Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiChuyển hóa di sản văn hóa thành nguồn lực phát triển

Chuyển hóa di sản văn hóa thành nguồn lực phát triển

(Tổ Quốc) – Trong những năm qua, di sản văn hóa ngày càng chứng minh vai trò là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa.

Có thể nói năm 2024 là một năm nhiều dấu ấn của lĩnh vực di sản văn hóa Việt Nam. Cùng với việc bảo vệ và phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, nhiều di sản văn hóa được UNESCO ghi danh, việc hoàn thiện thể chế pháp luật về di sản văn hóa góp phần tạo hành lang pháp lý quan trọng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc và hướng tới chuyển hóa tài sản văn hóa thành nguồn lực phát triển. Trong những năm qua, di sản văn hóa ngày càng chứng minh vai trò là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa.

Luật Di sản văn hóa- điểm nhấn quan trọng

Theo Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL), hiện nay, trên cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, 16 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp…

Chuyển hóa di sản văn hóa thành nguồn lực phát triển - Ảnh 1.

Di sản văn hóa ngày càng khẳng định được vai trò và vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, trực tiếp đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương nơi có di sản.

Trong năm 2024, Việt Nam có thêm hai di sản được UNESCO ghi danh gồm: những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế được đưa vào Danh mục di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang) được đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Cùng với đó, năm 2024, Bộ VHTTDL đã đưa 86 di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó nâng tổng số di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của cả nước lên 620.

Trình Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2024/NĐCP ngày 16/4/2024 quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Xây dựng 06 Thông tư và các dự thảo văn bản quy định chi tiết Luật Di sản văn hóa. Ngày 08/5/2024, tại kỳ họp thứ 10 diễn ra ở Thành phố Ulan Bator (Mông Cổ), “Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á -Thái Bình Dương của UNESCO.

Trình Thủ tướng Chính phủ: Quyết định xếp hạng 09 di tích quốc gia đặc biệt (đợt 15, đợt 16); công nhận bảo vật quốc gia (đợt 12, năm 2023) cho 29 hiện vật và nhóm hiện vật; phê duyệt 02 Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và kiến trúc – nghệ thuật quốc gia đặc biệt, 04 Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt; phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Chùa Phật Tích, tỉnh Bắc Ninh; Quyết định xếp hạng 32 di tích quốc gia; cấp 30 quyết định thăm dò, khai quật khảo cổ cho các tỉnh, thành phố; đưa 86 di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Cả nước có 620 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia); xếp hạng I (hạng Một) đối với 02 bảo tàng; công bố 02 Dự án Tiêu chuẩn Việt Nam “Di sản văn hóa và các vấn đề liên quan – thuật ngữ và định nghĩa chung” và “Bảo tồn di sản văn hóa – Hướng dẫn và quy trình lựa chọn ánh sáng thích hợp cho trưng bày trong nhà”.

Đặc biệt, ngày 23/11/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa. Theo Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương, Luật Di sản văn hóa 2024 đã khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành, bổ sung các quy định mới nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Đồng thời, Luật góp phần định vị thương hiệu địa phương, quốc gia và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế, khẳng định vị thế của di sản văn hóa Việt Nam trong kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

Điểm nhấn quan trọng của Luật Di sản văn hóa là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Chủ trương này tạo điều kiện cho các địa phương phát huy tốt hơn vai trò “người chủ thực sự” của di sản tại chính nơi nó hiện diện.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Luật Di sản văn hóa 2024 đặt ra tầm nhìn xa hơn, không chỉ bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống, mà còn định vị di sản văn hóa Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Di sản góp phần phát triển kinh tế

Theo PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền (Cục trưởng Cục Di sản văn hóa- Bộ VHTTDL), những di sản văn hóa này không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần khẳng định niềm tự hào dân tộc, mà còn là nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay, góp phần khẳng định vị thế và bản sắc văn hóa Việt Nam với văn hóa thế giới.

Chuyển hóa di sản văn hóa thành nguồn lực phát triển - Ảnh 2.

