Trang chủNewsThời sựHợp tác quốc tế mở cơ hội chuyển đổi năng lượng tại...

Hợp tác quốc tế mở cơ hội chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Công Thương đang tích cực triển khai các chính sách và dự án để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.

Là một nền kinh tế mới nổi đang phát triển nhanh chóng, với Chương trình quan hệ đối tác về chuyển dịch năng lượng nông bằng (JETP), Sáng kiến Cộng đồng châu Á không phát thải (AZEC), Việt Nam sẽ chứng minh rằng tăng trưởng kinh tế không song hành với tiêu thụ năng lượng nhiên liệu hóa thạch.

Nhằm làm rõ hơn về chương trình, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long

Thưa Thứ trưởng, với quyết tâm mạnh mẽ, Việt Nam đã, đang khẳng định tâm thế sẵn sàng và hành động cụ thể để tiếp cận các nguồn lực và thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng. Vậy, Bộ Công Thương đã triển khai hoạt động này như thế nào nhằm huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Tuyên bố JETP (Just Energy Transition Partnership – Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng) được khởi xướng từ Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu COP26, tổ chức tại Glasgow, Scotland vào tháng 11/2021.

Tại hội nghị này, một số quốc gia phát triển (bao gồm Anh, Mỹ, EU, Đức, và các đối tác khác) đã cùng với Nam Phi ký thỏa thuận JETP đầu tiên, nhằm hỗ trợ Nam Phi chuyển đổi từ các nguồn năng lượng hóa thạch, đặc biệt là than đá, sang các nguồn năng lượng tái tạo một cách công bằng và bền vững. Mô hình JETP này sau đó được mở rộng và áp dụng cho các quốc gia khác như Việt Nam, Indonesia và Senegal với mục tiêu huy động tài chính quốc tế để hỗ trợ chuyển đổi năng lượng.

Tuyên bố chung về JETP của Việt Nam được công bố tại Brussels, Bỉ vào tháng 12/2022, trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (IPG), bao gồm các nước G7 và Đan Mạch, Na Uy. Thỏa thuận này nhằm hỗ trợ Việt Nam huy động 15,5 tỷ USD từ nguồn tài chính công và tư nhân trong vòng 3-5 năm để chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính và đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

Tháng 1/2022, Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố Nhật Bản sẽ đóng góp vào quá trình khử các-bon châu Á thông qua Sáng kiến Cộng đồng châu Á không phát thải (AZEC). Theo đó, các quốc gia (trong đó có Việt Nam) sẽ nhận được hỗ trợ tài chính và kỹ thuật rộng rãi thông qua các tổ chức tài chính, tổ chức phát triển của Nhật Bản như JBIC, JICA, NEXI, JOGMEC, NEDO, JETRO…

Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao là Cơ quan đầu mối triển khai Tuyên bố JETP của Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đóng góp quan trọng trong việc Thành lập Ban Thư ký JETP, phối hợp với các Bộ ngành chuẩn bị nhiều nội dung quan trọng để tổ chức thực hiện các hoạt động của Ban Thư ký JETP và tổ chức các diễn đàn trao đổi với các đối tác IPGs trong việc triển khai các dự án JETP tại Việt Nam.

Tháng 10/2024 tại Phiên họp lần thứ 5 Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo đã kết luận và giao Bộ Công Thương tiếp nhận nhiệm vụ Ban Thư ký triển khai Tuyên bố chính trị quan hệ đối tác thực hiện chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương được giao làm đơn vị đầu mối triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Sáng kiến AZEC, khẩn trương rà soát các dự án để sớm triển khai thực hiện với các đối tác Nhật Bản.

Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, Bộ Công Thương đã nhanh chóng tổ chức và triển khai các hoạt động để thúc đẩy quá trình thực hiện JETP tại Việt Nam, cụ thể, Bộ Công Thương đã thực hiện rà soát danh mục các dự án theo đề xuất từ các bên tham gia như các Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Việt Nam, các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học, các doanh nghiệp, các địa phương của phía Việt Nam để cùng trao đổi thống nhất với các đối tác quốc tế thực hiện JETP (dự kiến 50 dự án đã được phía Bộ Công Thương xem xét, rà soát).

