Trang chủNewsDu lịchMùa xuân trên đường xuyên Việt

Mùa xuân trên đường xuyên Việt

Có dịp lái xe đi dọc chiều dài đất nước mới thấy những thành phố, làng mạc, con đường chuyển mình nhanh chóng thế nào, đặc biệt là dải đất ven biển miền Trung. Dù chưa liền mạch nhưng trục cao tốc Bắc Nam hơn hai ngàn cây số như con rồng uốn lượn đưa đất nước vào kỷ nguyên mới đã rõ hình hài, rút ngắn rất nhiều thời gian di chuyển giữa TPHCM và Hà Nội.

Cao tốc 3
Một đoạn đường cao tốc đi qua miền Trung. Ảnh: Đoàn Xá.

Tôi đã nghĩ rằng không có địa điểm du lịch nào đẹp bằng lái xe đi dọc chiều dài đất nước, dù lộ trình chỉ là từ TPHCM đi Hà Nội và ngược lại. Và cũng không có tuyến du lịch nào thú vị bằng hành trình ngồi ôm vô lăng trải nghiệm dọc dài đất nước. Từ những toà cao tốc, chung cư chọc trời ở thành phố mới Thủ Đức cho tới những cánh đồng thanh long bạt ngàn xứ Bình Thuận, cánh đồng điện gió, đàn dê cừu lặng lẽ trên thảo nguyên bao la ở Ninh Thuận cho tới vịnh biển màu xanh thăm thẳm Khánh Hoà, Phú Yên hay những dải núi chập trùng ở Bạch Mã, Hải Vân đều là trải nghiệm tuyệt vời. Càng đi càng thấy đất nước đẹp như một bức tranh với muôn vàn những gam màu và đặc trưng riêng biệt. Khi đi qua dãy núi Hải Vân cũng là lúc cảm nhận được sự thay đổi rõ ràng của trời đất. Đó không chỉ là miền Bắc và miền Nam mà dường như là sự chuyển giao của mùa xuân và mùa hè, của xứ nóng và xứ lạnh. Từ Nam ra Bắc, khi qua dải núi Hải Vân là cảm nhận được cái không khí lành lạnh luồn qua khe cửa kính báo hiệu sự chuyển giao của trời đất ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế. Nó khác rất nhiều cái nóng oi ả ở bên kia của thành phố Đà Nẵng. Càng đi về phía Bắc ngày cuối năm, những cánh đồng khô nẻ và hàng cây trụi lá mùa đông đang ủ mình chờ đợi những cơn mưa phùn mùa xuân để bung chồi nảy lộc càng nhiều hơn. Và nếu hành trình từ Nam ra Bắc những ngày giáp tết là thưởng thức cái se se lạnh và mùa đồng miền Bắc thì ngược lại, hành trình từ Bắc vào Nam những ngày sau tết sẽ vô cùng thú vị, với những rừng cây xanh mơn mởn ở màu mạ non ở Kỳ Anh, Đồng Hới, Đông Hà hay Hương Trà, Phú Vang… cho tới những bãi biển rực rỡ nắng vàng ở miền Nam Trung bộ. Có cảm giác như trong hành trình xuyên Việt ấy, bốn mùa của trời đất đã tràn qua, chạy từ phía trước và hun hút phía sau lưng chứ không chỉ riêng là mùa xuân. Đó là sự thú vị mà không dễ gì tìm thấy ở những nơi khác.

