Vị thế nhà giáo

Sau gần 20 năm ấp ủ và một quãng thời gian chuẩn bị, năm 2024, dự thảo Luật Nhà giáo trình lần đầu tiên được trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong phiên thảo luận tại tổ Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo: “Phải làm sao để Luật Nhà giáo ra đời sẽ được các thầy cô chào đón. Phải làm sao để người thầy đón nhận Luật Nhà giáo thực sự phấn khởi, thực sự là tôn vinh, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy”.

khai-giang-4-1-.jpg
Nhà trường thực sự là một môi trường giáo dục không chỉ “hạnh phúc” mà còn tôn nghiêm.

Theo dự kiến, có thể Luật Nhà giáo sẽ được Quốc hội thông qua vào năm 2025. Đây có thể nói là bước thay đổi mới đối với sự nghiệp giáo dục trong đó có những điều chỉnh quan điểm, tư duy trong quản lý nhà nước về nhà giáo. Đó là việc thay đổi quản lý hệ thống nhà giáo từ tư duy quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực. Đây là yêu cầu cấp thiết, nhất là trong giai đoạn giáo dục đứng trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện. Điểm khác biệt cơ bản của quản trị nguồn nhân lực so với quản lý nhân sự như hiện nay là nhà giáo được nhìn nhận như một nguồn lực chủ yếu đóng góp vào thành công của giáo dục.

Nghị quyết số 29 khóa XI của Đảng đã đặt ra yêu cầu mức lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm vẫn chỉ dừng ở chủ trương, không thể đi vào đời sống khi không có quy định bảng lương riêng đối với nhà giáo. Nhưng với dự thảo Luật Nhà giáo, việc này sẽ được luật hóa và nếu dự thảo Luật được thông qua, chủ trương này đã có khung pháp lý để đảm bảo hiện thực hóa.

Năm 2024, qua những buổi thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo ở diễn đàn Quốc hội, cụm từ “vị thế nhà giáo” được nhắc đến nhiều lần. “Vị thế nhà giáo” là một tư duy cần phải có trong cách nhìn nhận về một nghề nghiệp có phần trách nhiệm lớn về chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Chưa kể từ trong truyền thống, đó là nghề nghiệp mà xã hội vẫn coi là nghề “cao quý nhất trong các nghề cao quý” với đạo lý “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.

Vị thế nhà giáo là vị thế cần được kiến tạo từ hai phía: Sự đãi ngộ và đầu tư dành cho nhà giáo tương xứng với vai trò và trách nhiệm nặng nề mà họ đang gánh vác; nhưng đồng thời, thầy phải xứng là thầy cả ở trình độ chuyên môn và phẩm chất người thầy, trường phải ra trường.

Những năm qua, chúng ta trả giá quá nhiều cho cái gọi là xã hội hóa giáo dục. Việc ra đời Luật Nhà giáo được chờ mong, nhưng vị thế của nhà giáo không chỉ đến từ sự công nhận xã hội hay chế độ đãi ngộ mà còn phụ thuộc rất lớn vào ý thức và sự chủ động “giành lấy” vị thế ấy của từng thầy cô giáo ở tất cả các cấp học. Vị thế nhà giáo chỉ có khi thầy cô tự mình nâng phẩm hạnh nhà giáo, khi nhà trường thực sự là một môi trường giáo dục không chỉ “hạnh phúc” mà còn tôn nghiêm, nơi mỗi cá nhân đều làm đúng vai trò của mình: thầy ra thầy, trò ra trò, phụ huynh ra phụ huynh.

Vị thế nhà giáo chỉ có khi xóa bỏ những vấn nạn như bạo lực học đường, mâu thuẫn giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh, cũng như các hành vi phi giáo dục diễn ra trong trường học.

Vị thế nhà giáo còn đến từ việc, nhà giáo “phải thay đổi cho được các thói quen, lối tư duy, cách nghĩ và cách làm cũ, vượt qua các giới hạn để phát triển bứt phá”.