Việc xác định danh mục các dự án triển khai JETP phải đáp ứng các yêu cầu như phù hợp với tiêu chí của Kế hoạch huy động nguồn lực triển khai JETP mà Việt Nam đã công bố tại Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 tại các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất UAE vào tháng 12/2023 và phù hợp với chủ trương, cơ chế, chính sách và pháp luật của Việt Nam về phát triển năng lượng xanh, bền vững, đóng góp có hiệu quả vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Trên cơ sở các danh mục dự án JETP được cấp có thẩm quyền thông qua và sự quan tâm của các đối tác IPG, Ban Thư ký JETP thuộc Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa các bên để sớm hiện thực hóa các dự án chuyển dịch năng lượng công bằng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Về AZEC, Bộ Công Thương phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC và kế hoạch triển khai Nhóm Công tác thúc đẩy AZEC trong tháng 12/2024. Tại Phiên họp, hai Bên đã thống nhất cách thức phối hợp, triển khai và Kế hoạch năm 2025 của Nhóm Công tác, tập trung vào việc rà soát, thúc đẩy triển khai các dự án do phía Việt Nam đề xuất (29 dự án) và 82 dự án do phía Nhật Bản đề xuất. Trong thời gian tới, để khai thác lợi thế và triển khai hiệu quả 2 khuôn khổ hợp tác này, chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:

Tăng cường trao đổi thông tin, làm việc với các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức tài chính phía Bạn để thúc đẩy sự tham gia và lựa chọn các hỗ trợ thực chất, tập trung vào việc triển khai các dự án do phía Việt Nam đề xuất;

Thúc đẩy dòng tài chính JETP, AZEC nói chung, đặc biệt là đẩy mạnh việc phân bổ chiến lược nguồn tài chính từ IPG vào các dự án ưu tiên có chuyển giao công nghệ; Mở rộng cơ hội huy động tài chính quốc tế từ các ngân hàng, tổ chức tài chính và thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa tổ chức tài chính phát triển và các ngân hàng trong nước để mở rộng các kênh tài chính mới.

Đối với nguồn lực hợp tác quốc tế về lĩnh vực chuyển đổi năng lượng bền vững, Việt Nam và Liên minh châu ÂU (EU) đang triển khai hợp tác triển khai Chương trình Chuyển đổi Năng lượng Bền vững EU – Việt Nam (Chương trình SETP) trị giá 142 triệu Euro (khoản viện trợ không hoàn lại của EU). Đây là chương trình tiếp theo sau Chương trình hỗ trợ chính sách ngành năng lượng Việt Nam trị giá 108 triêu Euro do Liên minh Châu Âu tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam trong giai đoạn 2018-2021. Chương trình SETP được ký vào thời điểm Liên minh Châu Âu đã phê chuẩn Chương trình hỗ trợ đa mục tiêu Việt Nam – EU giai đoạn 2021-2027. Qua Chương trình này, EU sẽ hỗ trợ Việt Nam giải quyết các thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã đã chủ trì buổi làm việc lần thứ 2 về việc triển khai Nhóm Công nghệ và Năng lượng trong khuôn khổ đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JEPT).
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì buổi làm việc lần thứ 2 về việc triển khai Nhóm Công nghệ và Năng lượng trong khuôn khổ đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JEPT), tháng 8/2024

Thưa Thứ trưởng, để đạt được mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chúng ta đã có kế hoạch chuyển dịch năng lượng theo Quy hoạch điện VIII đối với các mục tiêu liên quan đến JETP như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Chiến lược Biến đổi khí hậu quốc gia giai đoạn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 896/QĐ-BCT ngày 26/7/2022. Theo đó, đến năm 2030 theo kịch bản phát triển thông thường (BAU), lĩnh vực năng lượng giảm 32,6%, lượng phát thải không vượt quá 457 triệu tấn CO2 tương đương, nên áp lực giảm phát thải khí nhà kính đối với lĩnh vực điện lực là rất lớn.

Để đạt được việc phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp trong đó có lĩnh vực điện lực. Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII bao gồm nhiều chính sách, giải pháp trong dài hạn, cụ thể:

Thứ nhất, không phát triển các dự án nhiệt điện than mới sau năm 2030, chỉ phát triển các dự án nhiệt điện than đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng.

Thứ hai, xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu đối với các nhà máy nhiệt điện gồm chuyển sang sử dụng nhiên liệu sinh khối và amoniac với các nhà máy đã vận hành được 20 năm khi giá thành phù hợp. Dừng hoạt động các nhà máy có tuổi thọ trên 40 năm nếu không thể chuyển đổi nhiên liệu.

Thứ ba, định hướng năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện, chuyển hoàn toàn nhiên liệu sang sinh khối và amoniac.

