Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Năm khởi đầu thực hiện Chiến lược...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Năm khởi đầu thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn mới

2025 là năm Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn tất chu trình đầu tiên đổi mới căn bản toàn diện giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12 theo Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng và Nghị quyết 88 của Quốc hội. Đây cũng là năm khởi đầu tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã chia sẻ với báo chí về những công việc ngành sẽ tập trung triển khai trong năm mới.

minh-thu-2(1).png

Thưa Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, xin ông chia sẻ về những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm 2025?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Năm 2025, ngành Giáo dục có nhiều công việc, nhiệm vụ phải làm để tiếp tục hành trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Trong đó, nhiệm vụ lớn là Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan để hoàn thiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Kết luận số 91-KL/TW ngày 10/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Sau khi Chương trình hành động được ban hành sẽ là xây dựng các kế hoạch và bắt tay vào triển khai.

Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trong quá trình hoàn thiện để ngay đầu năm 2025 có thể ban hành Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Cùng với Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91 của Bộ Chính trị, Chiến lược phát triển giáo dục sẽ là căn cứ quan trọng cho những bước phát triển tiếp theo của giáo dục và đào tạo.

noi-dung-doan-van-ban-cua-ban.png

Nếu như năm 2024 được coi là năm đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước thì nửa đầu năm 2025 với những công việc cần phải làm tốt như kết thúc học kỳ II, thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học cao đẳng… mới có thể khép lại được chu trình đầu tiên này. Sau 4 năm triển khai trên thực tế, năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành tổng kết giai đoạn đầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để đặt ra những mục tiêu, giải pháp đổi mới có chiều sâu hơn cho giai đoạn tiếp theo.

Trong nửa đầu năm 2025, dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội khóa XV lần thứ 2 tại Kỳ họp thứ 9. Xác định đây là việc lớn nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tập trung cao cho việc hoàn thiện dự thảo sau lần đầu lấy ý kiến Quốc hội. Chúng tôi mong rằng những tâm huyết, ấp ủ về một dự thảo Luật sẽ phát triển được lực lượng nhà giáo, gỡ vướng được cho hàng loạt các vấn đề về quản lý nhà giáo trong suốt thời gian qua… sẽ thuyết phục được đại biểu Quốc hội, thuyết phục được xã hội. Không chỉ chúng tôi mà hơn 1,6 triệu nhà giáo cả nước đang ngóng chờ thời điểm Luật Nhà giáo chính thức được thông qua và đi vào cuộc sống. Cùng với đó, chúng tôi sẽ rà soát Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp để xem xét sửa đổi, bổ sung.

da10.2.jpg
Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trong quá trình hoàn thiện để ngay đầu năm 2025 có thể ban hành Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn 2045. (Ảnh minh họa: Vietnam+)

Khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hoàn thành chu trình đầu tiên, lại là lúc Chương trình giáo dục mầm non mới sẽ được triển khai thí điểm tại 20 tỉnh/thành phố trong cả nước. Năm 2025 sẽ đánh dấu bước khởi đầu của đổi mới giáo dục mầm non – cấp học nền tảng nhưng còn nhiều khó khăn nhất hiện nay.

Đất nước đang bước vào “kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc,” mới đây Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; trước đó Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi và còn nhiều những chủ trương, chính sách lớn khác. Ngành Giáo dục xác định rõ trọng trách trong giai đoạn quan trọng này, bởi mọi “đột phá” muốn thành công đều phải bắt đầu từ con người, từ nguồn nhân lực.

Cùng với các ban, bộ, ngành, địa phương, năm 2025 cũng sẽ là năm Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành giáo dục tập trung cho việc tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý. Trước mắt, chúng tôi đang tổ chức thực hiện việc sáp nhập, tiếp nhận các đơn vị, đầu mối theo chỉ đạo của Trung ương. Và đối với nhóm công việc này sẽ có nhiều việc phải làm trong năm 2025.

minh-thu-2(2).png

– Ngày 31/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vậy Chiến lược này có ý nghĩa như thế nào với ngành trong thời gian tới, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là một bước quan trọng để thể chế hóa, tiếp tục quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XIII, Kết luận số 91/KL-TW ngày 12/08/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030.

Chiến lược này tiếp tục khẳng định quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước và cần được ưu tiên đầu tư; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất, đặc biệt là năng lực đổi mới và sáng tạo của người học, thực hiện tốt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội; đẩy mạnh xã hội học tập; chủ động hội nhập quốc tế.

vna_potal_chap_canh_khoi_nghiep_cho_hoc_sinh_dak_lak__7467281.jpg
Nguồn nhân lực chất lượng là yếu tố tiên quyết cho giai đoạn phát triển sắp tới. (Ảnh: Vietnam+)

Chiến lược khẳng định mục tiêu của giáo dục và đào tạo là vì con người và hạnh phúc của con người, phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và nguồn lực của sự phát triển, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu tổng quát là phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế – xã hội trong kỷ nguyên mới. Đến năm 2030, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới.