Nhà giáo nhân dân Đỗ Thị Hồi, giáo viên Trường Tiểu học Lạc Hòa 1, xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng: Đổi mới để dạy tốt

co-giao-do-thi-hoi(1).jpg

Năm 2024 vừa qua là một năm thực sự tốt đẹp với cá nhân tôi khi những nỗ lực vì học trò thân yêu của mình được ghi nhận. Danh hiệu Nhà giáo nhân dân đối với tôi vừa là bất ngờ, là niềm vui, tự hào và cũng khiến tôi trăn trở nhiều hơn để xứng đáng với sự ghi nhận này. Tôi luôn tâm niệm phải cống hiến hết sức mình cho mỗi bài giảng, mỗi giờ lên lớp, mỗi trang giáo án… Không cần chờ đến chương trình giáo dục phổ thông 2018 những nhà giáo như chúng tôi mới thấu hiểu phải đổi mới để dạy học ngày càng hiệu quả. Chương trình mới, sách giáo khoa mới càng tác động mạnh mẽ hơn để nhà giáo chúng tôi thực sự bứt phá, thay đổi phù hợp với thời đại mới. Nhưng để đồng hành hiệu quả cùng học sinh, tôi cho rằng điều cần nhất là cái tâm của nhà giáo. Sự tận tụy với công việc, tình yêu đối với học sinh và sự làm mới chính mình để đáp ứng tốt với sự tiến bộ của giáo dục trong tình hình mới. Luôn yêu thương học sinh, luôn suy nghĩ và tận tụy với công việc, luôn có ý thức làm mới mình thì sẽ chẳng có đổi mới nào làm khó được giáo viên.

Trưởng phòng GDĐT huyện Ba Vì, TP Hà Nội Phùng Ngọc Oanh: Tăng lương chỉ là một phần

phung-ngoc-oanh(1).jpg

Nhìn lại một năm qua, việc tăng lương cơ sở, mức phụ cấp cho giáo viên đã đem lại những thay đổi góp phần nâng cao đời sống nhà giáo, từ đó giúp thầy cô yên tâm với nghề hơn. Đây là một tín hiệu rất tích cực, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với nghề giáo. Tôi tin rằng khi được đảm bảo về đời sống, giáo viên sẽ có điều kiện tập trung hơn vào việc nâng cao chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, theo tôi việc tăng lương chỉ là một phần trong giải pháp tổng thể nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Dự thảo Luật Nhà giáo với nhiều điểm mới đang được giáo viên cả nước nói chung, ngành Giáo dục và Đào tạo Ba Vì nói riêng quan tâm, kỳ vọng. Chúng tôi cho rằng đề xuất xếp lương nhà giáo cao nhất hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng miền, là bước đi đúng đắn nhằm thu hút những người tài năng vào ngành giáo dục. Khi mức lương hấp dẫn hơn, sẽ có nhiều người có trình độ, tâm huyết lựa chọn nghề giáo, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Cô giáo Đào Thị Thúy Vân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Sao, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La: Mong có thêm chính sách hỗ trợ giáo viên vùng đặc biệt khó khăn

co-giao-dao-thuy-van(1).jpg

Là cán bộ quản lý công tác tại tỉnh miền núi, tôi cũng như các đồng nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất là thiếu giáo viên. Nhiều lớp của chúng tôi chỉ có 1 giáo viên/ lớp và phải đứng lớp cả ngày từ 7h sáng đến 5h30 chiều, rất vất vả. Thời gian đầu tư cho chuyên môn rất hạn chế. Nhiều lớp ghép các độ tuổi nên khó khăn trong việc giảng dạy do nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều lớp vượt sĩ số học sinh. Khó khăn về cơ sở vật chất dù đã nhận được sự quan tâm của các cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu như đồ dùng phương tiện dạy học còn thiếu thốn, chưa đồng bộ. Với các bản đặc biệt khó khăn, cô và trẻ có khi bất đồng ngôn ngữ, phụ huynh cũng không biết tiếng phổ thông nên việc phối kết hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ chưa thể thường xuyên. Vì vậy, những đề xuất trong Dự thảo Luật Nhà giáo liên quan đến độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non có thể sớm hơn, chúng tôi rất đồng tình. Tôi mong có thêm chính sách hỗ trợ giáo viên công tác tại các bản đặc biệt khó khăn để động viên các thầy cô bám bản bám trường, đưa giáo dục mầm non vào danh mục nghề nặng nhọc để có những chính sách đãi ngộ hơn nữa cho giáo dục mầm non.

