Trang chủChính trịNgoại giaoVai trò tất yếu của Đảng Cộng sản trong lịch sử Việt...

Vai trò tất yếu của Đảng Cộng sản trong lịch sử Việt Nam


Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được chứng minh trên thực tế với những thành công to lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như trong việc xây dựng uy tín quốc tế của Việt Nam.

Vai trò tất yếu của Đảng Cộng sản trong lịch sử Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa đất nước đi qua nhiều mô hình kinh tế khác nhau. (Nguồn: TTXVN)

Trong công cuộc Đổi mới của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng và là một lịch sử tất yếu của đất nước.

Trên đây là nhận định của ông Veeramalla Anjaiah, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (CSEÁ (CSEAS) có trụ sở tại Indonesia, trong cuộc trao đổi với phóng viên tại Jakarta nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025).

Nhìn lại quá trình phát triển của Việt Nam, nhà nghiên cứu Veeramalla Anjaiah nêu rõ Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa đất nước đi qua nhiều mô hình kinh tế khác nhau, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường trong khi vẫn duy trì định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc đổi mới vào năm 1986.

Theo ông Veeramalla Anjaiah, trải qua thời gian, mô hình này đã chứng tỏ sự phù hợp với bối cảnh đất nước, các điều kiện, tiềm năng về nguồn lực, con người và các yếu tố khác. Sự chuyển đổi này đã thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đáng kể, đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Tuy nhiên, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới hiện nay và trong quá trình phát triển tiếp theo, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức như tham nhũng.

Khi khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước là rất tích cực và mang tính xây dựng, nhà nghiên cứu này nhắc lại phát biểu của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Argentina Victor Gorodeki Kot mới đây rằng: “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được chứng minh trên thực tế với những thành công to lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong việc xây dựng uy tín quốc tế của Việt Nam.”

Đánh giá về cuộc đấu tranh chống tham nhũng với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như sự phát triển của đất nước, ông Anjaiah cho rằng chiến dịch chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được triển khai quyết liệt.

Nhà nghiên cứu này khẳng định đây là một nỗ lực của Đảng trong việc củng cố lòng tin của người dân vào chính quyền và sự lãnh đạo của Đảng.

Hiện nay, Việt Nam đang tham gia tích cực vào những vấn đề chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có phòng, chống tham nhũng.

Ông Anjaiah cho rằng điều đó sẽ góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị và đan xen lợi ích với các đối tác. Vì vậy, Việt Nam luôn chú trọng đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp, các thỏa thuận hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm với các nước; phối hợp chặt chẽ về việc hỗ trợ tư pháp với các quốc gia và tổ chức quốc tế để xử lý các đối tượng phạm tội tham nhũng.

Trên thực tế, công cuộc phòng, chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực đã góp phần khẳng định sự nghiêm minh của pháp luật cũng như hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước ở Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, chiến dịch chống tham nhũng đang được tiếp tục thực hiện cùng với các mục tiêu lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam là tập trung vào phát triển kinh tế của đất nước.

Hiện Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rằng đất nước đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên mới – “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.”

Ông Anjaiah cho rằng “kỷ nguyên mới” này biểu thị một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bằng những thành tựu to lớn về tiến bộ chính trị, xã hội và văn hóa trong nhiều thập kỷ. Đó là giai đoạn được thúc đẩy bởi quyết tâm mạnh mẽ và sự tự tin để vượt qua thách thức và theo đuổi khát vọng vĩ đại.

Nhìn lại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đặt ra mục tiêu chiến lược cho Việt Nam là đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, nhà nghiên cứu Indonesia cho rằng, giai đoạn từ năm 2021-2045 đánh dấu một kỷ nguyên chuyển đổi của đất nước, dựa trên một thế kỷ đấu tranh cách mạng và phát triển đất nước kể từ năm 1975.

