Trang chủKinh tếNông nghiệpĐầu xuân Ất Tỵ, tim đập chân run nghe chạm mặt rắn...

Đầu xuân Ất Tỵ, tim đập chân run nghe chạm mặt rắn hổ mây chúa ở U Minh Hạ, kỳ bí về thần rừng

Chuyện về con rắn hổ mây “khổng lồ” từng xuất hiện ở đất rừng U Minh Hạ (Cà Mau) vẫn còn hằn sâu trong tâm trí nhiều người, trong đó có cả cán bộ, nhân viên kiểm lâm được chứng kiến. Nhiều chi tiết được kể lại đủ làm cho người nghe phải “tim đập, chân run”.

Chạm mặt rắn hổ mây “chúa”

Mùa khô năm 2001 – 2002, anh Nguyễn Văn Tuấn, lúc ấy là nhân viên quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng Vồ Dơi (nay là Vườn Quốc gia U Minh Hạ), trực chốt ở chòi canh giữa vùng lõi rừng U Minh. Chòi được dựng ngang cây gừa to lớn, có nhiều khỉ trú ngụ. Tổ làm việc của anh Tuấn bám địa bàn gần 2 tháng mùa khô. Bỗng một đêm, cả nhóm chuẩn bị ngủ thì giật mình nghe bên kia bờ kênh có tiếng thú rừng kêu la inh ỏi. Thấy tiếng động lạ nên nhóm đã cắt cử người ra rọi đèn pin kiểm tra.

Vài phút sau, anh Võ Văn Tẽng, thành viên đội canh rừng sau khi đi kiểm tra quay lại, tay run run, môi lập cập: “Con gì lạ lắm anh ơi, hai con mắt đỏ tè lè quay qua lại giữa không trung, mỗi mắt to cỡ ngón tay cái, hai chấm đỏ cách nhau cỡ gang tay, em sợ quá chạy về báo các anh”.

Đầu xuân Ất Tỵ, tim đập chân run nghe chạm mặt rắn hổ mây chúa ở U Minh Hạ, kỳ bí về thần rừng- Ảnh 1.

Anh Tuấn kể lại thời điểm gặp rắn ‘khổng lồ’

Nhận thấy có điều bất an, cả nhóm vội đóng chặt cửa, tự trấn an nhau, rồi chui vào chăn lẹ, nhưng chẳng ai ngủ được. Chưa dừng lại, khoảng 20 ngày sau, khi anh Tẽng đang câu cá lóc ngay phía sau chòi canh vào ban đêm thì bất ngờ nghe tiếng ào ào của lau sậy ngã đổ như gió bão sắp tới. Anh rọi đèn pin về hướng phát ra tiếng âm thanh kỳ lạ, thì hoảng hốt nhìn thấy cái đầu và phần cổ của một con rắn khổng lồ đang trườn nhanh như đuổi bắt con mồi. “Khi thấy con rắn, anh Tẽng bỏ câu chạy vô chòi, miệng lặp bặp với tôi và anh em trong chốt: “Nó tới nữa rồi anh ơi, là con rắn, to dữ lắm, cỡ cây chuối to hoặc gốc cột nhà chứ không ít”, anh Tuấn nhớ lại, rồi anh chỉ tay về phía cây gừa cổ thụ nói thêm: “Hồi đó, cây gừa cao chừng 3-4m, nhưng phần đầu con rắn cao ngang tầm cây gừa, ngước nhìn ngó nghiêng”.

Sau lần đó, cả nhóm liều mình rút khỏi chốt canh ngay trong đêm thứ 2 gặp rắn “khổng lồ”, rồi kể lại toàn bộ sự việc với anh Mười Thế, lúc ấy đang làm Hạt trưởng Kiểm lâm rừng đặc dụng Vồ Dơi (thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau) và đề xuất nguyện vọng mong được dời chốt canh đi vị trí khác để bảo đảm an toàn. Lãnh đạo đơn vị lúc đó nói cả nhóm bịa chuyện, vì làm gì có rắn to như thế ở thời buổi này, nên không đồng ý cho nhóm dời chốt.

