của triệu phú người Mông có một loài hoa nở cản đâu có kịp

Được sự quan tâm, đầu tư từ nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc, giảm nghèo, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền xã và sự nỗ lực của nhân dân, đời sống và bộ mặt nông thôn xã Chiềng On (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) đang đổi thay từng ngày.

Địa phương này đã triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc vào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nhờ vậy bộ mặt nông thôn nơi đây đang đổi thay từng ngày.

Nỗ lực vươn lên thoát nghèo nơi biên giới

Khi những nương ngô, nương dong riềng đến kỳ thu hoạch, chúng tôi có dịp trở lại Chiềng On, xã biên giới còn nhiều khó khăn của huyện Yên Châu (Sơn La). Chiềng On có những bản cách trung tâm xã cả chục cây số. Đường giao thông đi lại khó khăn. Trình độ dân trí chưa đồng đều.

Những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư từ nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc, giảm nghèo, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền xã và sự nỗ lực của nhân dân, đời sống và bộ mặt nông thôn nơi đây đang đổi thay từng ngày.

Gần biên giới Việt - Lào mọc lên ngôi nhà bề thế của triệu phú người Mông, bốn bên hoa mận tuôn như suối - Ảnh 1.

Khu dân cư ở trung tâm xã Chiềng On (Yên Châu, Sơn La). Ảnh: Phóng viên Tây Bắc.

Để triển khai có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn, xã Chiềng On tập trung triển khai hiệu quả, đồng bộ các chương trình đầu tư của Nhà nước, như: Thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc; chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa; tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững; các chương trình hỗ trợ cây, con giống. Tăng cường hướng dẫn bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ để nâng cao thu nhập.

Theo chân cán bộ xã Chiềng On, chúng tôi đến thăm mô hình canh tác mận trái vụ của gia đình ông Vàng A Vạng (người dân tộc Mông ở bản Đin Chí, xã Chiềng On, Yên Châu, Sơn La). Gia đình ông Vạng là một trong những hộ có điều kiện nhất vùng này, nhờ thực hiện có hiệu quả chủ trương của tỉnh, của huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất đốc. 

Nhà ông Vạng ở cách biên giới Việt – Lào không xa. Ngôi nhà bề thế mọc lên giữa bốn bề mây núi. Hôm chúng tôi đến thăm, ông Vạng đang ở ngoài vườn. Mới chớm lạnh mà vườn mận đã nở hoa trắng muốt. Hương hoa mận quyện với hương rừng thoang thoảng khiến lòng người khách lạ như nhẹ lại.

Gần biên giới Việt - Lào mọc lên ngôi nhà bề thế của triệu phú người Mông, bốn bên hoa mận tuôn như suối - Ảnh 3.

Kiểm lâm và người dân Chiềng On tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: V.N

Ông Vạng chia sẻ: Vài chục năm về trước, gia đình ông cũng thuộc dạng khó khăn, thế nhưng từ khi huyện, tỉnh triển khai chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cũng như được các cấp Hội Nông dân vận động tuyên truyền, được tham gia học tập các mô hình phát triển cây ăn quả, ông nhận thấy gia đình mình có điều kiện phát triển cây mận hậu trái vụ. Nghĩ là làm, ông đã bàn bạc với gia đình, chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng ngô, trồng sắn sang canh tác cây mận hậu.

“Gia đình đầu tư hệ thống đường ống tưới nước tự động hiện đại. Nước được bơm cách vườn mận cả nửa cây số. Mỗi gốc mận có một vòi tưới tự động. Nhờ vậy mà cây mận được kích nước sớm hơn 3 tháng so với mận chính vụ. 

Ngoài ra, phải tỉa những cành vượt, việc này để dưỡng chất tụ lại ở những cành bánh tẻ. Sau hơn một tháng cắt tỉa, bón phân, thúc nước, cây mận sẽ bật nụ và ra hoa sớm”- ông Vạng nói.

Đến nay, gia đình ông trồng được gần 2.000 gốc mận, trong đó có 600 cây mận đã cho thu hoạch. 

Theo ông Vạng trồng mận trái vụ bán được giá cao gấp 6 – 7 lần so với mận chính vụ. Năm 2024, gia đình ông đã thu được hơn 130 triệu đồng từ vườn mận bói quả. Năm nay, theo dự tính của ông Vạng sản lượng và thu nhập sẽ tăng gấp 3 lần so với năm ngoái.

