Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiXứ Mường vang tiếng sáo ôi

Xứ Mường vang tiếng sáo ôi

(NB&CL) Sáo ôi – từ một nhạc cụ mộc mạc, đơn sơ của người Mường đã không ngừng phát triển để bắt kịp nền âm nhạc hiện đại, góp phần làm phong phú, đa dạng thêm cho âm nhạc truyền thống Việt Nam. Trong những không gian truyền thống, tiếng sáo ôi đâu đó vẫn cất lên như tiếng lòng của người dân bản Mường…

Man mác tiếng lòng gọi bạn

Trong hệ thống nhạc cụ của người Mường với những trống, chiêng, đuống, cò ke ôống kháo… thì cây sáo ôi có vị trí khá quan trọng. Nếu như cồng chiêng là linh hồn của bộ nhạc cụ gõ thì sáo ôi được cho là đứng đầu bộ nhạc cụ hơi. Theo ông Bùi Thanh Bình, Giám đốc Bảo tàng Di sản Văn hóa Mường (thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình), trong tiếng Mường, sáo ôi được gọi bằng từ ống ôi hay “kháo ôi”.

Tên này có lẽ bắt nguồn từ việc tiếng sáo cất lên thổi rất nhiều từ “ôi” (bạn) như: ôi hỡi (bạn hỡi), ôi hày (bạn à), ôi hạ (bạn ạ), hỡi ôi (hỡi bạn)… “Ống ôi” có nghĩa là ống gọi bạn, gọi người yêu và sáo ôi cũng được coi là sây sáo của tình yêu. Trong cuộc sống thường ngày, người Mường coi sáo ôi là đồ vật thân thiết và quý trọng, bằng chứng là họ luôn để cây sáo ở những chỗ cao, chẳng hạn treo trên tường nhà, mái nhà – nơi có thể với tay lên là lấy được, hoặc cũng có thể treo sáo ở phía trên đầu, ngay nơi mình nằm.

xu muong vang tieng sao oi hinh 1

Không gian trưng bày nhạc cụ của người Mường tại Bảo tàng Di sản Văn hóa Mường.

“Người Mường đặt sáo ở gần chỗ nằm để tiện cho việc lấy ra để thổi mỗi khi trằn trọc nhớ tới người yêu hay bất chợt một kỷ niệm nào đó thời trai trẻ ùa về… Điểm đặc biệt của sáo ôi là cách thổi dọc, tiếng của sáo ôi khác hẳn với các loại sáo ngang. Sáo ôi phát ra âm thanh rất đặc biệt, nó dịu dàng, sâu lắng và man mác buồn, không như tiếng sáo ngang réo rắt vang xa. Vì vậy, sáo ôi rất hợp với tâm trạng nhớ nhung, tâm sự của người thổi, trong những đêm trăng thanh vắng”, ông Bình nói.

Có lẽ do âm điệu đậm chất tự sự, trữ tình, sáo ôi thường được người Mường dùng trong dịp lễ cưới, lễ hội hay trong ngày Tết. Người thổi sáo có thể độc tấu hoặc làm nhạc đệm cho các cuộc hát bộ mẹng, hát đúm hay thổi chơi như một cách giãi bày tâm sự trong những đêm trăng sáng. Tiếng sáo như tiếng gió thì thầm, lúc trầm, lúc bổng; khi thủ thỉ giãi bày nỗi niềm với người yêu thương, lúc lại thong thả khoan thai đợi mùa về. Ông Bình bảo, ngày xưa, vào những đêm xuân nhàn rỗi, người dân bản Mường thường quây quần trên nhà sàn nhâm nhi bình rượu cần, nghe thổi sáo ôi hoặc chơi bộ nhạc cò ke ôống kháo. Tuỳ người thổi nhanh hay chậm, tuỳ tâm trạng họ vui hay buồn, mà tiếng sáo lúc nhẹ nhàng sâu lắng, lúc rộn ràng tươi vui…

xu muong vang tieng sao oi hinh 2

Ông Bùi Thanh Bình trình diễn một điệu sao ôi.