Cũng theo ông, mục tiêu tăng trưởng ít nhất 10% mỗi năm trong 20 năm tới để hiện thực hóa tham vọng trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 dựa trên cơ sở những thành quả và tiềm năng của đất nước, và Việt Nam có thể đạt được mục tiêu này.

Nhà nghiên cứu giải thích, các trọng tâm mà Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra tập trung vào các vấn đề cơ sở và rất thực tế nhằm đạt được các mục tiêu, trong đó có ưu tiên đầu tư hoàn thiện các hệ thống cơ sở hạ tầng chiến lược và trọng điểm quốc gia, chẳng hạn như các dự án đường bộ, đường sắt tốc độ cao, cảng biển, sân bay, cơ sở hạ tầng năng lượng và các sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển điện và năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng hydro và năng lượng hạt nhân. Đây đều là những lĩnh vực phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và một quốc gia cần hướng tới trong con đường phát triển của mình.





Nguồn

Cùng chủ đề

Báo chí Hà Nội tập trung tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ Thành phố

Kinhtedothi - Chiều 20/2, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí TP tháng 3/2025. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản chủ trì hội nghị. Hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích Báo cáo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy...

Đoàn kết với Cuba là trách nhiệm và đạo lý

(NLĐO)- Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đối với Việt Nam, đoàn kết, ủng hộ và hợp tác với Cuba là trách nhiệm và đạo lý ...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bí thư Quảng Tây của Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm chào mừng và đánh giá cao đồng chí Trần Cương đến thăm, làm việc tại Việt Nam đầu tiên ngay sau khi đảm nhiệm chức vụ Bí thư Khu ủy Quảng Tây. Chiều 18/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Trần Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bí thư Quảng Tây, Trung Quốc

Chiều 18/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Trần Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bí thư Khu ủy Quảng Tây Trần Cương

NDO - Chiều 18/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đồng chí Trần Cương, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. NDO - Chiều 18/2, tại Trụ sở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao máy bay chiến đấu tàng hình F-35 bị tỷ phú Elon Musk cho “lên thớt”?

Chương trình máy bay chiến đấu tàng hình F-35 trị giá 2 nghìn tỷ USD có khả năng bị cắt giảm khi Ban Hiệu suất chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk đứng đầu tiến hành điều tra sổ sách của Lầu Năm Góc.

Ghé thăm Uljin – “thủ phủ” cua tuyết của Hàn Quốc

Vào mùa Đông, những con cua tuyết ở Uljin (Hàn Quốc) sẽ có hương vị ngon ngọt và đậm đà nhất, hấp dẫn hàng chục nghìn người yêu thích hải sản ghé thăm.

Các ngoại trưởng Nga và Trung Quốc gặp nhau, Moscow sắp đón “bạn quý”

Ngày 20/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc hội đàm song phương bên lề cuộc họp Ngoại trưởng Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Nam Phi.

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Dỡ bỏ một loạt hạn chế với dòng vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đang kỳ vọng điều gì?

Trung Quốc đã cam kết cho phép nhiều công ty, doanh nghiệp quốc tế tham gia sâu hơn vào các lĩnh vực như viễn thông, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trong nỗ lực mới nhất nhằm thu hút và giữ chân đầu tư nước ngoài giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị với nền kinh tế hàng đầu thế giới ngày càng trầm trọng.

Bài đọc nhiều

Giá cà phê bật “chế độ tự động tăng giá”, chuyên gia phân tích thực tế thế nào?

Trong tháng 1, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 134 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 729 triệu USD, tăng 5% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với tháng 12/2024, so với tháng 1/2024 giảm 43,7% về lượng và tăng 0,3% về trị giá, theo Tổng cục Hải quan.

OPEC+ có thành viên mới

Ngày 18/2, Bộ trưởng Khoáng sản và năng lượng Brazil Alexandre Silveira cho biết, quốc gia này đã quyết định gia nhập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+).