Ngoài ra, Quy hoạch điện VIII cũng đề ra giải pháp phát triển năng lượng tái tạo, đẩy mạnh phát triển điện gió trên bờ và ngoài khơi, điện mặt trời phù hợp với khả năng hấp thụ của hệ thống, và ưu tiên, khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, tự sản tự tiêu.

Để thực hiện các quan điểm, mục tiêu nêu trên, Bộ Công Thương đã và đang triển khai đồng bộ một số giải pháp chính như sau:

Một là, hoàn thiện khung chính sách cho phát triển các dự án điện lực, đặc biệt là cho các dự án điện sử dụng năng lượng tái tạo được cụ thể hóa trong Luật Điện lực số 61/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua ngày 30/11/2024 và nhiều Nghị định nhằm xây dựng khung pháp lý cho phát triển năng lượng tái tạo, phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ, phát triển điện năng lượng mới.

Hai là, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 7/2/2024 để tạo lộ trình thực hiện, dần thay thế các nhiên liệu hóa thạch.

Ba là, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đó tập trung thực hiện tiết kiệm điện ở tất cả các lĩnh vực .

Cuối cùng là tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển dịch năng lượng

Chuyển dịch năng lượng gắn với phát triển năng lượng mới thay thế các nguồn năng lượng truyền thống, năng lượng hóa thạch là bước đi cần thiết để hội nhập thế giới và phát triển bền vững. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, trong nước chưa có nhiều kinh nghiệm để triển khai thực tiễn. Vì vậy, tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi học hỏi các bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển dịch năng lượng tạo tiền đề để đề xuất khung chính sách, giải pháp cụ thể theo từng bối cảnh, tình hình của đất nước và quốc tế.

VCCI vừa có văn bản góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới. Ảnh: ST
Bộ Công Thương đang tích cực triển khai các chính sách và dự án để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Bộ Công Thương đã chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tại các dự án năng lượng tái tạo như thế nào để không lãng phí nguồn lực đã đầu tư, góp phần thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, Quy hoạch điện VIII, cam kết của Việt Nam tại COP 26, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia? Nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nguồn lực bên ngoài và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển loại hình năng lượng sạch, Bộ Công Thương đã triển khai các giải pháp cụ thể như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tại các dự án năng lượng tái tạo. Trên cơ sở báo cáo, đề xuất và ý kiến đồng thuận của các Bộ, cơ quan liên quan và 27 địa phương tại hội nghị về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì tại Nha Trang tỉnh Khánh Hòa tổ chức vào ngày 19/10/2024, Ban chỉ đạo và Tổ công tác của Chính phủ đã tổ chức nhiều cuộc họp để trao đổi, thảo luận về các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và tổng hợp ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành địa phương về việc xin ý kiến Bộ Chính trị về chủ trương, phương hướng tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án điện năng lượng tái tạo.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Văn bản số 5001/VPCP-CN ngày 6/12/2024 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương thay mặt Tổ công tác đã có Báo cáo số 1070/BC-BCT ngày 7/12/2024 gửi Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo.

Ngày 10/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 233/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, trong đó đã thông qua chủ trương về quan điểm, giải pháp và nguyên tắc tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (mục IV của Nghị quyết).

Ngày 12/12/2024, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì. Tại hội nghị, Bộ Công Thương đã có Báo cáo số 321/BC-BCT ngày 12/12/2024 về triển khai Nghị quyết của Chính phủ, trong đó đã đề cập đến các nội dung về tình hình cụ thể của các dự án, vướng mắc, quan điểm, giải pháp, nguyên tắc và thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, Nghị quyết của Chính phủ là cơ sở để các Bộ ngành, cơ quan liên quan rà soát về quy định pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án điện năng lượng tái tạo. Bộ Công Thương đang tiếp tục thực hiện rà soát, phân loại về vướng mắc của các dự án điện năng lượng tái tạo để báo cáo Ban chỉ đạo làm căn cứ giao nhiệm vụ cho các cơ quan liên quan triển khai thực hiện.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!



Nguồn: https://congthuong.vn/thu-truong-nguyen-hoang-long-hop-tac-quoc-te-mo-co-hoi-chuyen-doi-nang-luong-tai-viet-nam-371581.html

Cùng chủ đề

Giá trứng gà giảm mạnh

Thời tiết nồm, trứng khó giữ lâu, cộng với việc cung vượt cầu khiến cứ thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán thường là lúc giá trứng rẻ nhất năm. Trứng gà vào mùa giá giảm Tại một số chợ dân sinh tại Hà Nội, giá trứng gà đang ở mức 2.000 – 2.200 đồng/quả, mức giá khá thấp so với những thời điểm khác trong năm. Chị Lê Thúy (Phương Mai,...