Dù vậy, khoảng nửa tháng sau sự việc trên xảy ra, ông Chín Của (tên thật Nguyễn Quang Của), khi ấy làm Chi cục Trưởng Kiểm lâm Cà Mau, cùng kiểm lâm viên Đỗ Thanh Hóa chạy xe máy tuần tra các chốt canh lửa mùa khô được đặt trong lõi rừng U Minh Hạ. Khi xe chạy tới gần vùng giữa rừng đặc dụng Vồ Dơi, ông Chín bất ngờ quát lớn: “Ai kéo cây chắn ngang đường?”. Nhìn kỹ lại, ông Chín phát hiện “cây chắn kia” là thân con rắn đang nhúc nhích bò ngang đường. Thấy vậy, anh Hóa thắng xe gấp rồi quay đầu bỏ chạy, không dám nhìn lại.

Đầu xuân Ất Tỵ, tim đập chân run nghe chạm mặt rắn hổ mây chúa ở U Minh Hạ, kỳ bí về thần rừng- Ảnh 2.

Cây gừa cổ thụ – nơi đặt chòi canh giữ rừng là khu vực từng xuất hiện rắn lớn

Cũng nhờ lần lãnh đạo quản lý rừng trực tiếp nhìn thấy “khúc cây to biết chạy” vắt ngang trên đường đi kiểm tra, nên lãnh đạo đơn vị không còn nói nhóm giữ rừng của anh Tuấn bịa chuyện. Dẫu vậy, việc dời chốt vẫn không được đồng thuận, nhưng có cho gia cố thêm lưới B40 quanh chốt canh lửa để thêm an toàn, và động viên anh em cố gắng bám chốt, bám rừng xuyên suốt mùa khô, vì “chống lửa như chống giặc”.

Rắn hổ mây khổng lồ và chuyện kỳ bí về “thần rừng”

Trong chuyến hành trình tìm về vùng rừng U Minh Hạ để nghe những người thợ rừng kể về những lần “chạm mặt” rắn khổng lồ giữa rừng, nhiều người nghiêng về kết luận đó là rắn hổ mây huyền thoại.

Đầu xuân Ất Tỵ, tim đập chân run nghe chạm mặt rắn hổ mây chúa ở U Minh Hạ, kỳ bí về thần rừng- Ảnh 3.

Trước khi vào rừng phải thắp hương cho thần rừng

Anh Ngô Văn Kháng, lúc ấy là cán bộ kiểm lâm cũng tận mắt nhìn thấy con rắn khổng lồ, to như cây cột đèn trong rừng U Minh Hạ.

“Hồi đó, vào một buổi trưa mùa khô năm 2014, tôi và anh em đang đi tuần tra thì bất ngờ thấy phía trước cách 20 – 30m có cái gì đó nằm ngang đường. Tôi cho xe chạy chậm lại gần xem thì hoảng hồn, bóp thắng xe dừng gấp. Vì khi đó, trước mặt tôi là con rắn lớn đang di chuyển chậm chạp để sang đường. Lúc đó, mình xài điện thoại cùi bắp, chứ được như điện thoại thông minh như bây giờ thì chắc là có vài ba tấm ảnh đem về làm chứng cứ với cấp trên rồi”, anh Kháng kể lại.

Hoảng sợ với con rắn hổ mây khổng lồ vừa thấy, anh Kháng chạy một mạch về báo với anh Nguyễn Tấn Truyền (hiện là Trưởng phòng Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, Vườn Quốc gia U Minh Hạ) và anh em trong đơn vị sự việc. Cả nhóm chạy xe máy vào đúng địa điểm anh Kháng chỉ, anh Truyền kiểm tra và ghi nhận đúng vết bò của một cái thân to lớn để lại trên nền đất mềm và cỏ ven đường.

