Trang chủNewsThời sựHiệp ước cho tương lai

Hiệp ước cho tương lai

(NB&CL) Một trong những kỳ vọng lớn của thế giới khi bước vào năm 2025 chính là hàng chục cam kết trong “Hiệp ước cho tương lai” – văn kiện được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua hồi tháng 9/2024. Nó được kỳ vọng sẽ chuyển hóa thành hành động mạnh mẽ, tạo ra bước đột phá cho chủ nghĩa đa phương và hòa bình chung của thế giới.

Lời hiệu triệu của chủ nghĩa đa phương

Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9/2024, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua “Hiệp ước cho tương lai”, văn kiện được Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres mô tả là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, để thế giới bước tiến tới “chủ nghĩa đa phương hiệu quả hơn, toàn diện hơn, có mạng lưới hơn”.

Với hơn 50 trang và 56 mục tiêu được đề cập, hiệp ước nêu ra tầm nhìn cho hợp tác đa phương trên toàn bộ các vấn đề hàng đầu đối với thế giới hiện nay, bao gồm hòa bình và an ninh, mục tiêu phát triển bền vững, cải cách quản trị toàn cầu, biến đổi khí hậu, bình đẳng giới, trí tuệ nhân tạo (AI) và hợp tác kỹ thuật số.

hiep uoc cho tuong lai  cot moc mo duong cho su thay doi hinh 1

Biểu tượng về hòa bình và phát triển bền vững vì tương lai tại trụ sở của Liên hợp quốc ở New York, Mỹ. Ảnh: Eduardo Kobra

“Hiệp ước này là tâm huyết của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, người đặt mục tiêu đem đến một bản thiết kế mới và toàn diện cho cải cách và hợp tác đa phương”, Karen Mathiasen – Giám đốc các dự án của Trung tâm phát triển toàn cầu (CGD).

Ngay trong các điều khoản mở đầu của hiệp ước, Đại hội đồng LHQ đã cam kết thực hiện các hành động táo bạo, đầy tham vọng, nhanh chóng, công bằng và mang tính chuyển đổi để thực hiện “Chương trình nghị sự 2030” vì sự phát triển bền vững và đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo vào trọng tâm của các nỗ lực thực hiện mục tiêu đó.

Trong những điều khoản khác, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết thu hẹp khoảng cách tài trợ cho Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) ở các nước đang phát triển, để đảm bảo rằng hệ thống thương mại đa phương tiếp tục là động lực cho phát triển bền vững và đẩy nhanh cải cách cấu trúc tài chính quốc tế để tăng cường tiếng nói và đại diện của các nước đang phát triển.

Đại hội đồng cũng cam kết cải cách Hội đồng Bảo an, thừa nhận nhu cầu cấp thiết phải làm cho cơ quan này mang tính đại diện, toàn diện, minh bạch, hiệu quả, hiệu suất, dân chủ và có trách nhiệm hơn.

“Hiệp ước cho tương lai” cũng có hai phụ lục. Phụ lục đầu tiên mang tên “Hiệp ước Kỹ thuật số Toàn cầu” với mục tiêu xóa bỏ mọi khoảng cách kỹ thuật số; thúc đẩy một không gian kỹ thuật số toàn diện, cởi mở, an toàn và bảo mật, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; tăng cường quản trị quốc tế về trí tuệ nhân tạo (AI). Phụ lục thứ hai có tên “Tuyên bố về các Thế hệ Tương lai”, đặt ra một bộ nguyên tắc chỉ đạo, cam kết và hành động nhằm thúc đẩy sự ổn định, hòa bình và an ninh quốc tế; đảm bảo các xã hội hòa bình, toàn diện và công bằng trong khi giải quyết bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia cũng như nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển.

Với những nội dung ấy, “Hiệp ước cho tương lai” được xem như một chiến thắng, dù không quá lớn nhưng lại mang tính bước ngoặt của chủ nghĩa đa phương. Hoặc nói như Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, thì hiệp ước này sẽ “đưa chủ nghĩa đa phương trở lại từ bờ vực thẳm”.

Chờ những hành động cụ thể và mạnh mẽ

Trong bối cảnh chiến tranh đang lan rộng ở Trung Đông, các cuộc xung đột tàn khốc liên tục ở châu Phi và châu Âu, và sự ngờ vực giữa các quốc gia thành viên của “Nam Bán cầu” còn nhiều khó khăn về việc “Bắc Bán cầu” gồm nhiều các quốc gia giàu có không thực hiện những cam kết trước đây về chống biến đổi khí hậu, nạn đói và nghèo đói cùng cực, việc LHQ thông qua “Hiệp ước cho tương lai” là một nỗ lực quan trọng nhằm giải quyết những thách thức hàng đầu mà nhân loại đang phải đối mặt.