Đồng bộ các giải pháp để thoát nghèo

Trò chuyện với chúng tôi, ông Lại Hữu Hưng – Chủ tịch UBND xã Chiềng On cho biết: Chiềng On là xã vùng III, biên giới của huyện Yên Châu; có chiều dài đường biên giới là 15km. Xã cách trung tâm huyện 30km. Toàn xã có 1.322 hộ, dân số 6.368 nhân khẩu, có 12 bản đều là bản đặc biệt khó khăn, gồm 5 dân tộc anh em cùng sinh sống: đồng bào Xinh Mun chiếm 71,18%, đồng bào Mông chiếm 24,36%, còn lại là các dân tộc Kinh (chiếm 3,58%), Thái (chiếm 0,71%) và Khơ Mú (chiếm 0,17%).

Để triển khai có hiệu quả xóa đói nghèo trên địa bàn, xã Chiềng On đã tập trung triển khai hiệu quả, đồng bộ các chương trình đầu tư của Nhà nước. Xây dựng kế hoạch toàn khóa và từng năm, đề ra chỉ tiêu cụ thể, phân công nhiệm vụ các đồng chí trong cấp ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.

Gần biên giới Việt - Lào mọc lên ngôi nhà bề thế của triệu phú người Mông, bốn bên hoa mận tuôn như suối - Ảnh 4.

Ông Vàng A Vạng (bản Đin Chí, xã Chiềng On, Yên Châu, Sơn La) chăm sóc vườn mận của gia đình. Ảnh: V.N

Tăng cường quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương, kêu gọi các doanh nghiệp nông nghiệp đến liên kết đầu tư, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. 

Thông qua các đợt tham quan học tập kinh nghiệm một số mô hình trồng cây mắc ca, chanh, nuôi bò nhốt chuồng, tham quan Nhà máy mía đường Sơn La, nghe những chính sách trong phát triển vùng mía nguyên liệu… xã Chiềng On đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, như: Trồng 17,8 ha mía tại bản Ta Liễu, Đin Chí, sản lượng đạt 623 tấn/năm; mô hình nuôi 1.000 con gà đen tại bản Nà Dạ và Suối Cút, gà sinh trưởng và phát triển tốt, một số hộ đã bán ra thị trường với giá bình quân 120.000 đồng/kg.

Từ các mô hình thí điểm, đến nay xã Chiềng On đã phát triển gần 300 ha mận hậu, sản lượng 135 tấn/năm; mở rộng diện tích mía lên 90ha, cung cấp nguyên liệu cho Công ty cổ phần Mía đường Sơn La. 

Hiện nay, trên địa bàn xã xuất hiện nhiều mô hình cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo; tăng giá trị sản phẩm thu hoạch đạt 35 triệu đồng/ha đất trồng trọt.

Gần biên giới Việt - Lào mọc lên ngôi nhà bề thế của triệu phú người Mông, bốn bên hoa mận tuôn như suối - Ảnh 5.

Nông dân xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La vào vụ thu hoạch lúa. Ảnh: V.N

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Chiềng On, không chỉ đẩy mạnh phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa, xã hội của xã Chiềng On cũng có nhiều khởi sắc. Hiện nay, xã có trường học từ bậc mầm non đến trung học cơ sở, các trường học tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhất là trẻ có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách được quan tâm.

Cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; vận động bà con tham gia tố giác, phát giác tội phạm, người có hành vi vi phạm pháp luật trong cộng đồng dân cư. Phối hợp với Bộ đội Biên phòng tổ chức tuần tra đường biên, cột mốc giới thuộc địa phận xã. 

Nhờ đó, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn luôn đảm bảo, người dân yên tâm phát triển kinh tế. Đến nay, kinh tế nông nghiệp, nông thôn của xã có bước chuyển dịch tích cực; từng bước làm thay đổi phương thức sản xuất, đời sống của nhân dân dần được nâng lên.

Xã Chiềng On tiếp tục chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ gắn với nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao đời sống cho nhân dân. 

Đồng thời, vận động các hộ liên kết thành lập HTX; phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt đạt 35 triệu đồng, sản lượng lương thực có hạt trên 3.800 tấn; phát triển diện tích cây ăn quả 495 ha, diện tích cây công nghiệp 30,8 ha; mỗi năm phấn đấu giảm 5,8% số hộ nghèo.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền cùng đồng bào các dân tộc Chiềng On sẽ từng bước vươn lên xóa đói, giảm nghèo bền vững. 





