Trang chủKinh tếNông nghiệpĐây là giống lợn đen, loại lợn đặc sản, nuôi thành công...

Đây là giống lợn đen, loại lợn đặc sản, nuôi thành công ở Yên Bái, dân nói bán là khối người mua

Những năm gần đây, nhận thấy giống lợn đen bản địa được nhiều người ưa chuộng, anh Súa, nông dân thôn Păng Dê, xã Bản Mù (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) đã đăng ký với chính quyền xã để được hỗ trợ nuôi giống lợn đặc sản này theo quy mô hàng hóa.

Là huyện vùng cao với gần 80% là đồng bào Mông sinh sống, những năm qua, Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) đã vận dụng tốt các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi, đặc biệt là Nghị quyết số 69 và Nghị quyết 05 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 – 2025, giúp bà con phát huy giá trị kinh tế những sản phẩm nông nghiệp đặc sản của địa phương, đang rất được thị trường ưa chuộng.

Hộ gia đình anh Phàng A Súa, thôn Păng Dê, xã Bản Mù trước đây chăn nuôi lợn nhỏ lẻ để phục vụ gia đình và bán một vài con đủ chi tiêu vặt hàng ngày, không có tích lũy. 

Những năm gần đây, nhận thấy giống lợn đen bản địa được nhiều người ưa chuộng, anh Súa đã đăng ký với chính quyền xã để được hỗ trợ nuôi giống lợn này theo quy mô hàng hóa. 

Đầu năm 2024, được hỗ trợ 15 triệu đồng theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh cùng với nguồn vốn tích góp được, gia đình anh đã đầu tư mở rộng chuồng trại, mua thêm con giống. Đến nay, anh Súa có 3 con lợn nái, gần 30 con lợn thịt là giống lợn đen đặc sản của địa phương.

Anh Súa chia sẻ: “Về cơ bản, gia đình vẫn giữ nguyên cách chăn nuôi truyền thống của đồng bào Mông và cũng tích cực tham gia các lớp tập huấn, học hỏi thêm kỹ thuật chăn nuôi lợn khoa học để phù hợp với chăn nuôi hàng hóa. 

Thức ăn của lợn chỉ là bột ngô, chuối và sắn nên cứ đạt trọng lượng là có khách mua đến tận chuồng với giá lợn hơi “cắp nách” là 150 nghìn đồng/kg, lợn thịt từ 80.000 – 90.000 đồng/kg, đem lại thu nhập gần 70 triệu đồng cho gia đình mỗi năm. Từ hiệu quả nuôi lợn đặc sản, thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục phát triển ở quy mô 50 con trở lên”.

Đây là giống lợn đen, loại lợn đặc sản, nuôi thành công ở Yên Bái, dân nói bán là khối người mua- Ảnh 1.

Mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa-giống lợn đặc sản của gia đình anh Phàng A Súa, thôn Păng Dê, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

Trước đây, gia đình chị Thào Thị Xê, thôn Sáng Pao chỉ nuôi 1, 2 con trâu bò và chăm sóc theo cách truyền thống là chăn thả, nguồn thức ăn ít, chủ yếu là cỏ dại và lá rừng. 

Do vậy, trâu bò còi cọc, cho giống yếu. Nhận thấy cách kết hợp nuôi nhốt, chất lượng đàn nuôi nâng lên rõ rệt, gia đình chị Xê đã đăng ký phát triển mô hình nuôi trâu bò với quy mô trên 10 con theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh và được hỗ trợ 30 triệu đồng. Nguồn hỗ trợ này đã giúp gia đình chị đầu tư chuồng trại, mở rộng chăn nuôi.

Chị Xê cho hay: “Khi biết có chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, gia đình đã đăng ký tham gia và mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích chuồng trại, tăng thêm số lượng để có được hiệu quả kinh tế lâu dài”.

Để bà con thấy được lợi ích từ các nghị quyết cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh, ngay từ đầu năm, xã Xà Hồ đã đến từng hộ gia đình, tổ chức họp thôn để tuyên truyền vận động cũng như bình xét các hộ gia đình được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 69. Trong năm 2024, trên địa bàn xã có 10 mô hình được hỗ trợ, trong đó có 7 mô hình của các hộ gia đình và 3 mô hình của tổ hợp tác.

Ông Chớ A Sinh – Phó Chủ tịch UBND xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) thông tin: “Đời sống bà con Xà Hồ chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên các chính sách hỗ trợ của Nhà nước luôn là điều kiện quan trọng về cả vật chất, tinh thần để khuyến khích bà con mạnh dạn đầu tư sản xuất. Nghị quyết 69 có nhiều mức cụ thể khác nhau nên phù hợp với điều kiện của nhiều hộ, giúp người dân phần nào khắc phục những khó khăn về vốn để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, tạo sinh kế ổn định”.

Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 69, huyện Trạm Tấu đã tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các đoàn thể và UBND các xã, thị trấn, tổ chức triển khai. 

