Trang chủNewsThời sựHãy là đa phương để cùng nhau phát triển

Hãy là đa phương để cùng nhau phát triển

(NB&CL) Thế giới tất nhiên không thay đổi chỉ sau một đêm. Xu hướng đa cực, đa phương là một quá trình dài và là sự kết nối của nhiều mắt xích. Tuy nhiên, đến lúc này, cục diện mới đó của thế giới đang dần hình thành. Nó được xem là nằm trong dòng chảy của lịch sử, phản ánh quy luật khách quan và nhu cầu của nhân loại.

Hướng tới trật tự thế giới mới: Đa phương, đa cực

Các cuộc chiến thảm khốc, khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng… trong những năm qua cho thấy hệ quả của một thế giới đơn cực, khiến các hoạt động ngoại giao gần như không có tác dụng. Vậy sự hình thành của trật tự thế giới mới theo hướng đa phương và đa cực đang diễn ra như thế nào và triển vọng là gì? Liệu nó có giúp mang lại sự công bằng và ổn định hơn hay không?

Sự thất bại của trật tự thế giới đơn cực và lưỡng cực

Thế giới đã từng được xem là “đa cực”. Gần nhất là sau Thế chiến II khi cục diện địa chính trị quốc tế được chia làm 2 khối rõ ràng là “phương Tây” và “phương Đông”. Tuy nhiên, sự “đa cực” này thực ra chỉ là “lưỡng cực”. Đỉnh điểm của thế giới lưỡng cực khi đó là Chiến tranh Lạnh. Hai bên dù không tranh đấu bằng vũ lực, song sự căng thẳng địa chính trị và cả quân sự luôn hiện hữu.

Tuy nhiên, thế lưỡng cực đó của thế giới đã đánh dấu sự kết thúc bằng sự tan rã của Liên Xô năm 1991. Không thể phủ nhận, sự sụp đổ của khối Xô Viết là một bước ngoặt lịch sử đã xác định lại cán cân quyền lực toàn cầu. Đầu tiên và quan trọng nhất là sự trỗi dậy của Mỹ với tư cách là siêu cường duy nhất trên thế giới.

hay la da phuong de cung nhau phat trien hinh 1

Sự trỗi dậy của Ấn Độ, Nga và Trung Quốc đang tạo nên một trật tự thế giới mới. Nguồn: TASS

Thế giới trong nhiều thập kỷ sau đó đi theo hướng đơn cực, một chiều. Sự sụp đổ của khối Xô Viết đã tạo động lực mới cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng mạnh mẽ. Một số quốc gia Đông Âu từng theo chủ nghĩa cộng sản hoặc nằm trong khối Liên Xô cũ lần lượt gia nhập NATO hoặc một hệ thống chung do phương Tây lãnh đạo.

Sự sụp đổ của hệ thống lưỡng cực đã để lại khoảng trống quyền lực ở một số nơi trên thế giới, làm nảy sinh hàng loạt xung đột và căng thẳng. Các quốc gia vùng đệm trước đây giữa phương Đông và phương Tây đã phải tìm đường đi riêng, đôi khi gây ra xung đột nội bộ hoặc trở thành điểm xung đột, như các cuộc chiến tại Nam Tư cũ, Lybia, Afghanistan, Iraq…

Đặc biệt, hệ quả của nó còn dẫn đến các cuộc chiến khủng khiếp tại Gaza, Lebanon hay Syria nói riêng, tình hình vô cùng bất ổn ở Trung Đông và nhiều nơi khác nói chung ngày nay. Sự mở rộng của NATO và phương Tây trong kỷ nguyên đơn cực của thế giới cũng được xem như căn nguyên sâu xa dẫn đến xung đột Nga – Ukraine, cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II.

Sẽ cần nhiều phân tích nhiều hơn nữa, nhưng thế giới đơn cực cũng như cả lưỡng cực trước đây rõ ràng không phải là công thức để tạo dựng nên một trật tự thế giới hòa bình. Những nỗi đau mà hàng triệu triệu người vẫn đang phải chịu bởi chiến tranh, bạo lực và đói khát trên khắp hành tinh là những cáo trạng rõ ràng nhất.