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025 này, nhiều nhóm cộng đồng bạn học, đồng hương, đồng nghiệp, bạn bè… trên mạng xã hội đã sôi nổi bàn luận, chia sẻ kinh nghiệm lái xe xuyên Việt về quê. Mọi người chia sẻ cho nhau về lộ trình để có thể vừa lái xe an toàn, vừa có chỗ dừng nghỉ chân, dừng nghỉ đêm hay thậm chí cả những quán ăn, nơi có “view đẹp” để có thể ghé lại trong chốc lát vừa nghỉ ngơi, vừa tham quan thắng cảnh. Dù chưa đầy đủ nhưng hành trình từ TPHCM tới Hà Nội thường được gọi một cách gần đúng là xuyên Việt. Với tôi, một người sinh ra và lớn ở một làng nhỏ ven dòng sông Đáy nơi ngoại thành Hà Nội nhưng 15 năm nay sinh sống ở TPHCM, lái xe xuyên Việt ngày cuối năm để về quê ăn tết là một trải nghiệm đầy thú vị, đáng nhớ. Thực sự, chưa bao giờ lái xe xuyên Việt lại dễ dàng và thuận lợi như hiện nay. Bởi những trục đường cao tốc Bắc-Nam đang được nối dài ra từng ngày. Nếu đoạn đường cao tốc đầu tiên ở phía Nam (cũng là đầu tiên cả nước) từ TPHCM đi Trung Lương (tỉnh Tiền Giang) dài gần 65km bắt đầu đưa vào khai thác năm 2010 và tới 10 năm sau, tức năm 2020 ở khu vực phía Nam cũng chỉ có thêm 100km đường cao tốc nữa. Nhưng chỉ từ năm 2020 tới nay (khoảng 4 năm), quãng đường này đã là hơn 650km. Nói vậy để thấy tốc độ xây dựng đường cao tốc đang nhanh hơn bao giờ hết, giúp cho những vùng đất dường như được kéo gần lại nhau hơn. Nhưng những trải nghiệm trên đường thì lại nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc sở hữu một chiếc ô tô cá nhân dễ dàng đang khiến cho nhiều người ở các tỉnh thành phía Nam lái xe về miền Trung, miền Bắc ngày càng phổ biến hơn. Ở một khía cạnh nào đó, đường cao tốc không chỉ kết nối các thành phố, làng mạc, những rừng núi, biển cả… mà còn kéo tất cả lại gần hơn.

Cao tốc 2
Một đoạn cao tốc Bắc-Nam với đồi núi, vịnh biển và cánh đồng điện mặt trời.

Cách đây chỉ 5 năm thôi, khi thực hiện một chuyến công tác từ TPHCM ra tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi đã phải lên kế hoạch chuẩn bị cả tuần lễ. Bởi không có đường bay nên chỉ còn lựa chọn tàu lửa và xe khách, với thời gian di chuyển chừng mười bốn giờ đồng hồ. Cộng thêm thời gian di chuyển tới nhà ga tàu lửa, tôi đã mất ngót nghét gần một ngày trời để tới được nơi mình cần. Thế nhưng trong chuyến hành trình xuyên Việt mới đây, thời gian để lái xe từ TPHCM tới Quảng Ngãi thật bất ngờ. Bắt đầu từ TPHCM lúc sáng sớm mà tôi vẫn kịp ăn trưa bên bờ sông Vệ với món cá bống kho tiêu trứ danh, tô canh don ngọt lịm và những chiếc ram bắp vàng ươm. Đường cao tốc đã không chỉ rút ngắn thời gian mà còn làm cho lộ trình di chuyển thêm nhẹ nhàng hơn, bớt căng thẳng rất nhiều so với di chuyển trên quốc lộ cùng chặng đường.

Nhưng điều đặc biệt hơn nữa của hành trình xuyên Việt là mùa xuân đặc trưng ở những vùng đất đi qua. Dù có thể không dừng lại, không ngồi xuống trực tiếp cùng những cư dân địa phương thì cũng dễ dàng nhận thấy, hay mua được các đặc sản ven đường mình đi qua. Như qua vùng Cam Lâm (Khánh Hoà) thì cơ man nào là chuối, xoài rồi sang Phú Yên những ngày cuối năm là hoa lay ơn. Bạt ngàn hoa lay ơn màu đỏ, hồng, phấn vàng… bày bán ven đường quốc lộ. Nếu lay ơn là đặc sản của vùng đất Phú Yên thì cách đó hơn một trăm cây số, hoa mai vàng là đặc sản vùng An Nhơn, Bình Định. Hàng ngàn chậu mai vàng xếp lên ven đường quốc lộ để chở vào Nam ra Bắc tiêu thụ. Với kỹ thuật chăm sóc tiên tiến, mai vàng không còn là cây hoa đặc trưng “xứ nóng” phương Nam nữa mà nhiều người ở Hà Nội cũng trưng dịp tết. Tôi đã nhớ buổi sáng sớm ngày cuối năm, trời se se lạnh và tất cả trời đất ở thị xã An Nhơn, một đô thị nhỏ bé của dải đất miền Trung như được nhuộm vàng bởi sự rực rỡ của các chậu mai. Từ những chậu mai để bàn nhỏ bé được uốn tỉa cầu kỳ cho tới những cây mai “cố cụ” tuổi đời vài chục năm đang chực chờ bung nở cao vài mét. Mai vàng dường như ở khắp nơi, không chỉ ven đường bởi phía sau đó, lẫn trong ruộng đồng, nhà cửa là những vườn mai đang được chăm sóc để chờ tiêu thụ. Mai vàng An Nhơn đang dần trở thành thương hiệu của vùng đất này. Rồi lái xe qua Huế, Đông Hà, Đồng Hới… cũng có vô vàn các đặc sản khác níu chân người. Những chả bò Đà Nẵng, mè xửng xứ Huế, kẹo cu đơ xứ Nghệ… không đơn giản chỉ là món ăn được cư dân địa phương bán cho khách đi đường. Nó như gói cả mùa xuân trong những hương vị đặc trưng ấy, rồi theo tuyến đường thiên lý ra Bắc vào Nam, toả đi mọi miền đất nước.