Với ngành giáo dục, năm 2025 sẽ là năm khởi đầu, năm tập trung tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm sớm đạt được các mục tiêu mà Chiến lược đặt ra, góp phần quan trọng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới.

vna_potal_ha_tinh_gan_27800_hoc_sinh_lop_1_no_nuc_tuu_truong_7552856.jpg

– Với rất nhiều nhiệm vụ quan trọng được đặt ra trong năm 2025, nhân dịp đầu năm mới, Bộ trưởng có gửi gắm gì đến các cán bộ, giáo viên, học sinh trong toàn ngành cũng như với phụ huynh và xã hội?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Có thể coi 2025 là năm bản lề, bởi nhiều công việc, nhiệm vụ của năm khi hoàn thành sẽ tạo nền tảng, tạo đà cho quá trình phát triển trong 05 năm tiếp theo. Với nhiều công việc, nhiệm vụ phải làm trong năm 2025, tôi mong rằng toàn ngành đã nỗ lực sẽ tiếp tục nỗ lực để hoàn thành tốt nhất các công việc, nhiệm vụ đã đặt ra.

Năm 2024 ghi dấu về sự quyết liệt trong các chính sách đầu tư, quan tâm tới giáo dục từ trung ương tới địa phương; rất nhiều địa phương đã ban hành chính sách đặc thù về học phí, về chính sách cho nhà giáo, về đầu tư cơ sở vật chất… để thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo. Tôi mong rằng những quan tâm, những chính sách quyết liệt, hiệu quả này sẽ tiếp tục được thể hiện trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Tôi cũng mong rằng, sự đồng hành, thấu hiểu, chia sẻ của xã hội với ngành giáo dục đã nhiều sẽ nhiều hơn nữa.

Nhân dịp năm mới, tôi gửi tới các cán bộ, giáo viên, nhân viên đã và đang công tác trong ngành giáo dục lời chúc mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc. Chúc các em học sinh, sinh viên có một năm mới với nhiều niềm vui, sự tiến bộ và thành quả trong học tập.

– Xin cảm ơn Bộ trưởng!

noi-dung-doan-van-ban-cua-ban-1-.png



Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nam-2025-nam-khoi-dau-thuc-hien-chien-luoc-phat-trien-giao-duc-giai-doan-moi-post1008354.vnp

Cùng chủ đề

Người phụ nữ mắc ung thư vú cùng lúc ở cả hai bên

NDO - Bệnh nhân 68 tuổi mắc ung thư vú cùng lúc ở cả hai bên một cách đầy bất ngờ. Đây là một dạng bệnh lý vô cùng hiếm, chỉ chiếm khoảng 0,2% trong tổng số các ca ung thư vú. Bà P.T.Y (Long Biên, Hà Nội) ban đầu tình cờ thấy một vết máu hồng nhỏ trên áo lót nhưng không cảm thấy đau hay khó chịu nên chủ quan bỏ qua. Một tháng sau,...

Bệnh cúm cần nhập viện khi có các triệu chứng nghiêm trọng

Cúm mùa là bệnh lý truyền nhiễm do virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, bao gồm ba nhóm chính: A, B, và C. Bệnh cúm cần nhập viện khi có triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao kéo dài trên 3 ngày, khó thở, đau ngực, môi tím tái. Tin mới y tế ngày 7/2: Bệnh cúm cần nhập viện khi có các triệu chứng nghiêm trọngCúm mùa là bệnh lý truyền nhiễm do virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae...

Ôtô nổ 2 lốp sau khi đi qua khe co giãn bị bung trên cao tốc

(NLĐO)- Nhiều ôtô khi lưu thông trên tuyến cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn qua Thanh Hóa đã bị nổ lốp khi đi qua khe co giãn bị bung bật ...

Giá USD tự do và ngân hàng cùng tăng mạnh

(NLĐO) – Các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá USD tăng mạnh so với trước đó. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội: Đến Lễ hội làng Triều Khúc xem múa điệu "Con đĩ đánh bồng"

Lễ hội làng Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội, là 1 trong những lễ hội truyền thống của Thủ đô, gắn liền với lịch sử, đậm nét văn hóa tâm linh người Việt, trong đó đặc sắc là điệu múa "Con đĩ đánh bồng."Hội làng Triều khúc: Nam nhân trang điểm, múa “Con đĩ đánh bồng” duyên dáng Hội làng Triều Khúc tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Phùng HưngĐình làng Triều Khúc trở thành "vịnh" sau trận mưa...