Thế giới đa cực ngày càng rõ ràng

Thuật ngữ “thế giới đa cực” về cơ bản dùng để chỉ một hệ thống quốc tế trong đó quyền lực được chia sẻ giữa một số quốc gia hoặc nhóm quốc gia. Nó là một giải pháp thay thế cho một thế giới đơn cực. Tại đó, các cường quốc mới nổi và các khối quyền lực bắt đầu khẳng định ảnh hưởng lớn hơn trong các vấn đề thế giới, thường thông qua các kênh kinh tế và chính trị.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg lần thứ 27 hồi tháng 6/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyến bố: “Nền kinh tế toàn cầu đã bước vào kỷ nguyên của những thay đổi cơ bản và mạnh mẽ. Một thế giới đa cực đang được hình thành với các trung tâm tăng trưởng mới, đầu tư mới và quan hệ tài chính giữa các quốc gia và công ty”.

hay la da phuong de cung nhau phat trien hinh 2

Chủ nghĩa đa phương có thể mang lại sự công bằng và phát triển bao trùm trên thế giới. Nguồn: 9dashline

Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng cho rằng sự phát triển theo hướng đa cực là điều đáng mong đợi. Cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel từng phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc: “Liên minh châu Âu đang phấn đấu vì một thế giới đa cực, một thế giới hợp tác và hướng tới nền dân chủ hơn và tôn trọng nhân quyền hơn”. Thủ tướng Đức Olaf Scholz gần đây cũng đã tuyên bố trên mạng xã hội X rằng: “Thế giới là đa cực, vì vậy chúng ta phải hành động phù hợp ngay bây giờ”.

Thế giới đa cực đang hình thành ngày càng rõ ràng, được đặc trưng bởi sự hiện diện của một số trung tâm quyền lực có ảnh hưởng đáng kể ở cấp độ quốc tế. Những trung tâm quyền lực này có thể là các quốc gia hoặc khối quốc gia.

Ví dụ, khối BRICS – với 5 quốc gia sáng lập Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga và Nam Phi – đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây và vừa kết nạp thêm 5 thành viên mới. Đặc biệt, Trung Quốc đã được coi là một siêu cường. Ấn Độ, với tốc độ tăng trưởng nhanh và dân số đông, đã vươn mình trở thành một nhân tố chủ chốt trên trường quốc tế. Liên minh châu Âu cũng sẽ vẫn là một nhân tố quan trọng trong thế giới đa cực này.

Trong khi đó, Mỹ rõ ràng không còn duy trì vị thế siêu cường duy nhất nữa. Ít nhất về kinh tế, thị phần của Mỹ trong GDP toàn cầu đã giảm một nửa từ 50% vào năm 1950 xuống chỉ còn 25% vào năm 2023. Thậm chí, dựa theo sức mua tương đương (PPP), tỷ lệ này chỉ là 15%, trong khi thị phần của các nước châu Á – Thái Bình Dương là 45% – trong đó Trung Quốc đóng góp 19%.

Hướng tới chủ nghĩa đa phương thực chất

Thế giới cần phải tìm ra một trật tự mới để có thể tạo nên một nền hòa bình và thịnh vượng chung. Đó không phải đơn cực (dù có theo chiều nào), lưỡng cực và thậm chí cả đa cực. Thế giới cần sự đa cực, song sự đa cực ở đây không phải là hai hay ba cường quốc (hoặc nhóm cường quốc) chia sẻ lãnh đạo thế giới, mà cuối cùng cần hướng về “vô cực”. Đó là khi các quốc gia đều bình đẳng trong mọi mối quan hệ, các cường quốc không thể sử dụng sức mạnh về kinh tế, chính trị và đặc biệt quân sự để chèn ép các quốc gia yếu thế hơn.

Đó chính là cái được gọi là chủ nghĩa đa phương – điều mà Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế tiến bộ đều đã xác định chính là nền tảng cho một trật tự thế giới mới ổn định, công bằng và đặc biệt sẽ giúp củng cố lại nền hòa bình đang rất mong manh của nhân loại.

hay la da phuong de cung nhau phat trien hinh 3

Liên hợp quốc ra đời nhằm thúc đẩy hòa bình và sự phát triển thông qua cơ chế đa phương. Nguồn: U.N

Trong quan hệ quốc tế, chủ nghĩa đa phương đề cập đến liên minh của nhiều quốc gia theo đuổi một mục tiêu chung. Chủ nghĩa đa phương dựa trên các nguyên tắc bao trùm, bình đẳng và hợp tác, nhằm mục đích thúc đẩy một thế giới hòa bình, thịnh vượng và bền vững hơn. Một trong những lợi thế chính của chủ nghĩa đa phương là nó cho phép các quốc gia giải quyết các vấn đề vượt ra ngoài ranh giới quốc gia, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, khủng bố và đại dịch, thông qua trách nhiệm chung và chia sẻ gánh nặng.