Dựa trên nhu cầu đăng ký và nguyện vọng hỗ trợ phát triển sản xuất, các xã đã họp với người dân, khảo sát điều kiện hộ và hướng dẫn người dân viết đơn đăng ký, cam kết thực hiện các mô hình hỗ trợ phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ, từng địa phương.

Năm 2024, huyện Trạm Tấu có 86 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm được hỗ trợ tổng kinh phí trên 1,7 tỷ đồng. Trong đó, có 29 cơ sở chăn nuôi trâu, bò có quy mô từ 10 con trở lên; 44 cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô 3 con lợn nái và 20 con lợn thịt trở lên; 2 cơ sở chăn nuôi gia cầm đặc sản 300 con gà đen trở lên; 1 cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt; 2 cơ sở chăn nuôi dê có quy mô từ 30 con trở lên và 8 tổ hợp tác chăn nuôi trâu, bò quy mô 20 con trở lên.

Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, phát triển nông nghiệp huyện cùng các ngành thành viên đã và đang tích cực nghiệm thu, giải ngân nguồn hỗ trợ cho các hộ, các cơ sở đảm bảo đúng quy định.

Ông Hảng A Thào – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, phát triển nông nghiệp huyện Trạm Tấu cho biết: “Trong năm 2024, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 69 và 05 của HĐND tỉnh, UBND huyện đã giao cho Trung tâm trực tiếp phụ trách và thực hiện. Qua quá trình triển khai cho thấy, bà con đã nhiệt tình tham gia và phát huy được giá trị kinh tế những sản phẩm nông nghiệp đặc sản của địa phương, đặc biệt là giống lợn đen bản địa và giống gà đen bà con đã chăn nuôi từ nhiều năm, đang rất được thị trường ưa chuộng. Đây là một hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trạm Tấu”.

Việc vận dụng tốt các cơ chế, chính sách trong chăn nuôi đã góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ của người dân, chất lượng đàn gia súc, gia cầm được nâng cao, đưa thêm nhiều giống mới vào sản xuất, tạo sức bật để người dân vùng cao Trạm Tấu có thêm cơ hội để phát triển kinh tế bền vững, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, thu hút và mở rộng thị trường tiêu thụ.





Nguồn: https://danviet.vn/day-la-giong-lon-den-loai-lon-dac-san-nuoi-thanh-cong-o-yen-bai-dan-noi-ban-la-khoi-nguoi-mua-20241213194820548.htm

Cùng chủ đề

Vì sao bỏ bữa sáng khiến huyết áp tăng?

'Bỏ bữa sáng có thể tác động nhiều mặt đến sức khỏe, trong đó có huyết áp'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! ...

Phát triển Châu Thành thành đô thị cửa ngõ Hậu Giang

Với vị thế cửa ngõ của tỉnh, liền kề TP. Cần Thơ, huyện Châu Thành (Hậu Giang) đang tận dụng các nguồn lực, phát huy hiệu quả để thu hút đầu tư, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và phấn đấu phát triển thành đô thị cửa ngõ tỉnh Hậu Giang. Với vị thế cửa ngõ của tỉnh, liền kề TP. Cần Thơ, huyện Châu Thành (Hậu Giang) đang tận dụng các nguồn...

Tiên phong kiến tạo đô thị thông minh

Hành trình chuyển đổi số là minh chứng rõ nét cho khát vọng vươn lên không ngừng của thành phố mang tên Bác. ...

Những điều cần chú ý khi sơ cứu tai nạn sinh hoạt ngày Tết

Ngày Tết tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới các tai nạn sinh hoạt, đặc biệt trong khu vực nhà bếp.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nông dân Quảng Trị nhận bao lì xì ngay giữa đồng ruộng

Không chỉ được tay bắt mặt mừng với những lời chúc tốt đẹp, nhiều nông dân ở tỉnh Quảng Trị còn bất ngờ nhận được phong bao lì xì của lãnh đạo tỉnh ngay giữa đồng ruộng. ...

Tiết lộ về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) đã có những thông tin ban đầu cho PV Dân Việt về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025. ...

Hàng dài phương tiện ùn ùn nối đuôi nhau trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Chiều 1/2 (tức mùng 4 Tết), dù chưa hết kỳ nghỉ Tết nhưng hàng nghìn người dân từ khắp các tỉnh thành với đồ đạc lỉnh kỉnh, ùn ùn nối đuôi nhau quay trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025. ...

Dự báo trúng mùa, nông dân vùng biên giới Long An vui xuân vẫn không quên tất bật với đồng lúa

Đón Tết trong niềm vui trúng vụ, trúng giá so với cùng kỳ, ngay thời điểm này nhiều nông dân vẫn tất bật ra đồng để chăm sóc cây lúa vụ đông xuân tiếp tục đạt thắng lợi. ...