Các Di sản văn hóa, đặc biệt di sản thế giới ở Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững của địa phương, xóa đói giảm nghèo và cải thiện sinh kế bền vững của cộng đồng địa phương

“Di sản văn hóa có vị trí quan trọng hàng đầu đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thành quả của sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong thời gian qua là thực tiễn sinh động, khẳng định vị thế của văn hóa Việt Nam vừa là mục tiêu, động lực của quá trình phát triển”- bà Lê Thị Thu Hiền chia sẻ.

Thực tiễn đã chứng minh, di sản văn hóa ngày càng khẳng định được vai trò và vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, trực tiếp đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương nơi có di sản. Trên phương diện kinh tế, các Di sản văn hóa, đặc biệt di sản thế giới ở Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững của địa phương, xóa đói giảm nghèo và cải thiện sinh kế bền vững của cộng đồng địa phương. Những hiệu quả về kinh tế ở các khu Di sản thế giới của Việt Nam hiện nay đa phần đều thông qua các hoạt động du lịch và dịch vụ phục vụ du khách tham quan, nghiên cứu ở trong và xung quanh các Di sản thế giới.

Có thể kể đến Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, năm 2024 ghi nhận số lượng khách đến tham quan tại Di sản Huế tiếp tục đà tăng trưởng, nguồn thu từ bán vé tham quan cao hơn năm trước. Tổng lượng khách đến tham quan đạt hơn 2,7 triệu lượt (tăng 19,14% so với cùng kỳ năm 2023). Đây cũng là năm có nguồn thu lớn nhất từ trước đến nay với tổng doanh thu 422,238 tỷ đồng (tăng 18,63% so với cùng kỳ năm 2023, tăng 66,3 tỷ đồng); đạt 132% so với kế hoạch nhà nước giao. Số tiền nộp ngân sách nhà nước năm 2024 là 245,730 tỷ đồng.

Đối với Hội An, năm 2024 tổng lượng khách đạt hơn 4,4 triệu lượt (đạt 96% kế hoạch). Trong đó, khách quốc tế ước đạt hơn 3,5 triệu lượt (tăng 11,4% so với cùng kỳ). Tổng lượt khách mua vé tham quan đạt hơn 3,5 triệu lượt (đạt 94,6% kế hoạch). Tổng lượt khách lưu trú ước đạt 1,87 triệu lượt. Công suất sử dụng phòng đạt 46,8%. Tổng doanh thu toàn ngành du lịch ước đạt 5.231 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 64,4 triệu đồng/năm.

Chuyển hóa di sản văn hóa thành nguồn lực phát triển - Ảnh 3.

Ngành di sản tiếp tục nghiên cứu đề xuất khả năng Việt Nam tham gia Công ước UNESCO 2001 về Bảo vệ di sản văn hóa dưới nước và Công ước UNIDROIT để đẩy mạnh, hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

Để bảo tồn, phát huy giá trị di sản, để di sản góp phần hiệu quả vào phát triển đời sống kinh tế, xã hội, theo Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương, trong thời gian tới, cần tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả Luật Di sản văn hóa 2024 sau khi Luật có hiệu lực thi hành; triển khai hiệu quả các Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025”; “Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2030”.

Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp, hướng dẫn các tỉnh/thành phố xây dựng và hoàn thiện các hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận, ghi danh di sản văn hóa tại các Danh sách của UNESCO; Thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch, quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở thực hiện các dự án, công trình bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa và các công trình thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, phát triển du lịch của các địa phương; Phối hợp với các cơ quan, các tổ chức quốc tế xây dựng danh mục di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam có giá trị hiện đang bị lưu lạc ở nước ngoài. Từng bước đề xuất phương án thu hồi, mua, đưa những di vật, cổ vật này về nước theo Công ước 1970 về các biện pháp ngăn cấm xuất, nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa; nghiên cứu đề xuất khả năng Việt Nam tham gia Công ước UNESCO 2001 về Bảo vệ di sản văn hóa dưới nước và Công ước UNIDROIT để đẩy mạnh, hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ di sản văn hóa dưới nước và tìm kiếm, hồi hương di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam về nước.

Cùng với đó, cần tăng cường tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa; tăng cường công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch và đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tư liệu hóa hệ thống tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa…/.