Chinh phục dàn nhạc giao hưởng

Từng là giảng viên của Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật Tây Bắc, TS. Bùi Văn Hộ có nhiều năm gắn bó, nghiên cứu về cây sáo ôi. Theo ông, sáo ôi là nhạc cụ có từ thời xa xưa của người Mường, được truyền dạy từ đời này qua đời khác. Thời kỳ trước năm 1975, người sử dụng sáo thường là các nghệ nhân cao tuổi bản Mường. Điều đặc biệt là, trong cách thổi sáo cổ, người nghệ nhân không thổi ra âm thật của cây sáo mà sử dụng hệ thống bồi âm. Cách sử dụng sáo ôi khi đó đơn giản, mộc mạc, chưa mang tính chất trình diễn, phô trương về kỹ thuật. Các giai điệu được thổi ngẫu hứng, hoặc thổi các làn điệu dân ca Mường như hát đúm, hát ví, hát mời trầu… Sau này, nghệ nhân Quách Thế Chúc đã nghiên cứu, cải tiến cây sáo ôi để nó có thể đáp ứng yêu cầu phù hợp với hệ thống nhạc cụ hiện đại.

TS. Bùi Văn Hộ cho biết, sáo ôi cổ xưa của người Mường chỉ có 4 lỗ chính dùng để bấm, tương ứng 5 âm chính là “hò”, “sự”, “sang”, “xê”, “cống”. Cả chục năm trời thử nghiệm, sáo ôi được nghệ nhân Quách Thế Chúc khoan thành 7 lỗ bấm, từ đó các nốt của sáo ôi đa dạng hơn, hiện đại hơn. Âm thanh sáo cải tiến được phát ra tương ứng là các nốt đồ, rê, mi, fa, son, la, si, giống như âm của sáo trúc 6 lỗ thổi ngang. Điều đặc biệt là, tuy được “tăng cường” thêm nốt nhạc, nhưng tiếng sáo ôi vẫn giữ được sắc thái rủ rỉ, man mác, dịu dàng riêng biệt của nó.

xu muong vang tieng sao oi hinh 3

Nghệ nhân Quách Thế Chúc (bên trái) và TS. Bùi Văn Hộ. Ảnh: TS. Bùi Văn Hộ

Còn theo nghệ nhân Quách Thế Chúc, người Mường muốn làm ra một cây sáo tốt phải công phu, tỉ mỉ ngay từ khâu chọn nứa. Trước tiên, cây nứa được chọn phải là một cây nứa “khèng” (nứa sành, nứa tép) mọc ở phía đông bụi nứa và ngọn của nó cũng hướng về phía đông. Cây nứa phải già, vỏ ngoài đã ngả vàng, nếu vàng óng thì càng tốt. Thân cây nứa có đường kính khoảng 1,5 cm, chiều dài đốt nứa dài 68 đến 70 cm và đặc biệt, cây nứa không được cụt ngọn vì sáo làm bằng nứa non, cây cớm nắng hay cụt ngọn sẽ không bao giờ cho tiếng hay. Ống nứa lấy về được hong khô, sau đó người nghệ nhân khoan lỗ bằng dùi sắt nung đỏ. Khoảng cách giữa các lỗ được đo sao cho bằng đúng “vanh” (chu vi) của thân ống.

xu muong vang tieng sao oi hinh 4

“Với sự đam mê, năng khiếu về âm nhạc sẵn có, anh Quách Thế Chúc đã đưa sáo ôi của dân tộc Mường lên một tầm cao mới. Cũng nhờ những nỗ lực của anh, cây sáo ôi đã được đưa vào chương trình giảng dạy chính khoá của Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật Tây Bắc mà chính anh là người đứng lớp”, TS. Bùi Văn Hộ cho biết.

Cùng với việc được đưa vào đào tạo bài bản, cây sáo ôi từ không gian trình diễn ở nhà sàn truyền thống đã theo nghệ nhân Quách Thế Chúc đi biểu diễn tại nhiều liên hoan sân khấu chuyên nghiệp. Ông đã đã 3 lần nhận Huy chương Bạc tại các cuộc liên hoan ca múa nhạc toàn quốc với các tác phẩm: “Nơi ấy bản em”, “Tâm tình bên cửa voóng”…

Từ thành công đó, nghệ nhân Quách Thế Chúc mạnh dạn đưa sao ôi vào trong kết cấu của dàn nhạc dân tộc rồi vào cả dàn nhạc giao hưởng. Cây sáo ôi giờ đây không chỉ được dùng để thổi ngẫu hứng, thổi hay đệm cho các bài dân ca Mường, mà đã được đưa ra những không gian trình diễn rộng lớn hơn rất nhiều. Nhạc cụ sáo ôi đã được nghệ nhân Quách Thế Chúc chơi solo trong tác phẩm “Bóng núi không tan” của nhạc sĩ Tống Hoàng Long. Còn nhạc sĩ Trần Ngọc Dũng cũng có một tác phẩm viết riêng cho hòa tấu sáo trúc, sáo ôi cùng dàn nhạc giao hưởng.