“Tương lai của chúng ta nằm trong tay chúng ta”, cựu Thủ tướng Cameroon, Philemon Yang – người giữ chức Chủ tịch luân phiên của Đại hội đồng LHQ nhấn mạnh tại kỳ họp thứ 79, sau khi Hiệp ước được thông qua. Theo ông, văn kiện này đại diện cho lời cam kết giải quyết các cuộc khủng hoảng trước mắt và đặt nền tảng cho một trật tự toàn cầu bền vững, công bằng và hòa bình cho tất cả các dân tộc và quốc gia. 

hiep uoc cho tuong lai  cot moc mo duong cho su thay doi hinh 2

Một số cam kết đáng chú ý trong “Hiệp ước cho tương lai”

– Chấm dứt nạn đói, xóa bỏ tình trạng mất an ninh lương thực và mọi hình thức suy dinh dưỡng.

– Đảm bảo rằng hệ thống thương mại đa phương tiếp tục là động lực cho sự phát triển bền vững.

– Đầu tư vào con người để xóa đói giảm nghèo và tăng cường lòng tin cũng như sự gắn kết xã hội.

– Tăng cường nỗ lực xây dựng xã hội hòa bình, công bằng và toàn diện.

– Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.

– Tăng cường hành động để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Nhưng muốn hiệp ước thực sự tạo ra bước ngoặt, các quốc gia đều phải hành động. Ông Richard Gowan, Giám đốc Nhóm khủng hoảng quốc tế Liên hợp quốc cho biết: “Điều quan trọng là các thành viên LHQ phải đưa ra một kế hoạch thực hiện phù hợp cho các phần có thể thực hiện được của hiệp ước, vì chúng ta thường thấy các nhà lãnh đạo thế giới ký vào những lời cam kết nghe có vẻ hay ho tại LHQ nhưng sau đó lại không thực hiện chúng”.

Theo ông Gowan, sẽ cần phải có những nỗ lực đáng kể để thúc đẩy 56 hành động đã được nhất trí trong hiệp ước. Điều này không chỉ đòi hỏi phải nêu rõ các mốc thời gian và chỉ tiêu tiến độ cụ thể, mà còn phải đảm bảo việc thực hiện đánh giá tổng thể hiệp ước thông qua một cuộc họp ở cấp nguyên thủ quốc gia.

Tuy nhiên, các quốc gia thành viên và những bên khác quan tâm đến việc đảm bảo hiệp ước được thực hiện đầy đủ sẽ có một số cơ hội hành động ngay trong những tháng và năm tới. Cùng với đó, việc Đức – một trong hai quốc gia bảo trợ của “Hiệp ước cho tương lai” – sẽ lãnh đạo nhiệm kỳ chủ tịch Đại hội đồng lần thứ 80 (năm 2025-2026), và một Tổng thư ký Liên hợp quốc mới nhậm chức vào tháng 1/2027 cũng hứa hẹn những hành động xuyên suốt của LHQ để thúc đẩy hiện thực hóa các cam kết của hiệp ước.

Một con đường thay đổi mang đến cho các thế hệ hiện tại và tương lai cơ hội xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu hiệu quả hơn, có mạng lưới hơn và toàn diện hơn, vì thế sẽ mở ra ngay từ năm 2025 này. Bởi nói như Thủ tướng Đức, Olaf Scholz thì “nếu các quốc gia không đoàn kết thực hiện hơn 50 hành động của hiệp ước, chẳng những lịch sử… mà cả những người trẻ trên toàn thế giới sẽ phán xét chúng ta”.

Quang Anh



Nguồn: https://www.congluan.vn/hiep-uoc-cho-tuong-lai–cot-moc-mo-duong-cho-su-thay-doi-post331229.html

Cùng chủ đề

Liên hợp quốc coi Việt Nam là đối tác quan trọng về chuyển đổi số và AI

Ngày 5/2, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ, đã có cuộc làm việc ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký, Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ. ...

Liên hợp quốc phản bác khi bị ông Trump chỉ trích “không làm được việc”

(Dân trí) - Liên hợp quốc lên tiếng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng cơ quan này không làm tốt nhiệm vụ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích Liên hợp quốc "không được điều hành tốt", mặc dù ông cho rằng tổ chức này có tiềm năng. Mặt khác, ông rút Mỹ khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, tiếp tục đình chỉ tài trợ cho cơ quan cứu trợ Palestine UNRWA và ra...

Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

(CLO) Ngày 4/2/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) và Cơ quan Cứu trợ và Hành động của Liên Hợp Quốc cho người tị nạn Palestine (UNRWA). ...

Mỹ có thể ngừng hợp tác với Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và tiếp tục đình chỉ tài trợ cho Cơ quan Cứu trợ Palestine (UNRWA), theo một quan chức Nhà Trắng. ...

“Làng du lịch tốt nhất” thế giới có gì khiến du khách mê mẩn?

(NLĐO) – Mùa xuân về, làng rau Trà Quế - làng du lịch tốt nhất năm 2024 khoác lên mình một diện mạo mới đầy màu sắc. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thêm một sự cố máy bay nữa xảy ra ở Nga

(CLO) Hai huấn luyện viên bay người Nga đã thiệt mạng khi chiếc máy bay của họ rơi xuống khu vực Moscow vào thứ Năm, theo các hãng tin Nga. ...

