Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKinh tế số - Động lực đưa đất nước vào kỷ nguyên...

Kinh tế số – Động lực đưa đất nước vào kỷ nguyên mới


Phát triển kinh tế số được xem là biện pháp tối ưu nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, trở thành một nước phát triển. Kinh tế số được kỳ vọng là chìa khóa để đưa nước ta tiến tới kỷ nguyên vươn mình. Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, TS. Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam đã có những chia sẻ với phóng viên Thời báo Ngân hàng về vấn đề này.

Báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google chỉ ra, quy mô kinh tế số năm 2024 của Việt Nam đạt những kết quả ấn tượng. Cụ thể, mức tăng trưởng dự kiến là 16%, cùng với đó tổng giá trị giao dịch (GMV) của nền kinh tế số Việt Nam có thể đạt 36 tỷ USD. Xin ông cho biết, đâu là động lực giúp cho nền kinh tế số của nước ta đạt được những kết quả như trên?

Tôi tin rằng kết quả trên phản ánh một loạt các động lực chiến lược và nỗ lực phối hợp từ Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Động lực đầu tiên và quan trọng nhất là sự phát triển đồng bộ của hạ tầng công nghệ số. Trong năm 2024, việc phổ cập mạng 5G đã tạo ra bước ngoặt quan trọng, không chỉ thúc đẩy khả năng kết nối internet nhanh hơn, ổn định hơn, mà còn mở ra hàng loạt cơ hội ứng dụng công nghệ cao như Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (blockchain)… trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng như sản xuất, thương mại và y tế.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ giúp người dân, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời tăng cường tính minh bạch trong quản lý. Ngoài ra, sự bùng nổ của các lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán số và logistics đóng vai trò như một động lực thúc đẩy nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ.

Cuối cùng, nguồn nhân lực trẻ, năng động với hơn 1,5 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cùng các chương trình đào tạo kỹ năng số được đẩy mạnh, đã góp phần củng cố vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Kết hợp tất cả những yếu tố này đã tạo nên một nền kinh tế số với sức bật mạnh mẽ và triển vọng phát triển bền vững.

Vậy công nghệ 5G sẽ đóng vai trò ra sao trong việc giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 và 2030, kinh tế số sẽ đóng góp tương ứng 20% và 30% GDP, thưa ông?

Vai trò của 5G không chỉ đơn thuần là nâng cao tốc độ kết nối mà còn mang đến những thay đổi mang tính cách mạng cho toàn bộ các ngành kinh tế. Công nghệ này tạo ra một hệ sinh thái công nghệ mới, nơi các ứng dụng IoT, AI và dữ liệu lớn có thể hoạt động hiệu quả trên quy mô lớn. Điều này thúc đẩy tự động hóa trong sản xuất và logistics, giúp các doanh nghiệp cải thiện năng suất lao động, giảm chi phí vận hành, tăng năng lực cạnh tranh.

5G cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngành dịch vụ y tế từ xa, giáo dục trực tuyến và thương mại điện tử. Đặc biệt, 5G còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và vận hành các thành phố thông minh. Các hệ thống giao thông thông minh, quản lý năng lượng, giám sát an ninh, và quản lý môi trường đều có thể hoạt động hiệu quả nhờ mạng lưới IoT kết nối với tốc độ cao và độ tin cậy của 5G. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn giúp các đô thị tối ưu hóa nguồn lực và giảm thiểu lãng phí.

Đáng chú ý, việc triển khai 5G cũng sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp mới như xe tự hành, giải trí số (streaming chất lượng cao, trò chơi điện tử trực tuyến), không chỉ giúp tăng cường giá trị kinh tế mà còn thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Với những tác động sâu rộng như vậy, 5G chính là chất xúc tác mạnh mẽ nhất để Việt Nam thực hiện thành công chiến lược kinh tế số quốc gia cũng như mục tiêu đến năm 2025 và 2030, kinh tế số sẽ đóng góp tương ứng 20% và 30% GDP.

“Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025” xác định không gian tăng trưởng chủ yếu của kinh tế số Việt Nam là phát triển kinh tế số theo ngành, lĩnh vực trọng điểm như thương mại, nông nghiệp thông minh, công nghiệp chế biến – chế tạo, du lịch, logistics. Theo ông, Việt Nam cần khắc phục những điểm nghẽn gì để sớm hiện thực hóa được yêu cầu nêu trên?

Việt Nam hiện đang đứng trước nhiều thách thức lớn cần giải quyết để thúc đẩy kinh tế số phát triển đồng đều và hiệu quả trên các ngành, lĩnh vực. Một trong những điểm nghẽn lớn nhất là sự thiếu đồng bộ trong hạ tầng dữ liệu. Mặc dù chúng ta đã xây dựng được một số cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng như dân cư, bảo hiểm xã hội và đất đai, nhưng các cơ sở này vẫn chưa được kết nối toàn diện.

Tình trạng dữ liệu phân tán và không liên thông không chỉ làm giảm hiệu quả quản lý mà còn cản trở khả năng khai thác và ra quyết định dựa trên dữ liệu. Điều này đòi hỏi một nỗ lực lớn trong việc chuẩn hóa, đồng bộ hóa và tích hợp các hệ thống dữ liệu hiện có. Bên cạnh đó, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, ngăn chặn vi phạm an ninh mạng và quản lý dữ liệu xuyên biên giới vẫn là những thách thức lớn cần được giải quyết.

Nguồn nhân lực chất lượng cao không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp cũng là một trong những điểm nghẽn cần khắc phục. Dù sở hữu lực lượng lao động trẻ, năng động, nhưng kỹ năng chuyên sâu về công nghệ số, đặc biệt trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, blockchain và phân tích dữ liệu lớn, vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số ngành kinh tế như nông nghiệp và công nghiệp chế biến vẫn chưa tận dụng được hết tiềm năng của công nghệ số do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương.

Nền kinh tế nước ta phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để triển khai các dự án chuyển đổi số, đây cũng là điểm nghẽn cần sớm được giải quyết.

Thưa ông, trong thời gian tới, Nhà nước cần làm gì để nền kinh tế số trở thành động lực quan trọng để nước ta phát triển nhanh, bền vững, cũng như đóng vai trò dẫn dắt Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới?

Để kinh tế số trở thành động lực phát triển trong tương lai, Nhà nước cần triển khai một chiến lược toàn diện với các giải pháp đồng bộ trên nhiều phương diện. Trước hết, việc đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng số là yếu tố tiên quyết. Nhà nước cần xây dựng các trung tâm dữ liệu quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế cũng như phát triển các nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu trên toàn quốc; Đồng thời, cần tăng cường đầu tư vào các khu công nghệ cao, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp công nghệ phát triển và đổi mới.

Bên cạnh đó, việc hoàn thiện khung pháp lý là một yêu cầu cấp thiết. Việt Nam đã thông qua Luật Dữ liệu, tuy nhiên cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn và tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền sở hữu dữ liệu, và an ninh mạng. Điều này không chỉ đảm bảo một môi trường pháp lý minh bạch mà còn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án công nghệ tại Việt Nam. Ngoài ra, cần xây dựng các cơ chế giám sát và xử lý vi phạm hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của người dân và doanh nghiệp trong không gian số.

Cũng cần chú trọng tới phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật số, cơ quan quản lý cần triển khai các chương trình đào tạo kỹ năng số từ cấp phổ thông đến đại học, đồng thời tăng cường hợp tác với doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế. Việc thúc đẩy các chương trình học bổng, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế cũng sẽ góp phần tạo nên một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng dẫn dắt sự phát triển của nền kinh tế số.