Có một Hà Nội ‘mơ màng’ trong làn mưa bụi, sương mù

TPO - Những ngày đầu Xuân, mưa giăng khắp con phố, ngõ nhỏ, phủ lên vạt lá lớp bụi nước mờ. Từng con đường, tòa nhà ẩn hiện trong màn sương trắng huyền ảo tạo nên một Hà Nội "mơ màng" và quyến rũ. 19/02/2025 | 12:42 ...

Hai cảnh sát trật tự Quảng Bình đã làm gì khiến cộng đồng mạng ‘thả tim’?

Phát hiện cụ ông chở đứa bé có dấu hiệu ngủ gật phía sau, hai cảnh sát đã đưa cháu bé qua xe tuần tra rồi chở về tận nhà. Ngày 19-2, đại tá Hoàng Khắc Lương, phó giám đốc Công an tỉnh Quảng...

13 trường quân đội tuyển 3.200 sinh viên hệ dân sự

Năm nay 13 trường quân đội thuộc Bộ Quốc phòng được giao tuyển khoảng 3.200 chỉ tiêu hệ dân sự. Trước đó việc tuyển sinh hệ dân sự vào khối trường quân đội đã dừng từ năm 2019. Văn phòng Quân ủy Trung ương...

Tại sao cần bỏ quy định kỷ luật trường hợp sinh con thứ 3 trở lên?

Bộ Chính trị vừa có ý kiến nhất trí với nội dung kiến nghị của Bộ Y tế về quy định của Đảng liên quan đến xử lý vi phạm chính sách dân số, không xử lý kỷ luật đối với trường hợp sinh con thứ 3 trở lên. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trứng gà giảm mạnh

Thời tiết nồm, trứng khó giữ lâu, cộng với việc cung vượt cầu khiến cứ thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán thường là lúc giá trứng rẻ nhất năm. Trứng gà vào mùa giá giảm Tại một số chợ dân sinh tại Hà Nội, giá trứng gà đang ở mức 2.000 – 2.200 đồng/quả, mức giá khá thấp so với những thời điểm khác trong năm. Chị Lê Thúy (Phương Mai,...

Bộ Công Thương làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao

Chiều 19/2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao của Tập đoàn Syre (Thụy Điển). Chiều 19/2, Bộ Công Thương có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao của Tập đoàn Syre. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm...

Nga xuất khẩu tên lửa Oreshnik?

Đó là nội dung được lãnh đạo Rosoboronexport, Alexander Mikheev thông tin về nhiều khác hàng nước ngoài quan tâm về dòng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik Nga có thể xuất khẩu Oreshnik?; chuyên gia so sánh giữa xe tăng phương Tây và xe tăng Nga…là những nội dung của bản tin quân sự thế giới hôm nay. Nga có thể xuất khẩu Oreshnik? Theo hãng thông tấn...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (19/02): Tăng phi mã

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (19/02): Giá vàng thế giới leo thang mạnh trên ngưỡng 2.900 USD/oz và tiến sát kỷ lục thiết lập vào tuần trước... Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI...

Động lực đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Nghị quyết của Quốc hội về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được thông qua ngày 19/2/2025. Nghị quyết có sự đồng thuận rất cao Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng dự án điện hạt nhân được thông qua với số phiếu tán thành gần như tuyệt đối với 459/460 đại biểu tán thành đã cho thấy chủ...

Bài đọc nhiều

Khắc phục ngay sự cố hư hỏng nặng trên tuyến đường Mỹ Xuân

Do xe lớn ra vào công trình nhiều khiến một đoạn trên tuyến đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao hư hỏng nặng gây mất ATGT. ...

Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước mắt, Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định. Văn phòng Trung ương Đảng hôm nay 18.7 đã phát thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Thông báo nêu rõ, thời gian...

Những tác động trên toàn cầu khi Mỹ đóng băng viện trợ nhân đạo

(CLO) Việc phân phối thực phẩm, các dịch vụ y tế và nhiều hoạt động nhân đạo khác đã bị đình chệ sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đóng băng viện trợ nước ngoài và cắt giảm ngân sách của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID). ...

6 tháng vận hành, Metro Nhổn – ga Hà Nội phục vụ gần 3,4 triệu khách

Sau 6 tháng vận hành thương mại, tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy đã vận chuyển gần 3,4 triệu lượt hành khách. Theo số liệu thống kê từ Công ty TNHH MTV Công ty đường sắt Hà Nội, sau 6 tháng vào vận hành khai thác thương mại, đã có gần 3,4 triệu hành khách di chuyển trên tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy....