Chủ nghĩa đa phương có tác dụng hạn chế tầm ảnh hưởng của các quốc gia hùng mạnh, ngăn chặn chủ nghĩa đơn phương và trao cho các quốc gia dù nhỏ hoặc trung bình vẫn có tiếng nói và ảnh hưởng – mà họ không thể thực hiện được nếu không có nó. Nhà khoa học chính trị nổi tiếng người Mỹ Miles Kahler định nghĩa chủ nghĩa đa phương là “quản trị quốc tế” hoặc quản trị toàn cầu của “nhiều bên”, và nguyên tắc cốt lõi của nó là “phản đối các thỏa thuận song phương phân biệt đối xử được cho là tăng cường đòn bẩy của kẻ mạnh đối với kẻ yếu và gia tăng xung đột quốc tế”.

Ví như việc tham gia vào các tổ chức như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) hay chính Liên minh châu Âu và NATO sẽ giúp ngay cả quốc gia nhỏ cũng sẽ được hỗ trợ về nhiều mặt; sẽ không dễ bị “bắt nạt” về cả kinh tế, địa chính trị lẫn quân sự. Riêng khối BRICS được khẳng định sẽ giúp các quốc gia thành viên có nhiều sự lựa chọn trong thương mại, kinh tế và thanh toán quốc tế, thay vì phải phụ thuộc vào các hệ thống do phương Tây gần như hoàn toàn kiểm soát hiện nay.

Quốc gia trong một thế giới đa phương còn sẽ tham gia vào nhiều tổ chức khác biệt. Ví dụ, một nước có thể vừa tham gia BRICS, CSTO hay cả EU. Điều đó mang lại cho các quốc gia đó những mối liên hệ sâu rộng ở quy mô toàn cầu, sẽ tránh được những rắc rối, ít nhất có thể sớm giải quyết được các xung đột về kinh tế, địa chính trị hoặc cả vũ trang nếu xảy ra – những vấn đề rất khó được giải quyết trong thế giới lưỡng cực trước đây và đặc biệt đơn cực vẫn còn đang hiện hữu.

Nền móng cho hòa bình và sự phát triển bao trùm

Liên hợp quốc có Ngày quốc tế đa phương và ngoại giao vì hòa bình (24/4), nhằm nhắc nhở cho thế giới rằng đa phương là nền móng cần phải củng cố để xây dựng hòa bình và sự phát triển bền vững cho thế giới.

Thậm chí, chủ nghĩa đa phương là một phần trong DNA của Liên hợp quốc. Hiến chương Liên hợp quốc đặt vấn đề đa phương lên hàng đầu, là một trong những trụ cột của hệ thống quốc tế. Trong báo cáo về công việc của Liên hợp quốc gửi đến Đại hội đồng năm 2018, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã nhắc lại rằng Hiến chương vẫn là “la bàn đạo đức để thúc đẩy hòa bình, nâng cao nhân phẩm, thịnh vượng và bảo vệ nhân quyền và pháp quyền”.

Dù đã đạt được nhiều thành tựu, song về cơ bản mục tiêu xây dựng một thế giới đa phương thực chất để cùng nhau phát triển đó rõ ràng vẫn chưa có được – bất kể Liên hợp quốc sẽ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập vào năm 2025. Thậm chí, hành trình đó đã và đang có nguy cơ chệch hướng hoàn toàn. Như đã biết, sự nghèo đói và chiến tranh mới đang là gam màu chủ đạo của thế giới, không phải sự no đủ và bình yên.

Người đứng đầu Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên hợp quốc, Tom Fletcher, hồi tháng 11/2024 cảnh báo rằng: “Thế giới đang cháy và chúng ta cần hành động ngay để dập tắt nó”, khi đề cập tới các cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra nghiêm trọng trên toàn cầu. Trong khi đó, Tổng thư ký Guterres tuyên bố rằng thế giới đang bước vào “thời kỳ hỗn loạn”, khi mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – cơ quan chịu trách nhiệm chính duy trì an ninh và hòa bình thế giới – lại đang chia rẽ trong hầu hết các vấn đề quan trọng của thế giới.