Từng giành Huy chương Vàng Toán quốc gia, chàng trai Vĩnh Phúc tiếp tục đạt IELTS 9.0 trong lần thi đầu tiên

Học chuyên Tin, giành Huy chương Vàng Violympic Toán quốc gia, tốt nghiệp loại Giỏi Trường Đại học Ngoại thương... mới đây, Phùng Tiến Thành đạt IELTS 9.0 ngay lần thi đầu tiên. ...

Bài đọc nhiều

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Xuyên rừng lim xanh trăm tuổi là “báu vật” cả làng ở Phú Thọ

Ẩn mình trong rừng già Ba Hố (xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), quần thể hơn 300 cây cổ thụ là loài cây lim xanh hàng trăm năm tuổi vài người ôm không xuể, luôn xanh tốt, là báu vật của dân làng. ...

Nuôi cá chép giòn, cá đặc sản sông Đuống, toàn con to bự, tỷ phú Bắc Ninh hễ bán là hết veo

Những hộ nuôi cá đặc sản-cá chép giòn ở Bắc Ninh ai nấy đều phấn khởi bởi giá cá bán cao dịp Tết vẫn đắt hàng. Thương lái săn lùng, mua cá chép giòn với giá 120.000 đồng/kg. Có hộ tỷ phú Bắc...

Liều nuôi chim cu gáy hót vạn người mê, đẻ cản chả kịp, một người Thái Nguyên bán 1,3 triệu/cặp

Ngày xưa, trong rừng Thái Nguyên vẫn còn nhiều loại chim cu gáy, ông Mâu Tiến Lĩnh (xóm Ngò, xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã đi bẫy về nuôi. Từ những con chim cu gáy hót vạn người mê này, ông Lĩnh nhân nuôi và phát tài...

Yên Bái xây dựng thương hiệu cá sấy hồ Thác Bà thành đặc sản phục vụ du lịch

Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Với hơn 1.300 đảo lớn nhỏ, hồ Thác Bà còn được thiên nhiên ban tặng nhiều loại thuỷ sản như cá lăng, cá chép, cá trắm… Người dân...

Cùng chuyên mục

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Nông dân Quảng Trị nhận bao lì xì ngay giữa đồng ruộng

Không chỉ được tay bắt mặt mừng với những lời chúc tốt đẹp, nhiều nông dân ở tỉnh Quảng Trị còn bất ngờ nhận được phong bao lì xì của lãnh đạo tỉnh ngay giữa đồng ruộng. ...

Tiết lộ về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) đã có những thông tin ban đầu cho PV Dân Việt về người được chọn đóng vai vua Lê Đại Hành đi cày tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025. ...

Dự báo trúng mùa, nông dân vùng biên giới Long An vui xuân vẫn không quên tất bật với đồng lúa

Đón Tết trong niềm vui trúng vụ, trúng giá so với cùng kỳ, ngay thời điểm này nhiều nông dân vẫn tất bật ra đồng để chăm sóc cây lúa vụ đông xuân tiếp tục đạt thắng lợi. ...

Tận dụng mảnh đất, nông dân Quảng Bình trồng đủ thứ rau ngon, có rau thơm phức, tết ra nhổ tiện đủ đường

Người dân ở Quảng Bình tận dụng mảnh đất bên cạnh nhà để trồng đủ thứ rau, tết đến, ra hái từng giỏ vào ăn, rất tiện. ...

Mới nhất

Quân đội Trung Quốc liên tục tuần tra ở khu vực bãi cạn Scarborough, duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu

Quân đội Trung Quốc ngày 31/1 đã tiến hành các cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu ở vùng biển và vùng trời khu vực bãi cạn Scarborough và các khu vực lân cận ở Biển Đông.

Xác minh clip nhóm người hành hung tài xế ô tô tại bến phà ở Nam Định

Ngày 1/2, trên mạng xã hội lan truyền clip nam tài xế ô tô bị nhóm người đe dọa, hành hung khi đang ngồi trên xe. Sự việc được cho là xảy ra ở bến phà Cồn Nhất, phía bờ Nam Định. XEM CLIP: (nguồn: Người dân cung cấp) Theo nội dung trong clip, nhóm người đàn ông liên tục chửi...

Lễ hội chùa Keo mùa xuân năm 2025 diễn ra trong 5 ngày

(CLO) Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, UBND xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) tổ...

Hoa, trái cây đắt khách

Nhiều tiểu thương hàng trầu cau, hoa cúng, trái cây, rau xanh, bún mì tại TP. Đà Nẵng đã mở bán hàng. Trong đó, hoa cúng, trái cây đắt khách, giá giảm nhẹ. Ngày 1/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), tại TP. Đà Nẵng, tại nhiều chợ trên địa bàn như chợ Cồn,...

Mùng 4 Tết, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại Hà Nội

TPO - Còn 1 ngày nữa mới hết kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ nhưng từ chiều 1/2 (mùng 4 Tết), nhiều người dân đã bắt đầu quay trở lại Hà Nội. Lưu lượng phương tiện tăng đột biến khiến một số tuyến đường cửa ngõ bị ùn ứ. 01/02/2025 |...

Mới nhất

Sắc mới bản Mông