Ông Trump ‘trừng phạt’ Tòa án Hình sự Quốc tế vì truy nã quan chức Israel

(CLO) Tổng thống Donald Trump hôm thứ Năm (7/2) đã phê chuẩn các lệnh trừng phạt kinh tế và di chuyển nhắm vào những người làm việc trong các cuộc điều tra của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) về công dân Mỹ hoặc các đồng minh của Mỹ như...

Máy bay rơi ở Philippines, quân nhân Mỹ thiệt mạng

(CLO) Các quan chức cho biết một quân nhân Mỹ và ba nhà thầu quốc phòng đã thiệt mạng sau khi một chiếc máy bay nhỏ bị rơi ở Philippines hôm thứ Năm. ...

Doanh nghiệp có thực sự được hưởng lợi từ việc đề xuất giảm 30% tiền thuê đất?

(CLO) Hiện nay, các địa phương tính giá thuê đất khác nhau, có trường hợp 2 địa phương cạnh nhau nhưng cách tính chênh nhau tới 30% - 40%. Có địa phương như Bình Dương tính giá hợp lý, thế nhưng cũng có địa phương dù là tỉnh thuần nông lại...

Israel lên kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza

(CLO) Ngày 6/2, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz đã ra lệnh cho quân đội chuẩn bị kế hoạch cho phép người dân "tự nguyện rời khỏi" dải Gaza, theo truyền thông Israel đưa tin. ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Dự báo thời tiết ngày 6/2/2025: Miền Bắc sắp bước vào chuỗi ngày mưa rét

Dự báo thời tiết, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng tới Bắc Bộ từ đêm 6/2. Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to và giông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng gần sáng và sáng ngày 7/2, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Nhiệt độ hạ thấp, miền Bắc rét đậm, trời nồm ầm

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Không khí lạnh mạnh tràn xuống, miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại diện rộng. Nhiệt độ vùng núi có nơi xuống dưới 3 độ C, vùng núi cao có khả năng xuất hiện mưa tuyết và băng giá. Một đợt không khí lạnh mạnh đang tiến về phía Nam và dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nước ta trong những ngày tới. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc...

Cùng chuyên mục

Lãnh đạo Thành ủy dự phát động Tết trồng cây tại Quận Hai Bà Trưng

Kinhtedothi-Sáng nay, 7/2, tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, UBND Quận Hai Bà Trưng tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025. Dự chương trình có: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong. Cùng dự có: Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung; lãnh đạo quận...

Mặt trận triển khai 10 nhiệm vụ trọng tâm

Ngày 7/2, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk cho biết, năm 2025, MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả 10 nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình phối hợp thống nhất hành động. ...

Ôtô nổ 2 lốp sau khi đi qua khe co giãn bị bung trên cao tốc

(NLĐO)- Nhiều ôtô khi lưu thông trên tuyến cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn qua Thanh Hóa đã bị nổ lốp khi đi qua khe co giãn bị bung bật ...

Cơ hội để kinh tế Việt Nam bứt phá

Góp mặt trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nên việc sửa đổi Luật Hoá chất được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội bứt phá cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Hoá chất - ngành công nghiệp quan trọng Theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), hóa chất có mặt trong đa số các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngành công nghiệp hóa chất đã...

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý dạy thêm, học thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm. Công điện yêu cầu các địa phương hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 trong tháng 2/2025. ...

Mới nhất

Đủ cách đối phó với thuế của ông Trump

Giới quan sát nhận định thâm hụt thương mại của Mỹ trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng, khi các doanh nghiệp tranh thủ tích trữ hàng hóa để tránh thuế cao. ...

Đề xuất bổ sung thêm quy định để siết dạy thêm, học thêm

Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Mặt trận triển khai 10 nhiệm vụ trọng tâm

Ngày 7/2, lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk cho biết, năm 2025, MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả 10 nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình phối hợp thống nhất hành động. ...

Người phụ nữ mắc ung thư vú cùng lúc ở cả hai bên

NDO - Bệnh nhân 68 tuổi mắc ung thư vú cùng lúc ở cả hai bên một cách đầy bất ngờ. Đây là một dạng bệnh lý vô cùng hiếm, chỉ chiếm khoảng 0,2% trong tổng số các ca ung thư vú. Bà P.T.Y (Long Biên, Hà Nội) ban đầu tình cờ thấy một vết máu hồng...

Bệnh cúm cần nhập viện khi có các triệu chứng nghiêm trọng

Cúm mùa là bệnh lý truyền nhiễm do virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, bao gồm ba nhóm chính: A, B, và C. Bệnh cúm cần nhập viện khi có triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao kéo dài trên 3 ngày, khó thở, đau ngực, môi tím tái. Tin mới y tế ngày 7/2: Bệnh cúm cần nhập...

Mới nhất