Để cứu vãn tình hình thì các quốc gia, các khối và các tổ chức quốc tế cần phải sẵn sàng gạt bỏ những mâu thuẫn sang một bên để hướng tới một thế giới đa phương thực chất. Đó là một hành trình hiển nhiên rất chông gai và nan giải, nhưng là cách duy nhất để giúp thế giới có được sự phát triển và bình yên lâu dài.

“Chủ nghĩa đa phương nhỏ”, những viên gạch móng đầu tiên

“Chủ nghĩa đa phương nhỏ” đang được xem như những viên gạch móng để xây dựng một thế giới đa phương thực sự, là một cách tiếp cận linh hoạt và sáng tạo trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu. Đó là tập hợp của các quốc gia có ảnh hưởng vừa phải trên trường quốc tế. Những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ cho thấy rõ ràng rằng chủ nghĩa đa phương nhỏ sẽ tồn tại và là một cách khả thi để các quốc gia tìm cách giải quyết các vấn đề.

Một ví dụ đáng tích cực về chủ nghĩa đa phương nhỏ là khi các quốc gia có vẻ rất khác nhau là UAE, Ấn Độ và Pháp trong năm 2024 vừa rồi đã đồng ý thông qua khuôn khổ ba bên trong nhiều lĩnh vực như quốc phòng, năng lượng và công nghệ. Ngoài ra, UAE, Indonesia và 5 quốc gia khác đã ra mắt Liên minh Rừng ngập mặn vì Khí hậu tại COP27 ở Ai Cập.

hay la da phuong de cung nhau phat trien hinh 4

Liên minh năng lượng mặt trời quốc tế (ISA) có trụ sở chính tại Ấn Độ, một liên minh gồm tới 121 quốc gia chủ yếu đang phát triển, cũng đã hình thành với mục tiêu chung là thúc đẩy năng lượng mặt trời và chống biến đổi khí hậu. Diễn đàn Negev, tập hợp Mỹ, Israel, UAE, Ai Cập, Morocco và Bahrain trong một khuôn khổ mới cho hợp tác khu vực, cũng là một ví dụ khác.

Trong khi đó, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc là ví dụ nổi bật nhất của xu hướng này. Sáng kiến ​​Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở (FOIP) của Nhật Bản cũng tương tự, tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định khu vực bằng cách xây dựng cầu nối với các quốc gia khác. Đặc biệt, ASEAN, gồm các quốc gia Đông Nam Á và dựa trên sự đồng thuận trong cơ chế hoạt động, đang được xem như hình mẫu cho thấy chủ nghĩa đa phương nhỏ có thể trở thành những viên gạch móng đầu tiên để xây dựng một thế giới đa phương toàn diện, ổn định và thịnh vượng hơn.

Trần Hoà



Nguồn: https://www.congluan.vn/hay-la-da-phuong-de-cung-nhau-phat-trien-post331223.html

Cùng chủ đề

Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào công việc chung của “Nhóm G77 và Trung Quốc”

Ngày 25/10, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập “Nhóm G77 và Trung Quốc”. Tham dự sự kiện có Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Philemon Yang cùng Đại sứ các nước thành viên G77 và Trung Quốc tại tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Theo phóng viên TTXVN tại New York, phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Đặng Hoàng Giang,...

Bước tiến ‘khó cản’ của một thế lực đang trỗi dậy

Tờ China daily của Trung Quốc gọi BRICS là một tập thể đang trỗi dậy trong một thế giới đang thay đổi. Còn Giáo sư Christopher Isike của Đại học Pretoria, Nam Phi cho rằng, BRICS đang trở thành một khối địa chính trị và kinh tế rất quan trọng, đề cao tính đa cực và trật tự, đảm bảo sự cân bằng quyền lực, trong một thế giới có phần "hỗn loạn".

Thúc đẩy một trật tự thế giới đa phương mới

(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh BRICS bắt đầu từ ngày 22/10 tại Kazan có thể trở thành một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành một trật tự thế giới đa phương mới. Hội nghị quy tụ đại diện của hơn 30 quốc gia, bao gồm các nền kinh...

