Trang chủDu lịchẨm thựcCách bảo quản bánh chưng không bị mốc, an toàn vệ sinh...

Cách bảo quản bánh chưng không bị mốc, an toàn vệ sinh dịp Tết

Cách bảo quản bánh chưng không bị mốc, an toàn vệ sinh là gì? Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn bánh mốc vì sẽ sinh độc tố.


Cách bảo quản bánh chưng không bị mốc, an toàn vệ sinh là gì? Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn bánh mốc vì sẽ sinh độc tố.

Cách bảo quản bánh chưng không bị mốc, an toàn vệ sinh dịp Tết là vấn đề nhiều người nghĩ tới vì bánh chưng là món ăn truyền thống trong dịp Tết, tuy nhiên, nếu không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị mốc. Nhiều gia đình có thói quen cắt bỏ phần mốc, sử dụng phần còn lại. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo không nên ăn bánh mốc vì sẽ sinh độc tố. Dưới đây là cách bảo quản bánh chưng không bị mốc, an toàn vệ sinh.

Nhiều gia đình có thói quen cắt bỏ phần mốc, sử dụng phần còn lại. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo không nên ăn bánh mốc vì sẽ sinh độc tố. Vậy đâu là cách bảo quản bánh chưng không bị mốc, an toàn vệ sinh?

Nhiều gia đình có thói quen cắt bỏ phần mốc, sử dụng phần còn lại. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo không nên ăn bánh mốc vì sẽ sinh độc tố. Vậy đâu là cách bảo quản bánh chưng không bị mốc, an toàn vệ sinh?

Ăn bánh chưng bị mốc dễ bị ngộ độc

Theo TS Trương Hồng Sơn – Phó Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, mặc dù bánh chưng là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết, nhưng người bị thừa cân, béo phì cần hạn chế ăn loại thực phẩm này.

Theo khuyến nghị, một người bị béo phì chỉ nên ăn 200-250g chất bột đường mỗi ngày tương đương 2 miếng bánh chưng được chia thành 8 phần, đồng thời khi đã ăn bánh chưng cần giảm các thực phẩm chứa tinh bột khác.

Một vấn đề khiến nhiều người lo ngại là việc bảo quản bánh chưng ngày Tết. Với thời tiết miền Bắc, bánh dễ mốc, miền Nam, bánh dễ ôi thiu.

Với thời tiết miền Bắc, bánh dễ mốc; thời tiết miền Nam thì bánh dễ ôi thiu.

Với thời tiết miền Bắc, bánh dễ mốc; thời tiết miền Nam thì bánh dễ ôi thiu.

Để bảo quản bánh chưng không bị mốc, ôi thiu, TS Trương Hồng Sơn lưu ý các gia đình ngay từ khâu chế biến đến lựa chọn nguyên liệu. Lá gói bánh cần được làm sạch và phơi thật ráo nước.

Bánh sau khi nấu chín nên rửa lại bằng nước sạch, ép bằng vật nặng cho ra hết nước và làm bánh chắc hơn; cất bánh ở nơi khô ráo, thoáng gió tránh cho bánh không bị ẩm mốc.

Chuyên gia cũng cho biết, hiện nay, phương pháp hút chân không để bảo quản bánh chưng cũng rất phổ biến. Cách làm này không chỉ giúp cất trữ bánh hợp vệ sinh mà còn hạn chế côn trùng, bụi bẩn. Với cách bảo quản bằng hút chân không, bánh chưng có thể bảo quản được 5-10 ngày trong điều kiện bình thường.

Tuy nhiên, cách tốt nhất bảo quản bánh chưng là để trong ngăn mát tủ lạnh. Bánh chưng khi để ở nhiệt độ phòng có thể bảo quản trong 3-4 ngày và thời gian sẽ giảm đi khi trời nồm, ẩm ướt. Trong khi đó, bảo quản ngăn mát tủ lạnh có thể để được 15-20 ngày.

Nếu không kịp ăn hết bánh chưng, các gia đình có thể bảo quản trong ngăn đá, tuy nhiên khi rã đông nên bỏ xuống rã đông từ từ trong ngăn mát và sau đó có thể luộc, hấp lại để bánh đỡ sượng.

Vào tháng Giêng, thời tiết thường nắng nóng kèm theo độ ẩm cao, thêm vào đó bánh chưng là món ăn có độ ẩm cao, có chứa thịt và chất béo nên là môi trường thích hợp giúp vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Nếu ăn bánh chưng bị thiu chua, mốc meo có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm, gây hại cho sức khỏe.

“Với bánh chưng bị mốc lá hoặc mới mốc một góc, người dân nên loại bỏ, không nên ăn vì độc tố aflatoxin do nấm mốc sinh ra có thể xâm nhập vào bên trong bánh gây ngộ độc. Thêm vào đó, một số loại vi khuẩn, nấm mốc sau khi chết vẫn tiết ra độc tố gây ra ngộ độc cho người sử dụng” – TS Trương Hồng Sơn cảnh báo.