“Giờ đây, sáo ôi đã góp phần làm phong phú, đa dạng thêm cho nhạc cụ truyền thống Việt Nam. Tiếng sáo ôi cùng hòa trộn với các loại nhạc cụ giao hưởng; âm nhạc hiện đại cùng hòa quyện với âm nhạc dân gian Mường, những âm thanh ấy được toát lên, vang lên hết sức đặc sắc và gợi cảm. Từ một nhạc cụ chỉ mang tính nghiệp dư, giờ đây sáo ôi đã xứng đáng để được đứng trong hàng nhạc cụ chuyên nghiệp”, TS. Bùi Văn Hộ đánh giá.

Còn theo ông Bùi Thanh Bình, hiện nay số nghệ nhân còn giữ những “bí kíp” làm sáo ôi không còn nhiều, lớp trẻ dân tộc Mường cũng có nhiều lựa chọn giải trí khác nên số người trẻ được truyền dạy cách làm sáo, chơi sáo không được như xưa nữa. Nhưng cây sáo ôi và nghệ thuật trình diễn sáo ôi vẫn như một mạch nguồn âm thầm chảy trong đời sống và tâm hồn người Mường, để những đêm xuân, tiếng sáo ở đâu đó bỗng cất lên mang theo bao nỗi niềm tâm sự… Tiếng sáo da diết làm cho người già sống lại cùng những kỷ niệm, khiến người trẻ đang tuổi yêu quắt quay cùng nỗi nhớ, khiến bản Mường cùng thao thức mất ngủ…

T.Toàn



Nguồn: https://www.congluan.vn/xu-muong-vang-tieng-sao-oi-post331500.html

Cùng chủ đề

“Lá Xanh” lên sóng VTV3

Chương trình "Lá Xanh" không chỉ tôn vinh những ca khúc đi cùng năm tháng mà còn là cầu nối giữa các thế hệ, giúp dòng nhạc này đến gần hơn với khán giả trẻ. ...

Xứ Mường đổi thay nhờ làn gió nông thôn mới

Thế nhưng đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc nơi vùng đất dưới chân núi Tản giờ đây đã được cải thiện đáng kể nhờ “làn gió nông thôn mới”. Ngày mới ở những bản làng Con đường khang trang, rộng đẹp chạy quanh co, uốn lượn ven dòng sông Đà êm đềm dẫn chúng tôi về với xã Minh Quang. Hai bên tuyến đường được kiên cố hóa khang trang, sạch đẹp, cờ hoa...

“Cứu tinh” của các game show truyền hình

Văn hóa truyền thống được khai thác, chuyển tải đến người xem một cách sinh động đang là "át chủ bài" của không ít game show truyền hình ...

Phát huy giá trị Âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch

(Tổ Quốc) - Đó là chủ đề của Hội thảo Khoa học Quốc gia vừa được Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Du lịch, Sở VHTT, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Học viện Âm nhạc Huế và các đơn vị...

Nhạc sĩ THẾ BẢO và bài ca về người lính

Hình tượng người lính Bộ đội Cụ Hồ vẫn là mạch nguồn cảm xúc dạt dào, ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ tượng Tam tổ Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm là bảo vật quốc gia

(CLO) Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2025 sẽ được tổ chức gắn với sự kiện công bố quyết định công nhận bộ tượng Tam tổ Trúc Lâm là bảo vật quốc gia. ...

Mỹ sẽ ‘phá sản’ nếu không cắt giảm chi tiêu lãng phí

(CLO) Tổng thống Donald Trump và Elon Musk đã nhấn mạnh sự cần thiết của "minh bạch hoàn toàn" trong nỗ lực loại bỏ lãng phí, gian lận và lợi dụng ngân sách. ...

Nâng cao nhận thức, hành động của mọi người về bảo vệ môi trường

(CLO) Chiều 20/2, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức buổi Họp báo giới thiệu Chương trình Nghệ thuật vì Khí hậu - Hạ Long 2025 (Art For Climate Festival HaLong 2025). ...

Trao giải thưởng Báo chí viết về Du lịch TP.HCM lần thứ 14 năm 2024

(CLO) Ngày 20/2, Hội Nhà báo TP HCM phối hợp với Hiệp hội Du lịch TP HCM phát động, Tạp chí Du lịch TP HCM và Câu lạc bộ Phóng viên Du lịch TP HCM tổ chức Lễ trao giải thưởng Báo chí viết về Du lịch TP HCM lần thứ...