Châu Á đang đóng vai trò lớn trong tiến trình xây dựng một thế giới đa cực

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov chỉ ra rằng, một thế giới đa cực hiện đang được xây dựng và châu Á đang đóng vai trò lớn trong tiến trình đó.

Thế giới hoang mang giữa các luồng xung đột

Thế giới sáu tháng đầu năm 2024 cho thấy nhiều dự báo trước đó đã không sai.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Độc đáo Lễ hội Lồng Tông 2025

(CLO) Ngày 9/2, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hóa các dân tộc Xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Các công dân Thái Lan bị Hamas bắt giữ trở về đoàn tụ với gia đình

(CLO) 5 công dân Thái Lan bị Hamas giam giữ hơn một năm đã trở về nước vào ngày 9/2, gặp lại gia đình trong những giây phút xúc động tại sân bay Suvarnabhumi, Bangkok. ...

Hàng nghìn du khách về với hội Lim Xuân Ất Tỵ

(CLO) Hội Lim là lễ hội truyền thống của 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. ...

Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích thiệt mạng trong cuộc đấu súng

(CLO) Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đấu súng dữ dội tại khu rừng rậm ở miền trung Ấn Độ vào ngày 9/2, khi lực lượng an ninh tăng cường chiến dịch trấn áp cuộc nổi loạn kéo dài hàng thập...

Canada và EU tăng cường quan hệ thương mại trước áp lực thuế quan của Mỹ

(CLO) Canada muốn mở rộng quan hệ kinh tế với Liên minh châu Âu (EU) và bảo vệ các quy tắc thương mại toàn cầu trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế, Bộ trưởng Thương mại Canada Mary Ng nói hôm thứ Bảy (8/2). ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Xử lý nghiêm vụ ứng xử thiếu văn hóa tại tháp Nghinh Phong

(NLĐO) - Lãnh đạo TP Tuy Hòa yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc thành viên tổ an ninh trật tự tại Quảng trường Nghinh Phong có ứng xử thiếu văn hóa. ...

TPHCM đề xuất giữ lại các sở An toàn thực phẩm, Du lịch và Giao thông vận tải

UBND TPHCM đã trình đề án tinh gọn bộ máy, trong đó đề xuất giữ lại các sở An toàn thực phẩm và Du lịch. Sở Giao thông vận tải được đề xuất giữ lại nhưng đổi tên thành Sở Giao thông Công chính. Chiều nay (6/2), Ban Tuyên giáo và Dân vận phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM tổ chức họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn...

Cùng chuyên mục

Tặng bằng khen cho người phụ nữ cứu 3 cháu bé bị đuối nước

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu vừa quyết định tặng bằng khen kèm tiền thưởng cho bà Nguyễn Thị Trang bởi đã dũng cảm cứu 3 học sinh bị đuối nước. ...

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến 10-12 độ C, cao nhất 17-19 độ C. Trời rét đậm, người dân...

Hai nhóm thanh niên lao vào hỗn chiến tại lễ hội

(NLĐO) - Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ vụ hỗn chiến khiến 2 thanh niên bị thương tại Lễ hội Mù Là ...

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng...

Cháy lớn tại xưởng sản xuất hạt nhựa ở Bắc Ninh

Chiều nay (9/2) đã xảy ra vụ cháy lớn tại xưởng sản xuất hạt nhựa ở xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vụ cháy lan sang 2 xưởng bên cạnh gây thiệt hại nặng nề. Theo thông tin ban đầu, hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 15h20 phút chiều nay. Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Công an huyện Tiên Du và lực lượng ở địa bàn lân...

Mới nhất

Hai nhóm thanh niên lao vào hỗn chiến tại lễ hội

(NLĐO) - Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ vụ hỗn chiến khiến 2 thanh niên bị thương tại Lễ hội Mù Là ...

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên...

Hàng trăm phụ nữ mặc áo dài, đầu đội mâm bánh chưng thể hiện lòng thành kính tại giỗ vua Mai Hắc Đế

Ngày 9/2 (12 tháng Giêng) hàng nghìn người dân xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) mặc áo dài, đội mâm bánh chưng tham gia hội thi tại ngày giỗ vua Mai Hắc Đế để thể hiện...

Độc đáo Lễ hội Lồng Tông 2025

(CLO) Ngày 9/2, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hóa các dân tộc Xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch...

Mới nhất