Vì sao Đà Nẵng lọt top 10 điểm đến ẩm thực 2025 do Michelin Guide bình chọn?

Các chuyên gia từ Michelin Guide đánh giá các nhà hàng, quán ăn ở thành phố biển này hài hòa giữa phong cách quán vỉa hè và nhà hàng hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu ẩm thực từ bình dân đến cao cấp...Đà Nẵng phát hành hộ chiếu ẩm thực để du khách khám phá Food TourQuảng bá những điểm đến tuyệt đẹp của Việt Nam tới du khách Hong KongMichelin Guide tiếp tục thêm thành phố Đà...

Du lịch Việt đạt kỷ lục mới về khách quốc tế ngay trong tháng đầu năm 2025

Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2025, du lịch Việt đã lập kỷ lục mới với 2,1 triệu lượt khách ngoại, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2024 và cao hơn đến 37,8% so với cùng kỳ năm 2019.Du lịch “vượt bão” tạo sức bật vươn mình: Chớ “ngủ quên” trên chiến thắng Du lịch Việt Nam “bội thu” sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán dài 9 ngàyDu lịch Việt 2025: Cơ hội vươn mình “cất cánh” trong kỷ...

KakaoTalk "thống trị" thị trường mạng xã hội Hàn Quốc

Ứng dụng nhắn tin KakaoTalk tiếp tục giữ vững vị trí số 1 tại Hàn Quốc, bám sát nút là nền tảng phát trực tuyến YouTube và ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Kết quả khảo sát mới nhất do Quỹ Báo chí Hàn Quốc công bố đã hé lộ những "cái tên" đang "làm mưa làm gió" trên thị trường mạng xã hội “xứ sở kim chi.” Ứng dụng nhắn tin KakaoTalk tiếp tục...

Tinh gọn bộ máy: Quảng Ngãi có 256 cán bộ, viên chức xin nghỉ hưu trước tuổi

Quảng Ngãi có 256 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của 36 cơ quan, đơn vị đăng ký xin nghỉ hưu trước tuổi, trong đó, có 21 cán bộ thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ngãi Đặng Minh Thảo cho biết, đến ngày 5/2, địa phương có 256 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của 36 cơ quan, đơn...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Lâm Đồng chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng giáo viên trước ngày 7-2

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo hỏa tốc xử lý thưởng cho giáo viên theo nghị định 73 trước ngày 7-2. Chiều 5-2, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cùng chuyên mục

Dự Luật Nhà giáo mới nhất: Bỏ đề xuất giáo viên được tăng 1 bậc khi xếp lương lần đầu

Ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết dự Luật Nhà giáo mới nhất chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương với giáo viên khi xếp lương lần đầu. Sáng 7-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý...

Bổ sung quyền của nhà giáo được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp

Dự thảo Luật Nhà giáo được đề xuất bổ sung quyền của nhà giáo được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở giáo dục đại học thành lập hoạt động trong lĩnh vực phát...

ĐHQG TP HCM đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng

(NLĐO)- ĐHQG TP HCM đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng trong giai đoạn 2025- 2030. Riêng 2 năm 2025, 2026 mời và bổ nhiệm 50 giáo sư thỉnh giảng. ...

Là đòi hỏi chính đáng?

Với sự việc hơn 4.000 giáo viên Hà Nội gửi tâm thư điều chỉnh chính sách thu nhập tăng thêm, chuyên gia cho rằng đây là đòi hỏi chính đáng nhưng cần nhìn một bức tranh tổng thể hơn... ...

Thời gian công bố môn thứ ba thi vào lớp 10 tại Hà Nội

Ngày 6/2, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, vào cuối tháng 3/2025 sẽ công bố môn thi thứ ba vào lớp 10.

Mới nhất

Cơ hội để kinh tế Việt Nam bứt phá

Góp mặt trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nên việc sửa đổi Luật Hoá chất được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội bứt phá cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Hoá chất - ngành công nghiệp quan trọng Theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), hóa...

Xuất khẩu thuỷ sản khả quan trong tháng đầu năm

Trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024, đây là một kết quả khả quan. Xuất khẩu thủy sản khả quan đầu năm Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt...

Giá kim loại quý suy yếu

Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, giá kim loại quý quay đầu suy yếu trong khi các mặt hàng kim loại cơ bản được hỗ trợ. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch...

Mỹ cần đất hiếm của Ukraine để rời xa Trung Quốc?

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn tiếp cận các mỏ khoáng sản của Ukraine để đổi lấy viện trợ quân sự trong tương lai. Với giới phân tích, điều đó không hoàn toàn bất ngờ. Từ lâu, nền kinh tế lớn nhất thế giới và các nước phương Tây khác đã "để mắt" đến nguồn khoáng sản phong phú của Kiev.

Mới nhất

Giá kim loại quý suy yếu