Trang chủKinh tếNông nghiệpSơn La đánh thức "kho vàng" trên đất dốc, trở thành tỉnh...

Sơn La đánh thức “kho vàng” trên đất dốc, trở thành tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn nhất nhì miền Bắc

Từ việc đẩy mạnh phát triển cây ăn quả, áp dụng tiến bộ khoa học vào canh tác, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.

Clip: Sơn La đẩy mạnh phát triển cây ăn quả.

Vùng đất biên giới trồng cây ăn quả ra trái vụ

Rời thành phố Sơn La, chúng tôi đi dọc tuyến quốc lộ 4G từ xã Mường Sai đến Chiềng Khương, Chiềng Khoong, Nà Nghịu, Chiềng Sơ của huyện Sông Mã. Đến đâu, chúng tôi cũng thấy màu xanh ngút ngàn của các loại cây ăn quả như: Nhãn, xoài, cam, bưởi,… được nông dân áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun sương tự động, vừa giảm chi phí lao động mà năng suất lại cao.

Đặc biệt, từ những vựa cây ăn quả của huyện biên giới Sông Mã đã cho ra những sản phẩm nông sản trái vụ, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với phương thức canh tác truyền thống. Nhất là mô hình nhãn trái vụ, hiện nay, toàn huyện có 1.000 ha nhãn rải vụ, trái vụ, tập trung tại các xã Chiềng Khoong, Chiềng Khương, Nà Nghịu, Mường Lầm, Chiềng Cang…

Về mạnh đất Sơn La đầu đâu cũng bắt gặp màu xanh ngút ngàn của các loại cây ăn quả - Ảnh 1.

Huyện Sông Mã (Sơn La) là một trong những địa phương có diện tích cây ăn quả lớn của tỉnh Sơn La. Ảnh: Văn Ngọc

Như đã hẹn trước, chúng tôi đến thăm HTX Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh tại xã Chiềng Khoong (Sông Mã, Sơn La). HTX có 13 thành viên với quy mô sản xuất 50 ha cây ăn quả, trong đó 36 ha nhãn. Có thể thấy đây là một trong những HTX tiêu biểu về phát triển cây ăn quả của huyện Sông Mã.

Dẫn chúng tôi thăm vườn, ông Lê Danh Phúc, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh chia sẻ: HTX có 10 ha nhãn chín sớm, rải vụ. Những năm qua, để nâng cao chất lượng, năng suất các loại cây trồng, HTX đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để nhãn chín sớm, rải vụ đem lại hiệu quả cao hơn.

Cùng với xuất bán quả tươi, vào vụ nhãn, HTX còn thu mua gần 50 tấn quả/ngày để chế biến long nhãn. Long nhãn được sấy bằng công nghệ lò sấy hơi, sản phẩm bảo đảm chất lượng và mẫu mã đẹp, được phân phối tại siêu thị BigC Thăng Long, VinMart Hà Nội và xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc.

Về mạnh đất Sơn La đầu đâu cũng bắt gặp màu xanh ngút ngàn của các loại cây ăn quả - Ảnh 3.

Vườn cây ăn quả của HTX Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh tại xã Chiềng Khoong (Sông Mã, Sơn La). Ảnh: Văn Ngọc

Ứng dụng tiến bộ khoa học vào phát triển cây ăn quả

Chia tay mảnh đất biên giới Sông Mã, chúng tôi đến thăm vùng trồng cây mận hậu tại xã Phiêng Khoài (Yên Châu, Sơn La). Cây mận hậu được đưa vào trồng ở Phiêng Khoài từ năm 1990, nhờ khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, cùng với việc người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng, chiết, ghép nên cây mận ra nhiều đợt hoa, cho năng suất và chất lượng quả cao.

Từ vài chục ha ban đầu, đến nay toàn xã có 2.110 ha, hiện đang là địa phương có diện tích mận lớn nhất huyện Yên Châu. Mới đây, vùng trồng mận hậu này đã được công nhận vùng mận hậu ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của tỉnh Sơn La.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch UBND xã Phiêng Khoài cho biết: Những năm qua, để cây mận hậu thực sự đem lại thu nhập ổn định cho người nông dân, xã Phiêng Khoài đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện quy hoạch, xây dựng vùng mận chuyên canh quy mô lớn, tập trung; đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mận cho nông dân trên địa bàn theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ và vận động các hộ liên kết sản xuất.

Về mạnh đất Sơn La đầu đâu cũng bắt gặp màu xanh ngút ngàn của các loại cây ăn quả - Ảnh 4.