Theo anh Kháng, khi đến xem lại dấu vết, rất rõ dấu bò của một con rắn rất to, cỏ sậy bị gãy và dạt ra hai bên, nó bò ngang con kênh mà khúc đuôi còn nằm hơn nửa kênh. Ngồi cạnh đó, anh Truyền cũng xác nhận sự việc và tin đó là “thần rừng” (cách anh gọi rắn hổ mây khổng lồ) ở đại ngàn U Minh. Bởi theo anh, nhiều người cao niên xưa đặt tên loài rắn hổ lớn này là hổ mây, vì chúng di chuyển nhanh, như “đi mây về gió”. Đều làm anh Truyền đáng tiếc nhất tới nay, anh vẫn chưa có cơ duyên được chạm mặt “thần rừng” lần nào.

Đầu xuân Ất Tỵ, tim đập chân run nghe chạm mặt rắn hổ mây chúa ở U Minh Hạ, kỳ bí về thần rừng- Ảnh 4.

Giai thoại về rắn hổ mây qua chuyện kể bác Ba Phi là loài rắn lớn – Ảnh minh họa

Từ sau lần được xem “dấu thần rừng” đến nay đã hơn 10 năm, anh Truyền vẫn luôn sưu tầm, săn lùng tư liệu, hình ảnh về rắn hổ mây khổng lồ ở rừng U Minh. Bởi theo anh, những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn về động, thực vật rừng U Minh được Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (Bác Ba Phi) kể lại còn lưu truyền tới nay đã lôi cuốn anh gắn bó với đất và rừng xứ này.

“Chuyện của bác Ba Phi kể lại muỗi rừng U Minh kêu như sáo thổi, cá ục như cơm sôi, khi tôi đến đây đã được chứng kiến thật. Về rắn hổ mây rừng U Minh, bác Ba Phi kể đầu rắn đưa lên qua cả đọt cây tràm, nghe rất khó tin, có thể được thêm bớt cho trào phúng, thu hút người nghe, nhưng có thể đúng một phần. Muốn chứng minh phải có hình ảnh thật, nhưng tôi nghĩ với vùng rừng thiêng U Minh, muốn điều đó phải có duyên. Nếu tôi được gặp con rắn hổ mây khổng lồ đúng như kể, có hình ảnh để đời, tôi sẽ chia tay với nghề, với đất rừng U Minh”, anh Truyền khẳng định.

Sau những đợt cháy rừng U Minh xảy trong quá khứ (các năm 2002, 2015), lực lượng kiểm lâm rừng đặc dụng Vồ Dơi (nay là Vườn Quốc gia U Minh Hạ) không còn tận mắt thấy rắn khổng lồ nữa. Cũng vì vậy, chuyện về rắn hổ mây như “khúc gỗ biết đi” cũng chỉ còn trong những câu chuyện kể lại.

Dành phần lớn cuộc đời gắn với rừng U Minh Hạ, anh Nguyễn Tấn Truyền đã có những chia sẻ về kỹ năng khi gặp rắn hổ mây ở giữa rừng. Theo anh, đa phần gặp rắn khổng lồ đều rất khó thoát thân, nhưng vẫn có cơ hội nếu người thợ rừng có kỹ năng. Anh Truyền cho rằng, khi rắn muốn tấn công người phải ngóc đầu lên, phùng mang, xác định vị trí con mồi mới vồ tới. Gặp phải tình huống này, người thợ rừng không còn cách nào khác là phải chạy, đồng thời lột bỏ áo ra vứt sang hướng khác để nhử rắn theo mùi mồ hôi trên áo. Bởi đặc tính của rắn là mắt kém vào ban ngày, khi đó khả năng chạy thoát sẽ rất cao.