Nguồn: https://danviet.vn/noi-nay-o-son-la-thay-ngoi-nha-be-the-cua-trieu-phu-nguoi-mong-co-mot-loai-hoa-no-can-dau-co-kip-20250121150300996.htm

Cùng chủ đề

Metro Bến Thành – Suối Tiên thu hơn 11,7 tỷ đồng trong 10 ngày chạy thương mại

Trong 10 ngày đầu khai thác thương mại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên thu được hơn 11,5 tỷ đồng. Ngày 3/2 (mùng 6 Tết), đại diện Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) cho biết, tình hình vận hành khai thác tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên trong 10 ngày phục vụ cao điểm Tết Ất Tỵ. Theo đó, từ ngày 24/1 (25 tháng Chạp) đến...

Miền Nam duy trì cao nhất

Giá heo hơi hôm nay 3/2/2025 tiếp tục chứng kiến lặng sóng ở cả ba miền. Trong đó, miền Nam duy trì giá heo hơi cao nhất cả nước với 69.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (3/2/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục lặng sóng ở các tỉnh thành trong những ngày sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ. ...

Những lặng thầm chưa nói

Tốt nghiệp ngành Điều khiển tàu biển, năm 2015, Hoàng Ngọc Chung về làm nhiệm vụ điều hành các con tàu kiểm ngư, thuộc Kiểm ngư Việt Nam, lực lượng chuyên trách thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chung cho biết, ngoài nhiệm vụ điều hành con tàu, chở đại biểu đi thăm quần đảo Trường...

Tháng 1/2025, Tây Ninh thu hút 3 dự án FDI với tổng vốn hơn 100 triệu USD

Ngoài ra, tỉnh Tây Ninh còn có 3 lượt điều chỉnh tăng vốn với tổng giá trị tăng thêm là 20,98 triệu USD. Hiện tỉnh có 394 dự án FDI với tổng vốn đạt 10.203 triệu USD. Tháng 1/2025, Tây Ninh thu hút 3 dự án FDI với tổng vốn hơn 100 triệu USDNgoài ra, tỉnh Tây Ninh còn có 3 lượt điều chỉnh tăng vốn với tổng giá trị tăng thêm là 20,98 triệu USD. Hiện tỉnh có 394...

Đồ uống nào phù hợp nhất với người tập luyện và chơi thể thao?

Trong quá trình tập luyện, ta cần tiêu thụ đủ lượng chất lỏng để tránh mất nước. Việc lựa chọn loại đồ uống phù hợp là điều cần thiết để bổ sung chất lỏng và chất điện giải bị mất. Uống trước, trong hay...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường phố Hà Nội nơi thông thoáng, nơi ùn tắc dài trong ngày đầu đi làm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Ngày đầu tiên người dân trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều tuyến phố ở Hà Nội xảy ra tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên cũng có nhiều tuyến phố khá thông thoáng, phương tiện lưu thông dễ dàng. ...

Dưới chân “nóc nhà Nam Bộ” có những vườn mãng cầu ta, vườn đẹp nhất là của ông nông dân tên là Hà Nam...

Trái mãng cầu ta (na) được trồng quanh khu vực núi Bà Đen từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng của Tây Ninh. Để loại trái cây đứng đầu mâm ngũ quả này vươn xa là cả một quá trình dày công của người nông dân xứ nắng. ...

Thuỷ quái, động vật nuôi trên sông Đà ở Hòa Bình, sức hút từ cá trắm đen, cá tầm to như cột nhà

Dạo trên "Vịnh Hạ Long trên núi”-hồ thủy điện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), chúng tôi không chỉ "đã mắt” với cảnh sắc non sông hùng vỹ, mà còn được khám phá, trải nghiệm cuộc sống của các hộ làm nghề nuôi cá lồng (nuôi cá trắm đen, nuôi cá tầm)...

Chốt môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025- 2026 ở Hải Phòng

UBND thành phố Hải Phòng vừa thông qua phương án lựa chọn môn thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT công lập, năm học 2025- 2026 theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo gồm 3 môn Toán, Văn và Ngoại ngữ. ...

Cây mì giống mới toanh này trồng tốt um ở một nơi Bình Thuận, nhổ một phát bật chùm củ to bự

Nông dân Phan Văn Huy, thôn 1, xã Tân Hà, huyện Đức Linh (tỉnh Bình Thuận) cũng không giấu được niềm vui và sự kỳ vọng khi hơn 1 ha đất trồng mì giống mới HN1 (trồng sắn giống mới) thực hiện theo mô hình vào năm 2024 đạt hiệu quả...