Cách bảo quản bánh chưng không bị mốc

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho hay, với nhiều thành phần kết hợp trong bánh chưng cộng với thời tiết nồm ẩm của mùa Xuân miền Bắc, bánh chưng rất dễ bị ôi thiu, lên mốc khiến người ăn có thể bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Khi bánh chưng bị mốc, nấm mốc sẽ sản sinh ra các loại độc tố, đặc biệt là aflatoxin. Loại độc tố này rất nguy hiểm, có thể gây tổn thương gan, thậm chí gây ung thư gan nếu ăn phải trong thời gian dài.

Việc ăn phải bánh chưng mốc có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn… Các triệu chứng thường gặp khi ăn phải bánh chưng mốc: ngộ độc thực phẩm, tổn thương gan…

Một số người khi thấy bánh chưng có dấu hiệu mốc thường cắt bỏ phần mốc, giữ phần bánh còn lại để ăn hoặc rán lên ăn. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo, dù cắt bỏ phần mốc, độc tố vẫn có thể lan tỏa vào các phần bánh khác, khiến toàn bộ bánh không còn an toàn để ăn.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, khi bánh chưng có các dấu hiệu chảy nước, có mùi ôi, xuất hiện nhớt ở vỏ bánh… thì không nên luộc lại mà phải bỏ đi do lúc này vi khuẩn đã xâm nhập, làm hỏng bánh. Ăn vào rất dễ ngộ độc.

Bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh là cách tốt nhất giúp bánh lâu hỏng trong suốt những ngày Tết vì thời gian này thời tiết thường nóng, ẩm, dễ khiến bánh bị mốc, thiu khi để bên ngoài.

Bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh là cách tốt nhất giúp bánh lâu hỏng trong suốt những ngày Tết.

Bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh là cách tốt nhất giúp bánh lâu hỏng trong suốt những ngày Tết.

Tuy nhiên, cách bảo quản này sẽ làm cho bánh chưng nhanh bị lại gạo hơn, khi sử dụng phải hấp hoặc rán lại. Có thể bảo quản bánh chưng ngày Tết trong ngăn mát tủ lạnh vào khoảng 5 – 10 độ C. Nếu không thể ăn hết một cái bánh, bạn chỉ nên bóc vỏ phần bánh có thể ăn, phần còn lại bọc kĩ bằng màng bọc thực phẩm.

Để bảo quản bánh chưng thơm ngon ngày Tết, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn cho người dân cách luộc và bảo quản bánh chưng thơm ngon trong những ngày Tết. Muốn bánh chưng có thời gian sử dụng lâu, cần chú ý đến ngay từ khâu chế biến. Lá dong dùng để gói bánh cần phải được rửa thật kỹ và để ráo nước, lau khô bằng khăn sạch; rửa bánh chưng sau khi nấu chín; ép bánh; treo bánh nơi thoáng má; bảo quản trong tủ lạnh.





Nguồn: https://nongsanviet.nongnghiep.vn/cach-bao-quan-banh-chung-khong-bi-moc-an-toan-ve-sinh-dip-tet-d419414.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hương vị Tết của đồng bào Tày, Nùng ở Bình Phước

Vào mỗi dịp xuân về, bên cạnh những lễ hội, những làn điệu hát then, hát lượn... thì đồng bào Tày, Nùng, không...

Những lợi ích sức khỏe của món mứt gừng ngày Tết

Mứt gừng là một món ăn truyền thống trong ngày Tết ở Việt Nam, không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều...

‘Báu vật xanh’ giữa đại ngàn sương phủ

Lào Cai Xã Tả Thàng, huyện Mường Khương bảng lảng trong sương mù. Nơi đây, những cây chè cổ thụ vươn mình kiêu...

Bánh beng, biểu tượng đặc trưng của đồng bào Pa Kô, Vân Kiều

Vào dịp Tết Nguyên đán, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở Quảng Trị vẫn giữ được phong tục gói bánh beng. Đây...

Cắt bánh chưng nên dùng lạt hay dao thì tốt hơn?

Cắt bánh chưng bằng lạt là phương pháp truyền thống được ông cha ta xem là chuẩn mực; liệu có nên tránh việc...

Bài đọc nhiều

Những món ăn ngày Tết giúp ‘cứu cánh’ sau những cao lương mỹ vị

GĐXH - Sau những ngày Tết, món ăn ngon, giải ngán nhưng đơn giản và tiện lợi chắc chắn là điều mà nhiều người đua nhau tìm kiếm. ...