Luật Nhà giáo sẽ là khung pháp lý nhất quán, có hiệu lực và hiệu quả để kiến tạo và phát triển đội ngũ nhà giáo. Trong đó, chủ thể quản lý nhà nước về nhà giáo được nhấn mạnh về phía trách nhiệm của ngành Giáo dục và được phân cấp cụ thể từ Bộ tới Sở, Phòng và các cơ sở giáo dục. Định hướng xây dựng Luật sẽ gia tăng yếu tố chuyên môn, chất lượng trong việc đào tạo và tuyển dụng nhà giáo. Chính yếu tố này đảm bảo quản lý nhà nước có được sự đổi mới trong cả khối công và khối tư. Luật mới cũng sẽ hướng dẫn, quản lý thống nhất, thông suốt trong toàn hệ thống với sự phân cấp rõ ràng nhưng đảm bảo được việc tuyển dụng, điều động, hoán đổi, sử dụng nhịp nhàng, thống nhất trong toàn quốc.
(Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn)



Nguồn: https://daidoanket.vn/vi-the-nha-giao-10299156.html

Cùng chủ đề

Bài tập Tết cho học sinh ‘vui thiệt vui’, góp thêm không khí đón Tết sum vầy

Thay vì hàng chục bài tập toán, văn, nhiều bài tập về nhà dịp Tết học sinh thấy "vui thiệt vui". Khi bài tập Tết trở thành những khoảnh khắc gắn kết gia đình, chúng không còn là áp lực mà trở thành niềm vui chung. ...

Đề nghị có cơ chế đặc thù giao đất, cho thuê đất thu hút các nhà đầu tư giáo dục

Cử tri đề nghị nghiên cứu cơ chế đặc thù trong giao đất, cho thuê đất ở lĩnh vực xã hội hóa giáo dục để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư phát triển giáo dục. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã...

Sửa quy định hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay đang trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung nghị định quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm. Bộ Giáo dục...

2025 là thời điểm khởi động nhiều việc lớn

(NLĐO)- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh năm 2025 với ngành giáo dục là thời điểm khởi động nhiều việc lớn ...

Những mong mỏi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT năm 2025

(Dân trí) - "Năm 2024 ghi dấu sự quyết liệt trong chính sách đầu tư giáo dục, học phí, hỗ trợ nhà giáo. Tôi mong rằng những chính sách hiệu quả này tiếp tục được thực hiện trong năm 2025 và những năm tiếp theo". Trên đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn về những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong ngày đầu năm mới.Mong xã hội thấu hiểu, chia sẻ với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Du lịch sinh thái ở trại rắn lớn nhất miệt vườn

Trại rắn Đồng Tâm được xem là “vương quốc” của các loài rắn ở Việt Nam. Thời gian qua nơi đây đang bảo tồn hàng nghìn con rắn thuộc hơn 50 loài khác nhau, trong đó có nhiều loài rắn cực hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Đặc biệt, đây còn là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút hàng chục ngàn du khách mỗi năm… ...

Gần 120 ngàn khách du lịch đến Huế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng khách đến Huế ước đạt hơn 118.600 lượt, doanh thu từ du lịch ước đạt 178 tỷ đồng. Ngày 1/2, thông tin từ Sở Du lịch thành phố Huế cho biết,...

Hội họa Công Quốc Hà

Công chúng yêu nghệ thuật sẽ nhớ mãi một hội họa Công Quốc Hà với những bức tranh vẽ phố và phụ nữ mang đậm một tinh thần Hà Nội. Cũng như một người làm cho nghệ thuật sơn mài trở lên hiện đại và lấp lánh. ...