Đất nước, trên khắp mọi miền đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới. Và không nơi đâu thấy rõ hình hài, sự thay đổi bằng những cung đường cao tốc trải dài hun hút, vươn ra khắp mọi miền Tổ quốc. Trong đó trục cao tốc Bắc-Nam chính là một hành trình không chỉ giúp cho những chuyến lái xe xuyên Việt dễ dàng, thuận lợi hơn mà còn là nơi để chúng ta có thêm những trải nghiệm về đất nước, về mùa xuân và những điều đặc biệt. Bởi cảm giác ngồi ôm vô lăng băng qua những ruộng đồng, thành phố, làng mạc, thảo nguyên hay biển xanh… ngày mùa xuân thật là một điều đặc biệt.



Nguồn: https://daidoanket.vn/mua-xuan-tren-duong-xuyen-viet-10298950.html

Cùng chủ đề

Áo len, cardigan là ‘chân ái’ trong những ngày xuân se lạnh

Trong số những món đồ đặc trưng của mùa lạnh thì áo len, cardigan chính là thiết kế...

Hết tết còn xuân, áo dài vẫn giữ vẹn nét duyên đầu năm

Mùa tết đã qua đi, dư âm của sắc xuân vẫn còn đọng lại trong từng khung cảnh,...

Công sở đầu năm ‘bừng sáng’ cùng váy dài và quần ống rộng

Váy dài và quần ống rộng luôn là những món "bảo bối" hiệu quả nhất của chị em...

Niềm vui đường mới ngày xuân

Do không có sự phối hợp đồng bộ nên nhà thầu thi công dự án chỉnh trang đô thị ở TP Hạ Long có thời điểm gặp khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các đơn vị liên quan, người dân đã được đi trên con đường mới khang trang đúng dịp Tết. ...

Tỏa sáng ngày xuân với vẻ đẹp dịu dàng của váy xòe

Váy xòe không chỉ là món đồ quen thuộc trong tủ đồ của phái đẹp mà còn là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sắp khai hội đền thờ Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam

Lễ hội đền thờ Lý Nam Đế, là Hoàng đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 9/2, tức 12 tháng Giêng. Theo thông tin của Trung tâm Văn hóa TP. Phổ Yên (Thái Nguyên),...

Xuân về bàn việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Đã thành thông lệ, vào những ngày đầu năm mới, các khu dân cư trên địa bàn Hà Nội lại tổ chức hội nghị đại biểu nhân dân bàn chuyện xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Các ý kiến góp ý tập trung bàn bạc, xây dựng các thiết chế văn hóa, quy ước, hương ước của địa phương để xây dựng khu dân cư ngày càng văn minh, giàu đẹp. ...

Nét đẹp văn hóa lễ chùa đầu năm

Lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt. Mọi người đến chùa dâng hương, cầu một năm mới bình an, hạnh phúc và may mắn... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người trẻ đến chùa với tâm thế hình thức, chạy theo xu hướng mà chưa hiểu sâu sắc về ý nghĩa của tín ngưỡng. ...

Động lực để các trường hoàn thiện hơn

Năm 2025, Việt Nam có 9 trường đại học (ĐH) vào bảng xếp hạng ĐH THE 2025, nhiều hơn 3 trường so với năm 2024. Thông qua các bảng xếp hạng hàng đầu, các trường nhận được đánh giá theo các tiêu chuẩn quốc tế, từ đó xác định được những điểm mạnh và chưa mạnh để thúc đẩy, có mục tiêu, chiến lược, nhằm nâng cao năng lực, chất lượng của các hoạt động. ...

Băn khoăn siết dạy thêm, học thêm

Mặc dù ngày 14/2 quy định về siết dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) mới có hiệu lực, nhưng nhiều trường học tại Hà Nội đã nghiêm túc chấp hành. Dẫu thế, việc dừng dạy thêm, học thêm trong nhà trường có nguy cơ gây bất cập cho nhiều phía: Nhà trường, phụ huynh, học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp. ...