Nguồn: https://toquoc.vn/chuyen-hoa-di-san-van-hoa-thanh-nguon-luc-phat-trien-20250123111813526.htm

Cùng chủ đề

Vượt qua rào cản để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Đồng hành cùng sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân, các nữ doanh nhân đang vượt qua nhiều rào cản để cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới. ...

Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để sáp nhập tỉnh mới

Thực hiện chủ trương của Trung ương về tinh gọn bộ máy và sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Lào Cai đang nỗ lực triển khai các bước chuẩn bị để sẵn sàng sáp nhập tỉnh mới. Thời điểm...

Huyện miền núi Khánh Hòa quy hoạch 3 tiểu vùng trước khi không còn đơn vị hành chính cấp huyện

Huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa) được quy hoạch thành 3 tiểu vùng phát triển và lãnh đạo huyện cho biết khi sắp xếp đơn vị hành chính không ảnh hưởng đến quy hoạch này. Ông Đinh Văn Dũng - chủ tịch UBND...

UOB: Nguy cơ đối mặt với thuế quan Mỹ song kinh tế Việt Nam dự kiến vẫn tăng trưởng mạnh

ANTD.VN - Chuyên gia UOB cho rằng Việt Nam có nguy cơ cao phải đối mặt với thuế quan hoặc các biện pháp hạn chế thương mại từ Mỹ, tuy nhiên vẫn sẽ tăng trưởng mạnh nhờ đẩy mạnh đầu tư công và tiêu dùng phục hồi. Kinh tế đối mặt thách thức nhưng vẫn sẽ tăng trưởng mạnh Tài sự kiện “Cập nhật thị trường: Triển vọng kinh tế toàn cầu và Việt Nam 2025” do Ngân hàng...

Singapore sẵn sàng ủng hộ Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số

Thủ tướng Singapore nhấn mạnh luôn là người bạn đồng hành của Việt Nam trong tiến trình Đổi mới, khẳng định Singapore sẵn sàng hợp tác tích cực và ủng hộ Việt Nam trong phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện mục tiêu tăng trưởng hai con số. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phu nhân Tổng Bí thư cùng Phu nhân Thủ tướng Singapore xem múa rối nước

Chiều 26/3, nhân dịp Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và Phu nhân Loo Tze Lui thăm chính thức Việt Nam, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân của Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp và cùng Phu nhân Loo Tze Lui thưởng thức văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam...

Hai Phu nhân Thủ tướng Việt Nam và Singapore thăm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Sáng 26/3, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Singapore và Phu nhân, bà Lê Thị Bích Trân, Phu nhân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và bà Loo Tze Lui, Phu nhân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã tham quan Bảo tàng Dân tộc...

Nâng tầm quan hệ hợp tác Việt Nam và Thái Lan trong lĩnh vực VHTTDL

(Tổ Quốc) - Chiều 26/3, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Thường trực Lê Hải Bình đã có buổi làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam, bà Urawadee Sriphiromya, nhằm trao đổi về các biện...

Quảng Trị cần tập trung đầu tư bảo tồn di tích lịch sử trọng điểm

(Tổ Quốc) - Ngày 26/3, ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, các sở ban ngành liên quan về tiến...

Khai mạc triển lãm “Đà Nẵng

(Tổ Quốc) - Triển lãm nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, các thành tựu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của thành phố đến nhân dân, các đối tác đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm khai thác tối đa tiềm lực phát triển của TP Đà Nẵng đối với toàn vùng và cả...

Bài đọc nhiều

Festival Hue 2024, a grand and spectacular international arts week

Over its 24-year history, the Huế Festival has achieved significant milestones, steadily establishing its national and worldwide reputation. It has contributed to stimulating tourism, preserving culture, and fostering socio-economic development in Thua Thien Hue province. Striving to become a national and international Festival city According to Mr. Nguyễn Thanh Binh, Vice Chairman of the Provincial People's Committee of Thua Thien Hue, Head of the Organizing Committee, in the effort to become a nationally and internationally recognized Festival city, the Hue Festival...