Tổng Thư ký LHQ gửi lời chúc mừng Xuân Ất Tỵ tới lãnh đạo và nhân dân Việt Nam

Nhân dịp ngày làm việc đầu tiên của năm Ất Tỵ 2025, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới lãnh đạo và nhân dân Việt Nam. Ngày 30/1/2025 (tức mùng...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Tổng Bí thư Tô Lâm căn dặn, công tác tuyên truyền phải được chú trọng bằng nhiều hình thức cụ thể, sinh động, thiết thực để đông đảo quần chúng nhân dân hiểu về mục đích, ý nghĩa của Tết trồng cây. ...

Bài đọc nhiều

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân sử dụng giáo viên chưa đảm bảo tiêu chuẩn

(NLĐO) – Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng chỉ ra hàng loạt vi phạm tại Trung tâm Anh ngữ Thiên Lập Nhân (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng). ...

Viết gì để học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt, công thành danh toại?

Khởi bút đầu năm (tân niên khai bút/ tân xuân khai bút) là một hoạt động tự thân của mỗi người với mong muốn công việc sẽ được tốt đẹp hanh thông trong suốt năm và cuộc đời. ...

Trường Đại học Thủ Dầu Một thu sai quy định của sinh viên 37 tỷ đồng

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước xác định trường Đại học Thủ Dầu Một đã thu học phí của sinh viên cao hơn mức trần quy định. Cụ thể, năm học 2020-2021 và 2021-2022, Trường Đại học Thủ Dầu Một chưa tự chủ tài chính, do đó mức thu học phí được thực hiện theo quy định của Nhà nước là Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, trường lại thu...

Cùng chuyên mục

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

Những lớp học “chạy” ở TP HCM đón đầu kỳ thi tốt nghiệp

(NLĐO)- Bắt nguồn từ mô hình lớp nhằm giải quyết yêu cầu dạy các môn tự chọn, những lớp học "chạy" ở TP HCM ngày càng được nhân rộng ...

Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh hội nhập, ngành kế toán đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, không ngừng nâng cao năng lực tiếng Anh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu. Đó cũng là mục tiêu đào tạo ra những kế toán...

Bộ giáo dục Anh bối rối vì phụ huynh sẵn sàng cho con nghỉ học đi chơi vì ‘cuộc đời ngắn ngủi quá’

Bộ trưởng Giáo dục Anh Bridget Phillipson đã cảnh báo các bậc phụ huynh phải đảm bảo con mình đến trường hoặc phải đối mặt với hậu quả, sau khi số lượng gia đình bị phạt vì vi phạm quy định nghỉ học trong học kỳ cao kỷ lục. ...

Sự giàu có về cảm xúc của thầy cô “cắm đảo”

“Tôi nghĩ rằng, các thầy cô vùng sâu, vùng xa, hải đảo họ “giàu có” hơn chúng ta rất nhiều, họ "giàu có" về mặt cảm xúc, tình cảm”, PGS.TS Trần Thành Nam – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ. ...

Mới nhất

Doanh nghiệp Việt đừng ngại vào thị trường châu Mỹ

Thị trường châu Mỹ đã trở nên dễ thâm nhập hơn kể từ khi có Hiệp định CPTPP, song khoảng cách địa lý và rào cản ngôn ngữ khiến đa phần doanh nghiệp Việt vẫn e ngại tiếp cận thị trường này. Đã qua thời khó nhưng nỗi lo vẫn còn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên...

Sân bay đông khách quay lại sau Tết

Nhà ga nội địa sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu ghi nhận lượng khách quay trở lại sau Tết đông đúc. Taxi, xe công nghệ ở sân bay được yêu cầu tăng 25% số lượng xe để đáp ứng nhu cầu khách. ...

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt...

Hoa đào bung nở “khoác áo mới” đẹp như tranh tại huyện miền núi Bình Định

Hàng trăm cây hoa đào ở làng K3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) đang nở rộ những ngày đầu năm khiến khung cảnh nơi đây đẹp như tranh vẽ. Huyện miền núi Vĩnh Thạnh cũng đã lên kế hoạch tổ chức Lễ hội hoa đào sắp tới đây. Đến với hội hoa đào, du khách...

Mới nhất