Nguồn: https://danviet.vn/dau-xuan-at-ty-tim-dap-chan-run-nghe-cham-mat-ran-ho-may-chua-o-u-minh-ha-ky-bi-ve-than-rung-20250131231205937.htm

Cùng chủ đề

Kiến tạo hệ sinh thái y tế mới, khai mở thị trường tỷ USD

Trong bối cảnh mô hình bệnh tật tại Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển giao, GS-BS. Nguyễn Thu Anh, Viện trưởng Viện Đại học Sydney Việt Nam cho rằng, TP.HCM cần tập trung vào 3 trụ cột để tái định hình hệ sinh thái mới cho ngành y tế, bao gồm phát triển và ứng dụng công nghệ trong y tế, đẩy mạnh công nghệ sinh học, sản xuất và xuất khẩu thực phẩm chức năng. Trong bối cảnh...

VIDEO: Kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Mỹ

(NLĐO)- Đại sứ Marc Knapper và Tổng lãnh sự Susan Burns nêu bật quan hợp tác Mỹ-Việt Nam nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. ...

Mỹ hạn chế trực thăng trên bầu trời thủ đô Washington sau thảm họa hàng không lịch sử

Ngày 31/1, Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã hạn chế các chuyến bay trực thăng gần sân bay quốc gia Reagan Washington sau thảm họa hàng không khiến 67 người thiệt mạng đêm 29/1.

Ngoài áo dài, chị em nên chọn set áo gấm bắt mắt

Áo gấm với họa tiết bắt mắt được các sao Việt ưu ái khi xuất hiện vào dịp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tận dụng mảnh đất, nông dân Quảng Bình trồng đủ thứ rau ngon, có rau thơm phức, tết ra nhổ tiện đủ đường

Người dân ở Quảng Bình tận dụng mảnh đất bên cạnh nhà để trồng đủ thứ rau, tết đến, ra hái từng giỏ vào ăn, rất tiện. ...

Xuất khẩu rau quả giảm 5,2%, chuyên gia hiến kế để các quả đặc sản Việt Nam bán tốt sang Trung Quốc

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), trong tháng 1/2025 xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 416 triệu USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu rau quả đạt 285 triệu USD tăng 31%. ...

Du lịch Homestay hướng đi góp phần giảm nghèo ở Huyện Tân Sơn (Phú Thọ)

Xã Xuân Sơn thuộc huyện Tân Sơn, Phú Thọ với nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm. Hướng đi đang mang lại những thành công ban đầu cho người...

Sự giàu có về cảm xúc của thầy cô “cắm đảo”

“Tôi nghĩ rằng, các thầy cô vùng sâu, vùng xa, hải đảo họ “giàu có” hơn chúng ta rất nhiều, họ "giàu có" về mặt cảm xúc, tình cảm”, PGS.TS Trần Thành Nam – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ. ...

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Bài đọc nhiều

Bạc Liệu: “Xóm dưa” đón Tết

  Vận chuyển dưa (Hoàng Nam) “Tui vác mướn cũng thấy vui lây” Kể với phóng viên, anh Nguyễn Văn Tèo nhà ở huyện Phước Long, làm nghề bốc vác thuê cho biết, chủ ruộng dưa thuê vận chuyển dưa từ ruộng lên xe như mọi năm, thu nhập 500.000 - 700.000 đồng/ngày. Năm nay bà con trúng mùa được giá, ngoài việc chuyển được nhiều dưa, chắc chắn chủ ruộng dưa sẽ thưởng thêm. “Không khí thu hoạch...

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Nuôi cá chép giòn, cá đặc sản sông Đuống, toàn con to bự, tỷ phú Bắc Ninh hễ bán là hết veo

Những hộ nuôi cá đặc sản-cá chép giòn ở Bắc Ninh ai nấy đều phấn khởi bởi giá cá bán cao dịp Tết vẫn đắt hàng. Thương lái săn lùng, mua cá chép giòn với giá 120.000 đồng/kg. Có hộ tỷ phú Bắc...

Chinh phục các quỹ đầu tư

Chỉ trong vài tháng cuối năm 2024, chúng tôi liên tiếp nhận vốn đầu tư từ các quỹ nước ngoài. Có thể nói đó là các khoản đầu tư rất hấp dẫn, ai cũng mừng cho chúng tôi. ...