Nhầm lẫn về Bảo vật quốc gia Ngai hoàng đế Duy Tân

(CLO) Ngai Hoàng đế Duy Tân là hiện vật biểu trưng đầy đủ tính vương quyền của chế độ quân chủ, là tác phẩm nghệ thuật tạo hình - điêu khắc có giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật. ...

Bài đọc nhiều

Những ngày đầu năm 2025, thời tiết Hà Nội thế nào?

TPO - Diễn biến thời tiết tại khu vực Thủ đô trong 24 giờ qua duy trì ngày nắng, rét về đêm. Dự kiến trong những ngày đầu năm 2025 mức chênh nhiệt giữa ngày và đêm ở Hà Nội sẽ có biên độ lớn hơn. Mùng 4 Tết, người dân lỉnh kỉnh đồ đạc trở lại Hà Nội TPO - Còn 1 ngày nữa...

Bà Rịa – Vũng Tàu đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến trong năm 2025

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 314/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh năm 2025. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương phân công, biệt phái công chức, viên chức, nhân viên làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công năm 2025 đủ số lượng và chất lượng quy định. Công bố, công khai thủ tục hành chính, thực...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 năm 2025 được tổ chức tại Ninh Bình

(CLO) Sáng 6/2/2025, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức buổi họp báo thông tin về Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 năm 2025. Theo đó, sự kiện khai mạc sẽ chính thức diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức ngày 12/02/2025) tại...

Dọn thùng gạo phát hiện kho báu gia truyền trị giá tương đương 1 căn nhà

Nhìn tưởng rác, không ngờ đây lại là “báu vật” siêu quý hiếm, có giá trị đắt đỏ không ngờ. ...

Đội ngũ trí thức Bến Tre tham gia phát triển khoa học công nghệ

Đội ngũ trí thức, các nhà khoa học được xác định là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính, là nhân tố then chốt... Quán triệt Nghị quyết số 57-NQ/TW  ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, cấp ủy, chính quyền tỉnh xác định phát triển KHCN, CĐS là khâu đột phá quan trọng hàng đầu,...

Cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật vì khí hậu lần đầu đến Việt Nam

Từng được tổ chức thành công tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Pháp và Italy, chuỗi chương trình nghệ thuật vì khí hậu có mặt tại Việt Nam là sự kết hợp giữa các hoạt động nghệ thuật và bảo vệ môi trường, qua đó tôn vinh, phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long.

Luật sư đưa ra 1 mảnh giấy thì nín lặng

Đùn đẩy chăm sóc khi cha già ốm đau, nhưng nghe tin cha được bồi thường tiền giải phóng mặt bằng, hai người con trai trở nên ân cần hiếu thảo bất ngờ. ...

Bộ Quốc phòng: Giải thể, sáp nhập một số cơ quan, điều chỉnh thế bố trí đóng quân ở cả ba miền

Chiều 20-2, Chủ tịch nước Lương Cường đã làm việc với Bộ Quốc phòng về kết quả thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW của Bộ Chính trị về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và những năm tiếp theo. Cùng...

Cơ chế đột phá giúp “cởi trói” cho các nhà khoa học Việt Nam

Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là một trong những chính sách, cơ chế đột phá vừa được Quốc hội thông qua. Chấp nhận rủi ro để có đột phá về khoa học công nghệ  Trong quá trình thúc đẩy hệ sinh thái khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, xuất hiện không ít vấn đề vướng mắc do các cơ chế, chính sách chưa phù hợp với yêu...

Mới nhất

Giá tăng cao, nhà vườn có lãi, người dân phấn khởi vào mùa thu hoạch

Giá tiêu hôm nay 21/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.000 – 162.500 đồng/kg.

Mỹ chuẩn bị đón hai ‘khách VIP’ từ châu Âu, bàn ‘chuyện nóng’

Lãnh đạo Pháp và Anh lên lịch đến Washington vào tuần tới, tham dự các cuộc đàm phán cấp cao về xung đột Nga-Ukraine khi chính quyền Mỹ thúc đẩy giải pháp ngoại giao.

Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên và phụ cận

Cụ thể, vị trí: Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính phường Kim Liên, phường Phương Mai, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Phạm vi, ranh giới nghiên cứu quy hoạch: phía Đông Bắc giáp phố Đào Duy Anh; phía Đông có một phần giáp phố Hoàng Tích Trí, một phần giáp...

Bộ Công Thương làm việc với Ban Thư ký JETP và các ngân hàng quốc tế

Chiều 20/2, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì buổi làm việc với Ban Thư ký JETP và các ngân hàng quốc tế. Tham dự buổi làm việc có các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và đại diện các Bộ, ngành tham gia thành viên Ban Thư ký JETP...

Mới nhất