Bài đọc nhiều

Du khách dự lễ "mở cổng trời" ở huyệt đạo thiêng

Rạng sáng mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ, hàng nghìn du khách hành hương về Khu di tích Am Tiên ở thị trấn Nưa, Thanh Hóa, để dự lễ "mở cổng trời" cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc, Năm Mới bình an.Hà Nội: Làng Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm dịp đầu XuânTưng bừng Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Ất Tỵ năm 2025 Khai hội chùa Hương Xuân Ất...

ưu đãi du xuân đặc biệt hấp dẫn tại Đà Nẵng

(Tổ Quốc) - Tết vẫn rực rỡ tại Sun World Ba Na Hills, Đà Nẵng, khi Lễ hội hoa tulip và không gian văn hóa cổ truyền sẽ tiếp tục kéo dài đến hết tháng 2/2025. Đặc biệt, du khách chọn khám phá Bà Nà về đêm từ sau 19h sẽ...

Hà Nội: Làng Thị Cấm rộn ràng thi kéo lửa, thổi cơm dịp đầu Xuân

Đến hẹn lại lên, hội thổi cơm thi làng Thị Cấm được tổ chức không chỉ để tưởng nhớ vị tướng có công đánh giặc ngoại xâm, mà còn là dịp tụ họp của bà con lối xóm trong không khí tập thể, gần gũi.10 lễ hội lớn du khách không nên bỏ lỡ khi du Xuân ở miền BắcCán bộ, công chức, viên chức không tổ chức du Xuân, chúc Tết trong giờ làmLễ hội Tịch điền Đọi...

Đẩy mạnh cải tiến sản phẩm du lịch, xem xét miễn thị thực có thời hạn cho một số nhóm du khách

(Tổ Quốc) - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, Thủ tướng đã chỉ đạo cần đẩy mạnh cải tiến sản phẩm du lịch, đồng thời nghiên cứu và bổ sung các giải pháp hỗ trợ để thu hút khách du lịch quốc tế. Một trong những biện pháp...

Cùng chuyên mục

Sắp khai hội đền thờ Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam

Lễ hội đền thờ Lý Nam Đế, là Hoàng đế đầu tiên của dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 9/2, tức 12 tháng Giêng. Theo thông tin của Trung tâm Văn hóa TP. Phổ Yên (Thái Nguyên),...

Hà Nội: Đến Lễ hội làng Triều Khúc xem múa điệu "Con đĩ đánh bồng"

Lễ hội làng Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội, là 1 trong những lễ hội truyền thống của Thủ đô, gắn liền với lịch sử, đậm nét văn hóa tâm linh người Việt, trong đó đặc sắc là điệu múa "Con đĩ đánh bồng."Hội làng Triều khúc: Nam nhân trang điểm, múa “Con đĩ đánh bồng” duyên dáng Hội làng Triều Khúc tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Phùng HưngĐình làng Triều Khúc trở thành "vịnh" sau trận mưa...

những cung đường du Xuân chùa Hương Tích

Kinhtedothi – Đến với chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) du khách có thể khám phá, trải nghiệm qua nhiều cung đường tạo cảm giác bất ngờ, thú vị. Hà Tĩnh: những cung đường du Xuân chùa Hương Tích ...

Nét đẹp văn hóa lễ chùa đầu năm

Lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt. Mọi người đến chùa dâng hương, cầu một năm mới bình an, hạnh phúc và may mắn... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người trẻ đến chùa với tâm thế hình thức, chạy theo xu hướng mà chưa hiểu sâu sắc về ý nghĩa của tín ngưỡng. ...

Làm gì để đón 23 triệu khách quốc tế?

Năm 2025, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 22 - 23 triệu khách quốc tế - một con số vượt trội và đòi hỏi một hệ sinh thái du lịch phải thay đổi toàn diện. Điều này không chỉ thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc phục hồi nền kinh tế hậu đại dịch mà còn phản ánh tiềm năng và sức hút của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, theo...

Mới nhất

Rùng rợn ổ rắn độc hơn 100 con ở vườn nhà ngoại ô Sydney

Hôm nay (7.2), một tổ chuyên bắt rắn của Úc thông báo đã tìm ra ổ rắn gồm 102 con rắn độc ở...

Panama chính thức rút khỏi sáng kiến Vành đai và Con đường, khẳng định không cắt đứt quan hệ với Trung Quốc

Ngày 6/2, Tổng thống Panama Jose Raul Mulino đã ra thông báo về việc nước này chính thức rút khỏi sáng kiến về cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Cơ hội để kinh tế Việt Nam bứt phá

Góp mặt trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nên việc sửa đổi Luật Hoá chất được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội bứt phá cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Hoá chất - ngành công nghiệp quan trọng Theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), hóa...

Mới nhất