Nông dân xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La) thu hái mận hậu. Ảnh: Văn Ngọc

Hiện nay, cả xã có 7 HTX chuyên trồng và tiêu thụ mận hậu, gồm: HTX Nông nghiệp hữu cơ Tây Bắc, HTX Dịch vụ nông nghiệp Toàn Phát, HTX Nông sản bản địa Noọng Piêu, HTX Hoa ban trắng, HTX Tân Tiến, HTX Kiên Cường, HTX Kiên Thành.

Các HTX đã ký hợp đồng liên kết sản xuất với 104 hộ dân trên địa bàn 8 bản gồm: Con Khằm, Cồn Huốt 1, Hang Mon 1, Hang Mon 2, Kim Chung 1, Kim Chung 2, Tam Thanh, Thanh Yên 2 với tổng diện tích 522,1 ha. Hiện nay, tổng sản lượng mận trong vùng đạt gần 20.000 tấn, năng suất đạt từ 12-15 tấn/ha. Từ trồng mận, nhiều gia đình đã có thu nhập 250-300 triệu đồng, có hộ thu đến 2 tỷ đồng/vụ.

Còn tại huyện Mai Sơn (Sơn La), hiện có trên 49.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, trên cơ sở điều kiện thực tế của từng địa phương, huyện đã triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ưu tiên phát triển cây ăn quả, rau màu, cây công nghiệp.

Về mạnh đất Sơn La đầu đâu cũng bắt gặp màu xanh ngút ngàn của các loại cây ăn quả - Ảnh 5.

Vùng trồng mận hậu xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (Sơn La). Ảnh: Văn Ngọc

Bà Cầm Thị Khay, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn (Sơn La), cho biết: Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bố trí cơ cấu giống phù hợp với diễn biến thời tiết và tín hiệu thị trường, bảo đảm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng của giá vật tư nông nghiệp tăng cao.

Đồng thời, phát triển sản xuất theo quy mô liền vùng, gắn với bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tiếp tục ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực của người dân, năm 2024, huyện Mai Sơn duy trì 49.880 ha cây trồng các loại, tăng 3,1% so với kế hoạch, có 11.500 ha cây ăn quả các loại; sản lượng quả đạt trên 80.000 tấn/năm. Trong năm, huyện có thêm 1 vùng xoài tại xã Hát Lót được công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng tổng số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của huyện lên con số 4, là các vùng trồng cà phê, na và xoài với tổng diện tích 1.773 ha, quy mô 2.333 hộ gia đình tham gia; trên 5.400 ha cây trồng chăm sóc theo hướng ứng dụng công nghệ cao; 2.700 ha cây ăn quả sản xuất theo hướng hữu cơ… Bình quân giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác đạt 92,3 triệu đồng/ha/năm, tăng 5% so với năm 2023.

Về mạnh đất Sơn La đầu đâu cũng bắt gặp màu xanh ngút ngàn của các loại cây ăn quả - Ảnh 6.

Vùng trồng dâu tây tại xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Ảnh: Văn Ngọc

Sơn La phát triển cây ăn quả bền vững

Bà Cầm Thị Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La cho biết: Sơn La đã có hơn 8.200 ha cây trồng được công nhận sản xuất hữu cơ và sản xuất theo hướng hữu cơ. Trong đó, 187 ha cây trồng được cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ; gần 400 ha cam, bưởi, lúa được chứng nhận chuyển đổi hữu cơ; cấp 216 mã số vùng trồng; xây dựng, duy trì 288 chuỗi nông sản, thủy sản an toàn; xây dựng 7 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Mộc Châu, Mai Sơn và Yên Châu.

Về mạnh đất Sơn La đầu đâu cũng bắt gặp màu xanh ngút ngàn của các loại cây ăn quả - Ảnh 7.

Những năm gần đây, tỉnh Sơn La đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học vào phát triển các loại cây ăn quả. Ảnh: Văn Ngọc

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Sơn La đã hỗ trợ 89 doanh nghiệp, HTX triển khai 24 mô hình sản xuất xoài, nhãn, chanh leo, na, thanh long, cam, bưởi… với tổng kinh phí trên 15 tỷ đồng. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách; tuyên truyền, vận động sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học; hướng dẫn tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn để ủ phân vi sinh, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La đã tham mưu cho tỉnh chỉ đạo quy hoạch, phát triển vùng sản xuất hữu cơ chuyên canh lớn, có giá trị kinh tế cao. Trong đó, hỗ trợ tổ chức, cá nhân liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thụ sản phẩm quả xoài, cam, lê theo hướng hữu cơ với diện tích trên 400 ha. Đồng thời, triển khai 2 chuỗi giá trị mới, sản xuất theo hướng hữu cơ đối với na sầu riêng, mít Thái, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm quy mô liên huyện.

Về mạnh đất Sơn La đầu đâu cũng bắt gặp màu xanh ngút ngàn của các loại cây ăn quả - Ảnh 8.