Bài đọc nhiều

Xuyên rừng lim xanh trăm tuổi là “báu vật” cả làng ở Phú Thọ

Ẩn mình trong rừng già Ba Hố (xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), quần thể hơn 300 cây cổ thụ là loài cây lim xanh hàng trăm năm tuổi vài người ôm không xuể, luôn xanh tốt, là báu vật của dân làng. ...

Vô vườn trồng dừa đẹp như phim ở Bình Thuận, đụng trúng “ông Tarzan” trèo dừa, cả làng phục lăn

Chúng tôi đến khu vực vườn dừa xanh mát đẹp như phim ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) hỏi Tarzan leo cây dừa hái trái dừa thì ai cũng biết. Đó là anh Hai Nở, nông dân trèo dừa thiện xạ ở làng Thiện Nghiệp, TP Phan...

25 “lão” trâu khỏe, đẹp được chọn tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025

Ban Tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025 đã chọn ra 25 chú trâu tốt, trâu khỏe tham gia lễ hội. Trong đó, 20 con sẽ tham gia trang trí trâu, 5 con được chọn để đi cày. ...

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Cùng chuyên mục

Dưới chân “nóc nhà Nam Bộ” có những vườn mãng cầu ta, vườn đẹp nhất là của ông nông dân tên là Hà Nam...

Trái mãng cầu ta (na) được trồng quanh khu vực núi Bà Đen từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng của Tây Ninh. Để loại trái cây đứng đầu mâm ngũ quả này vươn xa là cả một quá trình dày công của người nông dân xứ nắng. ...

Thuỷ quái, động vật nuôi trên sông Đà ở Hòa Bình, sức hút từ cá trắm đen, cá tầm to như cột nhà

Dạo trên "Vịnh Hạ Long trên núi”-hồ thủy điện Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), chúng tôi không chỉ "đã mắt” với cảnh sắc non sông hùng vỹ, mà còn được khám phá, trải nghiệm cuộc sống của các hộ làm nghề nuôi cá lồng (nuôi cá trắm đen, nuôi cá tầm)...

Cây mì giống mới toanh này trồng tốt um ở một nơi Bình Thuận, nhổ một phát bật chùm củ to bự

Nông dân Phan Văn Huy, thôn 1, xã Tân Hà, huyện Đức Linh (tỉnh Bình Thuận) cũng không giấu được niềm vui và sự kỳ vọng khi hơn 1 ha đất trồng mì giống mới HN1 (trồng sắn giống mới) thực hiện theo mô hình vào năm 2024 đạt hiệu quả...

Dân tình đang kéo lên suối nước nóng ở Bình Định, tụm 5 tụm 3 luộc trứng dưới suối, rôm rả ra

Suối nước nóng Hội Vân (huyện Phù Cát, Bình Định) đang là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách dịp Tết Âm lịch. Bởi nước ở con suối đặc biệt này rất nóng, 70-85 độ C, luộc chín cả trứng gà, trứng vịt... ...

Chàng trai 9x “hô biến” hoa đu đủ đực thành trà dược liệu ở Phú Thọ

Anh Hoàng Trung Thắng - Giám đốc HTX Nông nghiệp thực phẩm Thanh Lâm Phú Thọ là cử nhân ngành quản trị kinh doanh. Ra trường với nhiều cơ hội việc làm tại Thủ đô. Thế nhưng, anh đã quyết tâm "bỏ phố...

Mới nhất

Du lịch Quảng Bình thắng đậm dịp Tết

(NLĐO) - Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Quảng Bình đã có một mùa bội thu khi đón hơn 163.000 lượt khách,...

Lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2025) và khai hội Đền Hai Bà Trưng năm 2025 được tổ chức trọng thể sáng 3/2 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng (Hà Nội).Lễ hội Đền Hai Bà Trưng lần đầu tiên được tái hiện bằng công nghệ 3D MappingDi...

Trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư tuyến đường sắt hơn 8 tỷ USD trước 10/2

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét trước ngày 10/2/2025. ...

Hơn 1.100 học sinh và thầy cô ở Bạc Liêu mặc áo cờ đỏ sao vàng hát Quốc ca

(NLĐO) - Hơn 1.100 học sinh và thầy cô giáo của một trường tiểu học ở Bạc Liêu đã mặc đồng phục áo thun và áo dài in hình cờ đỏ sao vàng cùng nhau...

Mới nhất