Đặc sản may mắn miền Tây vừa ‘ra lò’ đã hết, khách đổ xô tìm mua, ăn dịp đầu năm

Không chỉ được xem như đặc sản nức tiếng miền Tây với hương vị hấp dẫn, món ăn này còn hút khách vì được tin rằng có thể cầu may, mang lại nhiều tài lộc, may mắn trong năm mới. Theo quan niệm dân gian, các món ăn từ cá có thể đem lại may mắn cho năm mới. Bởi trong tiếng Hán, cá có cách phát âm giống từ “dư”. Vì vậy, nhiều người tin ăn cá vào đầu...

Những quán ăn giải ngấy mở cửa xuyên Tết ở Hà Nội, có nơi không phụ thu

Để giải ngấy dịp đầu năm, thực khách có thể tham khảo một số quán ăn mở cửa xuyên tết Ất Tỵ ở Hà Nội như phở Biên, bún riêu Huỳnh Anh, xôi Thủy, bánh cuốn nóng Kim Liên… Nếu đang tìm kiếm một số quán ăn mở cửa xuyên tết Ất Tỵ ở Hà Nội, thực khách có thể tham khảo những địa chỉ được bạn Nguyễn Trần Phong Vũ (ở Hà Nội) gợi ý dưới đây. Không chỉ phục...

Cà đắng lòng gà đùm lá chuối, đi Gia Lai nhiều nhưng bạn đã thử chưa?

Ẩm thực của người Jrai - dân tộc thiểu số đông nhất tại tỉnh Gia Lai - luôn mang đậm dấu ấn độc đáo với những món ăn dân dã nhưng đậm chất văn hóa truyền thống. Không chỉ là món ăn, cà đắng,...

Cùng chuyên mục

Mộc mạc giò lụa Gia Kiệm

Giò lụa theo chân những người con đất Bắc di cư vào miền Nam lập nghiệp và góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của tỉnh Đồng Nai. ...

Những mâm cỗ cúng đặc biệt của các mẹ đảm khiến ai nấy tròn mắt ngợi khen

GĐXH - Những mâm cỗ cúng đẹp như tranh của các mẹ đảm luôn nhận được những lời khen ngợi trên các diễn đàn nhờ sự chăm chút, vừa sáng tạo vừa đậm chất truyền thống. ...

Khách Nhật xếp hàng thưởng thức 1 món ăn ở Hà Nội, suốt bữa liên tục nói 1 từ

Lần đầu nếm thử món ăn nổi tiếng ở Hà Nội, vị khách Nhật Bản liên tục khen ngon, nhận xét nước dùng ngọt thanh và thịt bò mềm, đậm đà hương vị. Những ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, chuẩn bị bước sang năm mới Ất Tỵ 2025, Zoro (đến từ Nhật Bản) có chuyến du lịch 4 ngày 3 đêm ở Hà Nội. Ngoài tới chùa cầu may, tận hưởng không khí cuối năm nhộn nhịp của người...

Những lợi ích sức khỏe của món mứt gừng ngày Tết

Mứt gừng là một món ăn truyền thống trong ngày Tết ở Việt Nam, không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều...

Quán bún riêu lâu đời ‘chém’ khách 1,2 triệu đồng mùng 1 Tết?

Ngay mùng 1 Tết, mạng xã hội Thread xôn xao trước thông tin một quán bún riêu tại Hà Nội 'chém' khách 400.000 đồng một tô khiến nhiều người phẫn nộ. Dòng trạng thái của gia đình chủ quán khiến tranh luận một lần...

Mới nhất

Nam Định: Tấp nập người dân, du khách đến đền Trần du Xuân Ất Tỵ 2025

Theo Trưởng Ban quản lý Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần-Chùa Tháp, tỉnh Nam Định, những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, Khu di tích đón hàng nghìn lượt khách đến thăm quan, chiêm bái, du Xuân.Hà Nam: Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024Nam Định: Dòng người tấp nập đổ...

Bác sĩ chia sẻ cách kiểm soát rượu, bia ngày tết

Uống rượu, bia ngày tết là một phần của văn hóa giao tiếp và chúc mừng đã có từ rất lâu đời trong...

Vận động quyên góp quất cảnh sau Tết để phủ xanh các vườn dạo

(NLĐO) - Đoàn thanh niên Quận đoàn Sơn Trà, TP Đà Nẵng sẽ hỗ trợ vận chuyển miễn phí các cây quất được quyên góp, để trồng...

8 thực phẩm rẻ tiền giúp thải độc sau Tết cực tốt, đang bán đầy chợ Việt

GĐXH - Thanh lọc cơ thể bằng những thực phẩm tự nhiên, sẵn có để bảo vệ sức khỏe là một trong những việc nên làm sau Tết. ...

Xuất khẩu rau quả giảm 5,2%, chuyên gia hiến kế để các quả đặc sản Việt Nam bán tốt sang Trung Quốc

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), trong tháng 1/2025 xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 416 triệu USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Ở...

Mới nhất