Dự báo thời tiết ngày 17/2/2025: Ảnh hưởng không khí lạnh, miền Bắc mưa rét

Dự báo thời tiết ngày 17/2/2025, miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm, mưa phùn kéo dài do ảnh hưởng của không khí lạnh. Hà Nội cũng không ngoại lệ khi thời tiết mưa rét, nhiệt độ dao động 15-17 độ C. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng hầu hết khu vực phía Đông Bắc Bộ. Đêm 16/2, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến một số...

Cùng chuyên mục

Cán bộ “từ cấp trưởng xuống làm cấp phó” ở Quốc hội là tự nguyện, không phải vận động

(NLĐO)- Nhiều cán bộ tự nguyện “từ cấp trưởng xuống cấp phó” khi sắp xếp bộ máy ở Quốc hội ...

Bắt công nhân đóng bảo hiểm bằng cà phê: Giám đốc công ty nói gì?

Ngoài việc thu 1,7 tấn cà phê/năm để nộp bảo hiểm xã hội cho công nhân vượt quá số tiền quy định, hai công ty cà phê ở Gia Lai còn thu thêm từ 3 - 10 triệu đồng/người khiến người lao động bức xúc. Phản ánh đến báo VietNamNet, nhiều công nhân của Công ty Cà phê Ia Sao 1 và Công ty Cà phê 706 (thành viên Tổng Công ty Cà phê Việt Nam - Vinacafe) bày tỏ...

Bộ Công Thương làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao

Chiều 19/2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao của Tập đoàn Syre (Thụy Điển). Chiều 19/2, Bộ Công Thương có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về dự án Tổ hợp sản xuất vải vóc công nghệ cao của Tập đoàn Syre. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm...

Nga xuất khẩu tên lửa Oreshnik?

Đó là nội dung được lãnh đạo Rosoboronexport, Alexander Mikheev thông tin về nhiều khác hàng nước ngoài quan tâm về dòng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik Nga có thể xuất khẩu Oreshnik?; chuyên gia so sánh giữa xe tăng phương Tây và xe tăng Nga…là những nội dung của bản tin quân sự thế giới hôm nay. Nga có thể xuất khẩu Oreshnik? Theo hãng thông tấn...

21 lãnh đạo cấp phòng xin nghỉ hưu trước tuổi

Kinhtedothi – 21 người là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng công an huyện, thị xã thuộc Công an tỉnh Sơn La đã tình nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi. Sáng 19/2, Công an tỉnh Sơn La đã trao quyết định nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí từ ngày 1/3/2025 đối với 21 lãnh đạo cấp phòng, trong đó có 7 người là Trưởng phòng và 14 Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng công an huyện và...

Mới nhất

Hợp tác đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng về tài chính, bảo hiểm

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam (Sun Life) vừa ký kết chương trình tài...

Tai biến thẩm mỹ gia tăng đáng báo động

Nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, ngành thẩm mỹ phát triển mạnh, nhưng tai biến do thẩm mỹ vẫn phổ biến, do thiếu kiểm soát chất lượng dịch vụ, cộng với tâm lý ham rẻ của người dân khi lựa chọn những cơ sở không đảm bảo. Nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, ngành thẩm mỹ phát triển...

Người đàn ông nhập viện gấp do sai lầm khi chữa táo bón

GĐXH - Sau nhiều lần tự thụt tháo để làm sạch đại tràng, điều trị táo bón, bệnh nhân bị đau dữ dội kèm chảy máu nên được đưa đi cấp cứu. ...

Căn hộ hoàn thiện pháp lý: Thêm cơ hội, bớt rủi ro

Theo ghi nhận của các công ty nghiên cứu thị trường bất động sản hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, thị trường căn hộ TPHồ Chí Minh năm 2024 khép lại với sự kiện mở bán của các dự án như The Opus One (Samty), Kiều by Kita (KITA Group) và King Crown Infinity (Tập đoàn BCG)...

Tripadvisor: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là những điểm đến hàng đầu

Nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor vừa vinh danh Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ở nhiều hạng mục đặc biệt, trong đó có Điểm đến được yêu thích nhất mọi thời đại...Hà Nội thu hút 1 triệu lượt khách du lịch, khách quốc tế tăng gần 16%Hà Nội ghi dấu ấn đặc...

Mới nhất

Ăn gì để bổ phổi?