Cuối cùng, Chính phủ cần khuyến khích hợp tác công – tư trong quá trình chuyển đổi số. Các doanh nghiệp công nghệ và tổ chức xã hội cần được tạo điều kiện tham gia vào các dự án lớn, từ xây dựng hạ tầng số đến phát triển dịch vụ công trực tuyến. Điều này không chỉ tận dụng được nguồn lực xã hội mà còn đảm bảo sự phát triển đồng bộ và bền vững cho nền kinh tế số Việt Nam, qua đó góp phần dẫn dắt nước ta bước vào một kỷ nguyên mới.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/kinh-te-so-dong-luc-dua-dat-nuoc-vao-ky-nguyen-moi-160057.html

Cùng chủ đề

Giải quyết thủ tục đầu tư thực chất, hiệu quả vì lợi ích của quốc gia và nhân dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam phải có trách nhiệm bám sát việc giải quyết thủ tục đầu tư. Cần đi vào thực chất, hiệu quả, chống bệnh thành tích, tất cả vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân. ...

Long An cam kết tiếp tục đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp

Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được cảm ơn doanh nghiệp đã hỗ trợ để tỉnh 'vượt cạn' thành công trong năm 2024, đạt được nhiều thành tựu. Chiều 7-2, tỉnh Long An đã tổ chức buổi họp mặt giữa lãnh đạo...

Gần 10.700 doanh nghiệp “khởi động” trong năm mới

Trong tháng đầu năm 2025, cả nước có gần 10.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 94.100 tỉ đồng.Sáng 6/2, tại thôn Kon Rlong, xã Đăk Kôi, UBND huyện Kon Rẫy (Kon Tum) tổ chức Lễ ra quân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang và lãnh đạo tỉnh, huyện đã đến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ưu tiên vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

Chiều 7/2, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 42, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030. Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong đầu tư công, hướng đến thúc đẩy tăng trưởng...

Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BTC hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản. Sửa tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản ...

Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 5/2/2025 phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Một số lĩnh vực khoa học, công nghệ và ứng dụng năng lượng nguyên tử của Việt Nam có thế mạnh vươn lên đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. ...

Chuyển đổi tư duy là then chốt cho nông nghiệp Việt Nam

Nông nghiệp Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng "xanh", ít phát thải và bền vững. Để hiện thực hóa mục tiêu này, vai trò của các đối tác quốc tế, trong đó có FAO, là vô cùng quan trọng. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan làm việc với đoàn lãnh đạo cấp cao...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 tăng không ngừng nghỉ, nhẫn trơn lên kỷ lục mới

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 trên thị trường quốc tế tăng không ngừng nghỉ, liên tiếp lập các đỉnh cao lịch sử mới. Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tăng thêm 3 triệu đồng trong 3 ngày, vọt lên 91 triệu đồng/lượng - mức kỷ lục lịch sử với nhẫn trơn. Tới 20h ngày 5/2 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới ở mức 2.871 USD/ounce. Đây là đỉnh cao lịch sử mới. Vàng giao...

Cách tính mới giá xăng dầu ra sao?

ANTD.VN -  Công thức tính giá xăng dầu mới là kết quả tổng hợp số liệu từ các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân sản xuất xăng dầu và tình hình thực tế hoạt động kinh doanh xăng dầu trong từng thời kỳ. Sắp áp dụng cách tính giá xăng dầu mới ...

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 đột ngột lao dốc, SJC và nhẫn ‘bay màu’ nửa triệu đồng

Giá vàng hôm nay 6/2/2025 trong nước đột ngột lao dốc theo giá vàng thế giới, sau 3 ngày tăng liên tiếp. Vàng miếng SJC và nhẫn trơn giảm nửa triệu đồng mỗi lượng, rơi khỏi mốc 91 triệu đồng trước ngày vía Thần Tài. Giá vàng nhẫn trong nước đầu giờ sáng nay được điều chỉnh tăng trong biên độ hẹp. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đầu giờ sáng nay niêm yết giá vàng nhẫn loại...

Cận cảnh dự án bất động sản ngàn người vạ lây ở Đà Nẵng

Một dự án bất động sản từng được giới thiệu rầm rộ ở Đà Nẵng nhưng sau gần 10 năm, khoảng 1.000 người mua đất vẫn chưa nhận được sổ đỏ. Nguồn:...