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025

Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ nhất của Đảng bộ Chính phủ đặt nền móng cho tổ chức và hoạt động của Đảng bộ Chính phủ trong giai đoạn mới.

Mỹ cần đất hiếm của Ukraine để rời xa Trung Quốc?

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn tiếp cận các mỏ khoáng sản của Ukraine để đổi lấy viện trợ quân sự trong tương lai. Với giới phân tích, điều đó không hoàn toàn bất ngờ. Từ lâu, nền kinh tế lớn nhất thế giới và các nước phương Tây khác đã "để mắt" đến nguồn khoáng sản phong phú của Kiev.

Làng rèn Đa Sỹ – điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế

Không khí tại đây luôn sôi động, với những nhịp búa đập rộn ràng và tiếng kim loại vang vọng không ngừng, tạo nên một không gian lao động hối hả nhưng cũng đầy tính nghệ thuật. Du khách nước ngoài trải nghiệm các công đoạn làm dao tại làng rèn Đa Sỹ dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân.  Anh Simon Vandromme, một du khách người Pháp, không giấu nổi sự háo hức khi được tham gia...

Cùng chuyên mục

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Dỡ bỏ một loạt hạn chế với dòng vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đang kỳ vọng điều gì?

Trung Quốc đã cam kết cho phép nhiều công ty, doanh nghiệp quốc tế tham gia sâu hơn vào các lĩnh vực như viễn thông, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trong nỗ lực mới nhất nhằm thu hút và giữ chân đầu tư nước ngoài giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị với nền kinh tế hàng đầu thế giới ngày càng trầm trọng.

Giá tăng cao, nhà vườn có lãi, người dân phấn khởi vào mùa thu hoạch

Giá tiêu hôm nay 21/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.000 – 162.500 đồng/kg.

Giá vàng tăng “dựng đứng”, chính thức vượt 2.950 USD, một điều gì đó rất lớn sắp xảy ra?

Giá vàng hôm nay 21/2/2025: Giá vàng thế giới đã đạt mức cao kỷ lục trong bối cảnh chính sách kinh tế bất ổn, đặc biệt là chính sách khó đoán của chính quyền Mỹ. Nhu cầu trú ẩn tăng cao phản ánh sức mạnh bền vững của giá vàng, dù đôi khi có vài phiên chốt lời. Giá vàng trong nước tăng ngày thứ tư liên tiếp vượt mốc 92 triệu đồng/lượng.

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia chủ trì buổi họp thường kỳ Nhóm phụ nữ ASEAN

Buổi họp của Nhóm phụ nữ ASEAN là dịp để Việt Nam quảng bá các nét văn hóa truyền thống, đồng thời tăng cường kết nối, giao lưu giữa nữ cán bộ, phu nhân các nước ASEAN.

Mới nhất

15 trưởng phòng, trưởng công an huyện ở Hà Nội xin nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO)- Trong số 59 cán bộ công an TP Hà Nội xin nghỉ hưu trước hạn tuổi có 15 cán bộ là trưởng phòng, trưởng công an...

Quy hoạch cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Khương Thượng và phụ cận 

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 820/QĐ-UBND về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Khương Thượng và phụ cận, tỷ lệ 1/500. Theo đó, vị trí khu đất nghiên cứu lập Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể...

Loại cá xuất hiện dày đặc, dân Phú Yê đánh tàu đi 1 đêm bắt được hàng tấn, lãi ngay 20-40 triệu

Những ngày gần đây, nhiều tàu cá của ngư dân Phú Yên sau một đêm khai thác trở về có thể đánh bắt được 2-3 tấn cá cơm, có tàu đạt...

Lập đoàn kiểm tra trách nhiệm hiệu trưởng về quản lý dạy thêm học thêm

Phòng GD-ĐT quận 7, TP.HCM đã thành lập đoàn kiểm tra trách nhiệm hiệu trưởng các trường học về công tác quản lý...

Mới nhất

Bạc nối đà tăng cao