Liều nuôi chim cu gáy hót vạn người mê, đẻ cản chả kịp, một người Thái Nguyên bán 1,3 triệu/cặp

Ngày xưa, trong rừng Thái Nguyên vẫn còn nhiều loại chim cu gáy, ông Mâu Tiến Lĩnh (xóm Ngò, xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã đi bẫy về nuôi. Từ những con chim cu gáy hót vạn người mê này, ông Lĩnh nhân nuôi và phát tài...

Cùng chuyên mục

Tận dụng mảnh đất, nông dân Quảng Bình trồng đủ thứ rau ngon, có rau thơm phức, tết ra nhổ tiện đủ đường

Người dân ở Quảng Bình tận dụng mảnh đất bên cạnh nhà để trồng đủ thứ rau, tết đến, ra hái từng giỏ vào ăn, rất tiện. ...

“Cú hích” từ một Nghị quyết

Những năm qua, chính sách dân tộc được huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk triển khai sâu rộng, sát với tình hình thực tế, mang hiệu quả tích cực đến các buôn đồng bào DTTS. Đặc biệt, Nghị quyết 07/NQ-HU ngày 11/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Ana về phát triển kinh tế - xã hội các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025 đã tạo thêm “cú hích” thúc...

Xuất khẩu rau quả giảm 5,2%, chuyên gia hiến kế để các quả đặc sản Việt Nam bán tốt sang Trung Quốc

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), trong tháng 1/2025 xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 416 triệu USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu rau quả đạt 285 triệu USD tăng 31%. ...

Để Hà Nội thêm xanh mỗi ngày

Các địa phương tích cực triển khai Trong những năm qua, huyện Sóc Sơn là một trong những địa phương hưởng ứng tích cực nhất phong trào Tết trồng cây đầu Xuân của TP Hà Nội. Theo thống kê, trong năm 2024, địa phương này đã trồng được tổng số 28.553 cây xanh các loại. Kết quả trên đạt 190,3% kế hoạch của huyện và đạt tới 259,6% kế hoạch TP Hà Nội giao. Tỷ lệ cây xanh sinh trưởng...

Du lịch Homestay hướng đi góp phần giảm nghèo ở Huyện Tân Sơn (Phú Thọ)

Xã Xuân Sơn thuộc huyện Tân Sơn, Phú Thọ với nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm. Hướng đi đang mang lại những thành công ban đầu cho người...

Mới nhất

Trồng san hô dưới đáy biển: Những ‘thợ vườn’ của đại dương

Nhiều rạn san hô tại vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) bị ảnh hưởng bởi tác động của tự nhiên và con người, bằng sự trăn trở, tình yêu thiên nhiên, nhiều bạn trẻ đã bắt tay vào việc tái tạo, phục hồi san hô. ...

Phát hiện lợi ích bất ngờ của gãi ngứa

Nghiên cứu mới phát hiện việc gãi ngứa kích hoạt phản ứng miễn dịch, giúp bảo vệ da khỏi các nhiễm trùng có hại. Điều này mở ra hướng điều trị mới cho bệnh nhân ngứa mạn tính. ...

Đài Loan cảnh giác với ứng dụng DeepSeek

Đài Loan vừa cấm những người làm việc trong khu vực công và trong các cơ sở hạ tầng quan trọng sử dụng DeepSeek của Trung Quốc, cho rằng ứng dụng này có thể gây nguy hiểm cho an ninh hòn đảo. ...

Chiêm bái tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á

Mùng 4 Tết, du khách đã đến chùa Minh Đức (nằm trên núi Thiên Mã, Quảng Ngãi). Nơi đây có tượng Phật Quan Âm cao 125 m, được cho là cao nhất Đông Nam Á hiện nay. ...

Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra tại sân bay Long Thành

Trưa 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đến công trường sân bay Long Thành chúc Tết, động viên công nhân và các nhà thầu đang thi công. Đây là lần thứ 6 Thủ tướng Phạm Minh Chính tới công trường sân bay Long Thành trong 3 năm qua. ...

Mới nhất