Cùng chuyên mục

Đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, cao nhất là 18 triệu/tháng

Hàng loạt tỉnh gồm Hà Tĩnh, Bắc Giang, Sơn La, Quảng Bình… và các bộ như Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Y tế… cùng đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh. Mức cao nhất được kiến nghị là 18 triệu đồng/tháng. ...

Tiền và tương đương tiền tăng vọt lên 5.443 tỷ đồng

Bàn giao sản phẩm tại dự án Akari City và Nam Long Central Lake (Cần Thơ) giúp doanh thu và lợi nhuận quý IV/2024 tăng vọt. Cũng nhờ vậy, tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp bất động sản này tăng vọt lên 5.443 tỷ đồng. Nam Long (NLG): Tiền và tương đương tiền tăng vọt lên 5.443 tỷ đồngBàn giao sản phẩm tại dự án Akari City và Nam Long Central Lake (Cần Thơ) giúp doanh thu và...

Bất ngờ VRC tăng kịch trần 2 phiên liên tiếp, biến động mạnh cơ cấu cổ đông

Trong một quý gần nhất, cổ phiếu này đã tăng gần 64% với thanh khoản hơn 71.000 đơn vị/phiên. Đặc biệt trong 2 phiên 6-7/2/2025, VRC tăng kịch trần với khối lượng giao dịch đột biến lần luợt 104.800 và 308.500 đơn vị. Bất ngờ VRC tăng kịch trần 2 phiên liên tiếp, biến động mạnh cơ cấu cổ đôngTrong một quý gần nhất, cổ phiếu này đã tăng gần 64% với thanh khoản hơn 71.000 đơn vị/phiên. Đặc...

Muốn mua chung cư Hà Nội phải có thu nhập từ 45 – 210 triệu đồng/tháng

Nhận định được Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đưa ra khi so sánh thu nhập người Hà Nội với giá bán chung cư. VARS nhận định với giá nhà hiện nay, rất nhiều người không kiếm đủ tiền mua nhà. ...

Giao dịch sàn HNX trầm lắng, giảm cả giá và thanh khoản trong tháng 1/2025

Khối lượng giao dịch bình quân và giá trị giao dịch bình quân lần lượt giảm 32% và 22% so với tháng trước. Giao dịch sàn HNX trầm lắng, giảm cả giá và thanh khoản trong tháng 1/2025Khối lượng giao dịch bình quân và giá trị giao dịch bình quân lần lượt giảm 32% và 22% so với tháng trước. Trong tháng 1/2025, thị trường cổ phiếu...

Mới nhất

Bình Định phấn đấu khởi công nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát trước 24/8

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn khẳng định, dự án nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát là dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, cần phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh các thủ tục để đảm bảo tiến độ. ...

Không phải quần tất đen, đây mới là kiểu quần tất hội gái Hàn chăm diện nhất lúc này

Sự xuất hiện của các kiểu quần tất màu sắc mới đã tạo ra một làn gió mới cho phong cách thời trang mùa lạnh. ...

Hàng trăm ô tô ‘chôn chân’ nhiều giờ trên quốc lộ ở Hà Tĩnh

Hai vụ tai nạn liên tiếp xảy ra trên Quốc lộ 15A đoạn qua Hà Tĩnh khiến hàng trăm xe ô tô mắc kẹt, "chôn chân" nhiều tiếng đồng hồ trên đường. Ghi nhận vào lúc 19h tối 8/2, vụ tai nạn xảy ra ở đoạn qua thôn 10 xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) khiến Quốc lộ...

Hà Nam đặt mục tiêu đón 5,1 triệu khách du lịch trong năm 2025

Kinhtedothi-Những năm qua, du lịch Hà Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của khu vực đồng bằng sông Hồng. Nối tiếp thành công đó, tỉnh đặt mục tiêu đón 5,1 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 với doanh thu dự kiến đạt 4.300 tỷ đồng. Hà...

Mới nhất