Đến nay, sản phẩm trái cây của tỉnh Sơn La được nhiều thị trường đón nhận. Ảnh: Văn Ngọc

Quyết tâm cao, hướng đi đúng, bức tranh sản xuất cây ăn quả tỉnh Sơn La đang ngày càng được thể hiện rõ nét. Cùng với xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hữu cơ, tỉnh Sơn La đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ sản phẩm, kết nối thị trường.

Đồng thời, tiếp tục xây dựng kế hoạch sản xuất cây ăn quả đảm bảo phù hợp điều kiện sản xuất từng địa phương, phù hợp định hướng phát triển kinh tế – xã hội, từ đó nâng cao mức sống cho người nông dân.





Nguồn: https://danviet.vn/son-la-danh-thuc-kho-vang-tren-dat-doc-tro-thanh-tinh-co-dien-tich-cay-an-trai-lon-nhat-nhi-mien-bac-20250130103915937.htm

Cùng chủ đề

Cháy lớn quán lẩu rồi lan sang tiệm thuốc tây ở TPHCM, nhiều tài bị thiêu rụi

Ngọn lửa bùng phát từ quán lẩu ở quận 7 (TPHCM) rồi bốc cháy lớn, lan sang tiệm thuốc tây liền kề làm nhiều tài sản bị thiêu rụi. Trưa nay (21/2), Công an quận 7 vẫn đang phối hợp với các bên liên quan phong tỏa, khám nghiệm hiện trường vụ cháy lớn trên đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Phú. Hơn 4h sáng cùng ngày, người dân phát hiện lửa bùng phát bên trong quán lẩu nằm trên đường...

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 có gì đặc biệt?

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 9/3 đến 13/3/2025 tại tỉnh Đắk Lắk với nhiều hoạt động hấp dẫn. Đưa Đắk Lắk trở thành điểm đến cà phê thế giới Sáng ngày 21/2/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức buổi họp báo thông tin về việc tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội cà phê...

Lúa tươi xu hướng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 21/2 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, mặt hàng gạo nguyên liệu tăng nhẹ, lúa xu hướng giảm. Giá lúa gạo hôm nay ngày 21/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều. Một số mặt hàng gạo nguyên liệu tăng nhẹ, giá lúa tươi có xu hướng giảm so với ngày hôm qua. ...

Bạn trẻ Hàn Quốc tới TP.HCM lội sình trồng cây, kết nối hữu nghị

Các tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ TP Seoul (Hàn Quốc) và Hội Chữ thập đỏ TP.HCM (Việt Nam) đang có chuyến giao lưu tại TP.HCM từ ngày 16 đến 23-2. Sẽ trở lại Việt NamTrải nghiệm các hoạt động tình nguyện cùng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ấn tượng 3 nam sinh có thành tích “khủng”, cùng nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

3 em Thân Thế Công, Đại học Bách khoa Hà Nội; Hoàng Xuân Bách, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên; Nguyễn Hữu Tiến Hưng, Trường THPT chuyên Bắc Ninh mới đây được nhắc tên vinh danh trong giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024". ...

Gỡ bất cập nội tại, đưa ngành tôm bứt phá

Dự báo trong năm nay, ngành tôm nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn khi giá đầu vào tăng cao, giá tôm biến động theo chiều hướng giảm. Vì vậy, Bộ NNPTNT đề nghị các tỉnh nuôi tôm trọng điểm cần xây dựng kế hoạch chi tiết, chuẩn...

Một xã của tỉnh Thái Bình, nông dân có 100 cái lồng nuôi đủ các loại cá ngon, có người thu 4 tỷ/năm

Tỉnh Thái Bình có điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng thế mạnh có nhiều dòng sông chảy qua; những năm qua, nhiều hộ dân ở các địa phương đã phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông, trở thành hướng đi hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. ...

Hơn 130.000 thí sinh đăng ký thi ĐGNL ĐHQG TP.HCM đợt 1

Sau 30 ngày mở cổng đăng ký đợt 1, đã có hơn 130.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2025 của ĐHQG TP.HCM. ...

Hỗ trợ vaccine phòng cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi từ nguồn ngân sách năm 2025

Năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục hỗ trợ vaccine phòng cúm gia cầm và dịch tả lợn châu Phi từ nguồn ngân sách nhà nước. ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

Những mô hình giá trị kinh tế cao Thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Nội phối hợp với các địa phương đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ. Chia sẻ về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương thông tin, năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng thành công nhiều mô hình khuyến...

Một xã ở Yên Bái đang là vùng quê đáng sống, đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới nâng cao

Năm 2020, xã Minh Xuân (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đạt chuẩn nông thôn mới. Dù bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 (YAGI), nhưng đến cuối năm 2024 xã Minh Xuân tiếp tục khẳng định vị thế khi...

Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

Những ngày này, vùng núi cao Bắc Kạn đâu đâu cũng rộn ràng không khí chào đón Xuân. Những cánh rừng già xanh tốt, những ruộng lúa, đồi ngô chín vàng... là minh chứng cho cuộc sống thanh bình, khởi sắc của người dân nơi đây. “Trái ngọt” từ chính sách tín dụng vì người nghèo của Đảng Chính sách an sinh xã hội ngày càng toàn diện ...

Nông thôn mới Quảng Bình, dân nhận tiền tỷ đền bù rồi chi tiêu thế nào mà làng đẹp như phim?

Nhiều vùng nông thôn mới Quảng Bình ven tuyến cao tốc Bắc – Nam đang "thay da đổi thịt, dân đổi đời" với các căn nhà hai tầng, nhà vườn khang trang đẹp như phim nhờ gây dựng từ tiền đền bù giải...

Vịt bầu Phủ Quỳ, con đặc sản thịt thơm ngon, nổi tiếng nhất Nghệ An, nhà nào nuôi bán là trúng lớn

Vịt bầu cổ ngắn hay gọi là vịt bầu Phủ Quỳ nuôi ở xã Châu Thôn, huyện Quế Phong là con đặc sản Nghệ An nổi tiếng. Nay, người dân nuôi vịt đặc sản theo hướng hàng hóa bán với giá cao mà nhà hàng, khách sạn tranh nhau mua, giúp...

Cùng chuyên mục

Gỡ bất cập nội tại, đưa ngành tôm bứt phá

Dự báo trong năm nay, ngành tôm nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn khi giá đầu vào tăng cao, giá tôm biến động theo chiều hướng giảm. Vì vậy, Bộ NNPTNT đề nghị các tỉnh nuôi tôm trọng điểm cần xây dựng kế hoạch chi tiết, chuẩn...

Một xã của tỉnh Thái Bình, nông dân có 100 cái lồng nuôi đủ các loại cá ngon, có người thu 4 tỷ/năm

Tỉnh Thái Bình có điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng thế mạnh có nhiều dòng sông chảy qua; những năm qua, nhiều hộ dân ở các địa phương đã phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông, trở thành hướng đi hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. ...

Hỗ trợ vaccine phòng cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi từ nguồn ngân sách năm 2025

Năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục hỗ trợ vaccine phòng cúm gia cầm và dịch tả lợn châu Phi từ nguồn ngân sách nhà nước. ...

Loại cá xuất hiện dày đặc, dân Phú Yê đánh tàu đi 1 đêm bắt được hàng tấn, lãi ngay 20-40 triệu

Những ngày gần đây, nhiều tàu cá của ngư dân Phú Yên sau một đêm khai thác trở về có thể đánh bắt được 2-3 tấn cá cơm, có tàu đạt sản lượng 5-7 tấn. Với giá bán dao động khoảng 12.000-15.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi tàu lãi khoảng 20-40...

Đây là một nghề đang “hái ra tiền” ở Cao Bằng, lao động nghèo có việc làm, thu nhập tốt hơn

Nhiều hội viên, nông dân tại Tp Cao Bằng đã mạnh dạn đầu tư thiết bị máy móc để làm bún phở khô và từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Các cơ sở sản xuất còn liên kết thu mua nguyên...

Mới nhất

Bộ trưởng Trần Hồng Minh nêu 5 giải pháp để ngành Xây dựng hoàn thành nhiệm vụ được giao

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh, Bộ sẽ tiếp tục tạo đột phá mạnh mẽ hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn lực; tháo gỡ nút thắt, vướng mắc của nhiều dự án; nỗ lực hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc, sân bay Long Thành... ...

Các khoản phụ cấp, trợ cấp, thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân

Tiền lương, tiền công là khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN), song cũng có một số khoản phụ cấp, trợ cấp không phải nộp thuế. Bà Đặng Thị Huyền Trang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn thuế Savitax, cho biết, trong số các khoản phụ cấp, trợ cấp không phải nộp thuế TNCN,...

Những điểm nhấn trong kế hoạch hợp tác phát triển Bình Định – TP.HCM năm 2025

Tỉnh Bình Định và TP.HCM sẽ triển khai thỏa thuận hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp, thương mại, đầu tư, du lịch, y tế... ...

Cần bảo đảm an toàn và đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết

Chúng tôi nhận thấy, việc các em không được đến trường đang gây ra nhiều hệ luỵ như: các em không theo kịp chương trình học, đảo lộn việc sắp xếp giờ dạy học của nhà trường, do...

Mới nhất