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Trần Anh Hùng: ‘Tôi từng mất đi hơi thở khi rời Việt Nam’

TP HCMTrần Anh Hùng - Đạo diễn xuất sắc LHP Cannes 2023 với tác phẩm "The Pot-au-Feu" - ví tình yêu dành cho Việt Nam như hơi thở của ông. Sau chín tháng công chiếu The Pot-au-Feu (tên Việt là: Muôn vị nhân gian, tên tiếng Anh: The Taste of Things) ở nước ngoài, đạo diễn Pháp gốc Việt chọn Việt Nam là điểm dừng chân cuối cho tác phẩm. Về nước lần này, ông lần đầu cho biết...

Chủ kênh ‘Ẩm thực mẹ làm’ có tên trong danh sách 30 Under 30 Asia 2024

Bạn Đồng Văn Hùng - chủ kênh YouTube “Ẩm thực mẹ làm” là cái tên đáng chú ý trong danh sách 30 Under 30 Asia năm nay, với hơn 1 triệu người đăng ký trên nền tảng này, theo tạp chí Forbes.Chàng trai sinh năm 1996 chiếm được tình cảm của khán giả bằng những thước phim sinh động về ẩm thực...

Cùng chuyên mục

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Vì sao nhiều Gen Z thà ‘ăn bám bố mẹ’ cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất. ...

Quảng Bình ký kết hợp tác với Sun Group

(NADS) - Ngày 15/4, tại TP. Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) có buổi làm việc và ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển”. Đây được xem là cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn mới cho tiến trình phát triển kinh tế - du lịch bền vững của tỉnh Quảng Bình. ...

Xác lập kỷ lục 135 món ăn từ trái thanh trà

VĨNH LONG 135 món ăn chế biến từ trái thanh trà - trái cây đặc sản của thị xã Bình Minh vừa xác...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Mới nhất

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1, tăng 25%

Quý 1/2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,66 triệu tấn thép thô, tăng 25% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép xây dựng và phôi thép đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý 1/2024. Sản lượng sản xuất và bán hàng quý 1/2025 tăng trưởng...

Những bước đi mạnh mẽ của Cảng Hải Phòng trên hành trình hội nhập quốc tế – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Việc bắt tay cùng tập đoàn vận tải biển hàng đầu thế giới MSC để triển khai các tuyến vận tải thương mại tại cụm cảng nước sâu Lạch Huyện cho thấy Cảng Hải Phòng đang có những bước tiến dài hướng ra thị trường toàn cầu. Chiều 16/4, tàu container mang tên MSC MAKALU III thuộc tuyến vận...

KỲ VỌNG KCN DỐC ĐÁ TRẮNG – DẤU MỐC MỚI CHO KHU KINH TẾ VÂN PHONG – Tổng công ty Viglacera

“Kỳ vọng vào KCN Dốc Đá Trắng”, “KCN Dốc Đá Trắng: Phát huy lợi thế phát triển kinh tế - xã hội Khánh Hòa”, “Sắp có dự án khu công nghiệp hơn 1.807 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong”, là nhan đề chính của hàng loạt bài báo của các cơ quan báo chí trung ương...

Nâng tầm thẩm mỹ với ứng dụng kính siêu trắng cho thiết kế mặt dựng – Tổng công ty Viglacera

Là loại vật liệu đón ánh sáng, tạo nên các không gian kiến trúc đa dạng, kính siêu trắng góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị, tạo bước chuyển biến lớn trong hiện đại hóa công trình xây dựng. Với những ưu điểm nổi bật, kính siêu trắng ứng dụng ngày càng rộng rãi...

BÌNH THUẬN ĐÓN 85.000 LƯỢT KHÁCH TRONG DỊP GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Trong 3 ngày nghỉ lễ (5 – 7.4), Bình Thuận đã đón khoảng 85.000 lượt khách, trong đó có 3.500 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu du lịch ước đạt khoảng 237 tỷ đồng. Nhờ kỳ nghỉ kéo dài, hạ tầng giao thông thuận tiện và loạt sự kiện hấp dẫn, Bình Thuận tiếp tục khẳng định vị...

Mới nhất